Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu chủ đề này có thể đặt ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn tùy vào cách triển khai đoạn văn của em.
Nội dung đoạn:
- Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ bao bì ni lông thế nào?
- Ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường ngày nay ra sao?
- Vì sao nói bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta?
Tham khảo nha bạn !
Tình cảm gia đình là một tình cảm thiêng liêng không gì có thể sánh được, ai trong chúng ta cũng có những người thân yêu của mình, có một mái ấm gia đình để che chở cho chúng ta mỗi khi chúng ta khó khăn trong cuộc sống. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng quý giá với mỗi chúng ta, nơi chứa chan những tình cảm ấm áp của một gia đình, chứa đựng những tình cảm giữa những thành viên thân thiết ruột thịt với nhau.
Trong cuộc sống có nhiều trẻ em lang thang cơ nhỡ, có hoàn cảnh sống thiếu tình thương của gia đình, thường xuyên bị đánh đập bắt làm việc mưu sinh từ khi còn rất nhỏ, khiến chúng ta vô cùng đau lòng. Các em nhỏ đó khiến cho mỗi chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều về những số phận trong cuộc sống. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng cao quý chúng ta cần phải biết trân trọng giữ gìn tình cảm của gia đình của mình, biết trân trọng tình cảm mà cha mẹ người thân dành cho mình.
Tình cảm gia đình là nơi chứa đựng nhiều cảm xúc vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người chúng ta. Nó bảo vệ cho chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn thử thách trong cuộc sống, dành cho chúng ta những điều tốt đẹp nhất. Ai cũng có gia đình của mình, có những người thân những mối quan hệ trong xã hội mà chúng ta không thể thay thế được.
Từ ngày xưa tới nay đó là tình cảm thiêng liêng giữa người thân vô bờ bến của con người. Mái ấm gia đình là nơi mà chở che cho chúng ta mỗi khi ta bị vấp ngã, gặp khó khăn thử thách trong cuộc sống thì chúng ta có thể quay về với gia đình của mình. Bởi cha mẹ luôn bảo vệ, dành cho con cái của mình những tình cảm yêu thương, bao la vô bờ bến. Họ chính là những người có thể tha thứ bao dung cho mọi lỗi lầm của con cái gây ra, giúp con cái nhận ra sai lầm của mình rồi sửa sai.
Tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta không lời nào có thể nói hết, đó là tình cảm xuất phát từ trái tim vô điều kiện. Những ông bố bà mẹ sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời mình dành những gì tốt đẹp nhất cho con cái của họ để mong sao con cái trưởng thành nên người.
Tình cảm gia đình là nơi ấp ủ chứa đựng nhiều tình cảm yêu thương, là nơi mà ở đó con người luôn sống là chính mình, được sống với bản thân mình bao bọc bởi tình cảm máu mủ ruột già. Là nơi mà những người thân thương luôn tìm cách để vun đắp phát triển cho gia đình trở nên toàn diện nhất.
Mỗi thành viên trong gia đình cần phải có ý thức và làm tốt vai trò trách nhiệm của mình để cuộc sống gia đình trở nên hoàn hảo hơn, tạo ra những giá trị cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong các thành viên cần có sự sẻ chia, yêu thương lẫn nhau thì gia đình đó sẽ luôn hạnh phúc.
Cần phải có ý thức trân trọng tình cảm của những người xung quanh dành cho mình, bổn phận làm con thì phải vâng lời cha mẹ giúp đỡ cha mẹ những việc làm nhẹ nhàng vừa sức của mình. Học tập chăm chỉ trở thành con ngoan trò giỏi để không phụ lòng cha mẹ làm việc vất vả nuôi dưỡng mình,
Khi cha mẹ già yếu phận làm con phải chăm sóc hiếu kính có như vậy mới đúng bổn phận và đạo làm con. Trong xã hội hiện nay nhiều người con không chịu phụng dưỡng cha mẹ lúc ốm đau, già cả mà cho vào viện dưỡng lão, bất hiếu với cha mẹ, đùn đẩy trách nhiệm, không nhớ tới công lao cha mẹ nuôi dưỡng sinh thành vất vả. Với những người như vậy cần phải phê phán, để làm gương cho những người khác trong xã hội.
Mỗi con người chúng ta cần phải có trách nhiệm yêu thương chăm sóc người thân của mình đó vừa là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ.
Em tham khảo nhé !!!
Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Không những vậy, vấn đề này trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.
Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội.
Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân.
Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.
Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân.
Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở. Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.
Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đến với người học sinh.
Vì vậy việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn chung của xã hội này phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng.
Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh.
Nạn bạo lực học đường đang là vấn nạn lớn của cả xã hội và ngày càng phức tạp. Nói như vậy không phải là không thể ngăn chặn được nạn bạo lực này. Mỗi người trong chúng ta cần phải hành động và làm những gì để góp phần hạn chế và tiến đến xóa bỏ nạn bạo lực học đường. Gia đình, nhà trường cần giáo dục tốt và tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh để các bạn học sinh học tập. Hãy nói và chia sẻ với nhau nhiều hơn thay vì dùng hành động. Hãy yêu thương lẫn nhau và đừng làm tổn thương nhau. Và hãy để nạn bạo lực học đường chỉ còn là quá khứ!
https://www.google.com/search?q=em+h%C3%A3y+vi%E1%BA%BFt+1+b%C3%A0i+v%C4%83n+n%C3%AAu+suy+ngh%C4%A9+c%E1%BB%A7a+m%C3%ACnh+v%E1%BB%81+v%E1%BA%A5n+n%E1%BA%A1n+b%E1%BA%A1o+l%E1%BB%B1c+h%E1%BB%8Dc+%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng+hi%E1%BB%87n+nay+%E1%BB%9F+THCS&oq=em+h%C3%A3y+vi%E1%BA%BFt+1+b%C3%A0i+v%C4%83n+n%C3%AAu+suy+ngh%C4%A9+c%E1%BB%A7a+m%C3%ACnh+v%E1%BB%81+v%E1%BA%A5n+n%E1%BA%A1n+b%E1%BA%A1o+l%E1%BB%B1c+h%E1%BB%8Dc+%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng+hi%E1%BB%87n+nay+%E1%BB%9F+THCS&aqs=chrome..69i57j69i60&sourceid=chrome&ie=UTF-8
Thế kỉ XXI chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ với sự xuất hiện của hàng loạt các thiết bị thông minh phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người. Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, thì chúng cũng mang lại không ít những thách thức đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. Một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất trong những năm gần đây là hiện tượng nghiện game ở học sinh.
Game là một phần của trò chơi điện tử. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa game và trò chơi điện tử bởi trò chơi điện tử là sự kết hợp giữa trò chơi và thiết bị giúp bạn tương tác và chơi được trò chơi đấy. Một số các game phổ biến hiện nay có thể kể đến như Liên minh huyền thoại, DOTA , Clash of Clans, Haft-life,… được giới trẻ vô cùng ưa chuộng. Và “nghiện game” đã chính thức được tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận như một dạng rối loạn tâm lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt và cần có các cách điều trị đặc dụng riêng để giúp những "con nghiện" thoát khỏi ám ảnh tâm lý. Nghiện game có thể một số biểu hiện như không thể kiểm soát được thời gian, tần suất, địa điểm chơi game, luôn bị ám ảnh bởi các hình ảnh trong game, coi trọng game hơn bất cứ thứ gì khác trong cuộc sống đến mức quên ăn, quên ngủ, không còn nghĩ gì đến học hành, công việc.Việc nghiện game ở học sinh đã và đang gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống không chỉ của cá nhân học sinh đó mà còn lên toàn xã hội. Trước hết, nghiện game gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe học sinh. Việc tiếp xúc hàng giờ, thậm chí hàng ngày với máy tính có thể gây ra mỏi mắt, dần dần suy giảm thị lực. Bên cạnh đó, việc chơi các trò chơi chiến đấu thường xuyên đặt bộ não trong một trạng thái căng thẳng liên tục, đó là nguyên nhân dẫn đến các chứng rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ. Không những thế, sức khỏe học sinh cũng bị tàn phá khi các “con nghiện game” thường xuyên ăn uống qua loa, tạm bợ, bỏ bữa để có thời gian chơi game, trong khi đó, cột sống cũng rất dễ bị tổn thương khi ngồi trong một tư thế, thậm chí là sai tư thế quá lâu…
Cùng với những tác động tiêu cực lên sức khỏe thế chất, nghiện game cũng ảnh hưởng xấu đến tinh thần và kết quả học tập của học sinh. Coi game là “thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không có không quan trọng”, thành tích học tập dễ sa sút, học sinh không còn tâm trí học hành, làm việc, đắm chìm vào thế giới ảo và xa lánh với đời sống thật, họ dễ rơi vào trạng thái u uất, chán nản, lâu dần sinh ra trầm cảm, thậm chí có những hoang tưởng từ cuộc sống trong trò chơi ra ngoài đời thật.Đồng thời, hiện tượng nghiện game đang diễn ra cũng gây ảnh hưởng to lớn tới gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh nghiện game sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền vào các game online. Ở lứa tuổi học sinh, chưa làm ra tiền, các em dễ nảy sinh tính trộm cắp, nói dối bố mẹ để có tiền chơi game. Ở mức độ nặng hơn, tâm trí học sinh còn có thể bị kiểm soat bởi những hành động trong game, gây ra những hành động trái pháp luật, gây tổn thương cho bản thân và cho người khác, trở thành gánh nặng cho cả xã hội.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số hóa nên các trò chơi điện tử, game online hiện nay cũng rất phát triển với sự đa dạng về thể loại phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên hiện nay một bộ phận lớn thanh thiếu niên cũng như học sinh đang sa đà quá vào trò chơi điện tử khiến công việc học hàng sa sút kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Như chúng ta đã biết, trước đây việc ra đời của các trò chơi điện tử mang tính chất giải trí giúp con người giải tỏa bớt căng thẳng sau những giờ làm việc. Thì ngày nay, với sự phát triển của xã hội đã ra đời game online.
Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game. Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa.
Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.
Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào.
Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy.
Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để "cày" game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.
Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó?
Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị. Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.
Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này.
Trong sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội thì đời sống của nhân dân ta đã được cải thiện rõ rệt, không chỉ là đời sống vật chất mà còn là thế giới tinh thần. Đời sống của con người no đủ, nhiều gia đình còn dư thừa về của ăn của để, tuy nhiên đảng và nhà nước ta vẫn đề cao chính sách tiết kiệm và coi đó là quốc sách hàng đầu cho đất nước Việt Nam. Vậy, tại sao Đảng ta phải chủ trương như vậy?
Trong chính sách của Đảng và nước ta hiện nay, vấn đề về thực hành tiết kiệm vẫn được đề cao và vận động để nhân dân trong nước cùng thực hiện. Đây là một chính sách đúng đắn và phù hợp với thực tế mà Đảng và nhà nước đã thực hiện. Chính sách tiết kiệm không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân mỗi người, mỗi gia đình, mà đó còn tác động to lớn đối với xã hội Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chính sách tiết kiệm làm tăng thêm nguồn lực kinh tế cho mỗi gia đình, từ đó tạo tiềm lực cho nền kinh tế chung của Việt Nam.
“Tiết kiệm” là sự chi tiêu hợp lí, phù hợp về tiền của, tài sản thuộc sở hữu của người dân cũng như của nhà nước. Chính sách tiết kiệm được Đảng và nhà nước chủ trương và đề ra trong mỗi kì họp của quốc hội. Kêu gọi nhân dân thực hành tiết kiệm không phải ngăn cấm người dân không được tiêu tốn hay sử dụng tiền bạc, của cải mà nhằm mục đích vận động nhân dân sử dụng một cách hợp lí, có kế hoạch. Chính sách này là nhằm vào lợi ích của từng cá nhân, từng gia đình, đối với nhà nước thì việc tiết kiệm còn làm cho tiềm lực kinh tế thêm hùng mạnh, phát triển.
Bài liên quan:>>Cảm nghĩ về hoa phượng
>>Bàn luận về ý nghĩa câu : “ Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”
>>Bàn về câu nói “lời chào cao hơn mâm cỗ”
>>Phân tích đoạn trích Con chó Bấc”
>>Hãy kể về người mẹ của em”
Trong tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, ta có thể thấy chính sách thực hành tiết kiệm được đề ra rất nhiều lần và dần dần trở thành một khẩu hiệu trong toàn dân: “Tiết kiệm là quốc sách”. Trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm thì chính sách tiết kiệm chính là nhằm phục vụ cho kháng chiến, vì kháng chiến. Người dân cả nước sẽ vừa sản xuất, vừa đấu tranh, lương thực, tài sản cũng không chỉ phục vụ cá nhân mà còn phục vụ cho kháng chiến, người dân cũng chính là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến.
Chẳng hạn, trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1946, trước nạn giặc đói hoành hành thì chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước tiết kiệm thóc gạo và thực hiện quyên góp để san sẻ với những đồng bào có nguy cơ chết đói. Bản thân Bác cũng tiết kiệm chính tiêu chuẩn bữa ăn của mình để ủng hộ vào hũ gạo ngày đói. Nhờ có sự tiết kiệm, đoàn kết của nhân dân cả nước mà chúng ta đã vượt qua được thời kì khó khăn, tang thương nhất của lịch sử dân tộc, là nền tảng cho mọi chiến thắng vẻ vang sau này.
Ngày nay, khi kinh tế phát triển, đời sống của người dân đã được cải thiện rõ rệt nhưng Đảng và nhà nước vẫn kêu gọi thực hành tiết kiệm. Chính sách này dựa trên thực tiễn của đất nước, đó là một đất nước đang phảt triển, bởi vậy mà mọi chi tiêu, sử dụng ngân sách đều phải có kế hoạch cụ thể, sát đáng. Ngân sách chính là thuế của nhân dân xây dựng nên, mà đất nước là đất nước của nhân dân nên mọi hoạt động đều phải thận trọng, chi tiêu cho những thứ thực sự cần, thực sự quan trọng, như vậy thì đất nước mới có thể phát triển, đất nước mới có thể ổn định.
Đối với công dân của nước Việt Nam, chính sách tiết kiệm cũng thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với cuộc sống của người dân. Cuộc sống của người dân Việt Nam hiện nay tuy đã được cải thiện rất nhiều, nhiều gia đình đã có của của ăn, của để nhưng so với chất lượng cuộc sống của những khu vực phát triển trên thế giới thì chúng ta vẫn còn chưa đạt được. Tiết kiệm ở đây chính là để nâng cao kinh tế của gia đình, chi tiêu hợp lí, phù hợp, mặt khác cũng góp phần nâng cao tiềm lực của đất nước Việt Nam.
Tiết kiệm ở đây là tiết kiệm trên mọi lĩnh vực, không chỉ đơn giản là về tiền bạc, tài chính. Về tự nhiên có thể là tiết kiệm nước, về sinh hoạt có thể là tiết kiệm điện, đồ ăn thức uống và những đồ dùng không cần thiết. Bởi những thứ vật chất ấy đều có thể cạn kiệt, nếu khai thác quá mức thì đến một lúc nào đó cuộc sống của con người sẽ trở nên thiếu thốn, không đủ phục vụ cho cuộc sống. Bởi vậy mà tiết kiệm chính là cách thức để chúng ta nâng cao cuộc sống cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Như vậy, ta có thể thấy chính sách tiết kiệm của Đảng và nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn, đây là sự vận dụng dựa trên lợi ích của chính đất nước mà gần hơn đó là cuộc sống của chính mỗi chúng ta. Vì vậy, là công dân của nước Việt Nam, cần có ý thức chấp hành chính sách tiết kiệm của Đảng và Nhà nước.
Việt Nam vốn là một nước có nền kinh ế tiểu nông lạc hậu.Sau hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm là thực dân Pháp và đề quốc Mĩ kéo dài suốt mấy chục năm nền kinh tế nước ta càng nghèo nàn,lạc hậu.Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay,nhân dân ta bắt tay vào sự việc xây dựng đất nước trong hòa bình nên bước đầu đã có cuộc sông ấm no.Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những nước chậm phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay,đi đôi với những cố gắng phát triển kinh tế,khoa học,kĩ thuật,nhà nước ta đề cao chủ trương tiết kiệm trong toàn đảng,toàn dân.Coi tiết kiệm là quốc sách,là một trong những biện pháp cơ bản hàng đầu để xây dựng đất nước.
Vậy thế nào là tiết kiệm?Tiết kiệm không phỉ là bủn xỉn,keo kiệt,không phải là coi trọng đồng tiền một cách quá đáng,cần chi tiêu nhưng không giám chi tiêu,gặp việc cần đóng góp cũng không giám đóng góp.
Tiết kiệm cũng không phải để dè sẻn,để dành,cất kín những tiền của dư thừa,mà ngược lại,cần làm cho nó sinh sôi nảy nở.Người dân nào có tiền chưa dùng đến,nên đem gửi vào ngân hàng,vào quỹ tiết kiệm ,sẽ ích nước lợi nhà.Cao hơn nữa,tiết kiệm là cần sử dụng tiền bạc,của cải vật chất,sức lao động,thời gian.....một cách hợp lí,đúng mức,không lãng phí.
Tiết kiệm là quốc sách,bởi vì tiết kiệm đem lại lợi ích to lớn cho con người và xã hội.Tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh văn hóa.Xưa nay những người có thói xấu nem tiền ra khỏi cửa sổ đều mau chóng thất cơ lỡ vận,còn những người chi tiêu hợp lí và thực sự tiết kiệm thì ngày càng giàu có.
Với một quốc gia như Việt Nam hiện nay thì tiết kiệm lại càng quan trọng và cần thiết.Tiết kiệm để tích lũy vốn,đẩy mạnh sản xuất cải thiện đời sống nhân dân,từng bước đưa đất nước đi lên.Chúng ta có thể huy động vốn từ nhiều nguồn như vay mượn của nước ngoài hay hợp tác đầu tư...Nhưng nguồn vốn trong nước vẫn là cơ bản mà nguồn vốn của dân chỉ có thể có được bằng cách chi tiêu hợp lí và tiết kiệm.
Tiết kiệm là việc vô cùng cần thiết.Đảng và Nhà nước kêu gọi các cơ quan,đoàn thể hãy tiết kiệm tối đa,không mua ô tô loại sang, không xây dựng công sở thật lớn,không ttrang bị hững đồ dùng đắt tiền,không tổ chức tiệc tùng lãng phí....Những công trình lớn được xây dựng đúng tiến độ thi công,bảo đảm chất lượng tốt là tiết kiệm cho ngân quỹ quốc gia.Những cuộc gọi đúng giờ,ngắn gọn và tiết kiệm thời gian.Một dây chuyền sản xuất hợp lí là tiết kiệm công sức lao động,sinh thời Hồ Chủ tịch đã căn dặn toàn dân phải tiết kiệm thời giờ,sức lao động và tiền của.
Mỗi người có những cách thức khác nhau để thực hành tiết kiệm.Chủ doanh nghiệp tiết kiệm tiền của,sức lao động,hớp lí hóa sản xuất.Người nội trợ chi tiêu hợp lí để tiết kiệm ngân quỹ gia đình.Còn học sinh chúng ta cần phải làm gì để thực hành tiết kiệm? Giu gìn trường lớp,bàn ghế,đồ dùng học tập......là tiết kiệm cho nhà trường.Bảo quản sách vở,quần áo,xe cộ để cha mẹ đỡ tốn tiền mua sắm cũng là tiết kiệm.Chăm chỉ học tập,lao động vừa là giúp đỡ cha mẹ,vùa là giúp đất nước tiết kiệm tiền của để đào tạo một con người.Có muôn ngàn cách để tiết kiệm,miễn là mỗi người pahir có ý thức tự giác.
Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta lên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm,chống lãng phí của nhà nước.
Tiết kiệm không chỉ là việc làm quan trọng,cần thiết mà còn là một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người nếu muốn thành công trong sự nghiệp.Vì thế,ủng hộ chủ trương tiết kiệm của nhà nước cũng là biện pháp rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của con người mới.