K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH " Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì được phật tiên độ trì Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng , trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :

TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

" Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng , trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Rất công bằng , rất thông minh

Vừa độ lượng , lại đa tình , đa mang

Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời ông cha dạy cũng vì đời sau " .

( Trích Truyện cổ nước mình , Lâm Thị Mỹ Dạ - SGK Tiếng Việt 4 , Tập 1 )

Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ?

Câu 2 : Nêu nội dung chính của văn bản ?

Câu 3 :

a. Trong đoạn trích trên tác giả chủ yếu sử dụng chất liệu của bộ phận văn học nào ?

b. Đoạn thơ :

Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

Gợi cho anh chị liên tưởng đến truyện dân gian nào ?

Câu 4 : Nêu cảm nghĩ của anh ( chị ) sau khi đọc văn bản trên ? ( Bằng một đoạn văn ngắn 5 -9 dòng )

1
5 tháng 4 2019

1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (trữ tình)

2. ND chính: Những giá trị nhân văn trong câu chuyện cổ tích.

3.

a. Tác giả chủ yếu sử dụng chất liệu bộ phận văn học dân gian.

b. Đoạn thơ gợi nhớ tới câu chuyện:

- Tấm Cám

- Đẽo cày giữa đường.

4. Đoạn thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi ra những giá trị nhân văn mà các câu chuyện dân gian đã gợi ra. Kho tàng truyện cổ của dân tộc không chỉ lưu giữ mà còn truyền gửi thông điệp cho thế hệ sau. Dù là truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, tục ngữ hay ca dao đều bộc lộ khát vọng, gửi gắm một bài học của cha ông. Đặc biệt, trong thời đại mà con người chạy đua với thời gian để phát triển thì những bài học ấy càng ngời sáng, khiến con người sống chậm lại, suy tư và điều chỉnh bản thân. Đoạn thơ, bài thơ bằng thể thơ lục bát, hình ảnh giản dị, gần gũi đã gửi gắm những bài học giản dị thân quen về lòng nhân ái, về cái thiện, về những đức tính tốt đẹp mà con người cần có... bởi vậy mà bài thơ đã tạo được sức sống lâu bền qua biết bao thế hệ độc giả.

 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:         Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa       Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm        Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì được Phật tiên độ trì        Mang theo truyện cổ tôi điNghe  trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa        Vàng cơn nắng trắng cơn mưaCon sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.        Đời...
Đọc tiếp

 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

         Tôi yêu truyện cổ nước tôi

 Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

       Thương người rồi mới thương ta

 Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

        Ở hiền thì lại gặp hiền

 Người ngay thì được Phật tiên độ trì

        Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe  trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

        Vàng cơn nắng trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.

        Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

       Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Câu 1: Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nêu tác dụng của  biện pháp nghệ thuật ấy?

Giúp với ạ!!

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì gặp người tiên độ trì Mang theo chuyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi…” (trích Ngữ Văn 6 – Kết nối...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì gặp người tiên độ trì Mang theo chuyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi…” (trích Ngữ Văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống) a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. c. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ in đậm. d. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “nghe”, “tiếng xưa” trong câu thơ “Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa”? 

0
5 tháng 12 2021

Tham khảo

https://loigiaihay.com/cam-nhan-cua-em-ve-bai-tho-truyen-co-nuoc-minh-cua-lam-thi-my-da-c118a21197.html

5 tháng 12 2021

Đoạn thơ trên cho em hiểu truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa.Những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.

Tôi yêu truyện cổ nước tôiVừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa          Thương người rồi mới thương taYêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm                                             Ở hiền thì lại gặp hiềnNgười ngay thì được phật tiên,độ trìMang theo truyện cổ tôi điNghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưaVàng cơn nắng, trắng cơn mưaCon sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức...
Đọc tiếp

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

          Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

                                             Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên,độ trì

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.

Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 2: Xác định phép tu từ trong hai câu thơ sau

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.

Câu 3: Nêu tác dụng của phép tu từ vừa tìm được.

Câu 4: Nêu nội dung của đoạn thơ.

1

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm

Biện pháp chơi chữ

Nội dung: Bài thơ nói về tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam. Truyện cổ tích là một thế giới riêng, nơi cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Truyện cổ tích cho thấy ông cha thời xưa rất công minh, giàu tình thương người.

 

Còn tác dụng thì chịu:D

5 tháng 4 2020

Ai nhanh mk k cho

5 tháng 4 2020

Tôi yêu truyện cổ nước tôi 

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Tìm Danh từ , ĐT, TT

Các danh từ: truyện cổ ; nước; người , tôi , ta

Các động từ:yêu;Thương ;tìm

Các tính từ:nhân hậu; tuyệt vời sâu xa

học tốt

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:“Tôi yêu chuyện cổ nước tôiVừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xaThương người rồi mới thương taYêu nhau dù mấy cách xa cũng tìmỞ hiền thì lại gặp hiềnNgười ngay thì gặp người tiên độ trìMang theo chuyện cổ tôi điNghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa”(Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ)Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?Câu 2. Xác...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa”

(Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
Câu 2. Xác định đại từ nhân xưng có trong đoạn thơ trên.
Câu 3. Hai dòng thơ: “Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì gặp người tiên độ trì”
gợi nhắc đến những câu chuyện cổ nào của nước ta?
Phần II. Làm văn. (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về đoạn thơ ở phần
Đọc hiểu. Trong đoạn văn, có sử dụng ít nhất một cụm danh từ (gạch chân cụm danh từ
đó).

0
BÀI 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dướiTôi yêu truyện cổ nước tôiVừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xaThương người rồi mới thương taYêu nhau dù mấy cách xa cũng tìmỞ hiền thì lại gặp hiềnNgười ngay thì được phật, tiên độ trì.Mang theo truyện cổ tôi điNghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưaVàng cơn nắng, trắng cơn mưaCon sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.Đời cha ông với đời tôiNhư con...
Đọc tiếp

BÀI 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì.

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.

Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

                                                        (Trích Truyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ )

Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 3: Xác định vần, nhịp của đoạn thơ.

Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ có trong đoạn trích.

Câu 5: Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép trong đoạn thơ.
Câu 6.  Hãy liệt kê ít nhất hai câu tục ngữ, ca dao được gợi ra trong đoạn thơ.

Câu 7: Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước mình?
Câu 8. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả trong hai câu thơ: “Chỉ còn truyện cổ thiết tha/Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” không? Vì sao ?

3
13 tháng 12 2021

Câu 1: 

+ Thể thơ: Lục bát

+ PTBĐ: Biểu cảm + Tự sự + Miêu tả

13 tháng 12 2021

c1:thể thơ lục bát, ptbđ chính: biểu cảm

c2: nd chính: bày tỏ cảm xúc của tác giả với những câu chuyện cổ tích nước ta, niềm yêu mến văn học nc nhà, những chân lý đơn giản mà sâu sắc trong cuộc sống, ...

c3:cái nì dễ tự làm ik:33

c4: bptt : so sánh (đời cha ông vs đời tôi....chân trời đã xa)

c5:2 từ láy(thiết tha, sâu xa)

  2 từ ghép:( nhân hậu, truyện cổ)

c6 : câu ca dao:" thương người rồi mới thương ta , yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm"

câu tục ngữ :"ở hiền thì lại gặp hiền, người ngay  thì được phật tiên độ trì"

c7: vì những sự ước mong, mong muốn của con ng đều được gửi gắm vào những câu truyện cổ tích ấy, đồng thời truyện cổ tích còn nói lên những chân lý, châm ngôn , những bài học sâu xa cho ta noi theo ...

c8: e đồng tình vì xh ngày nay phát triển nhanh và hiện đại, không còn chỗ cho những nghệ thuật , nhạc kịch nx . chỉ còn câu chuyện cổ tích là giữ lại văn hoá cha ông, giữ lại nét truyền thống dân tộc . 

Bài thơ Truyện cổ nước mìnhTôi yêu truyện cổ nước tôiVừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xaThương người rồi mới thương taYêu nhau dù mấy cách xa cũng tìmỞ hiền thì lại gặp hiềnNgười ngay thì gặp người tiên độ trìMang theo truyện cổ tôi điNghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưaVàng cơn nắng, trắng cơn mưaCon sông chảy có rặng dừa nghiêng soiĐời cha ông với đời tôiNhư con sông với chân trời đã xaChỉ...
Đọc tiếp

Bài thơ Truyện cổ nước mình

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

 

Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.

Sẽ đi qua cuộc đời tôi

Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.

Nhưng bao truyện cổ trên đời

Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

 

1979

 

Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dạ

câu 1.việc viết bài thơ truyện cổ nườc mình bằng thể thơ lục bát có ý nghĩa như thế nài ?

câu 2 hãy kể 3 truyện cổ của người việt mà lâm thị mỹ dạ nhắc đến trong bài thơ mỗi truyện cổ đó gắn với bài học nào về cuộc sống?

câu 3 .Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ"Tôi nghe chuyện cổ thầm thì /lời cha ông dạy cũng vì đời sau'' qua bài thơ em cảm nhận được tình cảm của nhà thơ đối với những truyện cổ nước mình như thế nào?

câu 4 theo em "lời cha" ông dạy được gửi gắm trong truyện cổ nước mình có ý nghĩa như thế nào đối với các thế hệ con chấu hôm nay?

1
27 tháng 7 2023

Câu 1: Việc viết bài thơ "Truyện cổ nước mình" bằng thể thơ lục bát có ý nghĩa để từng câu thơ - cũng như ý diễn đạt thêm gần gũi với nội dung thơ, từ đó càng thể hiện rõ tình cảm chân thành của tác giả với truyện cổ nước ta - những áng ca dao, dân ca đẹp đẽ.

Câu 2:

Ba truyện cổ của người Việt mà Lâm Thị Mỹ Dạ nhắc đến trong bài thơ: "Thương người rồi mới thương ta", "Ở hiền thì lại gặp hiền", "Đẽo cày theo ý người ta - Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".

- "Thương người rồi mới thương ta" gắn với bài học phải biết yêu thương người khác trước, thương bản thân sau và không nên ích kỉ chi biết lợi ích bản thân.

- "Ở hiền thì lại gặp hiền" gắn với bài học phải biết sống hiền lành, tu tâm tích đức thì bản thân mới được đối xử tốt đẹp, gặp điều may mắn, thành công.

-  "Đẽo cày theo ý người ta - Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì" gắn với bài học làm việc phải nhất quán theo ý tưởng, suy nghĩ của bản thân phải có sự độc lập và không nghe quá theo ý người khác.

Câu 3: Về hai dòng thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì /lời cha ông dạy cũng vì đời sau'', em hiểu rằng mỗi một câu truyện cổ - lời răn dạy của cha ông đều là kinh nghiệm thực tế đúng đắn, cách làm người tốt đẹp để mỗi thế hệ đều được kế thừa.

+ Qua bài thơ em cảm nhận được tình cảm của nhà thơ đối với những truyện cổ nước mình rất chân thành, giản dị, sâu sắc, thấu hiểu.

Câu 4: Theo em "lời cha ông" dạy được gửi gắm trong truyện cổ nước mình có ý nghĩa cung cấp kinh nghiệm sống, cách sống, phẩm chất cần có và tính cách không nên có đối với các thế hệ con chấu hôm nay.

27 tháng 7 2023

 

Thank you so much for your help

Tôi yêu truyện cổ nước tôiVừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xaThương người rồi mới thương taYêu nhau dù mấy cách xa cũng tìmỞ hiền thì lại gặp hiềnNgười ngay thì gặp người tiên độ trìMang theo truyện cổ tôi điNghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưaVàng cơn nắng, trắng cơn mưaCon sông chảy có rặng dừa nghiêng soiĐời cha ông với đời tôiNhư con sông với chân trời đã xaChỉ còn truyện cổ thiết thaCho...
Đọc tiếp

Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau

Những đoạn thơ trên gợi cho em nhớ tới những truyện cổ tích Việt Nam nào?

0