K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một lần nữa em xin nhờ các anh chị giải giúp ạ! 1.Cho tam giác ABC vuông ở A có đường cao AH . Kẻ HD vuông góc với AB ở D và HE vuông góc với AC ở E: a, Tứ giác ADHE là hình đặc biệt nào? Vì sao? b, Gọi O là giao điểm của AH và DE . Chứng minh OA=OH=OD=OE. 2.Cho tam giác ABC vuông ở A có đường trung tuyến AD . Kẻ DH //AC và DK //AB (H ∈ AB, K ∈ AC). Chứng minh: a, H là trung điểm của AB và K là trung điểm của AC b, Tứ...
Đọc tiếp

Một lần nữa em xin nhờ các anh chị giải giúp ạ!

1.Cho tam giác ABC vuông ở A có đường cao AH . Kẻ HD vuông góc với AB ở D và HE vuông góc với AC ở E:

a, Tứ giác ADHE là hình đặc biệt nào? Vì sao?

b, Gọi O là giao điểm của AH và DE . Chứng minh OA=OH=OD=OE.

2.Cho tam giác ABC vuông ở A có đường trung tuyến AD . Kẻ DH //AC và DK //AB (H ∈ AB, K ∈ AC). Chứng minh:

a, H là trung điểm của AB và K là trung điểm của AC

b, Tứ giác AHDK là hình chữ nhật

3. Cho tam giác ABC cân ở A có M và N lần lượt là trung điểm của BC và AC .Đường thẳng MN cắt đường thẳng song song với BC kẻ từ A tại D

a, Chứng minh tứ giác ABMD là hình bình hành

b, So sánh MD với AC

c, Tứ giác ADCM là tứ giác đặc biệt nào? Vì sao ?

4. Cho tam giác ABC cân ở A có M là trung điểm của BC và N là trung điểm của AC . Trên tia MN lấy điểm I sao cho N là trung điểm của đoạn thẳng MI

a, So sánh MI với AB và AC

b, Chứng minh tứ giác AICM là hình chữ nhật

5. Cho tam giác đều ABC có M, N là trung điểm của BC và AC . Vẽ tia Ax // BC sao cho Ax cắt đường thẳng MN ở E

a, So sánh ME với AC

b, Chứng minh tứ giác AMCE là hcn

6. Cho tam giác đều ABC có M và N lần lượt là trung điểm của BC và CA . trên tia NM lấy điểm D sao cho M là trung điểm của ND

a, So sánh ND với AB và BC

b, Chứng minh tứ giác BDCN là hcn

7. Vẽ hình bình hành ABCD , kẻ AH vuông góc với CD ở H và CK vuông góc với AB ở K

a, Tính số đo ∠ HAK

b, So sánh AC và HK rồi suy ra AC, HK và BD có cùng một trung điểm

8. Cho hình thang vuông abcd có ∠A =∠D =\(90^o\); AB=10cm; AD=12cm; CD=15cm.lấy điểm E trên cạnh CD sao cho BE song song với AD

a, Chứng minh tứ giác ABED là hcn

b, Tính độ dài các đoạn thẳng BE, DE, EC, BC

3
31 tháng 10 2018

Câu 1

A B C H D E O a, Vì ΔABC vuông tại A

\(\widehat{BAC}=90^0\)

\(\widehat{EAD}=90^0\)

Vì HD ⊥ AB

\(\widehat{ADH}=90^0\)

Vì HE ⊥ AC

\(\widehat{AEH}=90^0\)

Tứ giác ADHE có \(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{EAD}=90^0\\\widehat{ADH}=90^0\\\widehat{AEH}=90^0\end{matrix}\right.\)

⇒ Tứ giác ADHE là hình chữ nhật (đpcm)

b, Vì tứ giác ADHE là hình chữ nhật có O là giao điểm của 2 đường chéo AH và DE

\(\left\{{}\begin{matrix}\text{AH = DE}\\\text{O là trung điểm của AH }\\\text{O là trung điểm của DE}\end{matrix}\right.\)

Vì AH = DE

\(\dfrac{1}{2}\)AH = \(\dfrac{1}{2}\)DE (1)

Vì O là trung điểm của AH

⇒ OA = OH = \(\dfrac{1}{2}\)AH (2)

Vì O là trung điểm của DE

⇒ OD = OE = \(\dfrac{1}{2}\)DE (3)

Từ (1), (2), (3) ⇒ OA = OH = OD = OE (đpcm)

31 tháng 10 2018

Bài 1:

Hình chữ nhật

a, Tứ giác ADHE có 3 góc vuông (em tự viết ra nhé) nên là hình chữ nhật

b, Hình chữ nhật ADHE có 2 đường chéo AH và DE cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường nên OD = OE = OA = OH

Bài 2:

Hình chữ nhật

a, Ta có: \(DH \parallel AC, AB \perp AC \Rightarrow DH \perp AB\), tương tự ta có: \(DK \perp AC\)

\(\Delta ABC\) có: AD là trung tuyến \(\Rightarrow AD=BD=DC=\dfrac{1}{2}BC\)

\(\Rightarrow\Delta ADB\) cân tại D có DH là đường cao nên DH là trung tuyến nên H là trung điểm của AB

Chứng minh tương tự với \(\Delta DAC\) ta có K là trung điểm của AC

b, Tứ giác AHDK có 3 góc vuông nên là hình chữ nhật

Bài 3:

Hình chữ nhật

a, \(\Delta ABC\) có: AN = NC, BM = MC nên MN là đường trung bình nên \(MN \parallel AB\) , \(MN=\dfrac{1}{2}AB=\dfrac{1}{2}AC\)(vì \(\Delta ABC\) cân tại A)

Tứ giác ABMD có \(MD \parallel AB, AD \parallel BM\) nên là hình bình hành\(\Rightarrow AB=MD\)

b, Ta có: \(MN=\dfrac{1}{2}AB=\dfrac{1}{2}AC,AB=MD\Rightarrow MN=\dfrac{1}{2}AC=\dfrac{1}{2}MD\Rightarrow AC=MD\)c, \(\Delta ABC\) có: AM là trung tuyến nên AM là đường cao

Tứ giác ADCM có 2 đường chéo AC và MD bằng nhau cắt nhau tại trung điểm mỗi đường nên là hình bình hành có \(\hat{AMC}=90^o\)nên là hình chữ nhật

Bài 4, bài 5, bài 6: Chứng minh giống như bài 3

a: Xét tứ giác ADHE có 

\(\widehat{ADH}=\widehat{AEH}=\widehat{DAE}=90^0\)

Do đó: ADHE là hình chữ nhật

20 tháng 12 2023

A B C H D E K I

a/

Ta có

\(AB\perp AC\Rightarrow AD\perp AC;HE\perp AC\) => AD//HE

\(AC\perp AB\Rightarrow AE\perp AB,HD\perp AB\) => AE//HD

=> ADHE là hbh (Tứ giác có các cặp cạnh đối // với nhau từng đôi một là hbh)

Mà \(\widehat{A}=90^o\) 

=> ADHE là hình CN

b/

Xét tg vuông ADH có

\(DH=\sqrt{AH^2-AD^2}\) (Pitago)

\(\Rightarrow DH=\sqrt{5^2-4^2}=3cm\)

\(\Rightarrow S_{ADHE}=AD.DH=4.3=12cm^2\)

c/

Ta có

DB=DI (gt); DH=DK (gt) => BKIH là hbh (Tứ giác có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hbh)

Xét tg AKH có

\(HD\perp AB\Rightarrow AD\perp HK\) (1)

BKIH là hình bình hành (cmt) => KI//BH (cạn đối hbh)

Mà \(AH\perp BC\left(gt\right)\Rightarrow BH\perp AH\)

\(\Rightarrow KI\perp AH\) (2)

Từ (1) và (2) => I là trực tâm của tg AKH => \(AK\perp HI\) (trong tg 3 đường cao đồng quy)

 

a: Xét tứ giác ADHE có

góc ADH=góc AEH=góc DAE=90 độ

nên ADHE là hình chữ nhật

b: ADHE là hình chữ nhật

nen AH=DE

c: Để ADHE là hình vuông thì AH là phân giác của góc DAE
=>ΔABC cân tại A

=>AB=AC

a: Xét tứ giác ADHE có

góc ADH=góc AEH=góc DAE=90 độ

nên ADHE là hình chữ nhật

b: Vì ADHE là hình chữ nhật

nên AH=DE

c: Để ADHE là hình vuông thì AH là phân giác của góc DAE

mà AH vuông góc vơi BC

nên ΔABC cân tại A

=>AB=AC

16 tháng 12 2023

a: Xét tứ giác ADHE có

\(\widehat{ADH}=\widehat{AEH}=\widehat{DAE}=90^0\)

=>ADHE là hình chữ nhật

b: Ta có: ADHE là hình chữ nhật

=>AD//HE và AD=HE

Ta có: AD//HE

F\(\in\)HE

Do đó: AD//HF

Ta có: AD=HE

HE=EF

Do đó: AD=EF

Xét tứ giác ADEF có

AD//EF

AD=EF

Do đó: ADEF là hình bình hành

c: ta có: AEHD là hình chữ nhật

=>\(\widehat{AED}=\widehat{AHD}\)

mà \(\widehat{AHD}=\widehat{ABC}\left(=90^0-\widehat{ACB}\right)\)

nên \(\widehat{AED}=\widehat{ABC}\)

Ta có: ΔABC vuông tại A

mà AM là đường trung tuyến

nên MA=MB=MC

Ta có: MA=MC

=>\(\widehat{MAC}=\widehat{MCA}\)

Ta có: \(\widehat{AED}+\widehat{MAC}\)

\(=\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=90^0\)

=>AM\(\perp\)ED

mà ED//AF(ADEF là hình bình hành)

nên AM\(\perp\)AF

14 tháng 12 2023

a) Tứ giác ADHE là hình chữ nhật.

- Vì AD vuông góc với AB và HE vuông góc với AC (do HD và HE lần lượt là đường cao của tam giác ABC), nên ADHE là hình chữ nhật.

 

b) Lấy điểm F sao cho E là trung điểm của HF.

- Vì E là trung điểm của HF, nên EF = FH.

- Ta cũng có HE = EA (do E là trung điểm của HF và EA).

- Từ đó, ta có EF = FH = HE = EA.

- Vậy, tứ giác ADEF có các cạnh đối diện bằng nhau, là đặc điểm của hình bình hành.

 

c) Gọi M là trung điểm của BC. Chúng ta cần chứng minh AM vuông góc với AF.

- Ta biết rằng E là trung điểm của HF (theo phần b).

- Vì M là trung điểm của BC, nên BM = MC.

- Từ đó, ta có AM = BM = MC.

- Vì EF = FH = HE = EA (theo phần b), nên tứ giác ADEF là hình bình hành.

- Do đó, ta có AF song song với DE.

- Vì AM = MC và AF song song với DE, nên AM vuông góc với AF.

 

Vậy, ta đã chứng minh được AM vuông góc với AF.

a: Xét tứ giác ADHE có

góc ADH=góc AEH=góc DAE=90 độ

nên ADHE là hình chữ nhật

=>AH cắt DE tại trung điểm của mỗi đường và AH=DE

=>OA=OE

b: AD*AB=AH^2

AE*AC=AH^2

Do đó: AD*AB=AE*AC

=>AD/AC=AE/AB

=>ΔADE đồng dạng với ΔACB

a) Vì HD vuông góc với AB 

=> HDB = HDA = 90 độ

Mà BAC = 90 độ (gt)

=> BAC = BDH = 90 độ

Mà 2 góc này ở vị trí đồng vị

=> DH //AE

=> DHEA là hình thang 

Mà HE vuông góc với AC

=> HEA = 90 độ

=> HEA = BAC = 90 độ

=> DHEA là hình thang cân 

=> DE = AH ( hình thang  cân hai đường chéo bằng nhau)

=> dpcm