K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2018

Ở một vùng nông thôn xa xôi vô cùng trù phú có một ông lão nông dân, cả cuộc đời ông gắn bó với đất đai, mùa màng, cây trái.

Ông yêu lao động như yêu chính cuộc sống của mình, ông cho rằng nếu cần cù lao động nhất định cuộc sống của con người sẽ sung túc, giàu có, ấm no. Vì thế khi sắp lìa trần, ông cho gọi tất cả các con trai đến để dặn dò. Ông sợ các con không có được tình yêu đất đai như mình nên ông đã nghĩ ra một câu chuyện: -Các con ơi, cha cảm thấy mình đang sắp về với Tổ tiên rồi, cha muốn nói với các con một bí mật này, ngày xưa khi các cụ nhà ta đến vùng đất này gây dựng cuộc sống mới, các cụ có đem theo một hũ vàng, vì sau này không cần dùng đến nên các cụ đã cho chôn hũ vàng trên mảnh ruộng này, cha thực sự không biết rõ hũ vàng đó ở đâu nên bao năm nay cha cặm cụi trên mảnh đất này để mong tìm thấy. Tuy không tìm thấy được vàng nhưng nhờ mảnh ruộng này mà chúng ta luôn đủ ăn đủ mặc. Giờ cha mong các con chớ có dại dột mà mang bán mảnh đất này của chúng ta, các con hãy cày xới nó lên, cày thật sâu, cuốc thật bẫm, lật từng thớ đất lên để tìm hũ vàng của Tổ tiên chúng ta! Các con ông cùng đồng thanh nói: -Xin cha yên lòng, chúng con nhất định làm theo lời cha dặn! Nghe xong ông lão mỉm cười yên tâm nhắm mắt.

Những người con của ông là những chàng trai hiếu thảo, khỏe mạnh và chăm chỉ. Các anh quyết định sẽ làm theo lời cha căn dặn. Người anh cả nói: -Đợi vụ mùa này thu hoạch xong, chúng ta sẽ cùng nhau xới tung mảnh đất này lên! Người em thứ hai nói: -Tay em khỏe nhất, em xin nhận nhiệm vụ cuốc đất! Cậu em út nhẹ nhàng thưa: -Các anh ơi, con trâu nhà mình nó nghe lời em nhất, để em cùng nó cày xới đất, nhất định em sẽ không bỏ qua một mẩu đất nào đâu!

Tháng 8 năm ấy, mấy anh em cùng hăng hái vác cày cuốc ra đồng, họ làm việc từ khi trời chưa sáng đến khi mặt trời lặn xuống dãy núi phía xa mới cùng nhau về nhà nghỉ ngơi. Mảnh ruộng được lật từ dưới sâu lên từng khối đất to đen óng, được phơi khô nỏ, rồi lại được bừa nhỏ ra để tìm vàng, đất đai trở nên tơi mịn màu mỡ dưới bàn tay chăm chỉ của những người con. Chẳng mấy chốc mùa gieo hạt đã đến, mấy anh em nhìn nhau: -Khéo công sức của mình bỏ xuống sông xuống biển hết các anh ạ! Người em út nói. Người em thứ hai lại nói:- Sao chúng mình chẳng thấy vàng bạc ở đâu cả, dù chúng mình đã lật không bỏ sót một khoảnh đất nào? Người anh cả quyết định:- Thôi, tuy chúng  mình chẳng tìm thấy hũ vàng như lời cha dặn, nhưng chúng mình đã làm đất tơi ra rồi, giờ chúng mình nên trồng trọt cho khỏi phí!

Năm đó mưa thuận gió hòa, hạt lúa gieo xuống đất tốt lớn lên trông thấy, lúa nặng trĩu bông, hạt mẩy tròn căng, nhìn cả thửa ruộng vàng óng ngút ngàn hút tầm mắt, mấy anh em vô cùng sung sướng. Ngày lúa chín, ba anh em ra đồng kĩu kịt gánh lúa về, thóc đổ hết bồ này đến bồ khác trong nhà đầy tràn, còn phải quây thêm những bồ thóc mới để chứa mới vừa.

Ngày thóc lúa đã thu hoạch phơi cất khô khén xong xuôi, bên mâm cơm mừng mùa màng bội thu, chợt họ nhìn nhau và dường như mới thấu hiểu lời cha dặn dò, nhờ sự chăm chỉ của chính mình, họ đã thu hoạch được cả một mùa vàng.

Ông lão nông dân thật là một người tài trí, thông minh. Bài học ông dạy các con vô cùng thấm thía, chúng ta đi tìm vàng ở đâu, khi mà vàng đang ở ngay trong chính bàn tay của chúng ta. Nếu chúng ta luôn chăm chỉ lao động thì tự khắc chúng ta sẽ nhận được kết quả tốt đẹp. Các con trai của ông đã nhận được một bài học giản dị về lao động. Em tin rằng họ sẽ trở thành những người nông dân cần cù, chăm chỉ và thông minh như người cha của họ.

5 tháng 11 2018

qua đễ

15 tháng 11 2021

Một trong những nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất trong tiến trình văn học Việt Nam đó chính là nhân vật Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Ông là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con bỏ đi làm đồn điền cao su, lão sống lủi thủi với con chó và chỉ có nó bầu bạn với lão hằng ngày, cái nghèo đói khiến lão rau cháo qua ngày cuối cùng bần quá nên đã bán chó; vì quá ăn năn hối hận nên lão đã tìm đến cách ăn bả chó để tự tử. Thật đáng thương cho một kiếp người. Một con người hiền lành, chất phác, giàu tình yêu thương lại có một cái kết vô cùng đáng thương. Nhân vật đã mang đến cho chúng ta nhiều cảm xúc vô cùng đặc biệt: sự cảm thông với một người nghèo khổ, tình yêu thương dành cho một người bất hạnh, sự nể phục dành cho một người cha yêu con, một người chủ yêu chó. Hình ảnh lão Hạc là đại diện cho người nông dân ở giai đoạn đó bị xã hội đẩy vào bước đường cùng, để giữ lại phẩm giá của mình họ đã phải tìm đến cái chết kết thúc một kiếp người đầy tội nghiệp. Không chỉ lão Hạc mà những nhân vật khác trong giai đoạn này cũng xứng đáng nhận được tình yêu thương của độc giả mọi thời kì. Nhân vật lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung là một đề tài quen thuộc đã và đang là chủ đề được khai thác nhận được sự quan tâm đặc biệt từ bạn đọc. Nhiều năm qua đi nhưng lão Hạc vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.

 

A. Mở bài: Giới thiệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể (Lượm hay Đêm nay Bác không ngủ).

Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (đóng vai nhân vật người chú hoặc nhân vật anh lính – ngôi thứ nhất; đóng vai một người đứng ngoài câu chuyện để kể lại – ngôi thứ ba).

B. Thân bài:

1. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:

Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:

- Chi tiết người chú gặp Lượm.

- Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.

- Chi tiết Lượm đi chuyển thư.

- Lượm hi sinh,…

2. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.

C. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện,

ví dụ:

- Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.

- Anh lính sau đó được đi làm cùng Bác.

Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như "Lượm" hoặc "Đêm nay Bác không ngủ") theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).

Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.

Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai.

Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.

Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ:

– Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không?

Bác quay lại nhìn tôi trìu mến:

– Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.

Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác Ốm. Chiến địch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước.

Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống:

– Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát. Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước:

– Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.

Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau.

Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhận ra một điều dường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương.

Kể lại nội dung một câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự như (Lượm) theo ngôi thứ nhất?

Đó là những ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1947. Tôi lúc bấy giờ ở Hà Nội nhận lệnh khẩn cấp về Huế. Trên đường đi, tôi tình cờ gặp một chú bé giao liên tên Lượm, ở Hàng Bè. Lượm là một chú bé có dáng người nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn. Chú đeo một cái túi xinh xinh bên mình. Chú có một đôi chân thoăn thoắt và cái đầu nghênh nghênh. Vẻ hồn nhiên và vui tươi ấy càng được tôn thêm bởi chiếc ca lô đội lệch, và mồm luôn huýt sáo như chú chim chích nhảy trên đường vàng.

Giữa những ngày kháng chiến toàn dân, chú bé liên lạc như làm tăng thêm niềm tin trong lòng người lính chúng tôi. Tranh thủ phút rảnh rỗi, tôi lại gần hỏi han, trò chuyện với chú. Chú vừa cười vừa nói với tôi:

"Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà"

Tôi thật sự xúc động trước sự vô tư và hồn nhiên của chú bé. Cháu cười mà hai mí híp cả lại, má đỏ nâu như trái bồ quân chín tới... Chiến tranh còn dài, chúng tôi chia tay nhau, mỗi người đều quyết tâm làm tròn bổn phận của mình. Tôi lưu luyến nhìn theo bóng Lượm xa dần mà lòng thầm mong gặp lại cháu trong ngày khải hoàn ca chiến thắng.

Nhưng chiến tranh vẫn chứa nhiều tàn nhẫn. Vào một ngày tháng sáu, có giao liên đem tin đến, tôi bàng hoàng được tin Lượm đã hi sinh! Mắt tôi nhoà đi theo lời kể của người liên lạc...

"Lượm hi sinh khi đang làm nhiệm vụ. Cháu bị một viên đạn địch bắn tỉa. Nhìn cháu nằm trên lúa, tay còn nắm chặt bông, lá thư đề "Thượng khẩn" còn nằm trong cái xắc... mọi người không cầm được nước mắt..."

Cổ họng tôi nghẹn lại, hình ảnh yêu thương ngày nào của cháu hiện lên rõ mồn một:

"Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng"

... Tôi giật mình tỉnh giấc, nước mắt còn đẫm trên mi... Giấc mơ trôi qua mà lòng tôi mãi còn bồi hồi xúc động. Khói lửa chiến tranh đã tắt hẳn lâu rồi. Lớp trên chúng tôi đang sống những ngày tháng thanh bình và có thể nói là đầy đủ, sung túc. Tất cả là do cha mẹ đã không quản công lao chăm chút, nhưng không thể không kể đến sự hi sinh to lớn của những người anh hùng, trong đó có Lượm - chú giao liên quả cảm!

Hãy ngủ yên Lượm ơi! Chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để gìn giữ và xây dựng đất nước này. Giữa những ngày tháng thanh bình, trang viết của tôi thay nén hương thơm, xin được tri ân những người anh hùng vị quốc vong thân...

Ở một vùng nông thôn xa xôi vô cùng trù phú có một ông lão nông dân, cả cuộc đời ông gắn bó với đất đai, mùa màng, cây trái.

Ông yêu lao động như yêu chính cuộc sống của mình, ông cho rằng nếu cần cù lao động nhất định cuộc sống của con người sẽ sung túc, giàu có, ấm no. Vì thế khi sắp lìa trần, ông cho gọi tất cả các con trai đến để dặn dò. Ông sợ các con không có được tình yêu đất đai như mình nên ông đã nghĩ ra một câu chuyện: -Các con ơi, cha cảm thấy mình đang sắp về với Tổ tiên rồi, cha muốn nói với các con một bí mật này, ngày xưa khi các cụ nhà ta đến vùng đất này gây dựng cuộc sống mới, các cụ có đem theo một hũ vàng, vì sau này không cần dùng đến nên các cụ đã cho chôn hũ vàng trên mảnh ruộng này, cha thực sự không biết rõ hũ vàng đó ở đâu nên bao năm nay cha cặm cụi trên mảnh đất này để mong tìm thấy. Tuy không tìm thấy được vàng nhưng nhờ mảnh ruộng này mà chúng ta luôn đủ ăn đủ mặc. Giờ cha mong các con chớ có dại dột mà mang bán mảnh đất này của chúng ta, các con hãy cày xới nó lên, cày thật sâu, cuốc thật bẫm, lật từng thớ đất lên để tìm hũ vàng của Tổ tiên chúng ta! Các con ông cùng đồng thanh nói: -Xin cha yên lòng, chúng con nhất định làm theo lời cha dặn! Nghe xong ông lão mỉm cười yên tâm nhắm mắt.

Những người con của ông là những chàng trai hiếu thảo, khỏe mạnh và chăm chỉ. Các anh quyết định sẽ làm theo lời cha căn dặn. Người anh cả nói: -Đợi vụ mùa này thu hoạch xong, chúng ta sẽ cùng nhau xới tung mảnh đất này lên! Người em thứ hai nói: -Tay em khỏe nhất, em xin nhận nhiệm vụ cuốc đất! Cậu em út nhẹ nhàng thưa: -Các anh ơi, con trâu nhà mình nó nghe lời em nhất, để em cùng nó cày xới đất, nhất định em sẽ không bỏ qua một mẩu đất nào đâu!

Tháng 8 năm ấy, mấy anh em cùng hăng hái vác cày cuốc ra đồng, họ làm việc từ khi trời chưa sáng đến khi mặt trời lặn xuống dãy núi phía xa mới cùng nhau về nhà nghỉ ngơi. Mảnh ruộng được lật từ dưới sâu lên từng khối đất to đen óng, được phơi khô nỏ, rồi lại được bừa nhỏ ra để tìm vàng, đất đai trở nên tơi mịn màu mỡ dưới bàn tay chăm chỉ của những người con. Chẳng mấy chốc mùa gieo hạt đã đến, mấy anh em nhìn nhau: -Khéo công sức của mình bỏ xuống sông xuống biển hết các anh ạ! Người em út nói. Người em thứ hai lại nói:- Sao chúng mình chẳng thấy vàng bạc ở đâu cả, dù chúng mình đã lật không bỏ sót một khoảnh đất nào? Người anh cả quyết định:- Thôi, tuy chúng  mình chẳng tìm thấy hũ vàng như lời cha dặn, nhưng chúng mình đã làm đất tơi ra rồi, giờ chúng mình nên trồng trọt cho khỏi phí!

Năm đó mưa thuận gió hòa, hạt lúa gieo xuống đất tốt lớn lên trông thấy, lúa nặng trĩu bông, hạt mẩy tròn căng, nhìn cả thửa ruộng vàng óng ngút ngàn hút tầm mắt, mấy anh em vô cùng sung sướng. Ngày lúa chín, ba anh em ra đồng kĩu kịt gánh lúa về, thóc đổ hết bồ này đến bồ khác trong nhà đầy tràn, còn phải quây thêm những bồ thóc mới để chứa mới vừa.

Ngày thóc lúa đã thu hoạch phơi cất khô khén xong xuôi, bên mâm cơm mừng mùa màng bội thu, chợt họ nhìn nhau và dường như mới thấu hiểu lời cha dặn dò, nhờ sự chăm chỉ của chính mình, họ đã thu hoạch được cả một mùa vàng.

Ông lão nông dân thật là một người tài trí, thông minh. Bài học ông dạy các con vô cùng thấm thía, chúng ta đi tìm vàng ở đâu, khi mà vàng đang ở ngay trong chính bàn tay của chúng ta. Nếu chúng ta luôn chăm chỉ lao động thì tự khắc chúng ta sẽ nhận được kết quả tốt đẹp. Các con trai của ông đã nhận được một bài học giản dị về lao động. Em tin rằng họ sẽ trở thành những người nông dân cần cù, chăm chỉ và thông minh như người cha của họ.

hok tốt k nhé

11 tháng 9 2019

Ở một vùng nông thôn xa xôi vô cùng trù phú có một ông lão nông dân, cả cuộc đời ông gắn bó với đất đai, mùa màng, cây trái.

Ông yêu lao động như yêu chính cuộc sống của mình, ông cho rằng nếu cần cù lao động nhất định cuộc sống của con người sẽ sung túc, giàu có, ấm no. Vì thế khi sắp lìa trần, ông cho gọi tất cả các con trai đến để dặn dò. Ông sợ các con không có được tình yêu đất đai như mình nên ông đã nghĩ ra một câu chuyện: -Các con ơi, cha cảm thấy mình đang sắp về với Tổ tiên rồi, cha muốn nói với các con một bí mật này, ngày xưa khi các cụ nhà ta đến vùng đất này gây dựng cuộc sống mới, các cụ có đem theo một hũ vàng, vì sau này không cần dùng đến nên các cụ đã cho chôn hũ vàng trên mảnh ruộng này, cha thực sự không biết rõ hũ vàng đó ở đâu nên bao năm nay cha cặm cụi trên mảnh đất này để mong tìm thấy. Tuy không tìm thấy được vàng nhưng nhờ mảnh ruộng này mà chúng ta luôn đủ ăn đủ mặc. Giờ cha mong các con chớ có dại dột mà mang bán mảnh đất này của chúng ta, các con hãy cày xới nó lên, cày thật sâu, cuốc thật bẫm, lật từng thớ đất lên để tìm hũ vàng của Tổ tiên chúng ta! Các con ông cùng đồng thanh nói: -Xin cha yên lòng, chúng con nhất định làm theo lời cha dặn! Nghe xong ông lão mỉm cười yên tâm nhắm mắt.

Những người con của ông là những chàng trai hiếu thảo, khỏe mạnh và chăm chỉ. Các anh quyết định sẽ làm theo lời cha căn dặn. Người anh cả nói: -Đợi vụ mùa này thu hoạch xong, chúng ta sẽ cùng nhau xới tung mảnh đất này lên! Người em thứ hai nói: -Tay em khỏe nhất, em xin nhận nhiệm vụ cuốc đất! Cậu em út nhẹ nhàng thưa: -Các anh ơi, con trâu nhà mình nó nghe lời em nhất, để em cùng nó cày xới đất, nhất định em sẽ không bỏ qua một mẩu đất nào đâu!

Tháng 8 năm ấy, mấy anh em cùng hăng hái vác cày cuốc ra đồng, họ làm việc từ khi trời chưa sáng đến khi mặt trời lặn xuống dãy núi phía xa mới cùng nhau về nhà nghỉ ngơi. Mảnh ruộng được lật từ dưới sâu lên từng khối đất to đen óng, được phơi khô nỏ, rồi lại được bừa nhỏ ra để tìm vàng, đất đai trở nên tơi mịn màu mỡ dưới bàn tay chăm chỉ của những người con. Chẳng mấy chốc mùa gieo hạt đã đến, mấy anh em nhìn nhau: -Khéo công sức của mình bỏ xuống sông xuống biển hết các anh ạ! Người em út nói. Người em thứ hai lại nói:- Sao chúng mình chẳng thấy vàng bạc ở đâu cả, dù chúng mình đã lật không bỏ sót một khoảnh đất nào? Người anh cả quyết định:- Thôi, tuy chúng  mình chẳng tìm thấy hũ vàng như lời cha dặn, nhưng chúng mình đã làm đất tơi ra rồi, giờ chúng mình nên trồng trọt cho khỏi phí!

Năm đó mưa thuận gió hòa, hạt lúa gieo xuống đất tốt lớn lên trông thấy, lúa nặng trĩu bông, hạt mẩy tròn căng, nhìn cả thửa ruộng vàng óng ngút ngàn hút tầm mắt, mấy anh em vô cùng sung sướng. Ngày lúa chín, ba anh em ra đồng kĩu kịt gánh lúa về, thóc đổ hết bồ này đến bồ khác trong nhà đầy tràn, còn phải quây thêm những bồ thóc mới để chứa mới vừa.

Ngày thóc lúa đã thu hoạch phơi cất khô khén xong xuôi, bên mâm cơm mừng mùa màng bội thu, chợt họ nhìn nhau và dường như mới thấu hiểu lời cha dặn dò, nhờ sự chăm chỉ của chính mình, họ đã thu hoạch được cả một mùa vàng.

Ông lão nông dân thật là một người tài trí, thông minh. Bài học ông dạy các con vô cùng thấm thía, chúng ta đi tìm vàng ở đâu, khi mà vàng đang ở ngay trong chính bàn tay của chúng ta. Nếu chúng ta luôn chăm chỉ lao động thì tự khắc chúng ta sẽ nhận được kết quả tốt đẹp. Các con trai của ông đã nhận được một bài học giản dị về lao động. Em tin rằng họ sẽ trở thành những người nông dân cần cù, chăm chỉ và thông minh như người cha của họ.

#Châu's ngốc

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

Em có thể dựa vào bài này để làm thành một bài mới!

 Truyện ngắn " Lão Hạc " của Nhà văn nam cao cho em thấy Lão Hạc là 1 người nông dân giàu lòng tự trọng.Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng để chúng ta ca ngợi và noi theo.

21 tháng 10 2018

Tôi làm nghề đánh cá ở ven biển này đã lâu, nhưng cuộc sống nghèo lắm. Cho đến nay đã già mà gia tài chỉ là ngôi nhà nát, đô dùng cũ kĩ.

Một hôm tôi ra biển đánh cá, kéo lưới mãi mà không được gì. Lần đầu được ít bùn, rác, lần thứ hai được ít rong biển, lần thứ ba được con cá vàng nhỏ bé, nó xin tha mạng và hứa muốn gì nó sẽ cho. Tôi bảo: “Trời phù hộ cho ngươi, ra bể mà vẫy vùng”, rồi thả con cá xuống biển.

Tôi 'về nhà kể lại chưyện đó cho mụ vợ tôi thì mụ lồng lên, chửi mắng tôi thậm tệ: “Sao ngu thê, sao lại không xin gì, ít ra thì cũng xin một cái máng mới, không thấy cái máng cho lợn ăn nhà ta đã nát rồi sao?”

Bực mình, tôi đi ra biển, gọi cá vàng lên xin một cái máng lợn. Cá hứa cho và bơi đi.

Tôi về nhà thì thấy cái máng mới. Tưởng mụ vợ vui mùng, ai ngờ mụ thấy

Tôi thì chửi liền: “Ông vẫn ngu quá, đã xin được thì> xin luôn cái nhà mới cho rộng rãi, tội gì chui rúc mãi vào cái nhà nát này! Đi mau, đi mà xin nhà”.

Tôi lại cặm cụi ra biển, gọi cá vàng lên và nói nguyện vọng của mụ vợ tôi. Cá vảng bảo tôi hãy yên tâm, rồi lặn mất.

Tôi vừa về đến nhà thì một ngôi nhà mới, cao, rộng, đã thay thế ngôi nhà rách nát. Mụ vợ đang ngồi bên cửa sổ, thấy tôi vào, lại mắng oang oang: “Sao ngu hoài vậy? Chỉ xin nhà thôi à? Phải xin cho tôi được làm nhất phẩm phu nhân, tôi chán làm mụ nông dân quèn này lâu rồi. Đi mau!”.

Tôi lại lóc cóc đi ra biển, gọi cá vàng lên và bảo nó ý muốn của mụ vự tôi. Cá vàng an ủi tôi: “Đừng băn khoăn quá. Hãy về đi!”

Tôi về nhà thì quả nhiên mụ vợ tôi đã thành phu nhân đệ nhất, nhà cửa nguy nga, kẻ hau người hạ tấp nập, mụ già liền quát tháo: “Lão kia chỉ xin cho ta làm phu nhân thồi à? Ta muôn lam nữ hoang kia! Đi mà bảo con cá, không thì te đánh lão chết”. Tôi hoảng quá, làm nữ hoàng CÓ phải chuyện đùa đâu? Nhưng chẳng biết làm sao, đành lại đi ra biển. Tôi gọi con cá và bảo nó ý muốn của mụ vợ tôi. Cá bảo tôi đừng hoảng sợ, cứ về đi rồi đâu sẽ vào đấy.

Tôi trở về thì vợ tôi đã thành nữ hoàng. Tôi chào nhưng mụ không nhìn mặt. Được ít lâu, mụ cho người gọi tôi, bảo tôi đi tìm cá vàng và đòi làm Long Vưởng để đượẹ luôn luôn saỉ bảo cá vàng.

Tôi sợ quá, chưa biết làm sao, thì mụ đã sai lính đưa tôi ra biển. Tôi nói với cá ý muốn của mụ vợ, thì cá chăng nói gì, lặn mất. Tôi chờ hồi lâu rồi trở về. Trước mặt tôi là gian nhà cũ kĩ với cái máng lợn nát. Mụ vợ tôi già nua, cáu gắt ngoi bên thềm nhà. Mụ có vẻ thẹn, không dám nhìn tôi, còn tôi thì vừa mừng vừa chán. Mừng vì chặn được ước mơ ngông cuông của mụ vợ, nhưng chán vì thân phận nghèo lại vẫn hoàn nghèo.

Tôi nghĩ tiếc những lời hứa của con cá vàng mà tôi đã sử dụng một cách phí phạm. Tôi đã quá quen với cuộc sông nghèo 'túng đến nỗi không có ý muốn đồi đời. Cho nên khi có dip đả không biết tận dụng. Tôi lại cũng qua hèn, cứ chạy đi chạy lại làm đầu sai cho mụ vợ tham lam mà chẳng nghĩ được việc gi hay hem, sáng suốt hơn. Việc nay không thể chỉ một mực trách cứ mụ vợ tham lam được! Tôi thật ngốc quá, hèn quá!.

14 tháng 12 2016

aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

19 tháng 4 2020

quá hạn chưa tớ chép cho

Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình . Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .

              "Vì tiếng gà cục tác

                Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !

Từ lâu ta đã biết đến tiếng thơ vừa sôi nổi vừa đằm thắm mà tha thiết, trong sáng của Xuân Quỳnh, nay đến với Tiếng gà trưa lại một lần nữa ta bắt gặp điệu cảm xúc ấy. Bài thơ là sự bộc lộ tình cảm yêu quê hương, đất nước chân thành, sâu lắng của nhà thơ qua hình tượng tiếng gà trưa. Đó là âm thanh gọi về những kỉ niệm, những cảm xúc thiêng liêng và nơi chốn bình yên cho tâm hồn con người.

Tiếng gà trưa là âm thanh giản dị, quen thuộc của làng quê Việt. nó gợi về cuộc sống yên ả, sự lao động yên vui, ấm áp của người nông dân quanh năm sau lũy tre làng. Ở đây, bằng những cảm xúc mới mẻ, nồng nàn rất riêng Xuân Quỳnh đã thổi vào thứ âm thanh ấy một vẻ đẹp rất thiêng liêng của những cảm xúc ấu thơ qua dòng hồi tưởng của người chiến sĩ hành quân. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho người lính như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào. Với ý nghĩa như vậy, tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

"Cục...cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ".

Đến đoạn thơ thứ hai, trong hai mươi sáu câu thơ, câu thơ Tiếng gà trưa được nhắc lại ba lần, âm thanh ấy gọi về bao kỉ niệm thân yêu. Xa xa tiếng gà trưa vọng lại, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng. Những quá trứng hồng, đàn gà chi chít đông đúc.

"Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng."

Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu. Tuổi thơ sống bên bà có biết bao kỉ niệm đáng nhớ, tính hiếu kỳ, tò mò của trẻ thơ quan sát con gà đẻ trứng. Rồi bị bà mắng, sợ mặt bị lang, trong lòng cháu hiện lên lo lắng:

"Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới."

Nổi bật qua suốt những câu thơ ấy là hình ảnh người bà chắt chiu, giành dụm yêu thương cháu. Bà đã luôn ân cần, hi sinh và mệt nhọc để mong có được một đàn gà tốt giúp cháu có những bộ quần áo mới, dù nó chỉ nhỏ thôi những mà thấm thía biết bao nhiêu. Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó là những kỉ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới.

"Ôi cái quần chéo go,
Ống rộng dài quết đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt"

Cháu nhớ mãi sau mỗi lần gà được bán, bà lại ra chợ chọn mua cho cháu yêu bộ quần áo thật đẹp. Tình cảm yêu thương nồng hậu bà luôn dành trọn cho cháu, cho con. Tuổi thơ sống bên bà đây là quãng đời đầy ắp những kỉ niệm khó quên.

Lần thứ tư Tiếng gà trưa lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ của người lính trẻ.

"Tiếng gà trưa
Mang bao nhiều hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng."

Âm thanh xao động của tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó gợi tình cảm đẹp trong lòng người chiến sĩ hành quân ra trận. Âm thanh ấy như tiếng của quê hương, đất mẹ thân yêu. Tiếng gà trưa, đâu chỉ là âm thanh của một con vật vô tri mà nó là tiếng gọi của tuổi thơ, của yêu thương hồng, là những âm thanh của kí ức tươi đẹp, trong sáng đã theo cháu suốt một đời. nó cứ ám ảnh, âm vang day dứt mãi trong lòng nhà thơ, trong những giấc mơ tuổi nhỏ. Âm thanh ấy đã đi vào tiềm thức đứa cháu nhỏ, đầy dịu dàng mà xúc động thiêng liêng vì nó gắn với tình bà cao cả. Đó cũng là lí do để người cháu sống cống hiến:

"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ."

Điệp từ "vì" được lặp lại 4 lần liên tiếp nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Đó là vì tổ quốc thân thương, vì xóm làng que thuộc nơi chôn rau cắt rốn của tuổi thơ, nhưng đất nước quê hương vô cũng vô tận, mênh mông ấy cũng chỉ mãi hữu hình trong dáng bà thầm lặng hi sinh, gắn với âm thanh của tiếng gà trưa quen thuộc. Ha tiếng "bà ơi" vang lên nghe mới tha thiết mà đằm thắm làm sao, nó vừa xúc động thiêng liêng, vừa bỏng sôi mãnh liệt. Giống như nó được chực trào ra từ tận đáy lòng thổn thức không thể kìm lòng. Tiếng gà cũng là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê hương. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu. Qua đây thấy được tình cảm tiền tuyến hậu phương của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến, gian khổ có thể làm mệt mỏi, bom đạn có thể hủy diệt mọi thứ nhưng những tình cảm về bà, về những kỉ niệm ấu thơ cùng tiếng gà trưa không bao giờ chết mà vẫn còn nguyên lửa, vẫn cứ dâng dâng trong lòng người.

Bài thơ "Tiếng gà trưa" là một nốt trầm sâu lắng, da diết của người lính trên bước đường hành quân gian khổ, nhưng tiếng gà ấy còn là tên gọi khác của kỉ niệm, của hồi ức, của tình bà cháu thiêng liêng bất diệt. với cách sử dụng linh hoạt điệp từ, các hình ảnh giản dị mà xúc động, Xuân Quỳnh đã truyền tải được thật chính xác lòng mình tới độc giả.