K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2021

Tham khảo:

Trong hệ thống những bài thơ mang chứa tâm sự của Hồ Xuân Hương, "Tự Tình" là một trong những bài thơ hay nhất. Bài thơ thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn thầm thía của người yêu đời, tràn đầy sức sống nhưng gặp những cảnh ngộ éo le, một con người luôn khao khát tình yêu nhưng gặp toàn dang dở bất hạnh. Đó là sự bất hạnh của một ước mơ không thành.

Sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió (nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX), Hồ Xuân Hương là người chứng kiến và phần nào chịu ảnh hưởng của không khí sôi sục của phong trào quần chúng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Không khí ấy tác động đến tâm hồn vốn thông minh và giàu lòng trắc ẩn của bà. Bà uy nghiêm, thức tỉnh, trắc trở về đời mình, một cuộc đời đầy éo le, bạc phận, lấy chồng hai lần, hai lần làm lẻ và hai lần chồng đều chết sớm. Điều đó, với bà là những biểu hiện cụ thể, đầy nước mắt của nỗi đau "hồng nhan bạc phận".

Mở đầu bài thơ Tự tình, tác giả gợi ra một khoảng thời gian, một góc xao xác tiếng gà. Đây là một thứ không gian, thời gian nghệ thuật được vận dụng làm cho sự thổ lộ tâm trạng tác giả:"canh khuya văng vẳng trống canh dồn". "Văng vẳng" chính là từ tượng thanh nhưng ở đây nó biểu thị tâm trạng, không khí, cái không khí buồn vắng lặng của một người thao thức giữa đêm khuya thanh vắng. Câu thứ hai nhức nhói một tâm sự :

"trơ cái hồng nhan với nước non"

Hay nhất của câu thơ thứ hai là từ "trơ". Trơ là trơ trọi, cô đơn, lẻ loi. Nhà thơ cảm nhận nỗi buồn hồng nhan. Một nỗi buồn cá thể càng kinh khủng hơn khi cọ xát với toàn xã hội, toàn cuộc đời: "nước non". Một nỗi buồn đè nặng lên tâm sự bà, lên số phận của người phụ nữ. Không chịu đựng nổi, bà muốn chống lại, thoát khỏi. " Chén rượu hương đưa" là một phương tiện. không phải là phương tiện duy nhất mà hầu như là cuối cùng cho một đè nén quá mức. Thế nhưng, bi kịch vẫn cứ là bi kịch :

"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh"

Câu thơ nữ sĩ gợi nhớ một câu thơ đầy trầm tư của Lý Bạch :

"Dùng gươm chém nước, nước chẳng dứt
Uống rượu tiêu sầu, sầu vẫn sầu".

Bất lực, câu thơ chuyển sang một sự cám cành si tình. Hồ Xuân Hương nói :

"Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn".

Trong quan điểm thẩm mỹ xưa, vầng trăng tượng trưng cho cuộc đời, tuổi tác của người phụ nữ. Câu "vầng trăngbóng xế khuyết chưa tròn" vừa là hình ảnh đẹp, có thực nhưng đượm buồn. Cái buồn của một "vầng trăng khuyết". Đối với thơ xưa cảnh là tình, cảnh trăng khuyết man mác, gợi nhớ cuộc đời bà. Trong "mời trầu" bà đã ẩn ý như vậy.

Sang câu 5,6 tứ thơ như đột ngột chuyển biến. sự cụ thể trong miêu tả khiến việc tả cảnh trở nên thuần khuyết. Một cảnh thực hoàn toàn :

"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn".

Nghệ thuật đảo ngữ và đối tạo nên sự sinh động và cảnh đầy sức sống. Một sức sống của bà như vẫy đạp, cựa mình. Cảnh này chỉ có thể là cảnh của "bà chúa thơ Nôm" chứ không phải của ai khác. Rò ràng, dẫu đang rất buồn, rất cô đơn nhưng điều đó vẫn không làm suy giảm chất riêng của Hồ Xuân Hương. Bản lĩnh, sức sống mãnh liệt, sự khát khao với cuộc đời khiến cho lòng đầy cám cảnh bà vẫn nhìn cảnh vật với con mắt yêu đời, tha thiết, chứa chan sức sống. Đó là lý giải về những phản kháng, đối nghịch trong bản chất của bà, tạo nên những vần thơ châm biến đối lập. Vũ khí ấy hơn hẳn chén rượu "say rồi tỉnh". Đó lả phương tiên kỳ diệu nâng đỡ tâm hồn bà. Chỉ như thế mới có thể hiểu tâm trạng, tiếng thở dài của Hồ Xuân Hương, ở hai câu kết :

"Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!".

Yêu đời là thế, sức sống mãnh liệt là thế, mà cuộc đời riêng thì vẫn:"xuân đi xuân lại lại.", điệp từ chỉ cái vòng luẩn quẩn đáng ghét, vô vị của ngày tháng, cuộc đời. Điều này khiến bà không tránh khỏi một tiếng thở dài chua xót. Càng chua xót hơn khi giữa cái tuần hoàn thời gian ấy là một "mảnh tình" đang bị san đi, sẻ lại... chia xới. Đối với trái tim thiết tha với đời kia, điều đó như một vết thương, nhức nhối.

Người ta nói rằng thơ là tâm trạng, là một bức thông điệp thẩm mĩ. Đọc "tự tình", ta thấu hiểu tâm sự ẩn chứa bi kịch của Hồ Xuân Hương. Là một nhân cách luôn khát khao hạnh phúc, là một tâm hồn tràn đầy sức sống, yêu đời lại bắt gặp toàn những dang dở, bất hạnh, điều đó tạo nên thơ bà có khi là một tiếng thở dài. Một tiếng thở đáng quý của một người có hoài bão nhưng không thể thực hiện được, trách nhiệm là ở phía xã hội phong kiến, một xã hội mà hạnh phúc riêng đã đối lập gay gắt với cơ cấu chung, trong chiều hướng ấy, "tự tình" là một bà thơ đòi quyên hạnh phúc, một lời phản kháng độc đáo lại chứa chan tiếng nói bênh vực của người phụ nữ, tạo được sự thấu hiểu , đồng cảm với cảnh ngộ éo le, trắc trở.

21 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

- Gía trị nhân đạo trong Tự tình II: Bày tỏ một cách chân thành, sâu sắc những tâm tư tình cảm của người phụ nữ. Tác giả đã cất lên tiếng nói đồng cảm sâu sắc với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời, nhà thơ thể hiện tinh thần phản kháng mạnh mẽ và khát vọng hạnh phúc tha thiết.

10 tháng 11 2016

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ với phong cách thơ độc đáo của nền văn học cổ Việt Nam. Bà đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Thơ của bà là tiếng nói bênh vực người phụ nữ và đả kích chế độ nam quyền - thần quyền. Bài thơ Bánh trôi nước thể hiện rõ tiếng nói đồng cảm, tiếng lòng của nừ sĩ với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, nhà thơ Hồ Xuân Hương bộc lộ tình cảm về số phận éo le, bạc bẽo của mình đồng thời chính là sự đồng cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội nói chung. Viên bánh trôi trắng mịn, xinh xắn là hình ảnh tượng trưng cho số phận người phụ nữ. Người phụ nữ với hình thể xinh dẹp khoẻ mạnh:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Điệp từ vừa ở đây như muốn nhấn mạnh sự tự hào, kiêu hãnh của cô gái về mình: vừa trắng lại vừa tròn nhưng

Bảy nổi ba chìm với nước non

Cuộc đời của người phụ nữ không yên ả mà số phận chìm nổi lênh đênh. Câu thơ tả hình dạng chiếc bánh trôi và hình dạng ấy tròn méo thế nào là do người nặn. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng thế, được may mắn hay bất hạnh, sống sung sướng hay đau khổ là do những kẻ có quyền thế trong xã hội “thần quyền” nhào nặn. Cảnh chồng chúa vợ tôi trong xã hội phong kiến nó tồn tại hàng nghìn năm, cuộc sống của người phụ nữ xưa là như vậy. Sinh ra là một con người nhưng họ không làm chủ được cuộc đời mình. Nhà thơ Hồ Xuân Hương là nột trong những người chịu nhiều cay nghiệt như vậy, yêu Chiêu Hổ rồi bị phụ tình, làm vợ lẽ Tổng Cóc, làm lẽ Phủ Vĩnh Tường... Cuộc đời không chỉ dừng lại ở bảy nổi ba chìm mà có lẽ là hàng chục, hàng trăm điều cay đắng. Không riêng gì nữ sĩ mà chính Vũ Nương trong chuyện Người con gái Nam Xương cũng đức hạnh, nết na, hiếu thảo, thuỷ chung nhưng vẫn phải chịu kết cục trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Nguvễn Du đã từng chia sẻ, cảm thông với Thuý Kiều hồng nhan bạc phận. Mười lăm năm lưu lạc còn gì là thân phải chăng lời thơ sau đây cũng là lời của mọi người đàn bà trong xã hội cũ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời ràng bạc mệnh cũng là lời chung

Thương người như thể thương thân, thương cho số phận của mình, thương cho những người cùng cảnh ngộ. Bằng lời thơ tự bạch nữ sĩ đã nói lên những điều bức xúc nhất về cuộc đời của những người phụ nữ. Lời thơ cũng chính là lời phản kháng, lên án xã hội bất công. Đồng thời nữ sĩ còn lên án chế độ nam quyền độc đoán làm cho cuộc đời của họ là những chuỗi ngày đau khổ.

Không những đại diện cho phụ nữ nói lên số phận của mình. Hồ Xuân Hương còn khẳng định phẩm giá của chính họ. Dù cuộc đời chao đảo ra sao nhưng:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự thuỷ chung, đức hạnh, nhân phẩm, tài năng dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn giữ trọn, vẫn sáng ngời, sáng chói như những hạt ngọc long lanh. Hơn thế nhà thơ còn hoàn toàn tin vào bản thân mình, tin vào phụ nữ, bởi họ đã chứng tỏ phẩm chất đáng quý đó.

Như vậy ta thấy rằng bài thơ này không chỉ đơn thuần tả chiếc bánh trôi mà còn tượng trưng cho thân phận người phụ nữ. ẩn trong những dòng thơ đó là tiếng nói phản kháng lại cả một hệ thống chính trị xã hội, cả một ý thức hệ tư tưởng cổ hủ lạc hậu. Đồng thời là tiếng nói cảm thông chia sẻ. Ta nghe trong lời thơ của bà là những “tiếng lòng chung” đầy phẫn nộ. Lời thơ khảng khái, cứng cỏi nhưng tràn đầy tính nhân đạo cao cả.

10 tháng 11 2016

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ với phong cách thơ độc đáo của nền văn học cổ Việt Nam. Bà đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Thơ của bà là tiếng nói bênh vực người phụ nữ và đả kích chế độ nam quyền - thần quyền. Bài thơ Bánh trôi nước thể hiện rõ tiếng nói đồng cảm, tiếng lòng của nừ sĩ với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng sonMượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, nhà thơ Hồ Xuân Hương bộc lộ tình cảm về số phận éo le, bạc bẽo của mình đồng thời chính là sự đồng cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội nói chung. Viên bánh trôi trắng mịn, xinh xắn là hình ảnh tượng trưng cho số phận người phụ nữ. Người phụ nữ với hình thể xinh dẹp khoẻ mạnh:Thân em vừa trắng lại vừa trònĐiệp từ vừa ở đây như muốn nhấn mạnh sự tự hào, kiêu hãnh của cô gái về mình: vừa trắng lại vừa tròn nhưngBảy nổi ba chìm với nước nonCuộc đời của người phụ nữ không yên ả mà số phận chìm nổi lênh đênh. Câu thơ tả hình dạng chiếc bánh trôi và hình dạng ấy tròn méo thế nào là do người nặn. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng thế, được may mắn hay bất hạnh, sống sung sướng hay đau khổ là do những kẻ có quyền thế trong xã hội “thần quyền” nhào nặn. Cảnh chồng chúa vợ tôi trong xã hội phong kiến nó tồn tại hàng nghìn năm, cuộc sống của người phụ nữ xưa là như vậy. Sinh ra là một con người nhưng họ không làm chủ được cuộc đời mình. Nhà thơ Hồ Xuân Hương là nột trong những người chịu nhiều cay nghiệt như vậy, yêu Chiêu Hổ rồi bị phụ tình, làm vợ lẽ Tổng Cóc, làm lẽ Phủ Vĩnh Tường... Cuộc đời không chỉ dừng lại ở bảy nổi ba chìm mà có lẽ là hàng chục, hàng trăm điều cay đắng. Không riêng gì nữ sĩ mà chính Vũ Nương trong chuyện Người con gái Nam Xương cũng đức hạnh, nết na, hiếu thảo, thuỷ chung nhưng vẫn phải chịu kết cục trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Nguvễn Du đã từng chia sẻ, cảm thông với Thuý Kiều hồng nhan bạc phận. Mười lăm năm lưu lạc còn gì là thân phải chăng lời thơ sau đây cũng là lời của mọi người đàn bà trong xã hội cũ:Đau đớn thay phận đàn bàLời ràng bạc mệnh cũng là lời chungThương người như thể thương thân, thương cho số phận của mình, thương cho những người cùng cảnh ngộ. Bằng lời thơ tự bạch nữ sĩ đã nói lên những điều bức xúc nhất về cuộc đời của những người phụ nữ. Lời thơ cũng chính là lời phản kháng, lên án xã hội bất công. Đồng thời nữ sĩ còn lên án chế độ nam quyền độc đoán làm cho cuộc đời của họ là những chuỗi ngày đau khổ.Không những đại diện cho phụ nữ nói lên số phận của mình. Hồ Xuân Hương còn khẳng định phẩm giá

 

9 tháng 10 2016

 Phân tích giá trị nhân đạo trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương

Một nhà phê bình văn chương nổi tiếng đã từng đưa ra một quy luật : “Văn chương, thơ ca là tấm gương phản chiếu của tâm hồn, là tiếng nói tình cảm của nhân loại, là những rung động của trái tim trước cuộc đời tươi đẹp. Những giá trị tinh thần mà văn chương, thơ ca đem lại, đã thoát khỏi cái quy luật băng hoại của thời gian, để trường tồn mãi mãi”. Không nằm ngoài quy luật đó, Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng muốn để lại cho hậu thế những tác phẩm hoàn mỹ, đạt đến sự xuất sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất là bài thơ Tự Tình thứ 2 – Là tiếng nói thương cảm đối với số phận hẩm hiu của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến, đồng thời để cao vẻ đẹp và khát vọng sống của họ.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”


Với thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật được viết theo ngôn ngữ Nôm thuần Việt, bài thơ có lẽ đã được nữ sĩ viết về cuộc đời của chính bản thân mình, torng một phút suy tư. Nữ sĩ đã cảm nhận cuộc sống qua những âm thanh, quang cảnh lạnh buồn, vắng lặng và tự cảm thương cho số phận hẩm hiu của bà. Đó cũng là số phận chung của những người phụ nữ trong Xã hội đương thời..


“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non”

Hai câu thơ mở đầu trên còn được gọi là hai câu thơ ĐỀ trong thể thơ độc đáo này. Nhắm mắt suy nghĩ về cuộc sống, từng nhịp thở của người phụ nữ trong đêm khuya lạnh tanh hoà theo tiếng trống thông báo dồn dập, diễn tả sự qua đi nhanh chóng của thời gian. Đêm nay, người phụ nữ đang lẻ loi, cô độc một mình. Không còn một âm vang nào khác, không còn những tiếng ồn ào náo nhiệt của một ngày dài, chỉ còn tiếng trống canh cùng người phụ nữ. Từ “Trơ” – một trong những từ ngữ thể hiện sự chua chát của cuộc đời và sự đối lập giữa vẻ đẹp “Hồng nhan” – “Nước non”. Tại sao nữ sĩ Hồ Xuân Hương lại đặt mình vào trong nhân vật với một không gian buồn bã, tàn lụi đến như vậy? Đối với riêng nữ sĩ khi đối mặt với cái thực tế đó, tâm trạng bà thế nào? Phải chăng bà muốn diễn tả thân phận không chỉ của riêng bà, mà còn là của những người phụ nữ khác trong cái quy luật cổ hủ, vô nhân đạo “Hồng nhan bạc phận” ? Hay cái thân phận phải đi làm “Vợ lẽ” – Không được tôn trọng cả về phẩm giá và tâm hồn ? Thật đớn đau …

10 tháng 11 2016

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ với phong cách thơ độc đáo của nền văn học cổ Việt Nam. Bà đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Thơ của bà là tiếng nói bênh vực người phụ nữ và đả kích chế độ nam quyền - thần quyền. Bài thơ Bánh trôi nước thể hiện rõ tiếng nói đồng cảm, tiếng lòng của nừ sĩ với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, nhà thơ Hồ Xuân Hương bộc lộ tình cảm về số phận éo le, bạc bẽo của mình đồng thời chính là sự đồng cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội nói chung. Viên bánh trôi trắng mịn, xinh xắn là hình ảnh tượng trưng cho số phận người phụ nữ. Người phụ nữ với hình thể xinh dẹp khoẻ mạnh:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Điệp từ vừa ở đây như muốn nhấn mạnh sự tự hào, kiêu hãnh của cô gái về mình: vừa trắng lại vừa tròn nhưng

Bảy nổi ba chìm với nước non

Cuộc đời của người phụ nữ không yên ả mà số phận chìm nổi lênh đênh. Câu thơ tả hình dạng chiếc bánh trôi và hình dạng ấy tròn méo thế nào là do người nặn. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng thế, được may mắn hay bất hạnh, sống sung sướng hay đau khổ là do những kẻ có quyền thế trong xã hội “thần quyền” nhào nặn. Cảnh chồng chúa vợ tôi trong xã hội phong kiến nó tồn tại hàng nghìn năm, cuộc sống của người phụ nữ xưa là như vậy. Sinh ra là một con người nhưng họ không làm chủ được cuộc đời mình. Nhà thơ Hồ Xuân Hương là nột trong những người chịu nhiều cay nghiệt như vậy, yêu Chiêu Hổ rồi bị phụ tình, làm vợ lẽ Tổng Cóc, làm lẽ Phủ Vĩnh Tường... Cuộc đời không chỉ dừng lại ở bảy nổi ba chìm mà có lẽ là hàng chục, hàng trăm điều cay đắng. Không riêng gì nữ sĩ mà chính Vũ Nương trong chuyện Người con gái Nam Xương cũng đức hạnh, nết na, hiếu thảo, thuỷ chung nhưng vẫn phải chịu kết cục trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Nguvễn Du đã từng chia sẻ, cảm thông với Thuý Kiều hồng nhan bạc phận. Mười lăm năm lưu lạc còn gì là thân phải chăng lời thơ sau đây cũng là lời của mọi người đàn bà trong xã hội cũ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời ràng bạc mệnh cũng là lời chung

Thương người như thể thương thân, thương cho số phận của mình, thương cho những người cùng cảnh ngộ. Bằng lời thơ tự bạch nữ sĩ đã nói lên những điều bức xúc nhất về cuộc đời của những người phụ nữ. Lời thơ cũng chính là lời phản kháng, lên án xã hội bất công. Đồng thời nữ sĩ còn lên án chế độ nam quyền độc đoán làm cho cuộc đời của họ là những chuỗi ngày đau khổ.

Không những đại diện cho phụ nữ nói lên số phận của mình. Hồ Xuân Hương còn khẳng định phẩm giá của chính họ. Dù cuộc đời chao đảo ra sao nhưng:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự thuỷ chung, đức hạnh, nhân phẩm, tài năng dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn giữ trọn, vẫn sáng ngời, sáng chói như những hạt ngọc long lanh. Hơn thế nhà thơ còn hoàn toàn tin vào bản thân mình, tin vào phụ nữ, bởi họ đã chứng tỏ phẩm chất đáng quý đó.

Như vậy ta thấy rằng bài thơ này không chỉ đơn thuần tả chiếc bánh trôi mà còn tượng trưng cho thân phận người phụ nữ. ẩn trong những dòng thơ đó là tiếng nói phản kháng lại cả một hệ thống chính trị xã hội, cả một ý thức hệ tư tưởng cổ hủ lạc hậu. Đồng thời là tiếng nói cảm thông chia sẻ. Ta nghe trong lời thơ của bà là những “tiếng lòng chung” đầy phẫn nộ. Lời thơ khảng khái, cứng cỏi nhưng tràn đầy tính nhân đạo cao cả.

10 tháng 11 2016

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ với phong cách thơ độc đáo của nền văn học cổ Việt Nam. Bà đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Thơ của bà là tiếng nói bênh vực người phụ nữ và đả kích chế độ nam quyền - thần quyền. Bài thơ Bánh trôi nước thể hiện rõ tiếng nói đồng cảm, tiếng lòng của nừ sĩ với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng sonMượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, nhà thơ Hồ Xuân Hương bộc lộ tình cảm về số phận éo le, bạc bẽo của mình đồng thời chính là sự đồng cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội nói chung. Viên bánh trôi trắng mịn, xinh xắn là hình ảnh tượng trưng cho số phận người phụ nữ. Người phụ nữ với hình thể xinh dẹp khoẻ mạnh:Thân em vừa trắng lại vừa trònĐiệp từ vừa ở đây như muốn nhấn mạnh sự tự hào, kiêu hãnh của cô gái về mình: vừa trắng lại vừa tròn nhưngBảy nổi ba chìm với nước nonCuộc đời của người phụ nữ không yên ả mà số phận chìm nổi lênh đênh. Câu thơ tả hình dạng chiếc bánh trôi và hình dạng ấy tròn méo thế nào là do người nặn. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng thế, được may mắn hay bất hạnh, sống sung sướng hay đau khổ là do những kẻ có quyền thế trong xã hội “thần quyền” nhào nặn. Cảnh chồng chúa vợ tôi trong xã hội phong kiến nó tồn tại hàng nghìn năm, cuộc sống của người phụ nữ xưa là như vậy. Sinh ra là một con người nhưng họ không làm chủ được cuộc đời mình. Nhà thơ Hồ Xuân Hương là nột trong những người chịu nhiều cay nghiệt như vậy, yêu Chiêu Hổ rồi bị phụ tình, làm vợ lẽ Tổng Cóc, làm lẽ Phủ Vĩnh Tường... Cuộc đời không chỉ dừng lại ở bảy nổi ba chìm mà có lẽ là hàng chục, hàng trăm điều cay đắng. Không riêng gì nữ sĩ mà chính Vũ Nương trong chuyện Người con gái Nam Xương cũng đức hạnh, nết na, hiếu thảo, thuỷ chung nhưng vẫn phải chịu kết cục trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Nguvễn Du đã từng chia sẻ, cảm thông với Thuý Kiều hồng nhan bạc phận. Mười lăm năm lưu lạc còn gì là thân phải chăng lời thơ sau đây cũng là lời của mọi người đàn bà trong xã hội cũ:Đau đớn thay phận đàn bàLời ràng bạc mệnh cũng là lời chungThương người như thể thương thân, thương cho số phận của mình, thương cho những người cùng cảnh ngộ. Bằng lời thơ tự bạch nữ sĩ đã nói lên những điều bức xúc nhất về cuộc đời của những người phụ nữ. Lời thơ cũng chính là lời phản kháng, lên án xã hội bất công. Đồng thời nữ sĩ còn lên án chế độ nam quyền độc đoán làm cho cuộc đời của họ là những chuỗi ngày đau khổ.Không những đại diện cho phụ nữ nói lên số phận của mình. Hồ Xuân Hương còn khẳng định phẩm giá

 

6 tháng 9 2019

Chọn đáp án: D

19 tháng 12 2020

Tham khảo:

Câu 1:

Nam Cao được biết đến trong lịch sử văn học VN là một nhà văn hiện thực xuất sắc. Ổng để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị trên cả hai đề tài về người trí thức tiểu tư sản và người nông dân nghèo. Nhưng tên tuổi của ông vẫn gắn liền với tác phẩm Chí Phèo- Một kiệt tác của NC, một tác phẩm mang đậm giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng thời cũng phê phán cái xã hội thối nát bấy giờ.

Xây dựng nên hình tượng người nông dân bị tha hóa trong xã hội thực dân trước Cách mạng tháng Tám là một sáng tạo mới trong nền văn xuôi nước nhà nói chung và của Nam Cao nói riêng. Nhà văn đã cảm nhận được cái vẻ đẹp chất phác, bình dị ẩn chứa trong cái vẻ bề ngoài thô ráp, xù xì của họ, mà tiêu biểu là nhân vật Chí Phèo- một điển hình nghệ thuật về người nông dân bị xô đẩy chà đạp đến mức tha hóa. Chí không may mắn khi được sinh ra trong một gia đình không đàng hoàng, không cha không mẹ, không một tấc đất cắm dùi. Có một hoàn cảnh sống tội nghiệp, nhưng Chí lớn lên khá khỏe mạnh, hiền lành, lương thiện,... Có một ước mơ giản dị như bao người nông dân khác: một gia đình nhỏ, chồng cày cấy, vợ dệt vải... Vốn từng mang trong mình bản chất của một con người đúng nghĩa, Chí phân biệt được đúng sai, tốt xấu qua hành động bóp chân cho bà Ba- "Hắn cảm thấy nhục hơn là thích". Sống ở một cái xã hội bình thường, người như Chí hoàn toàn có thể sống một cách lương thiện yên ổn. Nhưng cuộc đời nào có hai chữ

"bình lặng"...Bằng ngòi bút lạnh lùng nhưng đa cảm, Nam Cao đã cho thấy tất cả nỗi thống khổ ghê gớm của nhân vật Chí Phèo . Nỗi thống khỏ đó không phải là không cha không mẹ, không nhà không của, không họ hàng thân thích... mà chính là Chí Phèo bị xã hội vằm nát của cả bộ mặt người, cướp đi lình hồn người phải sống kiếp sống tối tăm của con vật lạ. Đó là nỗi thống khỏ của cá thể sinh ra là hình hài của một con người nhưng lại không được làm người và bị xã hội từ chối, xua đuổi. Tình trạng bi thảm này được tác giả mình chứng cho đoạn mở đầu giới thiệu một chân dung, một tính cách "hấp dẫn", vừa hé cho thấy một số phẩn bi đát. Dù say rượu đến điên khùng, Chí Phèo vẫn như cảm nhận thấm thía"nông nỗi" khốn khổ của thân phận mình. Anh chửi trời, chửi đời rồi chuyển sang chửi tất cả làng Vũ Đại, cuối cùng ảnh chửi cái thằng cha con mẹ nào đẻ ra thằng Chí Phèo. Không ai chửi lại vì rất đơn giản là không ai coi anh như là một con người. Nam Cao có vài cái nhìn đầy chìu sâu nhân đạo khi đi vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của những con người khốn khổ. Chí Phèo đến với Thị Nở trong một đêm say rượu. Như điều kì diệu là TN không phải chỉ khơi dậy bản năng ở gã đàn ông say, mà lòng yêu thương mộc mạc, chân thành, sự chăm sóc giản dị của người đàn bà xấu xí, vô duyên và ngớ ngẩn ấy đã làm thức tỉnh Chí Phèo. Trong tâm hồn tưởng chừng như đã chai sạn, thậm chí bị hủy hoại của Chí Phèo, phần lương thiện ngày thường bị lấp đi vẫn le lói một ánh sáng lương tri, sẽ bừng sáng lên lúc gặp cơ hội. Lần đầu tiên khi tỉnh giấc, anh bâng khuâng nghe tiếng chim hót, tiếng đập mái chèo đuổi cá , tiếng cười nói của những người đi chợ, thì niềm ao ước một gia đình nhỏ lại trỗi dậy trong lòng anh sau những tháng ngày dài chìm trong cơn say khướt. Nam Cao đã phát hiện ra ngọn đóm đỏ đăng hắt hiu le lói, việc cuối cùng là cho nó chút mồi để nó bùng lên. Nhưng còn đường đời của Chí lại bị chắn đứng lại. Bà cô của TN - Nhân vật đại diện cho suy nghĩ của dân làng Vũ Đại đã nhất quyết không cho cháu mình đi lấy một "thằng chỉ có nghề là rạch mặt ăn vạ". Cánh cửa quay về lương thiện đã đóng xập trước mặt Chí. Đau khổ CP phải cất lên tiếng thét "Tao muốn làm người lương thiện...", "Ai cho tao lương thiện?.." Chí đã nhận thức được bản chất con người của mình thì không còn nguyên cớ nào lại có thể biến anh sống trở lại kiếp quỷ dữ, không thể tiếp tục rạch mặt ăn vạ, giết người đốt nhà. Chí đã đâm chết bá kiến và tự kết thúc cuộc đời mình. Đó là một kết cục bi thảm nhất, đồng thời cũng là chiếc chìa khóa giải thoát CP khỏi kiếp đời trớ trêu, cái kiếp số muốn sống như một con người nhưng không thể được. Chính cái xã hội thối nát thời bấy giờ đã tạo ra những sản phẩm như Chí Phèo-hình ảnh tiêu biểu của người lao động lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tôi lỗi dần dần bị tha hóa về thể xác lẫn tâm hồn. Mà đại diện cho giai cấp thống trị chính là Bá Kiến-một tên cường hào cáo già trong nghề thống trị dân đen, được khắc họa qua những chi tiết ngoại hình độc đáo, từ "giọng nói rất sang", lối nói ngọt ngào đến cái cười Tào Tháo...Vì sự hờn ghen vớ vẩn của hắn đã đẩy Chí vào con đường tù tội. Chốn lao ngục ấy của bọn thực dân đã tiếp tay cho lão cường hào thâm độc để giết chết phần người trong Chí Phèo, biến Chí thành Phèo, biến người nông dân lương thiện thành quỷ dữ. Sự tha hóa ấy không chỉ có Bá Kiến, nhà tù thực dân gây ra, mà còn những người dân sống ở làng Vũ Đại mà tiêu biếu nhất là bà cô của TN- Con người đã tạo ra bức tường vô hình ngắn cách Chí đến với cuộc sống đích thực của một người lương thiện. Kết thúc câu truyện là một tình tiết đầy ngụ ý, biết đâu lại chẳng có một "CP con" bước ra từ cái lò gạch cũ vào đời để "nối nghiệp bố". Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho con người được sống hiền lành, tử tế, vẫn còn những người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi. Sức mạnh của tác phẩm là vạch ra được cái quy luật tàn bạo, bi thảm này trong cái xã hội tối tăm của nông thôn nước ta thời đó.

Tác phẩm Chí Phèo mạng đậm giá trị nhân đạo đặc sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương của NC đối với những người khốn khổ. Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh. Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện.

Câu 2:

Nguyễn Tuân - một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam. Ông có những sáng tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “chiếc ấm đất”, “chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.

Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa.

Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu, tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp. Huấn Cao trước hết là một người có tài viết thư pháp. Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách con người. Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Tài năng của Huấn Cao còn được miêu tả qua lời người dẫn truyện và trong suy nghĩ nhân vật. Chữ của Huấn Cao “đẹp lắm, vuông lắm”, nét chữ còn thể hiện khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể. Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục đến “mất ăn mất ngủ”; không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao, “một vật báu ở trên đời”. Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng, phi thường có một không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì. Ông là con người tài tâm vẹn toàn.

Huấn Cao có cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Ông theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng ông đã không trung quân mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội “đại nghịch”, chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, làm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”. Nếu như Huấn Cao phục tùng bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác: con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ông có tài “bẻ khóa, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một con người hiếm có trên đời.

Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lý của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang, kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái” và “lãnh đạm” không thèm chấp sự đe dọa của tên lính áp giải. Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai”. Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc”. Ông đứng đầu gông, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo. Người anh hùng ấy dù cho thất thế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục! Mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên “ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh”. Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời: “Ngươi hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây”. Cách trả lời ngang tàng, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ…”. Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội. “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Huấn Cao là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp. Theo ông, chỉ có “thiên lương”, bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý. Thế nhưng khi biết được nỗi lòng của viên quản ngục, Huấn không những vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt rằng: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì “tính ông vốn khoảnh. Ta không vì vàng bạc hay uy quyền mà ép cho chữ bao giờ”.

Hành động cho chữ viên quản ngục chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quý trọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang hàng với mình. Cảnh “cho chữ” diễn ra thật lạ, quả là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Kẻ tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” đang “đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ. Đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuối cho người đọc. Qua đó, Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa con người. Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người đang chịu tránh nhiệm giam giữ mình. Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như một người cha khuyên bảo con: “Tôi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững rồi cũng có ngày nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.

Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi. Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi. Huấn Cao, người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông. Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xóa tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này. Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử. Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một cõi khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi.

Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Dù cho Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau.

Câu 3:

Thạch Lam là một nhà văn có lối viết nhẹ nhàng và sâu lắng, tác phẩm của ông mang đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc đa dạng bằng sự bình dị và tinh tế vốn có. Một trong những tác phẩm xuất sắc của Thạch Lam phải kể đến truyện ngắn Hai đứa trẻ, truyện kể về những kiếp người nghèo khổ trong cuộc sống tàn lụi nơi phố huyện, song lấp lánh trong đó còn có cả sự yêu thương, những ánh sáng hy vọng dù nhỏ bé trong cuộc đời mỗi người nơi đây. Bên cạnh những chi tiết tiêu biểu như ngọn đèn dầu của chị Tí, cảnh chợ tàn,…còn có một hình ảnh khác khiến ta không khỏi nghĩ suy- đó là hình ảnh chuyến tàu đêm qua huyện nghèo.

Khi chợ đã vãn nơi phố huyện cũng là lúc cái nghèo, cái đói hiện lên rõ rệt nhất. Những rác rưởi bị vứt bỏ đầy đường, tiếng ồn ào huyên náo chẳng còn, mùi ẩm bốc lên,…Màn đêm dần buông xuống, đâu đó có những ánh đèn le lói nơi nhà bác Xẩm, chị Tí,…nhưng những ánh sáng nhỏ nhoi ấy chẳng thể nào có thể xua tan đi bóng tối đang dần bao trùm lên phố huyện. Đêm về, cuộc sống thường ngày vẫn diễn ra như vậy, chị em Liên dọn quầy tạp hoá nhỏ ra bán, chị Tí dọn hàng nước bán cho mấy anh lính lê hay phụ gạo, phụ xe, bà cụ Thi tới mua rượu, hàng phở bác Siêu cũng dần đến trong tiếng kẽo kẹt của gánh đòn,….Hoạt động còn người vẫn diễn ra đấy thôi nhưng sao thật nhạt nhẽo, buồn thương. Tất cả đều quen thuộc, đều không có gì là thú vị với chị em Liên, duy chỉ có một điều khiến hai chị em chờ đợi đó là chuyến tàu từ trên phố Hà Nội đi ngang qua, một hoạt động diễn ra cuối ngày nơi phố huyện.

Liên và An muốn đợi tàu với hai lý do. Thứ nhất là theo lời mẹ dặn, cố thức đến khi tàu xuống để đón khách, họ tranh thủ khi tàu dừng ghé lại mua dăm ba gói thuốc, vài ba bao diêm nơi hàng nhà. Thứ hai, cũng là lý do chính mà Liên và An đều muốn thức đến lúc ấy là bởi họ muốn được nhìn chuyến tàu đêm đó.

Khi trống cầm canh phố huyện đánh lên vài tiếng động vang xa, vài ba người cầm đèn lồng có các bóng dài đi qua cũng là lúc báo hiệu tàu dần đến. Liên nghe tiếng bác phở Siêu cất lên trong niềm vui nhỏ bé:

” Đèn ghi đã ra kia rồi.”. Cố ngẩng về phía tàu, Liên thấy thứ ánh sáng xa xa quên thuộc: “ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi”. Và lắng nghe tiếng âm thanh phát ra từ chiếc tàu dài khổng lồ kia” còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi”. Rồi trong tiếng nhẹ nhàng, Liên hối thúc em dậy để kịp nhìn tàu đến, trong khoảnh khắc ấy, cả hai đều ánh lên niềm vui khôn tả, cố căng mắt để cảm nhận hết tất thảy những ánh sáng, yêu thương và sự thú vị mà đoàn tàu mang đến. “Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Dù hôm nào tàu cũng qua phố huyện nhưng lần nào đến tàu cũng mang lại cho hai chị em Liên cả sự tò mò và thích thú. Chuyến tàu qua được miêu tả vô cùng cụ thể, từ ánh sáng, đến hoạt động của những người trên các toa, từ âm thanh xa xa đến tiếng ồn vội vã khi tàu đến. Khi tàu đêm qua đi, chỉ còn những đốm than đỏ bay trên đường sắt và màu bóng tối lại bao trùm cũng là lúc mà trong lòng cả An và Liên đều trống rỗng, nuối tiếc.

Chuyến tàu đêm đến trong sự đợi chờ, mong mỏi và rời đi trong nỗi hụt hẫng, tiếc nuối. Chuyến tàu đêm khiến Liên nhớ về những ngày quá khứ đẹp đẽ nơi Hà Nội, khi gia đình Liên còn được sống trong những ngày vui vẻ, an yên. Chuyến tàu cũng mang đến màu sắc của tương lai, của một thế giới khác, đó là một thứ ánh sáng mới, ánh sáng của hy vọng, của niềm tin, của một thế giới khác đầy vui vẻ, an yên. Nó khác xa với thế giới của những ngọn đèn tàn, của sự tĩnh mịch, tù túng nơi đây.

Chuyến tàu đêm đi qua, ta càng thấy thương cảm cho những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện, họ bị cái đói, cái khổ vùi dập trong bóng tối. Nhưng trong bóng tối, trong màn đêm của sự tù túng, nhạt nhoà họ vẫn khát khao hạnh phúc, khát khao một cuộc sống tốt đẹp hơn

cho chính cuộc đời mình và mọi người. Ánh sáng của đoàn tàu chở cả những mơ ước nhỏ bé của chị em Liên, của những người dân nơi phố huyện, họ mơ ước một cuộc sống mới, huyên náo và vui vẻ, hạnh phúc và bình yên, họ luôn khát khao vươn mình trước bóng tối với sự mong mỏi về một tương lai sẽ mới mẻ hơn.

Chỉ với một chi tiết nhỏ thôi nhưng quả cái nhìn đầy nhân văn của Thạch Lam đã làm cho giá trị của tác phẩm thêm phần sâu sắc.

   
4 tháng 9 2018

Nếu không có đoạn cuối của bài thơ thì giá trị biểu cảm của bài thơ giảm đáng kể khi chỉ có giá trị hiện thực:

     + Người đọc sẽ chỉ nhìn thấy hoàn cảnh khốn khó của nhà thơ mà không nhìn thấy được tấm lòng nhân hậu của nhà thơ

     + Không thấy được vẻ đẹp của giấc mơ và tấm lòng nhân ái, vị tha của tác giả

→ Nhờ vào 5 câu thơ cuối nỗi đau của người trở thành tấm gương phản chiếu mạnh mẽ nhất nỗi đau chung của muôn người, muôn nhà

5 tháng 11 2021

Vì bài bánh trôi nước mượn hình ảnh bánh trôi để nói, gợi lên hình ảnh , vẻ đẹp và số phân của người phụ nữ xưa 

5 tháng 11 2021

vì:

- Cảm hứng nhân đạo bao gồm những nguyên tắc, đạo lí làm người, những thái độ đối xử tốt lành trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, những khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc. - Đó còn là tấm lòng cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ, đặc biệt là với trẻ em, với phụ nữ và những người lương thiện bị hãm hại…

Bài mẫu cho ai cần ! #No coppy  Đề bài : phát biểu cảm nghĩ về tinh thần / giá trị nhân đạo trong bài thơ :" Bánh trôi nước".                                                Bài làm         " Tinh thần nhân đạo" là 1 trg 2 dòng chảy xuyên suốt mạch nguồn của văn học . Nó bắt nguồn từ truyền thống : " Thương người như thể thương thân " của dân tộc VN ; nó chảy từ cội nguồn văn học dân gian đến văn học hiện...
Đọc tiếp

Bài mẫu cho ai cần ! #No coppy  

Đề bài : phát biểu cảm nghĩ về tinh thần / giá trị nhân đạo trong bài thơ :" Bánh trôi nước".

                                                Bài làm 

        " Tinh thần nhân đạo" là 1 trg 2 dòng chảy xuyên suốt mạch nguồn của văn học . Nó bắt nguồn từ truyền thống : " Thương người như thể thương thân " của dân tộc VN ; nó chảy từ cội nguồn văn học dân gian đến văn học hiện đại .Trong chương trình Ngữ Văn 7 , giá trị nhân đạo trg bài thơ : " bánh trôi nc " đã để lại cho e ấn tượng sâu sắc .

           "Tinh thần nhân đạo " là tinh thần nhân ái, là sự xót thương , lòng đồng cảm , là thái độ chở che , bênh vực cho những số phận con người bất hạnh.Trg văn học tinh thần nhân đạo đc biểu hiện 1 cách rất đa dạng và phg phú. Đó là sự xót thương , đồng cảm , chia sẻ vs những số phận đau khổ, là sự lên án , tố cáo những thế lực bất công , chà đạp lên quyền sống của con người , là ước mơ , khát vọng về 1 xã hội công bằng , tôn trọng phẩm giá của con người .

         Ở thời trung đại , đặc biệt là vào giai đoạn cuối thì xã hội lúc bấy h đầy rối ren và loạn lạc; nhiều cây bút trung đại đã tập trung phản ánh bi kịch của con người, nhất là số phận của ng phụ nữ trg xã hội xưa.Góp mặt trg chủ đề này pk kể đến nữ sĩ Hồ Xuân Hương với bài thơ : " Bánh trôi nc " . Bài thơ đc đặt theo thể thất ngôn tứ tuyệt , ra đời vào khoảng thế kỉ 19.Tinh thần nhân đạo trg tác phẩm là tiếng ca ngợi vẻ đẹp ng phụ nữ xưa , đồng cảm với thân phận và số phận của họ và lên án phê phán , tố cáo xã hội phong kiến bất công.

            Trước hết, ở lớp nghĩa thứ nhất , tác giả đã miêu tả về chiếc bánh trôi nước . Chiếc bánh trôi nc đc lm từ bột nếp trắng , nhân đường đỏ, đc nặn hình tròn. Nếu bột nhiều nước thì bánh sẽ nháo , nát ; nếu bột ít nước thì bánh sẽ khô và rắn. Vì thế hình dạng và chất lượng bánh phụ thuộc vào tay ng nặn. Cần đun sôi nc để luộc bánh, bánh chín sẽ nổi lên còn bánh chx chín thì sẽ chìm. Nhưng dù rắn hay nát thì bánh vẫn giữ đc nhân đường đỏ bên trg .

          Chiếc bánh trôi nc chính là hình ảnh ẩn dụ chỉ ng phụ nữ trg xã hội phg kiến xưa.

           Đến vs tác phẩm , ta cảm nhận đc tinh thần nhân đạo thể hiện qua tiếng nói ca ngợi vẻ đẹp của ng phụ nữ xưa về hình thức : 

                                      "Thân e vừa trắng lại vừa tròn"

2 tiếng " thân e" đc sử dụng để mở đầu bài thơ. Đây là mô típ quen thuộc để bắt đầu những bài ca dao trong chủ đề: Những câu hát than thân để nói về số phận buồn tủi của ng phụ nữ xưa:" Thân e như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi bt tấp vào đâu". Nhưng ở bài thơ này, 2 tiếng " thân e " kết hợp vs cặp từ hô ứng "vừa..vừa.." nhằm khẳng định , ca ngợi vẻ đẹp của ng phụ nữ xưa : tròn trịa , trắng trẻo về ngoại hình, trg trắng, tròn đầy về tâm hồn.

          Bài thơ còn ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của ng phụ nữ trg xã hội phg kiến đương thời:

                                   " Mà e vẫn giữ tấm lòng son " 

Quan hệ từ :"mà" đc đặt ở đầu câu thơ vừa để kết nối các câu thơ trong bài vừa để thể hiện tấm lòng của ng phụ nữ VN.Hình ảnh ẩn dụ :"tấm lòng son" khẳng định: dù thân phận chìm nổi lênh đênh , vị lệ vào tay kẻ khác họ vẫn giữ cho mk nhân cách, phẩm chất tốt đẹp và tấm lòng trg trắng , son sắc , thủy chung. Ng phụ nữ xưa thật đẹp ng , đẹp nết , đáng đc trân trọng và hượng cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.

            Đọc tác phẩm, ta còn cảm nhận đc tinh thần nhân đạo hiên hữu trg tiếng nói đồng cảm , thương xót của tác giả cho số phận và thân phận của ng phụ nữ xưa:

                                "Bảy nổi ba chìm vs nc non

                                  Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn "

thành ngữ : " ba chìm bảy nổi" đc tác giả khéo léo đổi thành :" bảy nổi ba chìm" vừa đặc tả trạng thái chiếc bánh trôi nc khi chín vừa diễn tả đc số phận chìm nổi , long đong, lận đận của ng phụ nữ trc dòng đời.Số phận  chìm nổi ,thân phận thì rắn nát,thấp bé, "sướng-khổ, hạnh phúc hay bất hạnh" phụ thuộc vào " tay kẻ nặn ". "Tay kẻ nặn " là những ng chồng , ng cha, những thế lực có quyền có tiền trg xã hội phg kiến xưa, luôn định đoạt,đưa đẩy số phận và thân phận ng phụ nữ trg xã hội xưa.Họ ko có quyền tự quyết định cuộc đời mk , ko đc từ chủ, tự quyết định hạnh phúc cho mk.Cuộc đời của họ chịu thật nhiều những bi kịch , cay đắng , tủi nhục.

            Chưa hết,"tinh thần nhân đạo " trg tác phẩm:"Bánh trôi nc" còn thể hiện ở tiếng nói lên án, phê phán, tố cáo xã hội phg kiến xưa.Từ việc miêu tả, diễn tả, tái hiện lại thân phận thấp bé kém tay , vị lệ vào tay kẻ khác  và số phận bấp bênh , chìm nổi của ng phụ nữ xưa; tác giả đã giúp chúng ta hiểu hơn về xã hội xưa.Trg thời kì xã hội phg kiến VN, vai trò của ng phụ nữ ko đc đề cao và họ luôn  bị coi thường , chà đạp.Cuộc đời họ trải qua vô vàn những cay đắng, bi thảm , buồn tủi , luôn bị xo đẩy bởi dòng đời và các thế lực phg kiến.Qua đó ta thấy xã hội xưa trọng nam khinh nữ, phân biệt đối xử và thật bất công, đáng bị căm ghét vè lên án , tố cáo.

          Như vậy , tiếng nói nhân đạo ko chỉ phg phú về mặt nội dung mà còn đa dạng trg hình thức thể hiện .Đó có thể là tiếng nói tâm tình đc thể hiện sâu xa trg thể thơ thất ngôn tứ tuyệt . Ko những thế, trong bài thơ :"Bánh trôi nc " tác giả đã sử dụng triệt để thành công các biện pháp nghệ thuật : ẩn dụ, thành ngữ.Ngôn ngữ bình dị đã cho ta thấy cảm hứng nhân đạo sâu sắc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:vừa trân trọng , vừa ca ngợi vẻ đẹp ng phụ nữ VN xưa , vừa cảm thương sâu sắc cho họ cũng như chính kiếp vợ lẽ của mk . Đòng thời, lên án phê phán xã hội phg kiến đương thời luôn chà đạp ng phụ nữ . 

                Như Diệp Tiến-nhà phê bình văn học từng vt : " THơ là tiếng lòng của ng nghệ sĩ", bài thơ "Bánh trôi nc " đã phản ánh tiếng nói nhân đạo ko chỉ  của nữ sĩ HXH mà còn là tiếng nói nhân đạo-truyền thống của cả dân tộc VN ta.Tiếng nói ấy ngày nay vẫn đc giữ gìn và phát huy trg các tác phẩm như : " Sống Chết mặc bay " , " Cuộc chia tay của những con búp bê" hay " Thân e như trái bân trôi / Gió dập sg dồi bt tấp vào đâu".

                Đúng như nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng vt: "văn chương gây cho ta những tình cảm ta ko có , luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có ".Bài thơ "Bánh trôi nc" đã giúp e hiểu hơn cuộc đời cay đắng,thân phận và số phận ng phụ nữ xưa. Khơi gợi cho e lòng đồng cảm vs họ, ngưỡng mộ vẻ đẹp hoàn mĩ của họ và căm ghét xã hội xưa bất công.TRg cs ngày nay dù đã đc bình đẳng và tự chủ nhưng vẫn còn những ng phụ nữ có số phận bất hạnh chúng ta cần đồng cảm, giúp đỡ.Mỗi cta hãy lên tiếng vì quyền lơi ng phụ nữ, đối xử bình đẳng ko phân biệt giới tính ; lên án phê phán những gđ trọng nam khinh nữ, những kẻ coi thường , chà đạp ng phụ nữ.Là học sinh cần tích cực học tập , là đại diện cho phái nữ cần bảo vệ các bạn nữ trg lớp, đấu tranh vì quyền lợi bản thân , tố cáo những kẻ có hành vi sai trái vs phụ nữ để góp phần xây dựng xã hội công bằng đất nc giàu mạnh.

               Tóm lại , tinh thần nhân đạo trg bài thơ " Bánh trôi nc " đã để lại cho e ấn tượng sâu sắc.Nó góp phần tôn vinh giá trị văn học và thành công của tác phẩm.Giá trị nhân đạo sâu sắc ấy và bài thơ sẽ còn sống mãi trg lòng ng đọc,là ngọn đèn dẫn lỗi ta tới thành công.Chúng ta hãy giữ gìn và phát huy giá trị nhân đạo của tác phẩm để lan tỏa nguồn sức mạnh tích cực cho cộng đồng.

#HỌC TỐT NHE :3

1
19 tháng 4 2022

Ok hihi

19 tháng 4 2022

Mặc dù không phải là câu hỏi....