Câu 1: Nêu thành phần hóa học của xương.Câu 2: Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?Câu 3: Nêu chức năng của cột sống.Câu 4: Gặp người bị gãy xương ta cần xử lí như thế nào?Câu 5: Nêu chức năng của nhân tế bào, ti thể, ribôxôm.Câu 6: Nêu thực phẩm tốt cho người bị bệnh xương khớp và người bị thiếu máu.Câu 7: Nêu khái...
Đọc tiếp
Câu 1: Nêu thành phần hóa học của xương.
Câu 2: Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?
Câu 3: Nêu chức năng của cột sống.
Câu 4: Gặp người bị gãy xương ta cần xử lí như thế nào?
Câu 5: Nêu chức năng của nhân tế bào, ti thể, ribôxôm.
Câu 6: Nêu thực phẩm tốt cho người bị bệnh xương khớp và người bị thiếu máu.
Câu 7: Nêu khái niệm mô và phản xạ.
Câu 8: Nêu chức năng của hồng cầu , huyết tương
Câu 9: Bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
Câu10: Những đặc điểm nào của bộ xương người thể hiện sự thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân?
Câu 11: Theo em để bộ xương phát triển cân đối chúng ta cần phải làm gì ?
Câu 12: Môi trường trong cơ thể gồm thành phần nào?
Câu 13: Xương dài ra và to ra do đâu?
Câu 14: Em hãy tìm hiểu các loại vacxin mà trẻ em được tiêm chủng
Câu 15: Vẽ sơ đồ truyền máu
giúp tui nha
3,a ) Phương pháp sơ cứu gãy xương:
- Bước 1: Đặt 2 nẹp gỗ (hay tre) vào chỗ xương gãy.
Bước 2: Lót trong nẹp bằng gạc (hay vải mềm) gấp dày ở các
chỗ đầu xương.
Bước 3: Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy
b ) Băng bó cố định:
Dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương. Băng cần quấn chặt
* Phương pháp sơ cứu gãy xương cẳng tay:
- Bước 1: Đặt nẹp gỗ (hay tre) vào
chỗ xương gãy.
- Bước 2: Lót trong nẹp bằng gạc
(hay vải mềm) gấp dày ở các đầu
xương.
- Bước 3: Buộc định vị 2 đầu
nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.
Câu 1:Mô là gì ? Có mấy loại mô và nêu chức năng
Mô là một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.
Mô biểu bì:
+ Biểu bì bao phủ thường ở bề mặt ngoài cơ thể (da) hay lót bên trong các cơ quan rỗng như ruột, bóng đái, thực quản, khí quản, miệng.
+ Biểu bì tuyến nằm trong các tuyến đơn bào hoặc đa bào. Chúng có chức năng tiết các chất cần thiết cho cơ thể hay bài tiết ra khỏi cơ thể những chất không cần thiết.
•Mô liên kết:
+ Mô liên kết dinh dưỡng: máu, bạch huyết có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
+ Mô liên kết đệm cơ học: mô sợi, mô sụn, mô xương. Mô sợi có ở hầu hết các cơ quan, có chức năng làm đệm cơ học, đồng thời cũng dẫn các chất dinh dưỡng .
•Mô cơ: là thành phần của hệ vận động, có chức năng co dãn. Có 3 loại mô cơ: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim.
+ Mô cơ vân: dưới sự kích thích của hệ thần kinh, các sợi cơ co lại và phình to ra làm cho cơ thể cử động).
+ Mô cơ trơn : Cơ trơn cấu tạo nên thành mạch máu, các nội quan, cử động ngoài ý muốn của con người.
Câu 5: Phản xạ là gì? Cho ví dụ và phân tích đường đi của cung phản xạ ?Nêu ý nghĩa là của cung phản xạ đối với cơ thể
Là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
Phản xạ: Chạm vào siêu nước nóng rụt tay lại
Phân tích: Cơ quan thụ cảm. Cảm nhận nhiệt độ tiếp nhận kích thích và gửi tín hiệu vê trung khu vận động ở hành não theo dây hướng tâm . Tại đây thông tin đc xử lý và truyền theo dây li tâm đến cơ quan phản ứng làm cơ co, rụt tay lại.
Câu 7: Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi
Tim co,dãn có tính chu kỳ
Chu kì tim là (0,8s):
Bắt đầu là pha co tâm nhĩ: 0,1s( nghĩ 0,7s)
Tâm thất co:0,3s( nghĩ 0,5s)
Pha dãn chung:0,4s( nghĩ 0,4s)
=) Tim hoạt động không mệt mỏi.
Nhịp tim = 75 chu kì trong 1'
Câu 8: Ở người có những nhóm máu nào ?Nêu đặc điểm của từng nhóm máu
- Ở người có 4 nhóm máu: O, A , B ,AB
+ Mô cơ tim chỉ phân bố ở tim, có cấu tạo giống như cơ vân, nhưng tham gia vào cấu tạo và hoạt động co bóp của tim nên hoạt động giống như cơ trơn, ngoài ý muốn của con người.
•Mô thần kinh: Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.