Kể về ngày lễ Trung Thu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1:
Tùng rinh rinh... tùng tùng tùng rinh rinh..." Mới chợp tối, khắp mọi nơi đã rộn vang tiếng trống, tiếng nhạc mừng đêm Trung thu. Ai ai cũng háo hức chờ giây phút được rước đèn, phá cỗ. Trên sân khấu, chú Cuội và chị Hằng đã cười nói để bắt đầu đêm hội. Các bạn nhỏ lần lượt biểu diễn những bài hát trung thu vui nhộn. Chúng em ngồi xếp thành hàng, vừa vẫy tay vừa ca hát theo. Trên vòm trời, ông Trăng sáng vằng vặc, tròn xoe như một chiếc mâm bạc. Đêm Trung thu, thiếu ông chắc sẽ buồn lắm. Hình như ông biết, lũ trẻ chúng em mừng vui nên càng lúc ông càng lên cao, đổ muôn tia sáng xuống mặt đất. Những chiếc đèn ông sao trên tay chúng em nhờ ánh trăng chiếu mà đẹp lấp lánh hơn. Một hồi trống vang lên để báo hiệu màn múa lân sắp bắt đầu. Ba chú lân khoác trên mình bộ áo choàng đỏ rực. Các chú cứ nhảy lên rồi uốn lượn. Chúng em đứng xung quanh xem và hát vang "Đêm Trung thu rước đèn ông trăng...". Chúng em còn được ăn rất nhiều bánh kẹo. Đó là đêm Trung thu vui nhất của em. Em mong mùa thu mau tới để em lại được rước đèn, phá cỗ.
Bài 2:
Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.
Cô em đã ngoài ba mươi tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.
Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.
Bài 3:
Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.
Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.
Mỗi năm một lần, hội rước đèn đêm Trung thu ở xã em diễn ra tại sân vận động của xã rất từng bừng, náo nhiệt.
Tối mười bốn tháng tám âm lịch, trên bãi sân rộng, thiếu nhi trong xã xếp hàng từng đội theo xóm. Tay bạn nào cũng cầm theo một cái lồng đèn được mua hoặc tự làm hay ống tre làm thành đuốc. Ban tổ chức gọi tổ trưởng lên bàn nhận bánh kẹo về cho tổ mình. Sau khi tổ trưởng phát xong kẹo bánh, có vài tiết mục văn nghệ "Cây nhà lá vườn" diễn ra ở sân rộng, thiếu nhi đồng vỗ tay theo nhịp, ủng hộ những nghệ sĩ không chuyên nghiệp của xã nhà. Tiếp đó là lệnh đốt nến. Tất cả các lồng đèn, đuốc được thắp sáng. Lúc bấy giờ sân bãi đẹp lung linh, kì ảo với hàng trăm ánh nến xanh, vàng, đỏ và ánh hồng của cây đuốc làm bằng ống tre. Lễ rước đèn Trung thu bắt đầu bằng bài hát "Rước đèn Trung thu". Thiếu nhi vừa cầm lồng đèn, vừa hát "Tết Trung thu...". Đoàn rước đèn đi một vòng quanh xã. Các cô chú Đội sản xuất và các anh chị Thanh niên xã đoàn đi kèm thiếu nhi đều giữ hàng ngũ ngay ngắn, trật tự, vừa tạo mĩ quan của hội rước đèn, vừa coi sóc phòng cháy (do đốt đèn nến và đuốc nên phải tăng cường phòng vệ, trông coi). Dọc đường, có bạn cầm lồng đèn từ trong nhà chạy ra nhập vào đoàn thiếu nhi đang "rồng rắn" rước đèn. Trên đường về, bạn nào nhà gần đường đi rước đèn có thể tách hàng về nhà. Trăng lúc này đã lên cao, tròn vành vạnh soi ánh vàng trong trẻo xuống mặt đất. Đoàn thiếu nhi vừa đi, vừa hát trở lại chỗ xuất phát. Các anh chị xã đoàn bắt nhịp bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng". Kết thúc ngày hội, chúng em chia tay nhau và ra về.
Buổi lễ rước đèn là sinh hoạt rất vui của thiếu nhi xã em và đã trở thành thông lệ không thể thiếu trong ngày lễ Trung Thu. Em rất yêu quê và yêu ngày hội Trung thu ở quê hương mình.
đề 1
Cô Phương của em là nữ bác sĩ trẻ nhất khoa Sản của bệnh viện Từ Dũ, nơi cô đang làm việc.
Cô Phương tốt nghiệp ra trường với tấm bằng xuất sắc. Cô làm việc rất cần mẫn, cẩn thận và lành nghề. Cô Phương còn rất trẻ, chỉ độ hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi. Làn da cô trắng trẻo, khuôn mặt cô đẹp với đôi mắt to và sáng, mũi cao thanh tú. Hằng ngày, trong quá trình làm việc, cô đỡ sinh cho rất nhiều sản phụ. Cô hiền dịu an ủi động viên sản phụ, giúp các bà mẹ đỡ đau đớn trong cơn chuyển dạ sinh con, cô trân trọng, yêu thương đón đỡ từng em bé ra đời. Bàn tay thon đẹp, dịu dàng của cô đã nâng đỡ bao mái đầu tơ non của em bé, đã giúp bao sản phụ nhẹ mình đỡ đau trong cơn vượt cạn một mình. Với dáng người mảnh dẻ, tâm hồn hiền lành và trí tuệ giỏi giang, cô Phương luôn nêu cao y đức cao quý của một bác sĩ trẻ.
Em rất quý mến và tự hào về cô.
đề 2
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
đề3
Cô còn có thể tích cả được gp nữa cơ ạ. Cô full ngầu thế.Em làm hơn 10 000 câu rồi mà chả được gp là mấy, em có chút xúi thôi cô ạ, em nghèo gp quá.
Cô có thể bớt chút thời gian chấm bài cho em với. Chứ trả lời câu hỏi suốt ngày mà chả lên tí gp nào, cũng thấy hơi buồn cô ạ. Cảm ơn tấm lòng của cô. Em muốn có tí gp vào bảng xếp hạng lấy chút phần thưởng của olm chứ em chả có xu nào trong ví olm, càng chẳng có coin luôn ý cô. Nhìn bạn bè rủng rỉnh coin và xu trong ví em ngưỡng mộ quá cơ, cô tick được gp thì tạo cho em chút cô hội bằng cách chấm bài cho em đi cô. chứng minh cô có siêu năng lực tick gp ạ
Chào cô giáo, cô có thể cho em đăng ký dự thi không ạ, em vẽ tranh không đẹp lắm, nhưng chắc cũng sẽ cố gắng.
Xin cô cho biết thành phần ban tổ chức cuộc thi gồm những ai vậy ạ?????
Em cảm ơn cô rất nhiều!
Ở quê hương đất Tổ của em có một lễ hội lớn lắm, đó là Lễ Hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày mồng Mười tháng Ba Âm lịch hàng năm. Mọi người đều biết câu ca dao:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba.
Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn, để tưởng nhớ các vua Hùng, những người đã có công dựng nước. Nó đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt chúng ta. Hàng năm, hội Đền Hùng được tổ chức long trọng với sự “hành hương trở về cội nguồn dân tộc” của các địa phương trên cả nước về đất Tổ– Phú Thọ. Lễ hội được diễn ra tại địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, thu hút rất nhiều người dân trên cả nước về tụ hội.
Lễ hội bắt đầu từ ngày mông 8 đến ngày 11 tháng 3 Âm lịch. Trước hết đó là phần lễ, với các nghi thức được tổ chức một cách trang trọng như dâng hương, dâng lễ vật từ các địa phương tưởng nhớ 18 vị vua Hùng và công lao của các ngài. Năm nào cũng vậy, trong lễ hội Đền Hùng đều có tổ chức cuộc thi kiệu của các làng chung quanh. Chính bởi những lễ rước kiệu này mà không khí lễ hội trở nên náo nhiệt và đông vui hơn. Trẻ con thích thú hò hét chạy theo đoàn người ăn mặc đẹp đẽ rước kiệu. Mỗi làng đều cố gắng bỏ công sức và tiền bạc để tạo ra những chiếc kiệu đẹp nhất bởi người dân tin rằng, nếu kiệu của làng nào giành được giải tức là họ đã được các vua Hùng tin tưởng và phù hộ.
Phần hội với rất nhiều trò chơi dân gian đặc trưng của địa phương em như ném còn, chơi đu, đấu vật, chọi gà,… Được bố mẹ cho đi hội Đền Hùng thường xuyên nhưng có lẽ phần hát Xoan ở đền Hạ làm em cảm thấy thích nhất. Không khí ở đây vừa mát lại vừa thoáng, được thưởng thức những câu hát mộc mạc, bình dị đậm chất dân tộc thì không gì bằng.Hát Xoan là một trong những di sản của Phú Thọ quê em. Em rất tự hào vì làn điệu dân ca quê hương mình.
Lễ hội Đền Hùng thật sự rất ý nghĩa và hấp dẫn. Đó không chỉ là tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng mà còn là nét đẹp của dân tộc Việt ta, hướng về cuội nguồn. Đó là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” đã được cả dân tộc mang mình dòng máu Lạc Hồng gìn giữ bao đời. Bởi vậy, hễ là “con Lạc cháu Hồng”, thì hãy về thăm Đền Hùng quê em dịp lễ hội. Đừng quên chính hội vào ngày 10 tháng 3, rất hấp dẫn…
“Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường… Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh…..” Tiếng trẻ em hát vang ngoài đầu ngõ khiến tâm trạng em trở nên vui vẻ, một mùa lễ hội lại sắp sửa bắt đầu trên quê em. Năm nào cũng thế, cứ đến Rằm Tháng Tám, quê em lại tổ chức lễ hội dành cho trẻ em, là Tết Trung Thu. Đây là lễ hội mà chúng em mong chờ nhất trong năm.
Ở quê em ,Tết Trung thu thường được tổ chức vào tối ngày 14,15 tháng 8 Âm lịch, đây là lúc Trăng lên tròn nhất, sáng nhất, lúc trăng đẹp nhất. Mới chập tối mà trẻ em làng trên xóm dưới đã rôm rả, nhộn nhịp chạy quanh làng với những chiếc đèn lồng trên tay. Vầng trăng trên cao, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa bạc khổng lồ. Ánh trăng rải xuống thế gian như mật ngọt tỏa sáng, soi rõ bóng cây trên mặt đất. Dòng sông cuộn mình trong ánh trăng lung linh, trăng khoác thêm cho sông chiếc áo bằng bạc lấp lánh. Dưới sân đình, những chiếc trại nhỏ xinh đã được dựng lên làm nơi vui chơi cho trẻ nhỏ. Từng đám trẻ con tay cầm đèn lồng các loại: ông sao, cá chép… nối đuôi nhau chơi trò rước đèn, vừa đi vừa cất tiếng hát “Tùng dinh dinh tùng tùng tùng dinh dinh…” nghe thật vui tai. Tiếng trống ếch, trống cơm náo nức, rộn ràng. Các bà, các mẹ tất bật chuẩn bị mâm cỗ Trung thu. Từng gói bánh, quả ngọt được sắp xếp ngay ngắn trên mâm. Trung thu năm nay chúng em còn được tham gia những trò chơi dân gian như nhảy bao bố, đi cầu kiều, kéo co… Những tiếng cười rộn vang cả một vùng. Ngay sau khi những trò chơi kết thúc, tiết mục phá cỗ trông trăng được diễn ra sôi nổi. Những tiết mục văn nghệ đến từ đội thiếu nhi của làng cũng rất hay và đẹp mắt. Vầng trăng trên cao ghé xuống mỉm cười nhìn chúng em.
Em rất thích lễ hội Trung thu ở quê em.
Kể về một người lao động
Bác Sáu Hải là một nông dân khoẻ mạnh và siêng năng. Hằng ngày, bác thường đậy rất sớm và gọi cả nhà cùng dậy. Đến khoảng sáu giờ sáng, sau khi đã ăn sáng qua loa, bác vác cuốc ra đồng. Bác dùng cuốc vun luống và làm cỏ cho khoai, đậu. Bác tới ruộng đắp lại bờ để giữ nước cho lúa. Xong các việc ngoài đồng, bác lại trở về vườn tưới nước cho cây, phun thuốc trừ sâu hoặc chiết cành, ghép cây. Bác làm việc luôn tay nên vườn ruộng nhà luôn luôn xanh tốt và cho nhiều hoa trái.
Five years ago, I attended a very big festival in Ha Noi. It's called 1000th Anniversary of Thang Long - Ha Noi Festival. There are a lot of activities in this festival such as fireworks display, military parade, music performances, ect. It was organized very splendidly because the organizers are the Viet Nam government. Millions of people came to Ha Noi to participate in this great festival. It was held for ten days from October 1st 2015 to October 10th 2015. I saw lots of fireworks, parties, parades during these days. It was interesting. I took so many pictures on this festival because there were plenty of beautiful scenes. We organized this great festival to celebrate the 1000th anniversary of Thang Long - Ha Noi.
Halloween is a holiday celebrated on October 31st. The most common colors of the day are orange and black. Halloween comes from the ancient Celtic festival Samhain.
The ancient Celts believed that on October 31st, now known as Halloween, the boundary between the living and the deceased is not clear, and the dead become dangerous for the living by causing problems such as sickness or damaged crops.
On Halloween, the ancient Celts would place a skeleton by their window to represent the dead. Believing that the head was the most powerful part of the body, containing the spirit and knowledge, the Celts used the "head" of the vegetable to decorate their houses.
On this day people often wear strange clothes as characters in horrible novels or movies to frighten others.
People usually like to dress as ghosts, skeletons, or witches. Now Halloween is an official holiday in almost all European countries.
Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về.
Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bứng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nổi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần troa giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
Trong nhà trường, thầy, cô giáo nào em cũng kính yêu nhưng cô Hạnh là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng đẹp đẽ nhất.
Dáng người cô cân đối, làn da ngăm ngăm trông gợi lên ở cô một sự khỏe mạnh, chất phác. Khuôn mặt tròn, phúc hậu. Nhìn mái tóc điểm bạc và những vết nhăn trên khuôn mặt ấy em đoán cô đã ngoàì bốn mươi tuổi. Cô rất thích mặc những bộ trang phục sẫm màu. Tuy giản dị nhưng cũng thật đep, thật trang nhã. Cô thường đeo kính trắng. Ẩn trong đôi mắt kính trong suốt ấy là cặp mắt sâu và sáng của cô. Đôi mắt thật hiền từ, thường nhìn chúng em bằng cái nhìn trìu mên. Khi cô mỉm cười hàm răng trắng nõn lộ ra ánh mát long lanh và dịu hiền khó tả. Em thích nhất là đôi bàn tay cô. Tuy bàn tay xương xương nhưng cô chấm bài nhanh thoăn thoắt. Mỗi con điểm mười trên trang vở của chúng em là liều thuốc hiệu nghiệm giúp cô quên hêt nhọc nhằn. Mỗi khi cô viêt bài trên bảng lớp, những đường gân rắn rỏi nổi lên. Nhìn đôi bàn tay cỏ em hình dung cô là một kiến trúc sư đang vẽ nên những nền móng của những tòa nhà vững chắc. Nói cho đúng hơn, cô là một kĩ sư tâm hồn đã dìu dắt rất nhiểu thế hệ.
Cô rất yêu chúng em và quan tâm đặc biệt đến các bạn học yếu, các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Cô đã không ngần ngại mua cho chúng em những bút, những vở để học tập. Những lúc ấy em hình dung cô như người mẹ thứ hai của mình. Tuy bây giờ em không còn học cô nữa nhưng em luôn nhớ về hình ảnh của cô, luôn biêt ơn cô đã dìu dắt chúng em khôn lớn nên người.
Mỗi năm một lần, hội rước đèn đêm Trung thu ở xã em diễn ra tại sân vận động của xã rất từng bừng, náo nhiệt.
Tôi mười bốn tháng tám âm lịch, trên bãi sân rộng, thiếu nhi trong xã xếp hàng từng đội theo xóm. Tay bạn nào cũng cầm theo một cái lồng đèn được mua hoặc tự làm hay ống tre làm thành đuốc. Ban tổ chức gọi tổ trưởng lên bàn nhận bánh kẹo về cho tổ mình. Sau khi tổ trưởng phát xong kẹo bánh, có vài tiết mục văn nghệ “Cây nhà lá vườn” diễn ra ở sân rộng, thiếu niên nhi đồng vỗ tay theo nhịp, ủng hộ những nghệ sĩ không chuyên nghiệp của xã nhà. Tiếp đó là lệnh đốt nến. Tất cả các lồng đèn, đuốc được thắp sáng. Lúc bấy giờ sân bãi đẹp lung linh, kì ảo với hàng trăm ánh nến xanh, vàng, đỏ và ánh hồng của cây đuốc làm bằng ống tre. Lễ rước đèn Trung thu bắt đầu bằng bài hát “Rước đèn Trung thu”. Thiếu nhi vừa cầm lồng đèn, vừa hát “Tết Trung thu...”. Đoàn rước đèn đi một vòng quanh xã. Các cô chú Đội sản xuất và các anh chị Thanh niên xã đoàn đi kèm thiếu nhi đều giữ hàng ngũ ngay ngắn, trật tự, vừa tạo mĩ quan của hội rước đèn, vừa coi sóc phòng cháy (do đốt đèn nến và đuốc nên phải tăng cường phòng vệ, trông coi). Dọc đường, có bạn cầm lồng đèn từ trong nhà chạy ra nhập vào đoàn thiếu nhi đang “rồng rắn” rước đèn. Trên đường về, bạn nàonhà gần đường đi rước đèn có thể tách hàng về nhà. Trăng lúc này đã lên cao, tròn vành vạnh soi ánh vàng trong trẻo xuống mặt đất. Đoàn thiếu nhi vừa đi, vừa hát trở lại chỗ xuất phát. Các anh chị xã đoàn bắt nhịp bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng”. Kết thúc ngày hội, chúng em chia tay nhau và ra về.
Buổi lễ rước đèn là sinh hoạt rất vui của thiếu nhi xã em và đã trở thành thông lệ không thể thiếu trong ngày lễ Trung Thu. Em rất yêu quê và yêu ngày hội Trung thu ở quê hương mình.
Mỗi năm một lần, hội rước đèn đêm Trung thu ở xã em diễn ra tại sân vận động của xã rất từng bừng, náo nhiệt.
Tối mười bốn tháng tám âm lịch, trên bãi sân rộng, thiếu nhi trong xã xếp hàng từng đội theo xóm. Tay bạn nào cũng cầm theo một cái lồng đèn được mua hoặc tự làm hay ống tre làm thành đuốc. Ban tổ chức gọi tổ trưởng lên bàn nhận bánh kẹo về cho tổ mình. Sau khi tổ trưởng phát xong kẹo bánh, có vài tiết mục văn nghệ “Cây nhà lá vườn” diễn ra ở sân rộng, thiếu nhi đồng vỗ tay theo nhịp, ủng hộ những nghệ sĩ không chuyên nghiệp của xã nhà. Tiếp đó là lệnh đốt nến. Tất cả các lồng đèn, đuốc được thắp sáng. Lúc bấy giờ sân bãi đẹp lung linh, kì ảo với hàng trăm ánh nến xanh, vàng, đỏ và ánh hồng của cây đuốc làm bằng ống tre. Lễ rước đèn Trung thu bắt đầu bằng bài hát “Rước đèn Trung thu”. Thiếu nhi vừa cầm lồng đèn, vừa hát “Tết Trung thu…”. Đoàn rước đèn đi một vòng quanh xã. Các cô chú Đội sản xuất và các anh chị Thanh niên xã đoàn đi kèm thiếu nhi đều giữ hàng ngũ ngay ngắn, trật tự, vừa tạo mĩ quan của hội rước đèn, vừa coi sóc phòng cháy (do đốt đèn nến và đuốc nên phải tăng cường phòng vệ, trông coi). Dọc đường, có bạn cầm lồng đèn từ trong nhà chạy ra nhập vào đoàn thiếu nhi đang “rồng rắn” rước đèn. Trên đường về, bạn nào nhà gần đường đi rước đèn có thể tách hàng về nhà. Trăng lúc này đã lên cao, tròn vành vạnh soi ánh vàng trong trẻo xuống mặt đất. Đoàn thiếu nhi vừa đi, vừa hát trở lại chỗ xuất phát. Các anh chị xã đoàn bắt nhịp bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng”. Kết thúc ngày hội, chúng em chia tay nhau và ra về.
Buổi lễ rước đèn là sinh hoạt rất vui của thiếu nhi xã em và đã trở thành thông lệ không thể thiếu trong ngày lễ Trung Thu. Em rất yêu quê và yêu ngày hội Trung thu ở quê hương mình.