Biểu cảm về hoa sen
Giúp mik với mai mik nộp rồi (biểu cảm nha)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nếu ai đã đến Đà Nẵng thì có lẽ không bao giờ quên được con sông Hàn nằm giữa lòng thành phố Đà Nẵng. Không đỏ nặng phù sa như sông Hồng, không dịu dàng, hiền hòa như sông Hương, con sông Hàn vừa khỏe khoắn, vừa thơ mộng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của thành phố Đà Nẵng năng động và phát triển từng ngày. Có lẽ, cái tên sông Hàn đã có từ rất lâu. khi tôi ra đời, biết quan sát cảnh vật xung quanh thì đã nghe người ta gọi nó là sông Hàn rồi. Tôi vẫn thường băn khoăn với bà: Bà ơi! Sao các vùng khác,sông đều mang những cái tên nghe rất đẹp như sông Hương, sông Hoài, sông Nhật Lệ ... mà con sông quê mình lại mang cài tên chẳng đẹp chút nào? Bà trầm ngâm bảo với tôi rằng: Tên sông không đẹp nhưng mang một ý nghĩa hào hùng về những ngày cha ông chống giặc. Qua lời kể của bà, tôi mới biết tên sông Hàn bắt nguồn từ chuyện ngày xưa cha ông ta đã khóa cửa sông bằng xích sắt để ngăn không cho tàu giặc vào thành phố Đà Nẵng. Từ đó, mỗi lần nhìn con sông Hàn lặng lờ trôi, tôi lại thấy yêu quý nó biết bao. Phải chăng, con sông Hàn là nhân chứng cho tinh thần kiên cường bất khuất của quê hương? Con sông Hàn là một nhánh sông lớn từ thượng nguồn chảy xuống đổ ra biển. Sông lững lờ trôi,chảy men giữa hai bờ phố xá tấp nập. Bến bờ sông,con đường Bạch Đằng chạy dài với những hàng cây xanh ngát soi bóng xuống dòng sông. Vẻ xanh mát của cây cùng với cái hiền hòa của sông Hàn tạo nên một bức tranh thật đẹp, thanh bình, thoát ra ngoài nhịp sống tấp nập của thành phố. Vào những buổi sáng sớm, sông Hàn dịu dàng như người thiếu nữ. Phố xá xây nồng trong giấc ngủ bỏ lại con sông Hàn thao thức cùng ánh đèn đường mờ ảo. Trong làn sương nắng mỏng, sông dường như không trôi, đứng lặn ngắm nhìn vẻ đẹp yên ả thanh bình của quê hương. Mặt sông phẳng lặng như không muốn làm tỉnh giấc những con tàu đang ngủ yên sau một ngày vất vả, chỉ có những con sóng vỗ nhẹ như đang hát khúc ca êm ái ngợi ca vẻ đẹp của thành phố. Giữa không gian yên ả, sông như một dãi lụa bạc thật đẹp .
Thế nhưng, vào những buổi trưa, khi ông mặt trời đang mỉm cười rải những tia nắng vàng xuống mặt sông trở nên rực rỡ, khỏe khoắn hẳn. những tia nắng tinh nghịch nhảy nhót, đùa giỡn trên mặt nước. Trong phút chốc, gương mặt sông trở nên hồng hào, lấp lánh thật nên thơ. Sông như một chiếc gương khổng lồ soi bống những con tàu viễn dương to lớn. Đó đây, tiếng còi vào cảng, tiếng còi ra khơi vang lên giữa khung cảnh trưa hè. Thỉnh thoảng chị gió đi qua vuốt ve mặt sông. Sông vui vẻ cười vang, vỗ sóng rì rào vào mạn thuyền, hoà cùng nhịp điệu sôi động của thành phố.
Chiều về, những tia nắng chạy trốn trở về nhà, để lại dòng sông trong bộ áo tím thẳm. Sông Hàn trở nên lặng lẽ hơn. Phải chăng, sông buồn vì phải chia tay người bạn nắng tinh nghịch? Thế nhưng, không để sông buồn lâu, thành phố thắp đèn khoác lên sông chiếc áo thật rực rỡ. Ánh sáng từ các nhà cao tầng, các biển quãng cáo, các cột đèn cao áp soi xuống mặt sông, ánh lên thật lộng lẫy với nhiều mảng sắc màu. Lúc này, nom mặt sông như nàng công chúa diện bộ cánh đẹp đẽ nhất để dự buổi dạ hội. Cứ thế, sông vươn mình khoe sắc, phô hết tất cả vẻ đẹp của mình cho mọi người chiêm ngưỡng. Trên sông, chiếc cầu sông Hàn hiện đại bắc qua với những dây cáp to, sáng lấp lánh như một chiếc vương lớn tô điểm thêm cho vẻ đẹp dòng sông. Lúc này, được đứng bên bờ sông mà tận hưởng nhũng ngọn gió mát rượi thổi vào thật là sảng khoái. Sông trở thành người bạn giúp con người xua đi những căng thẳng, mệt mỏi của một ngày làm việc vất vả.
Tuổi thơ của tôi đã lớn lên bên con sông Hàn rộng lớn đẹp đẽ. Con sông bắc ngang thành phố, nối nhịp đôi bờ ngày ngày đua đón bao nhiêu người qua lại.Sông mãi là người bạn gắn bó với tuổi thơ của tôi. Mai đây, dù cố đi đến những miền xa, gặp những con sông mênh mông, hùng vĩ thì sông Hàn vẫn mãi là con sông mà tôi yêu quý nhất.
bạn ơi, hình như bạn bị hỉu sai đề rồi á, là văn biểu cảm không phải là miêu tả nè, với đề muốn biểu cảm về BIỂN mà bạn >.<
Nhà em có một cây Mai. Ngày thường, Mai đứng một mình trong góc vườn, lặng lẽ giữa bao nhiêu là Quỳnh Anh, Lan, Cúc, Vũ Nữ… Ấy vậy mà Mai vẫn ung dung, thản nhiên lớn lên với dáng vẻ đơn sơ và giản dị. Cây Mai cao hơn em đến hai cái đầu. Nó khoác trên mình một chiếc áo xanh đậm điểm vài bông hoa vàng hoe.
Đến rằm tháng Chạp, Mai được đem ra giữa sân nhà. Nó bắt đầu được chú ý đến. Mai được mọi người chăm sóc, bón phân, tỉa cành và đặc biệt lặt lá – một công việc mà em rất thích. Vào sáng Chủ Nhật, cả nhà em vui vẻ quây quần bên cây Mai để lặt lá. Em làm theo lời mẹ dạy, chú ý lặt đúng cách từng chiếc lá, tưởng tượng như đang mở từng chiếc cửa sổ tí ti trên thân cây cho những nụ hoa mở mắt hé nhìn trời đất.Khi tất cả những chiếc lá đã rời cành mẹ, cây Mai trở nên trơ trụi, khẳng khiu. Những cành cây tia ra như những nét phác thảo bằng bút kim của một bức tranh. Nhưng chính sự trơ trụi ấy lại mang một vẻ háo hức và tưng bừng, đem đến cho mọi người cảm giác mùa xuân về.
Không phụ lòng người chăm sóc, không để cành phải đợi lâu, những nụ hoa li ti đã bắt đầu xuất hiện. Thân cây trơ trụi được tô điểm bằng những chấm xanh non của mầm hoa, mầm lá. Gần đến Tết, những nụ hoa lớn lên, phình tròn, nhõ bằng chiếc móng tay út. Nhìn cây Mai như có hàng trăm con bọ xanh âu yếm bám chặt vào cành, cố gắng làm đẹp cho cây và hứa hẹn một sự đơm hoa rực rỡ ngày Tết.
Tết tới, Mai được đặt chễm chệ ở một vị trí trang trọng trong nhà. Mọi người lo đi sắm đồ Tết, chẳng để ý đến Mai nhiều. Hôm mồng Một Tết, mọi người vui vẻ trong những bộ đồ mới. Đến lúc này, nhìn qua cây Mai, ai cũng ngạc nhiên khi thấy nó cũng đã sẵn sàng trong bộ trang phục truyền thống của mình. Mai phủ hắp người một chiếc áo vàng rực rỡ của hoa, điểm thêm vài màu xanh non của lá. Chúng em trang trọng treo những lời chúc “ An khang thịnh vượng”, “ Vạn sự như ý”, … và những bao lì xì lên cây, chia sẻ lời chúc năm mới với loài hoa tuyệt đẹp này. Vậy là chiếc áo vàng của Mai còn được điểm những món đồ trang sức màu đỏ, thể hiện may mắn và tình thương yêu.
Hoa Mai vàng tươi, rất đẹp. Cánh hoa mềm, mịn như nhung. Nhưng chỉ sau một vài ngày, những cành hoa ấy héo dần và từ từ rời cành xuống điểm tô cho đất. Đất trong chậu đầy một màu vàng của cánh Mai. Hoa Mai rụng đi nhường chỗ cho những nụ hoa con con bung mình hé nở. Những cái nụ xanh be bé, điểm vài màu vàng ở đỉnh. Chúng em thay nhau đoán xem đâu là nụ hoa, đâu là nụ lá, nụ nào nở trước, nụ nào nở sau. Những chiếc nụ lá không được quan tâm nhiều nhưng vẫn hồn nhiên nở cánh trước cả nụ hoa.
Sau tết, Mai vẫn cố gắng thể hiện hết vẻ đẹp còn lại của mình, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng được giao. Dưói đất, hoa vàng rụng nhiều. Trên cây, lá xanh lớn lên . Hết Tết, hết mùa hoa Mai, đến lượt lá đua nhau trang trí cho cành. Mai lại khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm.
Mai cũng “ điệu” như con người, cứ đến Tết là xúng xính trong bộ quần áo đẹp. Mai như một người bạn quen thuộc, chia sẻ ngày Tết với mọi người. Mai gắng sức mình tô đẹp cho ngày Tết. Mọi người quan tâm, làm đẹp cho Mai. Em yêu Mai, gia đình em yêu Mai, miền Nam này yêu Mai, cả đất nước Việt Nam cũng yêu Mai. Cây Mai- biểu tượng của may mắn, vui vẻ và hạnh phúc.
Theo nhịp tuần hoàn của thiên nhiên, mùa hè đi qua, nhường chỗ cho mùa thu. Những chiếc lá vàng xoay xoay trong gió thu se lạnh. Những cây hoa sữa bung từng chùm hoa trắng muốt như bông tuyết…Mùa thu đến, khẽ khàng nhưng mang bao nhiêu là niềm vui của trẻ thơ chúng tôi. Tết Trung thu- Tết của thiếu nhi. Thật là hồi hộp và háo hức!
Buổi chiều hôm ấy, cả nhà tôi đã tràn ngập không khí đón Tết Trung thu. Mẹ lụi cụi nấu nướng xôi chè. Ba tôi đang trang trí lại mảnh sân nhỏ trước nhà. Hai anh em chúng tôi thì tíu tít ngắm nghía lồng đèn. Mấy bạn trong xóm í ới gọi nhau khoe lồng đèn làm tôi càng háo hức mong cho chiều xuống thật nhanh.
Khi ông mặt trời mệt mỏi lặn xuống dãy núi phía tây thì cũng là thời khắc bắt đầu của đêm Trung thu. Màn đêm nhẹ nhàng phủ xuống khắp xóm làng. Dãy núi mờ xa như khoác chiếc áo choàng đen tím thẫm. Bầu trời xanh trong. Gió khẽ lay động những tàu chuối sau nhà. Kìa! Từ phía sau lũy tre làng, mặt trăng từ từ nhô lên. Lũ trẻ chúng tôi đều hướng mắt về cái vầng ánh sáng kỳ ảo ấy.Trăng tròn như quả bóng .Ôi! Thật là huyền ảo! Trăng tỏa ánh sáng mát dịu xuống khắp xóm làng. Ánh trăng xuyên qua kẽ lá. Mảnh sân con trước nhà tôi sáng rõ như thắp điện. Không biết chú Cuội và chị Hằng trên cung trăng có nhìn thấy chúng tôi ? Tôi băn khoăn khi nghĩ đến chú Cuội đang ngồi bên gốc đa nhìn xuống trần gian mà chẳng làm sao về nhà. Chắc chú Cuội nhớ nhà lắm! Thương chú Cuội quá!
Bỗng có tiếng trống thình thình từ phía khu sinh hoạt văn hóa của làng. Tôi vội vàng dắt em tôi chạy về phía đó. Chao ôi! Cả một đoàn múa lân đang biểu diễn giữa bãi đất trống. Hình như cả làng đều đổ xô ra đây. Mọi người đứng chen chúc nhau. Mặt ai cũng rạng rỡ. Trong tiếng trống sôi động, con lân múa những động tác thật uyển chuyển. Lúc thì lân cúi xuống, quỳ lạy rồi bất ngờ tung người lên cao uốn lượn dũng mãnh…Lúc thì lân lại mềm mại di chuyển như một dãi lụa đang tung bay trong gió. Chú Tễu chạy tới chạy lui xung quanh lân. Ông Địa lại cầm chiếc quạt giấy quạt phành phạnh. Tiếng reo hò, cổ vũ không ngớt. Mấy đứa trẻ con cười ré lên khi ông Địa đến gần chúng trêu chọc. Tôi say sưa ngắm nhìn tất cả với một niềm say mê lạ kỳ. Không thể không thán phục tài múa lân của các anh trong đội lân. Không thể nhịn được cười trước cái vẻ ngộ nghĩnh và đáng yêu của chú Tễu và ông Địa. Thật là tuyệt vời!
Khi đội lân biểu diễn xong thì mọi người tụ tập ngồi xung quanh bãi đất trống. Ở giữa bãi đất dựng một khán đài nhỏ, có treo đèn nhấp nháy, lồng đèn đủ kiểu dáng, màu sắc…Mâm cỗ được bày biện đủ thứ hoa quả, bánh trái đặt trang trọng trên một chiếc bàn lớn giữa khán đài. Một bác lớn tuổi lên khán đài giới thiệu chương trình đêm Trung thu. Các tiết mục văn nghệ thật đặc sắc. Nào là đơn ca, tốp ca, độc tấu đàn tranh, sáo…Diễn viên toàn là người trong làng. Nhiều cô bác lớn tuổi cũng góp vui văn nghệ bên cạnh các tiết mục của các bạn thiếu nhi. Tôi say sưa theo từng điệu múa, tiếng đàn, giọng hát…Chao ôi là vui!
Lũ trè con chúng tôi hào hứng nhất là tiết mục phá cỗ. Chúng tôi cầm lồng đèn đi tung tăng quanh khán đài. Nào lồng đèn ông sao, lồng đèn con cá, con thỏ, lồng đèn du thuyền…Cái nào cũng thắp nến rực rỡ…Nổi bật nhất là chiếc lồng đèn ngôi sao của anh Nam- nó to bằng cả cái nia. Vừa đi, chúng tôi vừa hát vang: Tết Trung thu rước đèn đi chơi…
Các cô bác chia bánh kẹo, hoa quả cho chúng tôi. Đứa nào cũng hớn hở vì được nhiều quà bánh. Em tôi cười tít mắt vì nó được một chiếc bánh dẻo thơm phức.Thật là hạnh phúc!
Trăng đã lên cao từ lúc nào. Trăng như chiếc đĩa bạc lơ lửng giữa bầu trời . Tiếng cười nói đã bớt xôn xao. Mọi người lục tục kéo nhau về. Lũ trẻ con chúng tôi xách lồng đèn và quà bánh rồng rắn dẫn nhau về. Ánh nến từ lồng đền hắt xuống mặt đường soi rõ cả bước chân. Một cảm giác nuối tiếc cứ lởn vởn trong tâm trí tôi.
Về đến nhà, hai anh em tôi lại ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lung linh của mảnh sân trước nhà. Những ngọn đèn nhấp nháy treo ngang dọc trên giàn hoa như ngàn ngôi sao. Một chiếc lồng đền ông sao còn to hơn cả lồng đèn anh Nam lơ lửng trên cây mận. Một mâm cỗ nào chè, xôi, bánh nướng, bánh dẻo được mẹ đặt giữa sân. Niềm vui sướng, háo hức lúc nãy tưởng tan biến, nào ngờ lại dâng lên trong lòng tôi. Ba mẹ tôi dịu dàng chia quà cho hai anh em tôi. Cả nhà tôi ngồi trò chuyện, ăn bánh, uống nước trong ánh sáng dịu mát của vầng trăng . Không khí gia đình đầm ấm đem lại cho tôi cảm giác thật bình yên. Tôi ngước nhìn lên bầu trời, bắt gặp vầng trăng tròn trịa . Chú Cuội sẽ buồn biết mấy khi không được về thăm nhà nơi trần gian này. Còn tôi, tôi hạnh phúc hơn chú Cuội nhiều lắm, vì tôi đã được đón một đêm Trung thu thật vui vẻ.
Đêm rằm tháng tám với Tết Trung thu đã để lại ấn tượng khó quên trong tôi. Chúng tôi đã có những giờ phút thật tuyệt vời của trẻ thơ. Cám ơn mùa thu, cám ơn đêm Trung thu!
Em tham khảo nhé !
Nguyễn Nhật Ánh – một nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Chuyên viết truyện dành cho tuổi mới lớn. Là tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như: Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và đã được chuyển thể thành phim. Trong những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là tác phẩm mà tôi thích nhất. Bởi trong thời đại ngày nay, con người chúng ta chỉ lo chạy đua theo thời đại, nhiều người vì bận rộn với cơm áo gạo tiền và những nỗi lo trong cuộc sống mà đã quên đi một thứ quan trọng mà mỗi người chúng ta ai cũng đã từng trải qua đó chính là tuổi thơ. Vì thế mà tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh như một lần nữa đưa ta trở về tuổi thơ.
Câu chuyện là những trang nhật kí viết về cuộc sống hằng ngày và tâm sự của cậu bé Thiều về chuyện tình cảm của cô Vinh và chú Đàn bị cấm đoán vì “tay chú bị cuốn vào cối xoay mía nên bác sĩ phải cưa bỏ”. Về tình cảnh nhà con Mận: ba bị bệnh, mẹ mở tiệm tạm hóa nhưng rồi một hôm, bị cháy rụi. Hay đó là “tiếng thở dài sầu não” của ông Tám Tàng khi đứa con gái đang tuổi lớn bỗng dở dở ương ương sau một tai nạn, luôn cho rằng mình là một công chúa còn cha mình là đức vua… Những phận người tưởng chừng như bế tắc, cùng quẫn nhưng vẫn tìm được lối ra bằng nghị lực và bằng hai chữ có sức nặng: Tình thương!
Khi đọc truyện “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” tôi cảm thấy cảm động về tình cảm anh em giữa hai cậu bé Thiều và Tường. Cậu bé Thiều sống theo lối hướng ngoại nên hay nghịch ngợm, quậy phá, bày trò và kết quả của những trò đùa của cậu là Tường lãnh phải. Còn Tường, một cậu bé theo lối hướng nội nên trầm tĩnh. Khi đọc truyện, có nhiều người không thích nhân vật Thiều bởi cậu luôn ức hiếp và không nhận lỗi của mình. Nhưng tôi lại thích nhân vật Thiều mặc dù cậu hay quậy phá, thường ức hiếp em trai nhưng lại rất yêu thương em trai mình. Và Tường cũng vậy, vẫn luôn yêu thương anh trai, luôn nhường nhịn Thiều, khi Thiều phạm lỗi thì Tường phải chịu phạt cùng với Thiều. Vì thế mà tình cảm giữa hai anh em họ ngày càng sâu sắc hơn. Tuy không hòa thuận với nhau nhưng vốn rất yêu thương nhau, che chở, giúp đỡ nhau lúc khó khăn.
Ngoài ra truyện còn lôi cuốn với các tình tiết hấp dẫn người đọc. Tuổi thơ trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh không phải gắn liền với điện thoại, máy tính hay đắm chìm trong các thế giới game online mà là một tuổi thơ với những cánh diều bay lượn trên bầu trời xanh thẫm; là được tự do chạy nhảy trên những thảm cỏ xanh tươi; là được đắm mình dưới những làn nước trong vắt, mát mẻ của con sông quê; là được thả mình vào những cánh đồng thơm ngát mùa lúa chín; và được dầm mưa cùng những đứa trẻ khác. Tất cả tạo nên cho ta một tuổi thơ đẹp, gắn liền với thiên nhiên.
Kết thúc của câu chuyện đã nói lên được một điều rằng: trong cuộc sống đôi khi gặp phải khó khăn nhưng khi ta có ý chí, nghị lực để chiến đấu với nó thì ta sẽ nhận lại được kết quả tốt đẹp. Ví như một bông hoa vàng nhỏ nhắn phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng vẫn mạnh mẽ vươn lên để có thể nở ra một bông hoa vàng rực rỡ trên thảm cỏ xanh mướt.
Tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã mang lại cho tôi một cảm giác thoải mái và vui vẻ khi đọc vì khi đọc truyện như thế tôi đang được trở lại tuổi thơ của mình cùng nhân vật trong truyện. Nếu ai đã từng đọc qua tác phẩm này chắc hẳn cũng cảm nhận được giống tôi. Còn ai chưa được biết về tác phẩm này thì tôi khuyên bạn hãy một lần đọc và cảm nhận câu chuyện này, nó sẽ giúp cho bạn thoải mái hơn vì nó sẽ gợi lại cho bạn nhớ về tuổi thơ của mình. Nếu bạn bỏ lỡ câu chuyện này thì bạn sẽ phải nuối tiếc lắm đấy!
Tham khảo:
“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” – một quyển truyện kể về những giai đoạn mà đời người ai cũng từng trải qua nhưng đôi khi bộn bề với cuộc sống, cơm áo gạo tiền và những nỗi lo không đặt hết tên chúng ta quên mất đi sự tồn tại của nó. Nó là “tuổi thơ”.
Câu chuyện xoay quanh nhân vật Thiều - một học sinh lớp 7 sống ở vùng quê nghèo cùng với người em trai tên tường, là một cậu bé dễ thương, hiền lành, rất yêu mến anh trai và rất thích chơi đùa cùng các loài động vật, lại say mê những câu chuyện cổ tích, đặc biệt là Cóc Tía. Thiều lại là một người hướng ngoại, tinh quái, nhiều lần khiến em mình chịu những tai họa nhưng lại rất thương em. Về gần cuối câu chuyện Thiều thích một cô gái cùng lớp nhưng lại lớn hơn mình một tuổi tên là Mận. Mận xinh xắn lại ngây thơ nhưng lại học không được tốt do chăm sóc người cha mắc bệnh phong bị mẹ giam trên gác nhà. Lại một nhân vật khác tên Đàn, chú Đàn là em trai của ba Thiều, bị mất một cánh tay do tai nạn nhưng vẫn yêu đời và thường kể chuyện cho hai anh em Thiều, Tường nghe. Nỗi muộn phiền duy nhất do ở chuyện tình trắc trở do cánh tay cụt gây ra. Chú đang yêu chị Vinh – một cô gái cùng xóm, lại là con gái thầy chủ nhiệm lớp Thiều, người thầy mà lúc nào Thiều cũng sợ chết khiếp. Nhiều chuyện liên tiếp xảy ra. Phải kể đến chính là khi căn gác nhà Mận bị bốc cháy. Mận suy sụp hoàn toàn bởi chịu cú sốc lớn gia đình Thiều đã giúp đỡ Mận trong lúc khó khăn nhất và đưa cô bé về ở chung với mình. Về sau, và sau khi chú Đàn và chị Vinh cùng dắt nhau bỏ trốn vì không nhận được sự chấp thuận của hai gia đình cùng với những tai họa khác nhau mà Thiều đã gây ra cho Tường. Mận lại được mẹ đón đi tìm cha và Thiều lại tận tình chăm sóc cho Tường sau những rủi ro mà chính Thiều gây ra cho em. Một hôm, Thiều mừng rỡ khi hay tin em mình tỉnh dậy, và được nghe em kể chuyện về nàng công chúa. Nàng công chúa ấy là Nhi – con một người mổ lợn trong làng. Người làng lầm tưởng Nhi đã chết sau vụ tai nạn ba năm trước nhưng đã có vấn đề về thần kinh. Sự nôn nóng muốn gặp Nhi càng làm cho Tường quyết tâm tập đi lại. Một ngày nọ hai anh em nhìn thấy Nhi đang bị đám trẻ trong làng bắt nạt, Tường đã dùng hết sức bằng chính đôi chân mình để bảo vệ Nhi. Kì diệu thay, nghĩa cử này lại giúp cô bé nhớ ra mọi chuyện và trở lại bình thường. Ngoài ra câu chuyện còn xuất hiện các nhân vật khác như ba của Thiều, thầy chủ nhiệm, thằng Sơn, bạn Xin, Sơn... Họ đều giúp ta mở ra chân trời mới và biết yêu thương nhau, biết trân trọng tuổi thơ của mình nhiều hơn.
Ta bắt gặp thấy trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một thế giới đầy bất ngờ và thú vị, non trẻ với những suy ngẫm giản dị thôi nhưng vẫn giản dị đến lạ. Giúp ta soi mình trong đó một chút của bản thân khờ khạo. Một chút ký ức về tuổi thơ tươi đẹp, có thể là những lần bóng mát của hai anh em, có thể là cái tình yêu trẻ con của Thiều và mận... thật rất ngây thơ, khờ khạo.
Tôi thấy mình của ngày hôm qua trong từng trang sách. Tôi thấy cánh diều nhỏ bay giữa trời, thấy mình ngỗ ngịch, hơn thua, tôi thèm viết một bức thư tay ngày ấy, thèm một buổi chiều hóng gió sau bãi đất đầy hoa vàng, đỏ, xanh,...tôi thấy sự nhọc nhằn của ba, thấy lo toan của mẹ, con người trên đất nước này đã được bước qua khổ đau như thế nào,...tuổi thơ mình đẹp biết bao sau khi khép lại quyển sách thấy lòng mình nhẹ tênh, thấy yêu thương mình và cả những tuổi thơ đầy màu sắc.
Có thể xem quyển sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một chiếc máy bay về tuổi thơ, mỗi một mẩu chuyện nhỏ là một toa tàu, mỗi một toa tàu là những màu sắc thú vị khác nhau, có người sẽ bật cười, có người sẽ rưng lệ. Với người trẻ có thể đó là hình bóng của mình, nhưng với người lớn, câu chuyện cũng có thể là nỗi ăn năn về tuổi thơ, những hoài bão cao đẹp. Nguyễn Nhật Ánh đã dùng sự chiêm nghiệm cả cuộc đời để viết nên quyển truyện dài tuyệt vời đến thế, còn bạn? Liệu bạn có muốn viết cho mình một cuốn sách về cuộc đời đầy màu sắc ấy không?
Tại lễ trao thưởng văn học ASEAN tại Thái Lan, Nguyễn Nhật Ánh đã nói: “Mỗi dân tộc đều có treo một quả chuông trước của sổ tâm hồn của mình. Nhà văn có sứ mệnh phải rung nói bằng văn chương. Và thế, tôi thấy mình ở trên cỏ xanh”, đúng thế, Nguyễn Nhật Ánh đã rung lên chạm đếm tuổi thơ đầy màu sắc của độc giả, để khi con tàu Nguyễn Nhật Ánh về tuổi thơ một lòng, người ta khó lòng bỏ qua một tấm vé cùng ông lên chuyến tàu.
THAM KHẢO NHA
4. Đứng bèn ni đồng, ngó bèn tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bèn tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Bài này có những dòng kéo dài tới 12 tiếng đặc tả cánh đồng rộng mênh mông. Các điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng (đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông) gợi cho người đọc có cảm giác đứng ở phía nào cũng thấy cánh đồng kéo dài đến tận chân trời. Cánh đồng quê hương không chỉ rộng lớn mà còn đẹp đẽ, trù phú và đầy sức sống.
Hình ảnh cô gái được so sánh rất tự nhiên mà không kém phần đẹp đẽ Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Giữa người và cảnh có sự tương đồng ở nét tươi tắn, phơi phới sức xuân.
hớ cái này trên mạng . Bn lấy trên mạng thì còn nói lm j , nếu thế đâu cần phải gửi bài lên hoc24 nữa . Haizz
“Tháp Mười đẹp nhất hoa Sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Lòng tôn kính của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu được thể hiện qua nhiều câu thơ, bài hát ghi sâu vào lòng bao thế hệ người Việt Nam. Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Người là Cha, là Bác, là Anh/ Trái tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ”.
Đất nước ta, dân tộc ta sinh ra Bác Hồ kính yêu. Non sông đất Việt có loài hoa Sen, một loài hoa bình dị, thanh cao, thuần khiết và mang trong đó phong thái tôn nghiêm và vĩ đại. Nhìn hoa Sen nở trong nắng ban mai, sắc hoa mang đến cho cuộc sống con người một sự nhẹ nhàng, thanh thoát, cùng với dáng vẻ khoan thai, bình yên. Hoa Sen ngời lên một vẻ đẹp bình dị mà tôn nghiêm, dịu dàng mà tôn kính. Mỗi khi nhìn hoa Sen nở, chúng ta như cảm nhận được ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống, nó thiêng liêng cao quý biết nhường nào. Nét trong sáng, cao đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời đã được ca ngợi và trở thánh chủ đề của nhiều câu tục ngữ, ca dao. Chúng ta không thể quên bài ca dao quen thuộc.
“Trong đầm gì đẹp bằng Sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Búp Sen như một quả tim hồng mang đầy nhiệt huyết, biết quan tâm, yêu thương và chia sẽ với muôn loài hoa lá cỏ cây của thiên nhiên. Con người yêu quý hoa Sen, bởi hoa Sen biểu tượng của sự đức hạnh, từ bi, trí tuệ, màu của hoa thể hiện phẩm chất thánh thiện của tấm lòng yêu thương, độ lượng khoan dung, nhân ái và cao thượng… Đó là lý do để dân tộc Việt Nam dùng hình tượng hoa Sen lồng trong hình phật và hình của Bác. Người đã mang về cho đất nước ta, dân tộc ta một mùa xuân vĩnh hằng. Một dân tộc từ chỗ nô lệ, cuộc sống lầm than, chết đói hơn hai triệu người năm 1945, nay đã thành một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, phồn vinh. Các thế hệ con cháu đã thực hiện theo lời ước nguyện của Bác đưa đất nước Việt Nam sánh vai với các nước cường quốc năm châu và có uy tín cao trên trường quốc tế.
Bác Hồ của chúng ta đã sinh ra và lớn lên từ Làng Sen trong những năm đen tối của người dân mất nước, Bác ra đi tìm đường cứu nước cũng xuất phát từ chính cái Làng Sen nhỏ bé ấy, để hôm nay dân tộc Việt Nam ta “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa…” tắm mình trong những mùa xuân đổi mới của đất nước.
Toàn Đảng, toàn dân ta luôn thể hiện lòng tôn kính và biết ơn sâu sắc với vị cha già kính yêu của dân tộc. Dân tộc ta luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác trọn cả cuộc đời. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức lối sống của Bác là ta đang khẳng định với các dân tộc trên thế giới rằng: Chúng ta là công dân của đất nước Việt Nam – là con cháu của Bác Hồ Chí Minh.
Bác được ví như những gì đẹp nhất, cao quý nhất trên đời. Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết về Bác với một tình yêu sâu sắc: “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”.
Bác gắn bó với chúng ta cũng như hoa Sen gắn bó với cuộc sống con người. Hoa Sen làm đẹp cho đời bằng sắc hương cao quý của nó thì Bác lại mang cho đời những gì tươi đẹp nhất bằng những tư tưởng, hành động cao quý của mình. Bác vẫn đời đời sống mãi, đậm đà như hương sắc của hoa Sen trong lòng người dân Việt Nam.
Một mùa xuân mới lại về, mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân dân tộc tràn ngập sắc hoa và niềm vui hân hoan chào đón. Nhưng, chúng ta không bao giờ quên được công lao trời biển của Bác Hồ kính yêu. Bác của chúng ta nay đã đi xa, nhưng những hình ảnh của Bác mãi đậm nét trong trí nhớ của mỗi thế hệ người dân Việt Nam. Mỗi khi Tết đến xuân về, với những bài thơ chúc Tết của Bác giữa thời khắc giao thừa thiêng liêng trân trọng nhất, Bác đi chúc Tết những gia đình người nghèo khó ở Hà Nội, tình cảm đó của Bác đã làm ấm lên mùa xuân trong lòng mỗi người con đất Vi
“Tháp Mười đẹp nhất bông Sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Lòng tôn kính của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu được thể hiện qua nhiều câu thơ, bài hát ghi sâu vào lòng bao thế hệ người Việt Nam. Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Người là Cha, là Bác, là Anh/ Trái tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ”.
Đất nước ta, dân tộc ta sinh ra Bác Hồ kính yêu. Non sông đất Việt có loài hoa Sen, một loài hoa bình dị, thanh cao, thuần khiết và mang trong đó phong thái tôn nghiêm và vĩ đại. Nhìn hoa Sen nở trong nắng ban mai, sắc hoa mang đến cho cuộc sống con người một sự nhẹ nhàng, thanh thoát, cùng với dáng vẻ khoan thai, bình yên. Hoa Sen ngời lên một vẻ đẹp bình dị mà tôn nghiêm, dịu dàng mà tôn kính. Mỗi khi nhìn hoa Sen nở, chúng ta như cảm nhận được ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống, nó thiêng liêng cao quý biết nhường nào. Nét trong sáng, cao đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời đã được ca ngợi và trở thánh chủ đề của nhiều câu tục ngữ, ca dao. Chúng ta không thể quên bài ca dao quen thuộc.
“Trong đầm gì đẹp bằng Sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Búp Sen như một quả tim hồng mang đầy nhiệt huyết, biết quan tâm, yêu thương và chia sẽ với muôn loài hoa lá cỏ cây của thiên nhiên. Con người yêu quý hoa Sen, bởi hoa Sen biểu tượng của sự đức hạnh, từ bi, trí tuệ, màu của hoa thể hiện phẩm chất thánh thiện của tấm lòng yêu thương, độ lượng khoan dung, nhân ái và cao thượng… Đó là lý do để dân tộc Việt Nam dùng hình tượng hoa Sen lồng trong hình phật và hình của Bác. Người đã mang về cho đất nước ta, dân tộc ta một mùa xuân vĩnh hằng. Một dân tộc từ chỗ nô lệ, cuộc sống lầm than, chết đói hơn hai triệu người năm 1945, nay đã thành một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, phồn vinh. Các thế hệ con cháu đã thực hiện theo lời ước nguyện của Bác đưa đất nước Việt Nam sánh vai với các nước cường quốc năm châu và có uy tín cao trên trường quốc tế.
Bác Hồ của chúng ta đã sinh ra và lớn lên từ Làng Sen trong những năm đen tối của người dân mất nước, Bác ra đi tìm đường cứu nước cũng xuất phát từ chính cái Làng Sen nhỏ bé ấy, để hôm nay dân tộc Việt Nam ta “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa…” tắm mình trong những mùa xuân đổi mới của đất nước.
Toàn Đảng, toàn dân ta luôn thể hiện lòng tôn kính và biết ơn sâu sắc với vị cha già kính yêu của dân tộc. Dân tộc ta luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác trọn cả cuộc đời. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức lối sống của Bác là ta đang khẳng định với các dân tộc trên thế giới rằng: Chúng ta là công dân của đất nước Việt Nam – là con cháu của Bác Hồ Chí Minh.
Bác được ví như những gì đẹp nhất, cao quý nhất trên đời. Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết về Bác với một tình yêu sâu sắc: “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”.
Bác gắn bó với chúng ta cũng như hoa Sen gắn bó với cuộc sống con người. Hoa Sen làm đẹp cho đời bằng sắc hương cao quý của nó thì Bác lại mang cho đời những gì tươi đẹp nhất bằng những tư tưởng, hành động cao quý của mình. Bác vẫn đời đời sống mãi, đậm đà như hương sắc của hoa Sen trong lòng người dân Việt Nam.
Một mùa xuân mới lại về, mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân dân tộc tràn ngập sắc hoa và niềm vui hân hoan chào đón. Nhưng, chúng ta không bao giờ quên được công lao trời biển của Bác Hồ kính yêu. Bác của chúng ta nay đã đi xa, nhưng những hình ảnh của Bác mãi đậm nét trong trí nhớ của mỗi thế hệ người dân Việt Nam. Mỗi khi Tết đến xuân về, với những bài thơ chúc Tết của Bác giữa thời khắc giao thừa thiêng liêng trân trọng nhất, Bác đi chúc Tết những gia đình người nghèo khó ở Hà Nội, tình cảm đó của Bác đã làm ấm lên mùa xuân trong lòng mỗi người con đất Việt.
Khi trời bắt đầu nắng nóng, mặt trời bắt đầu chiếu những tia nắng chói trang xuống mặt đất, tiếng ve vang lên gọi hè thì cũng là lúc hoa phượng nở rực trời. Hoa phượng rất gần gũi và thân quen với tuổi học trò, nó gắn liền với những kỉ niệm vui buồn của học trò chúng tôi.
Hầu như trong trường nào cũng trồng một vài cây phượng. Trường của tôi cây phượng được trồng ở giữa sân, dịu hiền với chiếc mũ bông đỏ thắm màu hoa. Thân cây cao to khoác nên mình chiếc áo nâu xù xì,mốc meo màu thời gian. Thời gian trôi, thấm thoắt mà cũng đến mùa thi,tôi nhớ khi trên vòm cây kia ve râm ran tiếng hát là phượng bắt đầu lấp ló những bóng lửa hồng. Phượng ra hoa. Hoa phượng có năm cánh,nở đồng loạt, từng cánh son mềm mịn như nhung kết thành từng bông, từng chùm,từng tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Giữa những cánh bướm thắm là nhị hoa dài phủ phấn vàng e lệ.
Trong khung trời trong xanh không gợn mây trôi hoa phượng hồng thắm nổi bật lên kiêu sa mà dễ thương đến lạ. tôi nhớ lại mùi hương hoa phượng không nồng nàn như hồng nhung mà mang một mùi riêng rất riêng chỉ thoảng nhẹ trong gió làm lắng đọng bao tâm hồn học trò...
Vào những ngày hè nắng như đổ lửa, phượng dang những cánh tay khẳng khiu mộc mạc chở che cho chúng tôi. Vẳng đâu đây bên tai tôi vẫn là những tiếng cười đùa vui vẻ của cô học sinh cấp I. Tôi nhớ những mùa hoa phượng rơi, phượng thả từng cánh son của mình xuống sân trường tạo thành một cơn mưa mang sắc đỏ của hoa phượng.Từng cánh phượng hồng rơi nhè nhẹ như ánh lên những tia nắng hè đếm từng giây phút xa bạn học sinh. Ba tháng hè dài đằng đẵng, không tiếng thầy giảng, không tiếng chuyện trò, không tiếng trống trường, phượn tróng vắng. Hẳn là hoa phượng đang buồn đang khóc!
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi có rất nhiều kỉ niệm với cây phượng. Nhớ lắm những giờ ra chơi,lũ học trò quây quần bên gốc phượng. Nhớ lắm ngày chia tay, “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng”, chở cả tiếng cười giòn tan trong nắng,chở cả nỗi nhớ, nỗi buồn sầu chia li. Nhớ lắm cánh phượng mong manh ép chặt trong trang lưu bút, lưu giữ lại một thời hồn nhiên, mơ mộng của tôi. Nhớ lắm những chiều tan trường, mái tóc tôi bay bay trong gió, đùa giỡn, vờn với lá phượng, lá phượng vấn vít, vương trên tóc. Nhớ lắm hình ảnh những cậu học trò bẽn lẽn với chùm hoa phượng giấu sau lưng vì còn ngại ngùng đợi trao tay cho một ai đó. Phượng vui buồn với tuổi học trò, chứng kiến biết bao cuộc chia li để rồi chỉ còn lại một mình phượng cô đơn,buồn bã..Phượng đẹp,phượng rực rỡ,nhưng nhiều khi phượng hờn,phượng tủi vì chính mình. Bởi vẻ đẹp đó có được ai chiêm ngưỡng khi mà học trò đã nghỉ hè hết. Gió ghé qua đùa bỡn,trêu chọc, phượng chạnh lòng, phượng khóc. Lá phượng rơi, hoa phượng rụng.
Mỗi khi nhìn phượng rơi mà lòng tôi lại chênh vênh một nỗi buồn nôn nao khó tả, đó là dấu hiệu báo với chúng tôi rằng, chúng tôi sắp xa trường, xa bạn rồi. Cánh phượng mỏng nhưng màu hoa thì đỏ thắm, không phai nhạt, cũng giống như tình cảm học trò với thầy cô, với bè bạn thân yêu không bao giờ phai nhạt.
“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời cagợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý.
Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: “nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm nghư nhung như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.
Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giácbooif hồi xao xuyến ấy. Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế.
bai viet so 2 van mau lop 7
Bài viết số 2 lớp 7 văn biểu cảm
Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành. Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nhớ nhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5.
Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Nhưng tôi vẫn chờ với 1 tình yêu và 1 niềm nhớ nhung da diết. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy
Bài làm:
Loài hoa các bạn thích là hoa gì? Chắc chắn có nhiều câu trả lời. Chị Huệ trắng muốt duyên dáng hay là chị phong lan tim tím yểu điệu? Còn với em, loài hoa em yêu thích và đẹp nhất là hoa hồng.
Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ. Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba bông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh. Thân cây chắc chỉ to và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gai bé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công chúa Hồng trẻ đẹp. Mười chiếc lá nhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp.
Chà, thế mà nhanh thật! Mới ngày nào, các bông hoa chỉ là nụ hồng e ấp, nhỏ xíu, thế mà bây giờ những cánh hoa đã xòe ra giỡn với gió. Mỗi khi đi học về, em thường ra chỗ cây hồng để thưởng thức hương thơm ngọt ngào đó. Em nhắm mắt lại và thả mình theo những cánh hoa. Nó dắt em đến một thế giới kỳ diệu. Ở đó, có ba nàng tiên đi cùng em vào khu vườn đầy hoa đó. Đó là vương quốc kỳ ảo với muôn vàn điều mới mẻ. Một thảm hoa rực rỡ hiện ra trước mắt em. Trên bầu trời là những đám mây bồng bềnh trôi, trong ánh mặt trời rực rỡ và muôn màu muôn vẻ của bảy sắc cầu vồng. Một làn gió nhẹ thoảng qua làm rung cánh hoa… Tất cả đều hấp dẫn vô cùng. Tiếng xe máy nổ ròn ngoài cổng, làm êm quay lại với hiện tại, xua tan đi nỗi mệt nhọc, lấy lại tinh thần. Đâu chỉ có em thích hồng nhung, còn mấy chú bướm nữa. Chúng suốt ngày đến thăm hoa. Và ba tiểu thư cũng vui với chúng. Có chú bướm vàng điểm đen trên cánh lúc nào cũng bay vòng quanh bông hoa rồi lại đậu xuống. Thật là buồn cười!
Em yêu quí hồng nhung lắm. Em vẫn thường tưới và chăm sóc nó. Cây hồng đã giúp em nhận ra một chân lý giản dị trong cuộc sống: Vẻ đẹp luôn đi cùng với gai. Cũng như cuộc đời của mỗi người có nhiều lúc tốt đẹp và cũng không ít lúc gặp khó khăn mà ta luôn phải vượt qua.
Cảm ơn bạn nhé nhưng hình như bạn nhầm đề rồi câu hỏi của mình là Biểu cảm về bồn hoa lớp em cơ mà. Bồn hoa chứ k phải là hoa bạn ạ
Sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc khỏi trên mặt nước. Lá sen rất xanh có một lớp nhung trắng phủ trên bề mặt khi ánh náng chiếu vào làm lớp nhung trắng đó óng ánh li ti mơ ảo rất đẹp.
Hoa sen là một lọai hoa thanh khiết và có truyền thống lâu đời nhất ở phương Đông. Đây là một lòai thực vật sống dưới nước có nguồn gốc Á Châu và chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo. Những cánh, nhụy và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thóat và màu tươi sáng.
Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Cũng giống như một người được sinh ra trên thế giới, tồn tại giữa cuộc đời nhưng đã vượt thoát khỏi sự tham lam, sâu hận, dục vọng và không bị vấy bẩn, ô nhiễm bởi dòng đời.
Ở Việt Nam, sen được xếp vào bộ tứ quý (4 mùa): Lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tùng, trúc, cúc. Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa… Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm, Làng quê nơi Bác sinh ra cũng có tên là Làng Sen, và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ, người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật… Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng bông trắng là xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Người Việt đã cảm nhận được ý hay “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam.
Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” như một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ…
Giản dị, tao nhã và thuần khiết, sen là hiện thân cho tính cách, lối sống và tâm hồn người Việt. Sen còn là món quà vô giá từ thiên nhiên, bởi từ sen có thể chế biến những thực phẩm bổ dưỡng, những bài thuốc đặc trị. Gương sen hình phễu, nhẹ, xốp, màu đỏ tía, không có mùi, có tác dụng cầm máu rất hiệu quả lên được chế biến thành nhiều loại thuốc để chữa bệnh băng huyết, cao huyết áp,… Hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, lại là một loại thuốc rất tốt dành để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng để ướp trà, tạo lên hương vị thơm dịu. Lá sen khô nghiền vụn và lá sen tươi, tất cả đều thái nhỏ, hoà với nước uống mỗi ngày còn giúp thanh nhiệt. Ngó sen vừa là một loại thuốc chữa các bệnh về gan, lại vừa là món ăn quen thuộc của người Việt, trong bữa cơm mà có một bát nộm ngó sen, vừa ngon lại giúp dễ tiêu hóa, khó ai có thể từ chối được. Ngày xuân, nhà ai cũng đều có một hộp mứt sen đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp với trầu cau, nước trà mang lại một không khí ấm áp mà thân thương, vui vẻ mà lịch sự. Nhớ hồi bé, ngày hè, mẹ thường nấu cho bát chè sen với đường, vừa thơm, ngọt lại mát, đi chơi cả ngày nhưng vẫn yên tâm không sợ bị ốm. Hoa sen đúng là loại hoa mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước chúng ta, một loại hoa mạng đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Hãng hàng không Vietnam-airline đã chọn hình ảnh bông sen sáu cánh làm biểu tượng của mình sau bao thời gian chắt lọ, suy nghĩ. Phải chăng đó cũng là biểu tượng mà người Việt Nam muốn cho bạn bè quốc tế trên khắp năm châu được biết đến. Đóa sen hồng giờ đã được nâng lên không trung, bay đến với khắp mọi nơi trên thế giới, mang niềm vui đoàn tụ, hạnh phúc, hòa bình và đã giúp khoảng cách giữa người và người, giữa các cộng đồng trên thế giới được xích lại gần nhau. Trong mắt của bạn bè thế giới, hình ảnh của bông sen sẽ in đậm và động lại trong tư tưởng của mọi người về một đất nước anh hùng, bất khuất dù phải trải qua bao cuộc bể dâu, bao trận chiến tang thương, khốc liệt nhưng giờ đây vẫn vững bước đi lên hội nhập với thế giới. Và rồi đây, tôi lại thầm cảm ơn, cảm ơn đóa sen mang tên “Việt Nam” đã tỏa hương thơm ngát.
Dù thời gian đang hằn những bước chân vào tạo hóa nhưng tôi tin bông hoa sen dù có trải qua bao cuộc đổi thay vẫn sẽ giữ được vẻ đẹp thanh khiết, mùi hương dịu dàng giống như con người Việt Nam vẫn luôn vươn lên để tỏa sáng như đóa sen vươn mình đón nắng mai nơi bùn đất. Và rồi một ngày, sắc sen rạng rỡ giữa cuộc sống mến thương.
“Sen vẫn thế, âm thầm và lặng lẽ
Rồi một mai, bừng sáng giữa khung trời
Từ sâu thẳm chốn bùn lầy đất mẹ
Ngát hương sen, nét đẹp chẳng phai phôi”
Sen thơm, hương lại hữu sắc. Dù trong hoàn cảnh nào sen cũng hàm chứa trong nó sự tinh tế, thuần khiết, cao đẹp. Nó thật sự là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hoá và cốt cách nhân văn của người Việt Nam.
*PS: bài viết này trên mạng chứ ko phải của mik bn có thể tham khảo nhìu bài hay hơn nữa trên mạng nha!