K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

Nguyễn Nhật Ánh – một nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Chuyên viết truyện dành cho tuổi mới lớn. Là tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như: Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và đã được chuyển thể thành phim. Trong những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là tác phẩm mà tôi thích nhất. Bởi trong thời đại ngày nay, con người chúng ta chỉ lo chạy đua theo thời đại, nhiều người vì bận rộn với cơm áo gạo tiền và những nỗi lo trong cuộc sống mà đã quên đi một thứ quan trọng mà mỗi người chúng ta ai cũng đã từng trải qua đó chính là tuổi thơ. Vì thế mà tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh như một lần nữa đưa ta trở về tuổi thơ.

Câu chuyện là những trang nhật kí viết về cuộc sống hằng ngày và tâm sự của cậu bé Thiều về chuyện tình cảm của cô Vinh và chú Đàn bị cấm đoán vì “tay chú bị cuốn vào cối xoay mía nên bác sĩ phải cưa bỏ”. Về tình cảnh nhà con Mận: ba bị bệnh, mẹ mở tiệm tạm hóa nhưng rồi một hôm, bị cháy rụi. Hay đó là “tiếng thở dài sầu não” của ông Tám Tàng khi đứa con gái đang tuổi lớn bỗng dở dở ương ương sau một tai nạn, luôn cho rằng mình là một công chúa còn cha mình là đức vua… Những phận người tưởng chừng như bế tắc, cùng quẫn nhưng vẫn tìm được lối ra bằng nghị lực và bằng hai chữ có sức nặng: Tình thương!

Khi đọc truyện “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” tôi cảm thấy cảm động về tình cảm anh em giữa hai cậu bé Thiều và Tường. Cậu bé Thiều sống theo lối hướng ngoại nên hay nghịch ngợm, quậy phá, bày trò và kết quả của những trò đùa của cậu là Tường lãnh phải. Còn Tường, một cậu bé theo lối hướng nội nên trầm tĩnh. Khi đọc truyện, có nhiều người không thích nhân vật Thiều bởi cậu luôn ức hiếp và không nhận lỗi của mình. Nhưng tôi lại thích nhân vật Thiều mặc dù cậu hay quậy phá, thường ức hiếp em trai nhưng lại rất yêu thương em trai mình. Và Tường cũng vậy, vẫn luôn yêu thương anh trai, luôn nhường nhịn Thiều, khi Thiều phạm lỗi thì Tường phải chịu phạt cùng với Thiều. Vì thế mà tình cảm giữa hai anh em họ ngày càng sâu sắc hơn. Tuy không hòa thuận với nhau nhưng vốn rất yêu thương nhau, che chở, giúp đỡ nhau lúc khó khăn.

Ngoài ra truyện còn lôi cuốn với các tình tiết hấp dẫn người đọc. Tuổi thơ trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh không phải gắn liền với điện thoại, máy tính hay đắm chìm trong các thế giới game online mà là một tuổi thơ với những cánh diều bay lượn trên bầu trời xanh thẫm; là được tự do chạy nhảy trên những thảm cỏ xanh tươi; là được đắm mình dưới những làn nước trong vắt, mát mẻ của con sông quê; là được thả mình vào những cánh đồng thơm ngát mùa lúa chín; và được dầm mưa cùng những đứa trẻ khác. Tất cả tạo nên cho ta một tuổi thơ đẹp, gắn liền với thiên nhiên.

Kết thúc của câu chuyện đã nói lên được một điều rằng: trong cuộc sống đôi khi gặp phải khó khăn nhưng khi ta có ý chí, nghị lực để chiến đấu với nó thì ta sẽ nhận lại được kết quả tốt đẹp. Ví như một bông hoa vàng nhỏ nhắn phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng vẫn mạnh mẽ vươn lên để có thể nở ra một bông hoa vàng rực rỡ trên thảm cỏ xanh mướt.

Tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã mang lại cho tôi một cảm giác thoải mái và vui vẻ khi đọc vì khi đọc truyện như thế tôi đang được trở lại tuổi thơ của mình cùng nhân vật trong truyện. Nếu ai đã từng đọc qua tác phẩm này chắc hẳn cũng cảm nhận được giống tôi. Còn ai chưa được biết về tác phẩm này thì tôi khuyên bạn hãy một lần đọc và cảm nhận câu chuyện này, nó sẽ giúp cho bạn thoải mái hơn vì nó sẽ gợi lại cho bạn nhớ về tuổi thơ của mình. Nếu bạn bỏ lỡ câu chuyện này thì bạn sẽ phải nuối tiếc lắm đấy!

 
15 tháng 3 2021

Tham khảo:

“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” – một quyển truyện kể về những giai đoạn mà đời người ai cũng từng trải qua nhưng đôi khi bộn bề với cuộc sống, cơm áo gạo tiền và những nỗi lo không đặt hết tên chúng ta quên mất đi sự tồn tại của nó. Nó là “tuổi thơ”.

Câu chuyện xoay quanh nhân vật Thiều - một học sinh lớp 7 sống ở vùng quê nghèo cùng với người em trai tên tường, là một cậu bé dễ thương, hiền lành, rất yêu mến anh trai và rất thích chơi đùa cùng các loài động vật, lại say mê những câu chuyện cổ tích, đặc biệt là Cóc Tía. Thiều lại là một người hướng ngoại, tinh quái, nhiều lần khiến em mình chịu những tai họa nhưng lại rất thương em. Về gần cuối câu chuyện Thiều thích một cô gái cùng lớp nhưng lại lớn hơn mình một tuổi tên là Mận. Mận xinh xắn lại ngây thơ nhưng lại học không được tốt do chăm sóc người cha mắc bệnh phong bị mẹ giam trên gác nhà. Lại một nhân vật khác tên Đàn, chú Đàn là em trai của ba Thiều, bị mất một cánh tay do tai nạn nhưng vẫn yêu đời và thường kể chuyện cho hai anh em Thiều, Tường nghe. Nỗi muộn phiền duy nhất do ở chuyện tình trắc trở do cánh tay cụt gây ra. Chú đang yêu chị Vinh – một cô gái cùng xóm, lại là con gái thầy chủ nhiệm lớp Thiều, người thầy mà lúc nào Thiều cũng sợ chết khiếp. Nhiều chuyện liên tiếp xảy ra. Phải kể đến chính là khi căn gác nhà Mận bị bốc cháy. Mận suy sụp hoàn toàn bởi chịu cú sốc lớn gia đình Thiều đã giúp đỡ Mận trong lúc khó khăn nhất và đưa cô bé về ở chung với mình. Về sau, và sau khi chú Đàn và chị Vinh cùng dắt nhau bỏ trốn vì không nhận được sự chấp thuận của hai gia đình cùng với những tai họa khác nhau mà Thiều đã gây ra cho Tường. Mận lại được mẹ đón đi tìm cha và Thiều lại tận tình chăm sóc cho Tường sau những rủi ro mà chính Thiều gây ra cho em. Một hôm, Thiều mừng rỡ khi hay tin em mình tỉnh dậy, và được nghe em kể chuyện về nàng công chúa. Nàng công chúa ấy là Nhi – con một người mổ lợn trong làng. Người làng lầm tưởng Nhi đã chết sau vụ tai nạn ba năm trước nhưng đã có vấn đề về thần kinh. Sự nôn nóng muốn gặp Nhi càng làm cho Tường quyết tâm tập đi lại. Một ngày nọ hai anh em nhìn thấy Nhi đang bị đám trẻ trong làng bắt nạt, Tường đã dùng hết sức bằng chính đôi chân mình để bảo vệ Nhi. Kì diệu thay, nghĩa cử này lại giúp cô bé nhớ ra mọi chuyện và trở lại bình thường. Ngoài ra câu chuyện còn xuất hiện các nhân vật khác như ba của Thiều, thầy chủ nhiệm, thằng Sơn, bạn Xin, Sơn... Họ đều giúp ta mở ra chân trời mới và biết yêu thương nhau, biết trân trọng tuổi thơ của mình nhiều hơn.

Ta bắt gặp thấy trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một thế giới đầy bất ngờ và thú vị, non trẻ với những suy ngẫm giản dị thôi nhưng vẫn giản dị đến lạ. Giúp ta soi mình trong đó một chút của bản thân khờ khạo. Một chút ký ức về tuổi thơ tươi đẹp, có thể là những lần bóng mát của hai anh em, có thể là cái tình yêu trẻ con của Thiều và mận... thật rất ngây thơ, khờ khạo.

Tôi thấy mình của ngày hôm qua trong từng trang sách. Tôi thấy cánh diều nhỏ bay giữa trời, thấy mình ngỗ ngịch, hơn thua, tôi thèm viết một bức thư tay ngày ấy, thèm một buổi chiều hóng gió sau bãi đất đầy hoa vàng, đỏ, xanh,...tôi thấy sự nhọc nhằn của ba, thấy lo toan của mẹ, con người trên đất nước này đã được bước qua khổ đau như thế nào,...tuổi thơ mình đẹp biết bao sau khi khép lại quyển sách thấy lòng mình nhẹ tênh, thấy yêu thương mình và cả những tuổi thơ đầy màu sắc.

Có thể xem quyển sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một chiếc máy bay về tuổi thơ, mỗi một mẩu chuyện nhỏ là một toa tàu, mỗi một toa tàu là những màu sắc thú vị khác nhau, có người sẽ bật cười, có người sẽ rưng lệ. Với người trẻ có thể đó là hình bóng của mình, nhưng với người lớn, câu chuyện cũng có thể là nỗi ăn năn về tuổi thơ, những hoài bão cao đẹp. Nguyễn Nhật Ánh đã dùng sự chiêm nghiệm cả cuộc đời để viết nên quyển truyện dài tuyệt vời đến thế, còn bạn? Liệu bạn có muốn viết cho mình một cuốn sách về cuộc đời đầy màu sắc ấy không?

Tại lễ trao thưởng văn học ASEAN tại Thái Lan, Nguyễn Nhật Ánh đã nói: “Mỗi dân tộc đều có treo một quả chuông trước của sổ tâm hồn của mình. Nhà văn có sứ mệnh phải rung nói bằng văn chương. Và thế, tôi thấy mình ở trên cỏ xanh”, đúng thế, Nguyễn Nhật Ánh đã rung lên chạm đếm tuổi thơ đầy màu sắc của độc giả, để khi con tàu Nguyễn Nhật Ánh về tuổi thơ một lòng, người ta khó lòng bỏ qua một tấm vé cùng ông lên chuyến tàu.

25 tháng 3 2022

REFER
Trước cách mạng tháng 8, nhà văn Nguyễn Tuân chìm đắm trong dư âm dư ảnh của “một thời vang bóng” với tư tưởng duy mỹ và vị nghệ thuật có phần tiêu cực về cái đẹp, cái tài: bất kỳ ai, dù làm nghề gì, chỉ cần nhuần nhuyễn và thành thục trong nghề nghiệp của mình thì đều có tư cách của tài hoa, nghệ sĩ. Và vì như thế, văn chương và đời sống nghệ thuật Nguyễn Tuân lúc đó có đủ mọi thành phần “tử tù nghệ sĩ”, “đao phủ nghệ sĩ”, “đạo chích nghệ sĩ”...trong đó, dĩ nhiên, có cả những “đào nương nghệ sĩ” mà ca nương Quách Thị Hồ là một ví dụ kinh điển cho quan niệm cái đẹp độc đáo ấy của Nguyễn Tuân.
Hồ “Vạn Thái” (biệt danh của Quách nghệ nhân trong giới ca trù, ám chỉ “địa điểm” hành nghề về thành danh của bà - làng Vạn Thái, tức khu Bạch Mai ngày nay), Phúc Hậu (nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Phúc), Bích Thạch Hồn, Trương Bảy, Chu Thị Bốn, Chu Thị Năm, Ba Thỉnh… là những danh ca bậc nhất đương thời mà theo Nguyễn Tuân: “tiếng róc phách của họ đủ khiến cho người nằm thiên cổ phải tung nắp ván thiên ngồi nhổm dậy”. Hồ “Vạn Thái” (1909 – 2001, quê gốc tại Bắc Ninh) nổi tiếng trong giới ca trù bấy giời với những “ngón nghề” đã đi vào văn học, được miêu tả là: “giỏi chữ nho, nổi tiếng với những bài Tương tiến tửu và Tiền hậu Xích Bích phú” (Đinh Hùng, Giai thoại một chầu hát không tiền khoáng hậu – Thạch Lam thẩm âm)
Những biến động của lịch sử và xã hội sau năm 1945 đã vô tình phủ vào ca trù cùng số phận những ca nương một lớp trầm tích của rất nhiều những định kiến ấu trĩ để buộc thứ nghệ thuật hàn lâm uyên bác này phải “im hơi” ngót nửa thế kỷ. Các danh ca, danh cầm phải lần lượt mai danh ẩn tích và giấu kín thân phận vì những mặc cảm trong quá khứ. Và trong bối cảnh ấy, chỉ có cụ Quách Thị Hồ dõng dạc tuyên bố rằng: “Tôi sẵn sàng đeo biển trước ngực đi trên phố để nói tôi là người hát Ca trù”
Niềm tự hào và đức tin mãnh liệt về nghề Tổ cùng kỹ thuật âm nhạc trác tuyệt đã đưa tiếng hát của NSND Quách Thị Hồ đến với thế giới và lập tức được quốc tế ghi nhận bằng những giải thưởng hết sức cao quý: Năm 1978, Hội đồng Âm nhạc Quốc tế của UNESCO và Viện Nghiên cứu Quốc tế về Âm nhạc đã trao tặng bà bằng danh dự cho công lao "gìn giữ một di sản nghệ thuật truyền thống quý báu của Việt Nam, một vốn quý của nhân loại". Năm 1983, băng ghi âm tiếng hát của bà đại diện cho Việt Nam đã được xếp hạng nhất tại Liên hoan Quốc tế Âm nhạc Truyền thống châu Á ở Bình Nhưỡng. Những sự kiện này không chỉ khẳng định tài năng của lão nghệ sĩ mà còn góp phần thay đổi cái nhìn đầy định kiến của xã hội về ca trù, mở ra những hi vọng cho quá trình phục dựng loại hình nghệ thuật bác học này.
Với những cống hiến to lớn của mình cho sự nghiệp văn hóa của dân tộc, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1988 – đây là danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân duy nhất của loại hình ca trù. Cho đến hôm nay, giọng hát của cố nghệ sĩ Quách Thị Hồ vẫn mãi là đỉnh cao của ca trù Việt Nam. Một giọng ca huyền thoại: “đẹp và tráng lệ như một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy…. Tiếng hát ấy vừa cao sang bác học, vừa mê hoặc ám ảnh, diễn tả ở mức tuyệt đỉnh nhất các ý tứ của các văn nhân thi sĩ”. Một giọng ca như rót mật đổ vàng, liêu trai, ma mị và có uy quyền “đến mức hiếp đáp được người nghe”. Một giọng ca làm vẻ vang cho nghệ thuật truyền thống nước nhà !

25 tháng 3 2022

ngắn thôi bạn ơi

 

9 tháng 5 2017

chương trình địa phương chủ yếu là liện hệ thực tế nên bạn chỉ cần liện hệ với nơi bạn sống

9 tháng 5 2017

mik ko bít

lm thế nào pạn giúp mik đi

Cậu nên tham khảo trên mạng, rồi nhớ lại kí ức của mình và ghép lại tạo thành một bài văn.

15 tháng 10 2017

Ngồi lật lại những trang album ảnh của mình, tôi bật cười. Những khoảnh khắc tôi và cùng các bạn lớp A3 vui đùa từ lớp 6 tới giờ đều được chúng tôi lưu lại cẩn thận. Những khuôn mặt và nụ cười hồn nhiên, vui tươi đó, những người bạn tôi đã gắn bó ba năm trời, thân thiết như anh chị em ruột thịt của mình, làm sao tôi có thể quên được? Những kỉ niệm như những thước phim quay chậm, từ từ hiện lên thật rõ ràng và sâu sắc.

Tôi còn nhớ rõ lắm buổi đầu tiên mình vào học lớp 6. Đó không phải lần đầu tiên tôi đến trường Nguyễn Tất Thành vì cũng giống như các bạn khác, tôi cũng được ba mẹ đưa đi tham quan quanh trường vào dịp hè. Ấn tượng đầu tiên của tôi về trường rất đẹp: Trường to và rộng hơn rất nhiều so với trường Tiểu học cũ của tôi. Cơ sở vật chất cũng rất hiện đại. Bao quanh sân trường và dọc hành lang của các lớp đều có rất nhiều cây xanh. Khi đó, tôi đã rất háo hức mong chờ đến ngày đầu tiên vào học lớp 6, để mình có thể trở thành một thành viên chính thức trong đại gia đình Nguyễn Tất Thành thân yêu.

Thế nhưng, ngày đầu tiên vào lớp 6 của tôi là một ngày mưa gió lớn. Tôi còn nhớ, tiếng mưa và tiếng sấm đã kéo tôi ra khỏi giấc ngủ thanh bình từ lúc 5 giờ sáng. Mưa rất lớn và kéo dài mãi, dường như chẳng có vẻ gì là sẽ ngớt mưa cả. Tôi ngồi đợi mưa bớt nặng hạt gần hai tiếng đồng hồ nhưng cũng chẳng có ích gì cả. Cuối cùng, hai ba con tôi đành phải đội mưa đi học khi còn 15 phút nữa vào lớp. Bình thường, để đi từ nhà tôi đến trường cũng phải mất 20 phút – đó là khi thời tiết đẹp và đường xá thông thoáng, không bị tắc đường. Thế nhưng, ngày hôm đó, tôi chẳng thể nhớ nổi ba tôi đã rẽ vào bao nhiêu con đường, bao nhiêu ngõ phố để tránh cảnh tắc đường và cảnh lụt lội. Cả thành phố Hà Nội trở nên ngập lụt, chiếc xe của ba tôi đã mấy lần định chết máy rồi lại may sao mà khởi động được. Ngồi sau ba, tôi không khỏi lo lắng. Đây là buổi học đầu tiên của mình ở trường mới, với thầy cô và bạn bè mới, vậy mà lại đi học muộn. Ấn tượng của mọi người về mình sẽ như thế nào đây?

Sau hơn nửa giờ đồng hồ, cuối cùng, hai ba con tôi cũng tới được trường Nguyễn Tất Thành. Hớt hải chạy lên cầu thang, tôi rẽ vào tầng 4 và bước tới phòng học lớp 6A3. Đứng trước cửa lớp, tôi rụt rè cất tiếng. Tôi rất sợ khi thấy ánh mắt của hơn 40 bạn trong lớp đang hướng về phía mình.

- Con thưa cô, cho con vào lớp ạ!

Đáp lại câu hỏi của tôi, cô giáo chủ nhiệm trẻ mỉm cười hỏi tên tôi và xếp chỗ ngồi cho tôi. Giọng nói ấm áp và truyền cảm cùng với nụ cười tươi tắn đó đã giúp tôi tự tin thêm phần nào. Rồi những tiết học tiếp theo, những thầy cô vào lớp cũng thật ân cần và vui tính. Thầy cô giúp cho chúng tôi biết thêm những kiến thức mới lạ bổ ích mà không khí tiết học lúc nào cũng khá thoải mái và dễ chịu. Mỗi ngày đến lớp thực sự là một niềm vui đối với những cô cậu học trò chúng tôi. Tôi không còn cảm giác rụt rè như ngày đầu vào lớp 6 nữa. Rồi cả những người bạn xung quanh mình. Họ cũng rất vui vẻ và hòa đồng. Sau buổi học đầu tiên, tôi nhanh chóng làm quen được thêm với nhiều người bạn mới, trong đó có cả người bạn thân nhất của tôi bây giờ.

Ba năm trôi qua, và những ngày đến trường đã không còn bỡ ngỡ với tôi như ngày đầu tiên nữa. Có những người nói rằng, kỉ niệm ngày đầu tiên bước vào lớp 1 là kỉ niệm khó quên nhất trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng đối với tôi, ngày đầu tiên bước chân vào lớp 6 A3 trường Nguyễn Tất Thành mới là kỉ niệm không bao giờ tôi có thể quên. Bởi lẽ, ngày vào lớp 1 đã diễn ra quá lâu để tôi có thể nhớ trọn vẹn cảm giác rụt rè bỡ ngỡ, còn kỉ niệm ngày đầu vào lớp 6 lại quá sâu sắc và đặc biệt với tôi, nó dễ dàng đi vào tâm khảm của một cô nhóc lớp 6.

Ba năm trôi qua với biết bao các hoạt động. Mỗi lần đến dịp lễ lớn là học sinh Nguyễn Tất Thành lại nô nức tổ chức các tiết mục văn nghệ đặc sắc và tiêu biểu. Các buổi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, dạ hội Tiếng Anh hay Dạ hội Tuổi 18 đều trở thành nét đặc biệt của trường. Các hoạt động bảo vệ môi trường, giữ gìn an toàn vệ sinh cũng đều được hưởng ứng. Vì vậy, giờ đây, sân trường, hành lang các lớp và ngay cả xung quanh khuôn viên Nguyễn Tất Thành đều trồng rất nhiều cây xanh – một không gian mà không biết bao ngôi trường mơ ước. Các hoạt động Đoàn Đội cũng diễn ra qui củ và hiệu quả nhờ có sự hướng dẫn của các thầy cô Tổng phụ trách.

Bây giờ, cô giáo chủ nhiệm theo chúng tôi hai năm học lớp 6 và lớp 7 đang trong thời kì nghỉ sinh em bé. Nhưng không lúc nào chúng tôi không nhớ đến cô. Chúng tôi luôn mong cô sớm quay trở lại trường và một lần nữa đem lại cho chúng tôi những tiết học Ngữ văn sinh động, hấp dẫn. Còn cô giáo chủ nhiệm mới của chúng tôi, cô thực sự là một người mẹ đảm đang và chu đáo, người luôn hết lòng lo lắng cho chúng tôi. Đôi lúc dù cô có nghiêm khắc nhưng hơn ai hết, chúng tôi hiểu, cô luôn yêu thương 49 đứa học sinh "quỷ sứ" chúng tôi như 49 đứa con bé bỏng yêu dấu.

Một năm học nữa lại sắp kết thúc. Sang năm sẽ là quãng thời gian hết sức căng thẳng và vất vả đối với chúng tôi vì áp lực từ các kì thi học sinh giỏi, các kì thi chuyển cấp rất lớn. Nhưng còn tiếp tục ở mái trường Nguyễn Tất Thành thân yêu này thì tôi tin rằng, mình có thể vượt qua điều đó. Bởi vì xung quanh tôi có biết bao thầy cô giáo giỏi tâm huyết và những người bạn luôn gắn bó với tôi, cùng chia sẻ những khoảnh khắc đẹp đẽ từ năm học lớp 6.

23 tháng 1 2017


Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân. Giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc mơ chiến thắng được bệnh tật. Giấc mơ chiến thắng được giặc ngoại xâm. Giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: Mơ ước cái thiện thắng cái ác. Nhiều câu chuyện cổ tích thể hiện niềm mơ ước đó, tiêu biểu nhất là truyện “Thạch Sanh”. Trong truyện "Thạch Sanh" tiếng đàn là một chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc.
Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Phép màu nhiệm của tiếng đàn là đã khiến công chúa cười nói trở lại sau thời gian dài sống câm lặng:
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”.
Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội.
Trong truyện cổ tích thường có sự xuất hiện của yếu tố hoang đường kì ảo, như: Bụt có phép lạ, tấm thảm biết bay, tiếng đàn chữa được bệnh, một loài cây có thể cải tử hoàn sinh. Người bình dân gửi niềm mong ước vào các yếu tố thần kì. Vì sao ngày xưa con người không đặt niềm tin vào pháp luật, không đặt niềm tin vào những người được xem là trụ cột trong gia đình mà lại đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên?
Người bình dân có thân phận thấp bé. Trong cuộc sống, chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Truyện cổ tích Tấm Cám kể lại sự việc cô Tấm bị mẹ kế hãm hại. Vua biết, nhưng ông không làm gì để giúp Tấm. Trong xã hội phong kiến vua là người có quyền lực cao nhất. Vua phải mang lại sự công bằng cho dân chúng. Vua trong truyện Tấm Cám không mang được sự công bằng đến cho mọi người, không trừng trị được kẻ có tội. Ở truyện "Thạch Sanh", Lí Thông làm quan, là người có quyền hành nhưng tâm địa Lí Thông độc ác. Như vậy, vua quan có cũng như không. Trong gia đình, người mẹ, người anh được xem là trụ cột. Thế nhưng người mẹ kế, người anh cả lại đối xử không công bằng với chính những đứa con, những đứa em của mình. Thực tế cuộc sống quá nhiều bất công. Không thể đặt niềm tin vào những người thừa hành pháp luật. Không thể đặt niềm tin vào người thân. Vì vậy cho nên người bình dân đặt niềm tin của mình vào thần linh, vào các thế lực siêu nhiên. Người bình dân hi vọng thế lực siêu nhiên sẽ cứu giúp khi họ gặp khó khăn.
Nhờ cây đàn, món quà vô giá mà vua Thủy Tề ban tặng Thạch Sanh đã giãi bày được nỗi oan ức. Tiếng đàn Thạch Sanh là tiếng nói đòi công lí xã hội: “Cái thiện nhất định thắng cái ác”, “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”, đó là ước mơ, là niềm tin lớn lao về sự công bằng của người dân lương thiện mỗi khi họ gặp nạn. Được kết hôn cùng công chúa, điều đó đã khẳng định đạo lí “Người làm việc nghĩa nhất định sẽ có ngày được đền ơn”. Còn Lí Thông “Gieo gió ắt sẽ gặt bão”. Được Thạch Sanh tha chết nhưng mẹ con Lí Thông về đến giữa đường bị sét đánh. Mẹ con Lí Thông chết hóa thành con bọ hung, loài côn trùng sống nơi nhơ bẩn. Đúng là trời không tha cho kẻ bất nhân. Điều này còn khẳng định thêm chân lí “Ác giả ác báo”. Con người tham lam, hèn nhác, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt, bội bạc nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Tôi tin vào công lí. Cuộc đời còn nhiều cái xấu nên con người cần phải có niềm tin. Vì có niềm tin mới giúp con người vượt qua được khó khăn.
Thạch Sanh thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng xứng đáng để nhà vua gả công chúa. Sự việc đó đã làm cho hoàng tử của các nước chư hầu tức giận. Thạch Sanh đã vượt qua thử thách này một cách kì diệu. Chàng đã chinh phục được các nước chư hầu bằng vũ khí kì lạ, đó là tiếng đàn. Dùng lời nói, dùng lí lẽ để thuyết phục kẻ thù, khiến kẻ thù từ bỏ vũ khí, đó cũng là niềm mong ước của người bình dân. Thạch Sanh đã thuyết phục được kẻ thù, bảo vệ được đất nước. Một lần nữa nhân cách Thạch Sanh tỏa sáng. Sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.
Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu.
Tôi có theo dõi thông tin, thiên đình đang vào hội. Ở chốn âm ti Lí Thông tự ứng cử. Lí Thông đang ráo riết vận động tranh cử để được mọi người bầu làm nghị viên đại diện cho đại biểu chốn âm ti.
Người như Lí Thông mà làm nghị viên đại diện cho chốn âm ti thì thật khổ cho những linh hồn tội lỗi.
Người sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với mọi người đó chính là những Thạch Sanh trong thời đại mới. Cuộc sống đã thay đổi nhưng con người vẫn còn mong đợi nhiều từ tiếng đàn của Thạch Sanh.

23 tháng 1 2017

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình.

Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.

Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.

Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.

Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con.

Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước.

Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước.

Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.

Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường.

Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.

Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.

Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.

Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.
6 tháng 3 2017

Có lẽ khi đọc “Vượt thác của nhà văn Võ Quảng người đọc không chỉ cảm nhận được cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam hùng vĩ mà ở đó còn có vẻ đẹp anh dũng của con người lao động trên sông Thu Bồn – không ai khác đó chính là nhân vật dượng Hương Thư.

Ở đoạn đầu nó như báo hiệu sự khó khăn thử thách đang chờ trước mắt con người. Thuyền phải vượt qua nhiều thác dữ. Nước ngày một lên cao phóng giữa hai hai vách đá dựng đứng. Dượng Hương một mình với cơn lũ thuyền cứ vùng vằng cứ chực trụt xuống. Và cho đến chiều tối, thì con thuyền cũng vượt qua khỏi thác cổ cò. Ở những dòng cuối này người ta lại thấy “ dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước” cảnh vật như hòa vào niềm vui chung cùng con người, chiếc thuyền đã vượt qua cơn thác lũ, con người đã chiến thắng được thiên nhiên .

Ở tác phẩm “ Vượt Thác” Tác giả không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ mà hơn tất cả đó hình ảnh tươi đẹp của con người, sức mạnh to lớn chiến thắng mọi thiên tai. Dượng Hương Thư như một người hùng bước ra từ ngòi bút của nhà văn.

Trước khi vượt qua thác dữ Dượng Hương được sai nấu cơm ăn cho chắc bụng còn có sức trèo thuyền. “ Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái có người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy lại thế trụ giúp chú hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống quay đầu quay về lại Hòa Phước” . Hình ảnh dượng Hương với những động tác thuần thục vượt qua cơn lũ rõ ràng và nhanh như cắt. “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.” Dượng hương Thư hoàn toàn khác với một dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, trong cơn thác lũ người ta thấy một người anh hùng gan dạ, dũng cảm và có kinh nghiệm sức khỏe khi băng qua con thác dữ. Tác giả như vẽ nên một nét đẹp hoàn mỹ – nét đẹp của người dân lao động có thể chiến thắng vượt qua mọi gian nguy.

Bằng nghệ thuật tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên và sinh động. Cho người đọc cảm nhận được sức mạnh chiến thắng thiên nhiên của Dượng Hương Thư . Thể hiện sức mạnh của dân lao động không chịu lùi bước trước bất kì khó khăn thử thách nào của thiên nhiên.

19 tháng 3 2017

thanks bn nha vui

2 tháng 11 2017

Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:

– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.

Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.

2 tháng 11 2017

Cây bút thần từ lâu đã không được dùng đến. Hôm nay, nhân buổi đại tiệc mừng chiến thắng, nhà vua mới mang ra vẽ để thần dân trăm họ được thưởng thức. Nhà vua anh minh ấy không ai khác chính là cậu bé Mã Lương thuở nào. Sau khi trừng trị tên vua gian ác, cậu đã được nhân dân tôn sùng làm hoàng đế đứng lên trị vì đất nước.Thuở nhỏ, Mã Lương là cậu bé mồ côi cha mẹ từ sớm. Mã Lương rất thích học vẽ và vẽ rất đẹp, tưởng như mọi thứ em vẽ đều thành sự thật. Nhưng vì nhà nghèo, em không mua nổi một cây bút. Niềm mơ ước giản dị ấy đã thấu đến các vị thần linh. Vì thế, em đã được tặng một cây bút thần. Cây bút này quả là kì diệu. Vẽ con chim, con chim tung cánh bay lên trời, vẽ con cá, con cá trườn xuống sông bơi lội... Thếlà từ đó em dùng cây bút thần vẽ giúp cho mọi người dân nghèo trong làng. Ai thiếu gì em cũng vẽ cho nhưng chỉ vẽ những công cụ dùng để sản xuất. Mã Lương tuy nhỏ nhưng có tấm lòng thật nhân ái. Mọi nguời trong làng đều biết ơn em.Rồi câu chuyện về cây bút lọt đến tai tên địa chủ gian ác. Hắn bắt Mã Lương phải vẽ theo ý muốn của hắn. Nhưng không chịu phục tùng trước cải xấu, em đã kiên quyết chiến đấu đến cùng. Bằng tài năng và trí thông minh của mình, em thoát khỏi tay tên địa chủ ấy... Trốn đến một thị trấn nhỏ, Mã Lương vẽ tranh để bán ở phố. Tranh em vẽ rất đẹp nhưng bao giờ cũng thiếu một bộ phận nào đó. Do một lần sơ ý em làm lộ bí mật và bị tố giác với vua. Những gì Mã Lương được nghe, được thấy về tên vua tàn ác này đã khiến em rất căm giận. Những gì vua mong muốn em đều không làm theo mà cố ý vẽ khác đi. Nhà vua tức giận, cướp cây bút thần của Mã Lương. Nhà vua đâu biết rằng chỉ có tài năng như Mã Lương, có tấm lòng nhân ái, bao dung như em mới có thể sử dụng được cây bút thân Bút thần chính là sứ giả được phái đến bên em, để em giúp đỡ những người nghèo khổ Với những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ và bây giờ là nhà vua thì cây bút thần thành cây bút trừng trị. Nhà vua không thể điều khiển nó theo ý mình.Biết không thể làm gì nếu thiếu Mã Lương, hắn dụ dỗ em nhiều điều danh lợi. Mã Lương vờ như đồng tình để tìm cách trừng phạt hắn. Nhà vua muốn dạo chơi bằng thuyền trên biển. Mã Lương vẽ ngay một biển cả mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng. Trên con thuyền buồm lớn, đầy đủ vua quan, hoàng hậu, công chúa và hoàng tử. Mã Lương bắt đầu cho những cơn gió đầu tiên thổi lên nhè nhẹ. Nhưng nhà vua lại muốn những con gió lớn hơn, ngay tức khắc, em đáp ứng yêu cầu. Gióthổi mạnh lên, biển động, thuyền lắc lư nghiêng ngả. Nhà vua sợ hãi kêu Mã Lương đừng cho gió to nữa.
Nhưng mặc những lời kêu than, em tiếp tục đưa những nét bút thành những đường cong lớn làm cho gió to, sóng xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác. Mã Lương tranh thủ cơ hội này trừng trị thích đáng tên vua và những tên tham quan làm hại dân chúng. Nỗi căm giận ấy khiến em vẽ những cơn gió to hơn. Và cuối cùng, sóng biển nổi lên như những trái núi khổng lồ ập đến nuốt chửng con thuyền. Con thuyền chờ vua quan, hoàng tộc đã vĩnh viễn nằm sâu dưới đáy biển cùng tội ác của chúng.Câu chuyên Mã Lương trừng phạt vua quan độc ác đã lan truyền khắp nơi. Ai cũng biết ơn và ca tụng em. Còn Mã Lương, sau chuyện đó đã cùng cây bút thần đi đâu không biết. Nhân dân cá nước đều đồng tình tôn em làm nhà vua mới bởi một người tài năng, đức độ như Mã Lương sẽ giúp cho dân chúng thoát khỏi cơ cực, lầm than. Tất cả mọi người đều đi tìm Mã Lương... Cuối cùng mọi người đã tìm thấy khi Mã Lương đang vẽ, nhưng không phải bằng bútthần mà bằng chính cây bút em mua được do lao động. Trước tấm lòng của nhân dân, Mã Lương đồng ý về cung làm hoàng thượng. Đúng như mong mỏi của nhân dân, Mã Lương là vị vua anh minh, sáng suốt và nhân hậu, lúc nào cũng vì dân chúng. Cũng từ khi làm vua, Mã Lương không dùng đến cây bút thần nữa Nhà vua muốn bằng chính tài năng của mình mà trị vi đất nước và cũng muốn rằng, con dân của mình dựa vào sức mạnh của mình mà đi lên...Hôm nay, nhà vua cho mở đại tiệc mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Trong khôngkhí vui mừng của ngày hội lớn, nhà vua lấy cây bút thần ra vẽ, tặng cho dân chúng một món quà. Đã lâu không dùng đến bút thần nhưng nhà vua vẫn vẽ rất đẹp. Và ai cũng thấy, đó chính là cậu bé Mã Lương ngày nào.

27 tháng 4 2017

Thứ bảy tuần trước, tôi cùng bố mẹ về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức vì đã hơn một năm rồi tôi chưa về thăm ông bà. Tôi nhớ ông bà, nhớ căn nhà nhỏ và cả khu vườn thân yêu.

Sáng chủ nhật, tôi chạy ra vườn chơi. Quả là một buổi sáng đẹp trời! Bầu trời trong vắt, không một gợn mây, Mặt Trời uy nghi ngự trị trên cung điện lộng lẫy những tia nắng ngắm nhìn vạn vật.

Bây giờ tôi mới cảm thấy khu vườn này quả là đẹp và có lẽ đẹp nhất vào những buổi ban mai như thế này. Anh Trống Cồ đã cất tiếng gáy, sân nhà rộn rã nhưng trong vườn còn náo nhiệt hơn. Chị Mái mơ dẫn dàn con đi kiếm mồi. Đàn gà con chạy líu ríu quanh chân mẹ, đôi chân phải bước dài ra trông vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Mẹ con chị cặm cụi tìm mồi quanh những đám cỏ còn đẫm sương. Đàn vịt lạch bạch chạy ra ao rỉa lông, rỉa cánh. Tôi ngồi chễm chệ trên đống rơm, ngắm nhìn khu vườn kỳ diệu.

Cây cối lóng lánh sương đêm nên đang rạng rỡ tắm ánh nắng thu chan hòa.

- Chào anh ổi! Khỏe chứ?

- Tôi vẫn khỏe! Còn chú thế nào, chú Mít?

Thì ra cây cối trong vườn đang hỏi thăm nhau. Tôi phải công nhận vườn ông bà

tôi nhiều cây thật đấy. Tôi thích nhất là cây ổi, thân cây khẳng khiu, nứt nẻ. Tuy hình dáng vậy thôi nhưng đến mùa ổi cây lại cho những trái chín vàng ươm, trái ương phơn phớt xanh rờn và ngọt lịm nữa. Dường như trông thấy tôi, nó xòa cành lá như muốn chào mừng.

Cuối vườn, các luống hoa trao đổi hương thơm và khoe sắc. Giàn thiên lý trổ hoa vàng lốm đốm đang nằm dưới nắng trên chiếc giàn xinh xắn mà ông tôi làm. Hoa lan nở từng chùm trắng xóa. Chùm hoa còn đọng lại những giọt sương long lanh như được một bàn tay khéo léo nào đó chạm trên cánh hoa những hạt châu ngọc. Những ngọn lửa cháy lên hập hùng trong tán lá xanh của hàng râm bụt. Hoa hồng kiêu sa. hoa cẩm chướng mùi thơm nồng nồng. Ảnh sáng mạ vàng những đóa cúc giản dị làm cho nó sáng rực lên như những viên kim cương.

Quanh các luống hoa, bướm bay chập chờn. Ong mật, ong vò vẽ đánh lộn nhau để kiếm mật. Rồi Chích chóc bắt đầu huyên náo, vang vang khắp khu vườn là tiếng hót du dương của một cô Họa Mi. "Chích! Chích! Chích!". Chim Chích Bông chăm chỉ bắt sâu trên từng chiếc lá. Bỗng có tiếng cãi nhau chí chóe từ đâu đó:

- Miếng này là của tớ mà! - Một con bồ câu kêu lên.

- Không! Của tớ chứ! Tớ nhìn thấy trước! - Con còn lại nhanh nhảu.

Thì ra chúng đang cãi nhau vè chuyện thức ăn! Ông tôi bảo sáng nào chúng cũng cãi cọ om sòm kể từ khi ông làm chiếc chuồng chim xinh xắn bằng gỗ thông này. Ông thường xuyên đặt thức ăn vào chuồng cho những chú chim mỗi buổi sớm. Trên tán lá, những chú gõ kiến leo dọc thân cây bửa mỏ lách cách trên vỏ.

Chà! Bây giờ tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của khu vườn này. Một cảnh vắng mà dung hòa nghìn thứ âm nhạc: Tiếng gió thổi vi vu, chim khẽ gù dưới lá, lá rì rào...

Một tuần trôi qua thật là nhanh. Nhưng trong suốt thời gian này tôi đã hiểu biết thêm về thiên nhiên và nhất là tôi lại thêm yêu khu vườn của tôi.



27 tháng 4 2017

Đó là bài văn mẫu trên mạng mà bạn

14 tháng 3 2017

Cảm nhận:Nét nhạc vui tươi trong sáng ca ngợi lứa tuổi vô tư của lứa học trò.Bài hát có dáng vẻ tươi tắn long lanh thơ ngây của tuổi học trò đầy hồn nhiên mơ ước

14 tháng 3 2017

-Ca ngợi tình bạn vô tư, trong sáng của lứa tuổi học trò. Hình ảnh tia nắng giống như các bạn trai tinh nghịch, vô tư. Hình ảnh hạt mưa giống như các bạn gái duyên dáng hay dỗi hờn vô cớ .ok