Nêu cảm nghĩ của em về loài hoa phượng, ngắn gọn xúc tích nhé :v
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tuổi học trò luôn luôn gắn liền với rất nhiều những kỉ niệm đáng nhớ về mái trường thân yêu từ thây cô, bạn bè, cây bàng, với em có lẽ là cây phượng sẽ luôn khắc sâu ở trong lòng. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò chúng em, chính cây phượng đã để lại nhiều ấn tượng nhất trong em.
Em còn nhớ, khi em bước vào ngôi trường này, em rất ghét cây phượng vì phượng mà làm cho em thấy lo lắn, bồn chốn và hồi hộp, Nhưng giờ đây em đã trở nên gần gũi và thân thuộc với cây phượng này.
Bắt đầu sang tháng 5 là lúc tiếng ve sầu kêu râm ran trên tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè sắp tới. Thôi thúc học trò chúng em chuyên tâm vào học hành để đạt kết quả cao trong học tập, Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức, phượng như một cái ô che bóng mát cho chúng em. Ngồi dưới gốc phượng ăn bánh, ăn bimbim hay uống một ly nước mát thì không bằng gì hơn cả.
Cuối tháng năm, đầu tháng sáu là lúc chúng em vui vẻ, sửa soạn, để chào đón một mùa hè mới. Nhưng không ít tiếng khóc khi phải xa mái trườngng, thầy cô, bạn bè và xa những kỉ niệm với cây phượng. Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những cơn gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng dưới sân trường. Ba tháng hè đã đến, không còn một tiếng cười nói. Phượng buồn, phượng nhớ.
Vì vậy lên cây phượng như là một người bạn vô hình, để lại những kỉ niêhm thời áo trắng. Dù lớn lên em không còn học ở đây nưa nhưng em vẫn không thể quên những kỉ niệm với cây phượng, Em Yêu Cây Phượng.
Em thâm khảo:
Em yêu hoa cúc vì hoa có nhiều cách đan xen khéo léo vào nhau trông vô cùng thích mắt. Hương hoa cúc thoang thoảng và dịu nhẹ. Nó làm cho người ta cảm thấy khoan khoái và đôi khi hình như còn giảm bớt lo âu. Mùa nào cũng vậy, bao giờ bà em cũng chọn khá nhiều những bông hoa cúc mãn khai để làm trà hoa cúc. Em không biết bà đã chế biến thế nào, thế nhưng nhấm một chút nước trà em thấy nó rất thơm, một mùi thơm rất đặc trưng và rất lạ.Gạt đi tất cả những ý nghĩa rối rắm kia, em cứ thế lớn lên và yêu những bông hoa cúc một cách chân thành. Hoa cúc không kiêu sa. Nó đẹp giản dị và sâu lắng. Phải chăng vì thế mà nó cứ gắn bó tự nhiên với những năm tháng tuổi thơ êm đềm và hạnh phúc của em.
Thế là tháng tư đã tới rồi kìa, ngoài sân trường từng cây phượng với những bông hoa đang đổi màu sắc đỏ, ánh nắng mặt trời cũng trở nên rực rỡ và chói chang để báo hiệu cho một mùa hè sẽ và đang tới..
Mùa hè tới ánh mặt trời trở nên chói mắt, gay gắt và ánh mặt trời làm màu xanh của cây trái nổi bật hơn, vàng tươi như ráng mật. Xuân, hạ, thu, đông mùa nào cũng đẹp cả, mùa nào em cũng rất thích cả,. Nhưng em vẫn thích nhất là mùa hè.Bởi vì mùa hè em được nghỉ thư giãn sau những tháng phải đi học thường xuyên, và đó cũng là thời gian mà em sẽ được làm những điều thú vị mà vào những ngày đi học em sẽ không thực hiện được.
p/s: một đoạn nhé, tham khảo
Tham khảo:
Nguyệt quế! Ôi loài cây thân thương! Chắc mọi người ai cũng thắc mắc tại sao tôi lại coi nó như một loài cây thân thương đúng không? Vì đây là loài cây có ý nghĩa với tôi rất nhiều. Cây nguyệt quế được trồng ở đầu ngõ là kỉ niệm của nội tôi. Nguyệt quế thân gỗ, to bằng ngón chân cái có nhiều cành to bằng chiếc đũa, hoặc chỉ to bằng cọng rơm màu nâu xám. Mỗi nhánh cây bằng chiếc tăm dài có từ bảy đến chín lá hình thoi màu xanh thẫm mượt bóng, nhất là sau một đêm mưa. Cành lá sum sê, xoè tán rất đẹp trông cứ như một chiếc ô xanh xinh xinh căng lên. Đến mùa hoa nở, từng chùm hoa trắng phau tỏa hương thơm ngào ngạt dưới ánh trăng rằm. Khi còn bé, mỗi khi qua nhà nội chơi là tôi và lũ em đều chạy lại và ngắm nghía cây một cách say sưa và nói về đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Có khi chúng tôi lại lặng yên ngồi bên cây nghe nội tôi kể về những kỉ niệm của nội về thời chiến tranh khốc liệt. Giờ nội tôi cũng không còn nữa nhưng nguyệt quế vẫn còn đó và luôn gợi nhớ chúng tôi về nội mãi.
Tham khảo :
Mỗi dịp Tết đến xuân về mọi người đều nô nức đi sắm sửa cho một ngày Tết thật đầm ấm và vui vẻ. Tết năm vừa rồi em cũng cùng bố đi chợ hoa, tự tay chọn một cây hoa mai để trang trí ở nhà. Không biết cây mai người ta trồng từ bao giờ mà thân cây đã bự bằng bắp tay của người lớn mà rất thanh nhã. Tán lá tròn tự nhiên xoè rộng ở phần gốc thu nhỏ dần ở phần ngọn. Thân cây to bằng cổ tay em, cao độ một thước rưỡi. Thân cây màu nâu sậm, sần sùi, mụn to, mụn nhỏ. Cành cong queo, gầy guộc mọc tua tủa ra và mang nhiều lá, mỗi lá to bằng hai ngón tay của em, hình bầu dục. Màu xanh đậm viền những răng cưa nhỏ. Bên cạnh mỗi chùm lá một túm lá non màu tím nhạt. Trước tết vài ngày, hoa mai lác đác nở. Sáng mùng một Tết, cả cây mai bừng lên một sắc vàng tươi, trông đẹp vô cùng! Mai tứ quý nở quanh năm. Cánh hoa vàng thẫm nở giữa năm đài hoa tựa như năm cánh sen nhỏ xíu màu đỏ sậm. Khi cánh hoa đã rụng hết, nhụỵ hoa khô đi thì giữa mỗi bông xuất hiện mấy hạt nhỏ xinh xinh như những hạt cườm, lúc non màu xanh, lúc già chuyển thành màu tím đen lóng lánh. Đứng ngắm cây hoa mai, ta thầm cảm phục sự mầu nhiệm và hào phóng của tạo hoá. Năm cánh hoa như năm cánh bướm vàng óng, nhỏ xinh, rung rinh giữa không khí se se lạnh của những ngày đầu xuân. Lá cây xanh non tràn trề sức sống. Em rất yêu thích cây hoa mai bởi sắc vàng rực rỡ của nó. Hoa mai mãi là biểu tượng cho loài hoa may mắn trong những ngày Tết của con người Việt.
* Cấu tạo của não:
- Não bộ gồm: trụ não, tiểu não, não trung gian và đại não.
- Vị trí các thành phần của não bộ:
+ Trụ não tiếp liền với tủy sống ở phía dưới.
+ Nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian.
+ Phía sau trụ não là tiểu não.
* Cấu tạo của đại não- Vị trí: nằm phía trên của não trung gian, tiểu não và trụ não.
- Cấu tạo ngoài:
+ Rãnh liên bán cầu chia não thành 2 nửa.
+ Rãnh sâu chia bán cầu não thành 4 thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm và thùy thái dương.
Rãnh đỉnh ngăn cách thùy trán với thùy đỉnh.
Rãnh thái dương ngăn cách thùy trán, thùy đỉnh với thùy thái dương.
+ Bề mặt đại não có nhiều nếp gấp là các khe và rãnh tạo thành khúc cuộn não giúp làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt của vỏ não.
- Cấu tạo trong:
+ Chất xám ở ngoài làm thành vỏ não, dày khoảng 2 – 3mm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp.
+ Chất trắng ở trong là các đường dây thần kinh, hầu hết các đường này đều bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống. Khi bị tổn thương 1 bên đại não thì sẽ làm tê liệt các phần bên thân còn lại. Bên trong chất trắng chứa các nhân nền (nhân dưới vỏ).
Tham khảo:
Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả, truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.
Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.
Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.
Mỗi độ hè về mái trường thân yêu không thể nào thiếu bóng dáng và màu sắc của hoa phượng. Bên cạnh những dãy bằng lằng tím như màu mực tím của tuổi học trò thì hoa phượng đỏ rực lúc nào cũng nở xòe đợi những cô cậu học trò nhặt về ép vào trang vở trắng làm kỉ niệm.
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao một loài hoa đẹp như thế, tươi tắn và rực rỡ như thế lại nở vào mùa chia tay không?. Thân cây phượng chắc chắn nâu trầm, tán phượng xòe rộng những chiếc lá nhỏ tí chắp lại với nhau mềm mại. Có lẽ phượng đỏ rực là thế, đẹp là thế để lưu luyến bước chân của những cô cậu học trò. Mùa hè hứa hẹn biết bao nhiêu là điều hay, người đi du lịch cùng gia đình, người được chạy nhảy trên cánh đồng đầy cỏ cây hoa lá. Những cô cậu học sinh chăn trâu ngày nào cũng được gặp nhau và chơi nhiều trò chơi dân gian thú vị. Những niềm vui ấy khiến cho học trò tạm thời quên đi trường lớp, bạn bè, thầy cô. Phượng nở cả mùa hè để in sâu vào tâm trí những cô cậu học trò ấy, thôi thúc cô cậu học trò ấy đến trường. Khi ta gắn bó với một thứ gì đó quá lâu thì đến khi không gắn bó nữa ta sẽ thấy nhớ nó vô cùng.
Cánh phượng mềm như cánh bướm, tán cây mở rộng như lòng mẹ ôm ấp lấy những cậu học trò nghịch ngợm trèo lên hái hoa không bị ngã. Hoa phượng cũng nhân từ như một người cô giáo hiền thục hết lòng yêu mến học trò. Mặc cho học trò nghịch ngợm có hái hoa bẻ lá, cây vẫn chẳng một lời oán trách.
Dù có đi đâu, làm gì có lẽ con người không bao giờ quên được những ngày tháng êm đềm của tuổi học trò mà trong đó hoa phượng như một dấu in rực rỡ nhất. Chẳng có lúc bác bảo vệ bắt một cậu học trò đang trèo cây hái hoa, về sau nó cũng là kỉ niệm vô cùng đẹp. Trên cuốn lưu bút mực tím ấy, cánh hoa phượng vẫn xòe như cánh bướm, nó không còn tươi tắn rực rỡ nữa mà nó nhuốm màu thời gian.
Mỗi độ hè về mái trường thân yêu không thể nào thiếu bóng dáng và màu sắc của hoa phượng. Bên cạnh những dãy bằng lằng tím như màu mực tím của tuổi học trò thì hoa phượng đỏ rực lúc nào cũng nở xòe đợi những cô cậu học trò nhặt về ép vào trang vở trắng làm kỉ niệm.
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao một loài hoa đẹp như thế, tươi tắn và rực rỡ như thế lại nở vào mùa chia tay không?. Thân cây phượng chắc chắn nâu trầm, tán phượng xòe rộng những chiếc lá nhỏ tí chắp lại với nhau mềm mại. Có lẽ phượng đỏ rực là thế, đẹp là thế để lưu luyến bước chân của những cô cậu học trò. Mùa hè hứa hẹn biết bao nhiêu là điều hay, người đi du lịch cùng gia đình, người được chạy nhảy trên cánh đồng đầy cỏ cây hoa lá. Những cô cậu học sinh chăn trâu ngày nào cũng được gặp nhau và chơi nhiều trò chơi dân gian thú vị. Những niềm vui ấy khiến cho học trò tạm thời quên đi trường lớp, bạn bè, thầy cô. Phượng nở cả mùa hè để in sâu vào tâm trí những cô cậu học trò ấy, thôi thúc cô cậu học trò ấy đến trường. Khi ta gắn bó với một thứ gì đó quá lâu thì đến khi không gắn bó nữa ta sẽ thấy nhớ nó vô cùng.
Cánh phượng mềm như cánh bướm, tán cây mở rộng như lòng mẹ ôm ấp lấy những cậu học trò nghịch ngợm trèo lên hái hoa không bị ngã. Hoa phượng cũng nhân từ như một người cô giáo hiền thục hết lòng yêu mến học trò. Mặc cho học trò nghịch ngợm có hái hoa bẻ lá, cây vẫn chẳng một lời oán trách.
Dù có đi đâu, làm gì có lẽ con người không bao giờ quên được những ngày tháng êm đềm của tuổi học trò mà trong đó hoa phượng như một dấu in rực rỡ nhất. Chẳng có lúc bác bảo vệ bắt một cậu học trò đang trèo cây hái hoa, về sau nó cũng là kỉ niệm vô cùng đẹp. Trên cuốn lưu bút mực tím ấy, cánh hoa phượng vẫn xòe như cánh bướm, nó không còn tươi tắn rực rỡ nữa mà nó nhuốm màu thời gian.