K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2018

Thấm thoát đã chớm thu. Không còn tiếng ve ngân của những trưa hè oi ả. Không còn “…Chín mươi ngày nhảy nhót đồng quê – Ôi! Cả một mùa xuân trong mùa hạ” nữa. Có vẻ như ngày khai giảng năm học năm nay đến sớm hơn mọi năm. Bất chợt, những cảm xúc và kí ức ngây ngô về ngày khai trường đầu tiên của tôi lại ùa về như nhắc nhở kỉ niệm của một thời đã qua…
Tôi vẫn nhớ hôm ấy – một buổi mai đầy gió và mưa rào. Tôi phải cùng mẹ đến trường để tham dự lễ khai giảng năm học mới. Hôm đó tôi dậy sớm. Có lẽ vì tôi thấy mình đã khôn lớn và một lý do quan trọng hơn nữa, đó là ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời tôi. Tôi mặc bộ đồng phục mới mà bố tôi đã mua cho tôi và tự tay chuẩn bị cặp sách. Rồi mẹ đeo cặp vào lưng tôi, mặc bộ áo mưa màu xanh tôi yêu thích, mẹ khoác áo mưa vào rồi dắt tay tôi đi qua màn mưa. Mưa rơi rả rít, trời âm u và xám xịt. Con đường trở nên lầy lội, sũng nước. Mưa không lớn cũng chẳng nhỏ nhưng dai dẳng không dứt. Mưa cứ rơi mãi, rơi mãi không dứt như tâm trạng của tôi lúc ấy: tôi không sợ mà lo lắng, háo hức, nôn nao chờ đợi. Chờ đợi những gì mà tôi sắp sửa trải qua: đó là ngày đầu tiên dự buổi khai trường năm học mới. Tôi vẫn nép vào mẹ, bước từng bước qua từng con hẻm quanh co quen thuộc mà lòng cảm thấy lạ lẫm vô cùng. Con hẻm này tôi qua lại hằng ngày nhưng hôm nay tâm trạng của tôi đầy xáo trộn, một điều lớn lao và mới mẻ đang đến với tôi: tôi đã vào lớp một, tôi đã là người lớn thật rồi. Tôi khẽ liếc nhìn những cảnh vật xung quanh đã gắn bó với tôi suốt thời thơ ấu: giàn hoa ti-gôn hồng nhạt e ấp trong màn mưa của nhà bác Tư hàng xóm mà tôi vẫn thường hái về chơi trò cô dâu với mấy đứa bạn trong xóm, cây mận xù xì đang lắc lư những chùm quả chín đỏ rực đung đưa trong màn mưa như nói lời chúc mừng tôi ngày đầu đến lớp.
Ra khỏi con hẻm nhỏ là đường Trần Mai Ninh tấp nập, đông vui. Những chị học sinh thướt tha trong tà áo dài trắng, những anh chị khăn quàng đỏ thắm trên vai, tôi đặc biệt chú ý những bạn cùng lứa với tôi áo quần tinh tươm rụt rè nắm lấy tay mẹ đến trường. Dù mưa vẫn còn tí tách rơi từng giọt trên mái hiên của những ngôi nhà hai bên đường vẫn không làm cho nụ

cười trên môi của các học sinh mừng ngày tựu trường kém tươi tắn hơn. Mẹ khẽ lay tay tôi và nói: “Đến trường rồi kìa con!” A, trường tôi đây ư? Trông to lớn và đồ sộ quá! Ngôi trường mới này không giống như trường mẫu giáo của tôi. Trường to lớn và đồ sộ hơn trường mẫu giáo nhiều. Trước cổng trường có một tấm bảng đề chữ màu xanh biển rất to, tôi lẩm nhẩm đánh vần: “Trường tiểu học Nguyễn Khuyến” đúng như mẹ giới thiệu cho tôi mấy tuần trước. Qua bậc tam cấp, đại sảnh, khoảng sân rộng đã đến trước cửa lớp. Tôi vẫn nhớ rất rõ là mình học lớp Một bảy do cô Huệ làm chủ nhiệm lớp. Cô dìu tay tôi vào lớp và xếp chỗ ngồi. Tôi bịn rịn buông tay mẹ và chợt cảm giác hụt hẫng chiếm lấy tâm hồn tôi lúc ấy. Tôi nhìn các bạn chung quanh mình trông ai cũng lạ lẫm. Lúc này, tôi chợt ước ao là mình đã quen các bạn trong lớp. Tôi còn nhớ như in cảm giác bỡ ngỡ rụt rè khi mọi người, mọi vật xung quanh mình đều lạ lẫm. Nhưng trong lớp có nhiều bạn rất dạn dĩ, các bạn tươi cười chào bạn mới. Tôi thấy mình ngưỡng mộ các bạn ấy biết bao. Cô giáo yêu cầu phụ huynh ra về để lớp bắt đầu giờ học. Tôi chào mẹ qua cửa sổ. Không biết màn mưa ngoài trời hay nước mắt đã làm mắt tôi nhòe đi. Có vài bạn khóc to lên gọi bố, gọi mẹ khi thấy bố mẹ ra về. Mưa tạnh. Gió nhẹ mơn man mái tóc tôi. Nắng ấp áp xuyên qua kẽ lá. Buổi lễ khai giảng tạm hoãn giờ bắt đầu.
Cô giáo dẫn chúng tôi xếp hàng theo từng tốp. Lễ khai giảng bắt đầu trong không khí trang trọng của nghi thức chào cờ. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới được kéo lên trong bài hát Quốc ca trầm hùng. Cô hiệu trưởng trang trọng đọc báo cáo và mục tiêu cho năm học mới. Cả trường vang vội tiếng vỗ tay. Đám học trò lớp một chúng tôi cũng bắt chước anh chị vỗ tay. Sự rụt rè dần tan biến. Giờ phút thiêng liêng đã đến. Cô hiệu trưởng đánh ba hồi trống khai giảng năm học mới. Chính tiếng trống ấy đã khởi đầu tương lai cho tôi qua con đường học vấn và đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời tôi.
Bảy năm ròng đã trôi qua. Giờ tôi không còn là cô bé lớp một ngày nào nữa. Những kỉ niệm ngày ấy giờ cũng đã phai nhòa theo năm tháng nhưng vẫn vương vấn mãi trong tôi một thời thơ ấu, thời trong sáng và những kỉ niệm ngây thơ và mùa thu khai trường năm ấy.

18 tháng 9 2018

Cảm xúc của e khi nghe và học hát bài Ngày đầu tiên đi học là : Em cảm thấy nhớ về tuổi thơ của mình. Nhớ về ngày mà mình mới bắt đầu đến lớp, được gặp thầy cô bạn bè mới và ngôi trường mới với sự sợ hãi và nhút nhát. Nhưng khi nhận được sự yêu thương và chăm sóc tận tình của mẹ và cô giáo mà em đã ko nhút nhát và sợ hãi nữa. Khi đã lớn lên , xa ngôi trường bạn bè và thầy cô e lại cảm thấy nhớ ngôi trường tiểu học mà e đã học. Dù mai sau , e vẫn luôn nhớ về mái trường bạn bè , và đặc biệt là thầy cô-người đưa đò..........

“Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em tới trường, em vừa đi vừa khóc. Mẹ dỗ dành yêu thương,...” Đó là những cảm xúc đầu tiên của tôi khi chuẩn bị vào lớp một. Khi tôi ngân nga bài hát này thì lòng tôi lại nhớ đến những kỉ niệm đẹp của ngày đầu tiên đi học.

Nhớ lại lúc ấy, cái thuở tôi còn bé xíu cùng mẹ bước chân vào một ngôi trường tiếu học rộng thênh thang. Khi mới vừa bước chân vào trường thì tôi nắm lấy tay mẹ tôi thật chặt chứ không như những lúc ở nhà; đi đâu cùng được và cũng chẳng sợ gi. Có lẽ vì tôi đã quá quen với từng con hèm nhỏ ở nhà tôi nên tôi chẳng sợ gì cả, tôi chạy bỏ mẹ lại thật xa. Vậy mà lúc ấy tôi lại chẳng dám  rời khỏi mẹ dù chỉ một bước. Giờ học bắt đầu, cồng trường đóng lại, tôi bơ vơ trong lớp nhìn ra ngoài cổng xem còn có mẹ không. Tôi như ở một thế giới hoàn toàn khác khi tôi vừa chia tay mẹ. Lúc đó tôi chẳng biết phải làm gì chỉ biết đứng đỏ mà khóc. Và rồi, cô đến bên tôi, cô nắm lấy tay tôi và cô nói ràng: “Đừng sợ, có cô đây” Tôi nghe cô nói, lời nói thật ngọt ngào và dịu dàng biết bao. Tôi cứ ngỡ cô là người mẹ thứ hai của tôi, che chở, quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ tôi. Tôi lúc ấy không còn đi chơi như ngày trước nữa mà tôi đã đi học.

Ngày đầu đi học thật khó, tôi chẳng biết gì cả. Tôi chẳng biết cầm bút, chẳng biết sách vở là gì nhưng điều đó chẳng khó gì khi có cô bên cạnh tôi. Cô đã chỉ tôi cách cầm bút, tập cho tôi viết chữ. Và rồi ba tiếng trống trường vang lên, báo hiệu giờ về đã đến. Những bạn khác thì được ba mẹ đón về nhà. Cô cũng về nhà, chỉ còn lại một mình tôi - cậu học trò lớp một cô đơn trong căn phòng lạnh lẽo. Tôi đã khóc, khóc rất to rồi đột nhiên có ai đó khẽ đặt tay lên vai tôi và nói: “Mình về nhà thôi con”, lúc đó  tôi mới nhận ra là mẹ đã ở bên tôi.

Ôi! Sao tôi thương đến thế, sao tôi nhớ đến thế. Cái ngày đầu tiên đi học của tôi. Cái ngày mà tôi có nhiều ki niệm nhất trong tuổi thơ của mình.

18 tháng 9 2018

Ai mà chẳng có những ngày ấu thơ nhỉ? Những ngày ấy, dù hạnh phúc, dù cực khổ, dù đắng cay, nhưng đó cũng chính là những kỉ niệm không bao giờ quên được. Sau này khi bạn nhớ lại, nhìn lại nó, sẽ cảm thấy "sao ngày ấy mình hồn nhiên quá", hồn nhiên ở cái tuổi chưa hiểu đời. Và đó cũng là những niềm vui nho nhỏ an ủi bạn trong cuộc sống hiện giờ.

Ngày nay, công nghệ hiện đại tiến bộ, có nhiều thú vui hơn cả ngày xưa của tôi, cuộc sống thay đổi nhiều, nhưng trong kí ức, những kỉ niệm thời thơ ấu sẽ mãi theo bạn suốt cả cuộc đời, sẽ mãi ở trong một góc kín tâm hồn của bạn!. Có những dòng hồi kí, đọc lại mà thấy buồn cười, đáng yêu làm sao, cũng có những trang hồi kí nhoè nét mực vì những dòng nước mắt!. Cũng như bao người khác, hồi kí của tôi bắt đầu từ ngày đầu tiên đi học...

Ngày xưa, tôi cũng như mọi người khác, cũng có một ngày đầu tiên đi học. Và những kỉ niệm ngày ấy đã luôn theo tôi cho đến tận bây giờ.Tôi vẫn nhớ như in câu đầu tiên của bài văn "tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh: "Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc , lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường....". Sau này nhà văn Lý Lan cũng viết một bài văn rất hay về đêm trước ngày đầu tiên đi học của một cậu bé.

Các bạn có biết không? Những hình ảnh thân thương, trìu mến, những tấm lòng yêu con, lo lắng chăm sóc cho con của những nguời mẹ trong ngày đầu tiên đi học, đối với tôi, chỉ là những mơ ước, những khát khao mà trong đời này tôi không bao giờ có được.

Ngày đầu tiên đi học của tôi không giống và cũng không được hạnh phúc như câu chuyện của hai nhà văn nổi tiếng đã viết ra, mà khác nhiều lắm, khác xa lắm các bạn ạ!

Tôi còn nhớ rõ buổi sáng ấy. Mẹ gọi tôi thức dậy thật sớm. Mẹ thay cho tôi một bộ quần áo sạch, lành lặn (không có quần áo mới đâu nhé!). Mẹ trao cho tôi một quyển vở và một cây bút chì, rồi vuốt tóc tôi bảo:

-Con đi học đi, ráng học giỏi nha con!

Thế là tôi đi học một mình cho buổi học đầu tiên của cuộc đời mình.

Tôi cũng đi trên "con đường làng dài và hẹp". Lòng tôi buồn man mác khi nhìn những người mẹ âu yếm dắt tay con, những đứa trẻ nhỏ như tôi trên đường đến trường. Còn tôi, chỉ một mình lủi thủi đơn độc, bị nhấn chìm trong đại dương hạnh phúc của người khác.

Khi đến trường, tôi đâu có được rụt rè "đứng nép bên người thân". Tôi đơn độc một mình, đứng dựa lưng vào gốc cây phượng vĩ trong sân trường, đưa mắt nhìn lên những chú chim nho nhỏ đang ríu rít bên những chùm hoa đỏ rực. Tôi thấy trên khoảng trời xanh mênh mông, có những đám mây nhỏ trôi chầm chậm, rồi tan biến mất. Tôi chợt nghĩ:" mình có như những đám mây ấy không nhỉ?"

Rồi tiếng trống trường vang lên dồn dập. Những tiếng trống như những nhát búa bổ vào lòng tôi. Tôi đang lo sợ. Nỗi sợ ấy giờ đã chuyển thành khiếp sợ. Tôi chạy vào hàng theo các bạn nhỏ khác, không hề hiểu mình phải làm gì, và làm sao cho đúng. Tôi im lặng cúi đầu, không dám nhìn thầy giáo đang đứng phía trước học sinh. Thầy gọi tên học sinh vào lớp. Cuối cùng, chỉ còn lại một mình tôi đứng đối diện với thầy. Tôi không được gọi tên. Tôi sợ quá, ngồi thụt xuống, ôm mặt, bật khóc nức nở. Thầy đỡ tôi dậy, hỏi:

- Con tên gì?

- Dạ! Con tên Đức.

- Con còn tên Đức nữa phải không?

Tôi chợt nhớ ra mẹ có dặn tôi tên là Đức. Tôi mừng quá:

- Dạ phải rồi ạ! Con quên.

- Trời! Thầy gọi nhiều lần mà con nín thinh. thôi, con vào lớp đi!

Tôi đi vào lớp trong tiếng cười thương hại của nhiều người mẹ còn ở lại trong sân trường.

Vậy đó. Ngày đầu tiên đi học của tôi là như vậy đó. Các bạn đừng nghĩ rằng mẹ không thương tôi. Mẹ thương tôi nhiều lắm. Nhưng mẹ còn phải đi làm từ sáng sớm để tôi có ăn và được đi học, còn cha tôi, vì bị một tai nạn, nên không thể ở nhà được. Nhà tôi nghèo lắm,các bạn ạ!

Từ ngày ấy, trong tôi luôn mang một nỗi buồn u ẩn, nhưng tôi cảm thấy mình rất hạnh phúc, vì cha mẹ tôi đã chịu nhiều gian khổ để cho tôi được đi học mà không hề có một lời than vãn. Họ chính là những thiên thần hộ mệnh của tôi. Còn tôi, tôi vẫn một mình đi học trên " con đường làng dài và hẹp".

15 tháng 8 2018

lion oi ban cu dua vao bai noi ve ngay dau tien di hoc y sua vai cau thoi la dc

15 tháng 8 2018

hì hì 5 ngày nữa mk mới đi học 🎉🎊🎆

BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ          Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới, lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự vẫn rất lo cho những kì thi sắp tới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề bài khác nhau rồi nói :          - Đề thứ nhất gồm những câu hỏi...
Đọc tiếp

BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ

          Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới, lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự vẫn rất lo cho những kì thi sắp tới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề bài khác nhau rồi nói :

          - Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá nâng cao, nếu làm hết các em sẽ được điểm mười. Đề thứ hai có điểm cao nhất là tám với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm sáu với những bài toán rất dễ. Các em được quyền chọn một trong ba loại đề này .

          Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là mười lăm phút nên tôi quyết định chon dạng đề thứ hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa phần chon dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn dạng đề thứ ba.

          Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của đề đó, bất kể đúng sai. Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy :

          - Thưa thầy, tại sao lại thế ạ?

          Thầy khẽ mỉm cười rồi nghiêm nghị trả lời :

          - Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước được điểm mười nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành hiện thực. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.

          Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học: Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ!

                                                                                            Linh Nga

Câu hỏi chính: Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì?

2
11 tháng 2 2022

 Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ!

19 tháng 12 2024

Đọc đoạn cuối của bài

Bài kiểm tra kì lạ          Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự cũng lo cho các kì thi sắp tới. Tiết toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy đã cho làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề khác nhau và nói:- Đề thứ nhất bao gồm các câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá khó, nếu các em...
Đọc tiếp

Bài kiểm tra kì lạ

          Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự cũng lo cho các kì thi sắp tới. Tiết toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy đã cho làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề khác nhau và nói:

- Đề thứ nhất bao gồm các câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá khó, nếu các em làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có điểm số cao nhất là 8 với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng được điểm 6 với các bài rất dễ. Các em được quyền lựa chọn một trong ba đề này.

          Với chúng tôi, đề kiểm tra này rất lạ!

          Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là 15 phút nên tôi quyết định chọn dạng đề hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa số chọn dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn đề số ba.

          Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của dạng đề đó, bất kể đúng sai. Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy:

  - Thưa thầy, tại sao lại thế ạ?

Thầy khẽ mỉn cười rồi nghiêm nghị trả lời:

  - Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mong ước mình được điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó nên dễ làm cho chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên.                      Nhưng nếu không đối đầu với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.

Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi: Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.

 

Câu 7: Tìm và viết lại một câu khiến có trong bài.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 8: Dấu gạch ngang trong bài dùng để làm gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 9: Cho câu:   Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học.

a, Câu trên thuộc kiểu câu kể nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b, Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu trên.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 10: Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 11: Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi: Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.

a, Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng gì?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b, Tìm và ghi lại những động từ và tính từ có trong câu trên.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

0
 Bài kiểm tra kì lạ          Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự cũng lo cho các kì thi sắp tới. Tiết toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy đã cho làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề khác nhau và nói:- Đề thứ nhất bao gồm các câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá khó, nếu các em...
Đọc tiếp

 

Bài kiểm tra kì lạ

          Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự cũng lo cho các kì thi sắp tới. Tiết toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy đã cho làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề khác nhau và nói:

- Đề thứ nhất bao gồm các câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá khó, nếu các em làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có điểm số cao nhất là 8 với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng được điểm 6 với các bài rất dễ. Các em được quyền lựa chọn một trong ba đề này.

          Với chúng tôi, đề kiểm tra này rất lạ!

          Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là 15 phút nên tôi quyết định chọn dạng đề hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa số chọn dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn đề số ba.

          Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của dạng đề đó, bất kể đúng sai. Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy:

  - Thưa thầy, tại sao lại thế ạ?

Thầy khẽ mỉn cười rồi nghiêm nghị trả lời:

  - Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mong ước mình được điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó nên dễ làm cho chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên.                      Nhưng nếu không đối đầu với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.

Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi: Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.

Khoanh vào chữ cái tr­ước câu trả lời đúng nhất:

 

Câu 7: Tìm và viết lại một câu khiến có trong bài.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

1
27 tháng 3 2022

Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.

27 tháng 3 2022

thanks

7 tháng 2 2022

vâng, em cảm ơn thầy cô nhiều ạ

7 tháng 2 2022

vâng ạ 

21 tháng 3 2023

Các bạn tự thêm mở kết bài nhé 

Lúc đó, em cũng chẳng hiểu nổi trong phòng đó có gì và dc dùng để làm j......còn lại tự viết nhé 

29 tháng 10 2017

Trường Tiểu học mà tôi đang theo học là một ngôi trường của vùng đồng chiêm trũng, một ngôi trường nghèo nàn về cơ sở vật chất, những lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười trẻ thơ và sự ấm áp từ tấm lòng tận tụy của những người thầy cô giáo.

Còn nhớ ngày đầu tiên bước chân vào cổng trưởng, tôi đã rất thất vọng khi nhìn thấy hai dãy nhà cấp 4 liêu xiêu, mái ngói và những bức tường đều ngả màu rêu xanh cũ kỹ. Sân trường bằng cát sỏi trộn lẫn với đất chua, cứ mỗi lần có cơn gió nào thổi tới là áo quần đều đổi sang màu vàng nâu, tay chân, mặt mũi cũng lấm lem đất cát.

Phía sau hai dãy nhà cấp 4 xếp thành hình chữ L là một dãy nhà vệ sinh dành cho nam và cho nữ riêng. Gọi là dãy, nhưng thực ra chỉ có 2 phòng vệ sinh được xây lộ thiên với 4 bức tường xung quanh, 2 lối đi riêng, một dành cho nam, một dành cho nữ và ở giữa là một vách ngăn cao vừa bằng một người lớn. Nó thậm chí còn không hề có cửa.

Quanh sân trường có vài cây bàng, cây bạch đàn, cây sà cừ cổ thụ, ở cổng trường ngay cạnh phòng Ban Giám hiệu nhà trường là một cây phượng cao vừa chạm tới nóc nhà. Có lẽ, nó mới được trồng cách đây không lâu. Ngoài ra, cả sân trường đều trông trơn. Không có sân đá bóng, không có sân chơi cầu lông và cũng chẳng có phòng truyền thống dành cho hoạt động văn nghệ. Mọi thứ ở đây đều khác xa với ngôi trường tôi đã từng học ở Thị trấn hồi năm lớp 1, trước khi tôi theo bố mẹ chuyển về quê sinh sống để tiện chăm sóc bà nội đang bệnh nặng.

Rồi năm đầu tiên học ở ngôi trường này, tôi đã được tận hưởng rất nhiều điều thú vị mà có lẽ chỉ có thể xuất hiện ở vùng đồng chiêm trũng như quê tôi. Những ngày mưa gió bão bùng, cây côi nghiêng ngả, những tấm ngói liên tục va vào nhau, kèm theo tiếng cột kèo kẽo kẹt, nghe rợn ghê người. 

Có đợt mưa dài ngày, học sinh chúng tôi phải sắn quần sắn áo, đội cặp sách lên đầu rồi lội nước đi bộ từ cổng vào trong lớp học. Bàn ghế bị dịch chuyển lộn xộn, không theo hàng lối nào cả, chỉ để tránh những chỗ bị dột. Nước ngập vào tới trong lớp, cô giáo chủ nhiệm lớp tôi đi ủng sắn quần tới đầu gối rồi bì bõm bước qua bước lại uốn nắn từng nét chữ cho học trò.

Thật kỳ lạ là chính những khó khăn ấy lại khiến tôi thêm yêu mái trường này. Bởi nó giúp tôi hiểu được cuộc sống của những người miền quê khốn khó, nó dạy tôi cách thích nghi với hoàn cảnh khắc nghiệt, và quan trọng hơn cả, là nó cho tôi cảm nhận được tấm lòng của những người thầy, người cô, không quản ngại gian khổ, vẫn tận tụy dạy dỗ chúng tôi nên người. 

Giờ đây, tôi đã là học sinh cấp 3, ngôi trường của tôi cũng đã được Nhà nước cấp kinh phí để xây sửa lại khang trang hơn. Hai dãy nhà cấp 4 xập xệ được thay bằng một dãy nhà 2 tầng sơn màu vàng chói mắt. Bàn ghế cũng được thay mới theo đúng tiêu chuẩn dành cho học sinh tiểu học. Cột cờ được đúc bằng bê tông rồi quen xi măng bóng nhẫy, thay cho chiếc cột cơ được làm bằng cọc tre nứt ngang nứt dọc. Sân trường cũng được đổ bê tông sạch sẽ, không còn cát sỏi, bụi đất bay tứ tung, rồi còn được trông thêm rất nhiều cây xanh.



 

29 tháng 10 2017

ko biết

Mở đầu tác phẩm là một câu văn miêu tả tâm trạng đầy xúc động của nhân vật tôi “Mỗi năm cứ vào độ cuối thu, lá trên phố rụng nhiều và có những đám mây bàng bạc, lòng tôi bồi hồi nhớ nhung. ngày đầu tiên đi học… ”Dường như câu nói ấy đã gợi lên biết bao cảm xúc trong cả nhân vật tôi và những đứa học trò, để rồi từng nhịp đập như ùa về, ùa về trong ký ức. ....
Đọc tiếp

Mở đầu tác phẩm là một câu văn miêu tả tâm trạng đầy xúc động của nhân vật tôi “Mỗi năm cứ vào độ cuối thu, lá trên phố rụng nhiều và có những đám mây bàng bạc, lòng tôi bồi hồi nhớ nhung. ngày đầu tiên đi học… ”Dường như câu nói ấy đã gợi lên biết bao cảm xúc trong cả nhân vật tôi và những đứa học trò, để rồi từng nhịp đập như ùa về, ùa về trong ký ức. . Không dừng lại ở đó, khung cảnh thiên nhiên buổi sáng sớm khi đi học còn được nhân vật tôi tái hiện lại bằng những câu văn dạt dào “Buổi sáng hôm ấy đầy sương thu và gió se lạnh. Mẹ âu yếm nắm tay dắt con đi theo. con đường làng dài và hẹp Con đường này bao lần em đã quen nhưng lần này lòng chợt thấy lạ, cảnh vật xung quanh em thay đổi, bởi chính lòng em. Con đường này em đã quen bao nhiêu lần rồi mà chợt thấy lạ. Đó còn là cảnh các em học sinh đứng giữa sân trường chờ được gọi tên vào lớp. “Một lúc sau, trống trận vang lên trong lòng, mấy học sinh cũ xếp hàng trước hiên đi thẳng vào phòng học. Ta lúc này cảm thấy đơn độc… Chính là lúc này cả người run lên…” theo nhịp của những bước chân rộn ràng trong lớp học. ” Tất cả những cảnh đó hiện lên thật đẹp qua những dòng cảm xúc, qua cảm xúc của chính nhân vật tôi.

Không chỉ vậy, chất trữ tình trong tác phẩm còn được thể hiện rõ nét qua cách tác giả xây dựng nhân vật với những mối quan hệ, tình cảm bình dị, thân thương nhưng rất đỗi dịu dàng, cao đẹp và đáng trân trọng. quí. Đó là một cô giáo “có đôi mắt hiền từ và cảm động”. Họ là những người bạn tuổi thơ với bao kỉ niệm khó quên và những người bạn mới quen cũng bỡ ngỡ, rụt rè trong ngày đầu tiên đi học. Và có lẽ, đặc biệt hơn cả là hình ảnh người mẹ, tình mẹ. Đọc toàn bộ tác phẩm Tôi đi học, độc giả sẽ thấy hình ảnh bàn tay mẹ được tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm – “mẹ tôi đã ân cần dắt tay tôi dắt tôi đi trên con đường làng”, bàn tay mẹ nắm lấy một chiếc bút chì, chiếc cặp sách cho con khi cắp sách đến trường, … Và có lẽ, tất cả những hình ảnh ấy đã gợi lên trong chúng ta một người mẹ với tình yêu thương con vô bờ bến được thể hiện rõ nét. qua những cảm nhận và cách miêu tả tinh tế cảm xúc của chính tác giả.

Và cuối cùng, việc sử dụng những câu văn giàu cảm xúc với giọng điệu nhẹ nhàng, những hình ảnh so sánh độc đáo và sử dụng nhiều từ ngữ nói tục chỉ là một số biểu hiện của chất trữ tình trong tác phẩm. . Trước hết, trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng hàng loạt câu văn với những hình ảnh so sánh hấp dẫn “… như hoa tươi cười giữa trời trong”, “… như mây”. lướt qua núi ”,“… như chú chim non đứng bên mép tổ, nhìn trời rộng muốn bay nhưng lại ngập ngừng sợ hãi ”… Những hình ảnh này không chỉ khiến câu văn trở nên sống động. xúc động, hấp dẫn mà còn góp phần to lớn vào việc thể hiện và bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình Ngoài ra, phẩm chất trữ tình trong tác phẩm còn được thể hiện rõ nét qua việc tác giả sử dụng hàng loạt từ láy, đó là những từ tượng hình để gợi lên cảnh thiên nhiên, cảnh mộng mơ, trữ tình “ngẩn ngơ”, “trong trẻo”, “trang trọng”, “tươm tất”, “tươm tất”, “sang chảnh”, “sạch sẽ”, “sáng sủa”… Và đặc biệt, nó còn là một những từ láy có giá trị, có vai trò to lớn trong việc thể hiện tâm trạng rụt rè, ngơ ngác, có chút lo lắng của con người. Nhân vật của tôi trong buổi tựu trường đầu tiên là “bẽn lẽn”, “bâng khuâng”, “rung rinh”, “ngượng ngùng”. , “trĩu nặng”, “ngập ngừng”, “buông thả”, “lưu luyến”, … Tất cả những hình ảnh so sánh và việc sử dụng hàng loạt từ lóng đã làm cho những câu văn “Tôi đi học” trở nên réo rắt. ch trong nhạc, giàu chất thơ và giàu chất trữ tình.

0