cảm nghĩ của anh chị về một nhân vật trong tác phẩm văn học việt nam
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả : Mảnh hồn thơ trong trẻo giữa các nhà thơ trước Cách mạng tháng Tám, có nhiều bài thơ viết về thiên nhiên.
- Giới thiệu tác phẩm : Viết năm 1939
- Khái quát : Bài thơ là tiếng lòng trong sáng, những kí ức và hình ảnh tươi đẹp về quê hương của tác giả - một người con xa quê.
2. Thân bài
Phân tích nội dung cơ bản của bài thơ :
- Bài thơ có trình tự giống như một chuyến hành trình cùng ra khơi đánh cá với những người dân chài.
- Con thuyền ra khơi, hùng dũng và đẹp đẽ chinh phục thiên nhiên.
- Đoạn thơ thứ ba, tư của bài là bức tranh quê miền biển buổi sáng đón đoàn thuyền chài trở về trong an lành, bội thu và vẻ đẹp khỏe khoắn của người ngư dân.
- Khổ thơ cuối : Nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả Tế Hanh được bộc lộ một cách trực tiếp và sâu sắc
3. Kết bài
- Suy nghĩ của em về hình ảnh đẹp của quê hương tác giả được miêu tả qua bài thơ.
- Cảm nghĩ về tình yêu quê hương da diết, hồn thơ trong trẻo và tinh tế của Tế Hanh.
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả : Mảnh hồn thơ trong trẻo giữa các nhà thơ trước Cách mạng tháng Tám, có nhiều bài thơ viết về thiên nhiên.
- Giới thiệu tác phẩm : Viết năm 1939
- Khái quát : Bài thơ là tiếng lòng trong sáng, những kí ức và hình ảnh tươi đẹp về quê hương của tác giả - một người con xa quê.
2. Thân bài
Phân tích nội dung cơ bản của bài thơ :
- Bài thơ có trình tự giống như một chuyến hành trình cùng ra khơi đánh cá với những người dân chài.
- Con thuyền ra khơi, hùng dũng và đẹp đẽ chinh phục thiên nhiên.
- Đoạn thơ thứ ba, tư của bài là bức tranh quê miền biển buổi sáng đón đoàn thuyền chài trở về trong an lành, bội thu và vẻ đẹp khỏe khoắn của người ngư dân.
- Khổ thơ cuối : Nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả Tế Hanh được bộc lộ một cách trực tiếp và sâu sắc
3. Kết bài
- Suy nghĩ của em về hình ảnh đẹp của quê hương tác giả được miêu tả qua bài thơ.
- Cảm nghĩ về tình yêu quê hương da diết, hồn thơ trong trẻo và tinh tế của Tế Hanh.
Chí Phèo vốn là một thanh niên hiền lành, lương thiện nhưng đã bị bọn cường hào ở làng Vũ Đại đẩy vào bước đường cùng. Là đứa con hoang bị bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng, Chí được một bác phó cối không con đem về nuôi. Bác phó cối chết, Chí tứ cố vô thân, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà khác. Không cha không mẹ, không một tấc đất cắm dùi, Chí lớn lên như cây cỏ, chẳng được ai ban cho chút tình thương. Thời gian làm canh điền cho nhà lí Kiến, Chí được tiếng là hiền như đất. Dù nghèo khổ, không được giáo dục nhưng Chí vẫn biết đâu là phải trái, đúng sai, đâu là tình yêu và đâu là sự dâm đãng đáng khinh bỉ. Mỗi lần bị mụ vợ ba lí Kiến bắt bóp chân, Chí chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Cũng như bao nông dân nghèo khác, Chí từng mơ ước một cuộc sống gia đình đơn giản mà đầm ấm: Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Thế nhưng cái mầm thiện trong con người Chí sớm bị quật ngã tả tơi và không sao gượng dậy được.
Có ai ngờ anh canh điền chất phác ấy đã thực sự bị tha hóa bởi sự ghen ghét, tù đày, để rồi biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vì ghen tuông vô lối, lí Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí vào tù và nhà tù thực dân đã nhào nặn Chí thành một con người khác hẳn. Đây là nguyên nhân trực tiếp tạo nên bước ngoặt đau thương và bi kịch trong cuộc đời Chí. Nhưng nguyên nhân sâu xa chính là xã hội đương thời với những thế lực bạo tàn luôn tìm cách vùi dập những người nông dân thấp cổ bé họng như Chí. Chí bị đẩy vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa là tất yếu.
Ra tù, Chí biến thành một con người hoàn toàn khác trước, với một cái tên sặc mùi giang hồ là Chí Phèo: Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng đá… Cái đầu thì trọc lốc. Cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Nhà tù thực dân tiếp tay cho tên cường hào lí Kiến, bắt bỏ tù một anh Chí hiền lành, vô tội, để rồi thả ra một gã Chí Phèo lưu manh, côn đồ. Từ một người lương thiện, Chí bị biến thành quỷ dữ.
Trở về làng Vũ Đại, cái mảnh đất quần ngư tranh thực, cá lớn nuốt cá bé ấy, Chí Phèo không thể hiền lành, nhẫn nhục như trước nữa. Hắn đã nắm được quy luật của sự sinh tồn: những kẻ cùng đinh càng hiền lành càng bị ức hiếp đến không thể ngóc đầu lên được. Phải dữ dằn, lì lợm, tàn ác mới mong tồn tại. Hắn đã mượn men rượu để tạo ra những cái đó. Hắn chìm ngập trong những cơn say triền miên và làm những việc như rạch mặt ăn vạ, đâm chém người cũng trong cơn say. Chí Phèo đã bị bá Kiến – kẻ thù của hắn biến thành con dao trong tay đồ tể.
Với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã phản ánh chân thực và sinh động bi kịch bị hủy diệt tâm hồn và nhân phẩm của những người nông dân nghèo khổ. Chí Phèo đã sa lầy trong vũng bùn của sự tha hóa: Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dơ của làng Vũ Đại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu hắn đã phá vỡ bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện. Tất cả dân làng Vũ Đại quay lưng với hắn, khinh bỉ và ghê tởm hắn. Người ta sợ bộ mặt đầy những vết sẹo ngang dọc gần giống như mặt thú dữ của hắn, sợ con quỷ trong tâm hồn hắn.
Sự tha hóa của Chí Phèo một mặt tố cáo sự tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đã không cho con người được làm người, mặt khác thể hiện giá trị nhân đạo mới mẻ của Nam Cao trong cách nhìn nhận số phận người nông dân trước Cách mạng.
Đi sâu vào bi kịch tinh thần của nông dân, Nam Cao nhận ra vẻ đẹp ẩn chứa trong sâu thẳm tâm hồn họ. Chí Phèo bị bạo lực đen tối hủy diệt nhân phẩm nhưng trong đầu óc hắn vẫn le lói ánh lửa thiên lương và khát khao được làm người. Cái độc đáo của Nam Cao chính là ở chỗ tác giả đã để cho nhân vật Chí Phèo chênh vênh giữa hai bờ Thiện – Ác. Đằng sau bộ mặt dở người dở thú là nỗi đớn đau, vật vã của một kẻ sinh ra là người mà bị cự tuyệt quyền làm người. Trong cơn say, Chí Phèo cất tiếng chửi trời, chửi đời… Tiếng chửi của hắn như một thông điệp phát đi cầu mong có sự đáp lại nhưng cả làng Vũ Đại chẳng ai thèm chửi nhau với hắn. Rút cục, chỉ có ba con chó dữ và một thằng say rượu. Người ta coi hắn chẳng khác gì một con chó dại.
Những lúc tỉnh rượu, nỗi lo sợ xa xôi và sự cô đơn tràn ngập lòng hắn. Hắn thèm được làm hòa với mọi người biết bao! Mối tình bất chợt với Thị Nở có thể nói là món quà nhân ái mà Nam Cao ban tặng cho Chí Phèo. Tình yêu của Thị Nở đã hồi sinh Chí Phèo, đánh thức lương tri và khát vọng làm người của hắn. Lần đầu tiên trong đời, hắn sợ cô đơn và hắn muốn khóc khi nhận bát cháo hành từ tay Thị Nở. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, những âm thanh quen thuộc của cuộc sống vọng đến tai hắn và ngân vang trong lòng hắn, khiến hắn càng thèm được làm một con người bình thường như bao người khác và khấp khởi hi vọng Thị Nở sẽ mở đường cho hắn.
Nhưng cánh cửa cuộc đời vừa mới hé mở đã bị đóng sập lại trước mặt Chí Phèo. Bà cô Thị Nở – đại diện cho dân làng Vũ Đại – đã dứt khoát không chấp nhận Chí Phèo. Từ hi vọng, Chí Phèo rơi xuống vực thẳm tuyệt vọng. Lần đầu tiên trong đời hắn ý thức sâu sắc về số phận bất hạnh của mình. Hắn lại đem rượu ra uống để mong cơn say làm vơi bớt khổ đau, tủi nhục nhưng khốn nỗi càng uống hắn càng tỉnh. Hắn thực sự muốn làm người nhưng cả làng Vũ Đại tẩy chay hắn, không ai coi hắn là người. Hắn cũng không thể tiếp tục làm quỷ dữ bởi đã ý thức sâu sắc về bi kịch đời mình.
Để giành lại sự sống cho tâm hồn, Chí Phèo buộc phải từ bỏ thể xác. Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống của một người lương thiện. Cái chết vật vã, đau đớn và câu hỏi cuối củng của Chí Phèo: Ai cho tao lương thiện ? còn làm day dứt và ám ảnh lương tâm người đọc cho đến tận ngày nay.
Đó cũng là câu hỏi lớn của Nam Cao: Làm thế nào để con người được sống đích thực là con người trong cái xã hội tàn bạo ấy?
Với truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã đạt tới tầm cao của tư tưởng nhân đạo khi nhìn nhận và đánh giá người nông dân trước Cách mạng. Nhà văn không dừng ở hiện tượng bên ngoài mà đi sâu vào thể hiện bản chất bên trong của con người. Nam Cao cũng đã chứng tỏ bút lực già dặn của mình qua tài nghệ xây dựng hình tượng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Ý nghĩa xã hội của hình tượng Chí Phèo rất lớn và sức sống của nó cũng thật lâu dài. Có thể nói tác phẩm và nhân vật đã tôn vinh tên tuổi Nam Cao trong lịch sử văn chương của nước ta.
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trịbiểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Tham khảo nha em:
Trong tác phẩm nhân vật chính Lão Hạc là một người nông dân lương thiện với tấm lòng yêu thương con vô hạn. Lão Hạc sống cô độc trong ngôi nhà, vợ ông mất sớm còn người con trai vì không có tiền cưới vợ nên anh con trai quẫn chí bỏ nhà để đi đồn điền cao su. Cuộc sống của lão vốn không bình yên mà lại gặp nạn đói, mất mùa, không có thóc gạo. Nhưng không vì vậy mà lão mất đi bản tính lương thiện của mình. Và có một sự việc đã khiến cho cuộc sống của lão thay đổi đó là vì đói kém mà lão phải bán đi cậu Vàng-người bạn của lão và nó cũng là kỉ vật cuối cùng mà con trai lão để lại. Khi bán đi cậu Vàng về lão đến nhà ông giáo kể câu chuyện đó, dáng vẻ buồn đau, lão không nhịn được mà khóc hu hu. Cuồi cùng để giữ lại chút lương thiện của bản thân lão đã chọn cái chết, một cái chết đau đớn, rũ rượi. Lão Hạc là một người rất đáng quý với những phẩm chất quý.
Tham khảo
Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. Vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Vì vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muôn phiền lụy đến ai. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra đựơc những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận… của một nông dân chất phác, nhân hậu. Với bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” – ông giáo. Đối với “cậu Vàng”, lão chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu). Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lăo đã “ầng ậng nước”. Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”. Vì lão không còn kiếm được tiền nữa, lão sợ rằng mình sẽ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay. Vậy nên lão thật sự tìm đến cái chết. Việc ấy càng cho thấy lão là người giàu tính thương yêu, giàu đức hi sinh biết bao. Vậy nên có thể nói, Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật lão Hạc trong lòng người đọc, và đã để lại những ấn tượng sâu sắc nhất.
Kim Lân (1920-2007) là cây bút chuyên văn về truyện ngắn, vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống của nông thôn nên hầu như các tác phẩm của ông chủ yếu viết về cảnh sinh hoạt của làng quê Việt Nam và cảnh ngộ của người nông dân. “Làng” là một truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn được viết vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, truyện thể hiện một cách chân thực, cảm động và sâu sắc tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân qua hình tượng nhân vật ông Hai – nhân vật chính.
Tình yêu làng yêu nước là một bản chất có tính truyền thống của nhân vật ông Hai. Đây là tình cảm nổi bật xuyên suốt toàn truyện. Làng của ông Hai là làng chợ Dầu, vì kháng chiến ông cùng gia đình dời làng di tản cư lên vùng Cao Thượng- Nhã Yên, nay thuộc Tân Yên- Bắc Giang. Ở nơi đây ông khoe về làng ” Làng toàn lát đá xanh, chòi phát thanh cao quả ngọn tre, nhà ngói mọc san sát…. có nghĩa ông tự hào làng ông giàu có về vật chất, bởi điều này vô cùng quant rọng với đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân lúc bấy giờ. Nhưng sau cách mạng, đi theo kháng chiến ông Hai đã có những chuyển biến mới về tình cảm, được cách mạng giải phóng nên ông tự hào về phong trào cách mạng quê hương, về việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông, Phải xa làng ông nhớ quá cái không khí: ” đào đường, đắp ụ, xẻ hào khuân đá, rồi ông lo ” cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa, những đường hầm bí mật đã xong chưa?…, những lúc như này ông đã không kìm nổi cảm xúc nhớ làng:
“Cha ôi! ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá”, đó là tình yêu làng quê tự nhiên hồn hậu mà tha thiết của ông Hai, không chỉ vậy ông dồn hết tình yêu làng, kháng chiến vào việc theo dõi tin tức, khi nghe được những tin như: ” Một em nhỏ bơi ra hồ Hoàn Kiếm cắm lá quốc kỳ, một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn, thế là ông bình luận: ” cứ chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tý, cả súng ống cũng vậy hôm nnay dặm khẩu ngày mai dặm khẩu tích tiểu thành đại làm gì mà thằng Tây không bước sớm” Nghe những tin như vậy ông vui vô cùng, vui sướng ông như đang được trực tiếp tham gia kháng chiến” ruột gan ông lão cứ múa cả lên vui quá“, đó là tình yêu nước sâu sắc ở nhân vật ông Hai, một con người đã gắn bó tình cảm của mình với vận mệnh của toàn dân tộc.
Điều đáng quý hơn đó là tình yêu làng gắn bó tha thiết với tình yêu nước của ông Hai được bộc lộ sâu sắc hơn, khi nhà văn đã đặt nhân vật trong tình huống đầy thử thách và khó khăn – khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của mình theo giặc, tin ông nghe từ những người đàn bà tản cư dưới xuôi mới lên, cái tin dữ ấy đã làm nảy sinh ở nhân vật ông Hai, một diễn biến tâm lý vô cùng phức tạp.
Khi mới nghe tin ông Hai bàng hoàng sửng sốt ” cổ nghẹn ắng, da mặt tê dân dân. Ông lão nặng người đi tưởng đến không thở được” vì quá bất ngờ nên ông chưa tin bằng câu hỏi lại kỹ càng ” liệu có thật không hả bác? hay chỉ lại là…” .Những lời kể quá rạnh rọt của những người phụ nữ kia: ” Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ” khiến ông không thể không tin, ông xấu hổ lảng chuyện ra về: ” Hà nắng gớm về nào”, đau đớn ông cúi gầm mặt xuống mà đi.
Về đến nhà tâm trí ông Hai luôn bị các tin giữ xâm chiến, nó trở thành lỗi ám ảnh day dứt trong lòng ông, ông luôn mặc cảm mình là kẻ phản bội. Chán nản ông nằm vật ra giường nhìn các con, tủi thân nước mắt ông cứ dàn ra: ” Chúng nó cũng là trẻ con của làng việt gian đấy ư? chúng nó cũng bị người ta dẻ dúng hắt hủi đấy ư? khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu?”. Càng đau đớn dằn vặt và thương con bấy nhiêu ông càng căm giận những người làng chợ Dầu phản bội bấy nhiêu, ông lão nắm chặt hai bàn tay rồi rít lên ” chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này? suốt mấy ngày sau đó – ba bốn ngày ông không dám ra khỏi nhà vì đi đâu cũng sợ người ta nhắc đến ” cái chuyện ấy”, ông nghe ngóng binh tình bên ngoài ” Một đám đông túm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ”. Ông như người có tật giật mình, không khí lặng lề bao trùm cả nhà, trẻ con không đứa nào dám đòi quà, khi vợ ông Hai vừa cất giọng ” này thầy nó ạ! tôi thấy người ta đồn…” đã bị ông cắt ngang bằng giọng gắt lên ” biết rồi”. Đây là tâm lý giận cá chém thớt.
Đặc biệt tình yêu nước và yêu làng của ông Hai lại tiếp tục đặt vào tình huống căng thẳng thử thách hơn khi nghe mụ chủ nhà bảo là có tin đuổi những người làng chợ Dầu ra khỏi nơi tản cư, lúc đó ông rơi vào tâm trạng bế tắc tuyệt vọng và lo lắng cho tương lai ” biết đem nhau đi đâu bây giờ”, biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ? thật là tuyệt đường sinh sống”. Trong lúc bế tắc tuyệt vọng ấy, ở ông Hai đã diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, ông chớm nghĩ ” hay là quay về làng”, nhưng lập tức ông lão phản đối ngay:” Về làm gì cái làng ấy nữa, chúng nó theo Tây hết cả rồi, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ” nếu như trước đây tình yêu làng hòa quyện thống nhất với nhau thì bây giờ ông Hai buộc phải lựa chọn yêu làng hay yêu nước. Đây là điều không hề đơn giản, bởi với ông làng chợ Dầu đã trở thành một phần máu thịt không dễ gì từ bỏ cách mạng lại là cứu cánh giúp gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ, qua những ngày đấu tranh tư tưởng dằn vặt đau đớn cuối cùng ông Hai quyết định ” Làng thì yêu thật nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù” nói cứng như vậy nhưng trong lòng ông đau như cắt.
Tình cảm với kháng chiến với cụ Hồ được bộc lộ cảm động nhất khhi ông Hai trút lỗi lòng tâm sự với đứa con út ngây thơ, thực chất như một lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự như mình vào những lúc khó khăn như thế này. Qua những câu hỏi của bố đứa con ông ông bí tí mà đã biết giơ tay thề: ” Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm” nữa là ông bố của nó. Lúc này ông mong: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông, cụ Hồ trên cổ xét soi cho bố con ông” Đến đây ta thấy được tình yêu nước sâu lặng đối với làng chợ Dầu mang tính truyền thống chứ không phải là làng theo giặc,. Bằng tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, với cụ Hồ đã được ông Hai bộc lộ rất mộc mạc chân thành, tình cảm đó gần gữi sâu nặng vô cùng thiêng liêng: ” có bao giờ giám đơn sai, chết thì chết, có bao giờ giám đơn sai, đặt tình yêu nước yêu kháng chiến lên trên tình yêu làng ở nhân vật ông Hai là tác giả Kim Lân đã thể hiện được nét chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Với tấm lòng, tình cảm cao đẹp ấy, ông Hai đã được đền bù xứng đáng khi cái tin đồn kia được cải chính, gáng nặng tâm lý được trút bỏ. Lúc này ông sống trong tột cùng vui sướng, ông như nắng hạn gặp mưa, ông tiếp tục tự hào về làng Dầu: ” ông sắn quần lên bẹn, múa tay lên mà khoe” đặc biệt cái cách ông khoe ” Tây nó đốt nhà tôi rồi” là biểu hiện cụ thể của ý chí: thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước không chịu làm nô lệ” của một người nông dân lao động bình thường, thật đáng khâm phục biết bao.
Nhân vật ông hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lý tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút chân thực sinh động của Kim Lân, ông đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống thử thách bên trong( nghe tin xấu về làng) để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng của mình, đặc biệt nghệ thuật miêu tả rất cụ thể gợi cảm qua các diễn biến nội tâm bằng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm, ngôn ngữ của ông Hai vừa có nét chung của người nông dân ” dặm khẩu”. ” bỏ mẹ”, ” cơ chừng” ” giữ chịt nấy” lại mang đậm tính cách nhân vật đây chính là thành công của Kim Lân.
Như vậy với tình huống truyện đơn giản tự nhiên mà hợp lý, xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ cử chỉ, hành động để thể hiện nội tâm, nhân vật ông Hai trong truyện ngắn” làng” của Kim Lân đã làm cho người đọc thấm thía về tình yêu làng yêu nước mộc mạc chân thành mà vô cùng sâu nặng cao quý, trong những người nông dân bình thường, sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước là nét mới của nhận thức, tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp chú trọng và làm nổi bật. Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý này, và qua truyện ngắn người đọc chúng ta được củng cố thêm tình yêu quê hương đất nước.