K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2021

Việt Nam, tên gọi chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là quốc gia nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc, Biển Đông và vịnh Thái Lan. Quốc gia này có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông.

Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, dân số ước tính vào khoảng 98 triệu người[9] với 54 dân tộc trong đó người Kinh chiếm đa số. Thủ đô của Việt Nam là thành phố Hà Nội, thành phố đông dân cũng như có quy mô GRDP lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (ngày nay vẫn thường được gọi phổ biến với tên cũ là Sài Gòn).[10] Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa (nhưng không kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa (kiểm soát một phần).

Các nghiên cứu và bằng chứng khai quật khảo cổ học cho thấy rằng lãnh thổ Việt Nam đã có xuất hiện con người sinh sống sớm nhất từ thời đại đồ đá cũ. Lịch sử Việt Nam cổ đại bắt đầu với nhà nước Văn Lang và tiếp đó là Âu Lạc, lấy trung tâm là trung du và đồng bằng sông Hồng cùng các vùng ven biển lân cận. Âu Lạc bị nhà Triệu từ phương Bắc thôn tính vào đầu thế kỷ thứ 2 TCN, sau đó, Việt Nam trở thành một bộ phận của các triều đại phong kiến Trung Quốc trong hơn một thiên niên kỷ. Chế độ quân chủ độc lập được tái lập tại đây với vị vua Ngô Quyền – sau khi ông giành chiến thắng quyết định trước quân Nam Hán trong Trận Bạch Đằng vào năm 938. Sự kiện này mở đường cho các triều đại độc lập kế tiếp và trong suốt giai đoạn lịch sử trung đại, quốc gia này không chỉ giành chiến thắng trước các cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Bắc mà còn dần được mở rộng về phía nam. Thời kỳ Bắc thuộc cuối cùng bắt đầu kể từ khi nhà Minh (Trung Quốc) đánh bại nhà Hồ năm 1407 và kết thúc vào năm 1427 sau chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn do vua Lê Lợi lãnh đạo.

Sang đến thời kỳ cận đại, nhà Nguyễn – triều đại phong kiến chuyên chế cuối cùng của Việt Nam suy yếu khiến cho quốc gia này bị Đế quốc Pháp đô hộ vào cuối thế kỷ 19. Trong giai đoạn này, lãnh thổ Việt Nam bị sáp nhập cùng với Lào và Campuchia – hình thành Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Thời kỳ Pháp thuộc bị gián đoạn và quyền lực của người Pháp bị loại bỏ khi Đế quốc Nhật Bản tiến hành tấn công, xâm lược và chinh phục phần lớn các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Nhật Bản thay thế Pháp thiết lập chính phủ bù nhìn bản địa nhưng chỉ kiểm soát được lãnh thổ Đông Dương nói chung cũng như Việt Nam nói riêng trong một khoảng thời gian ngắn. Sau khi Nhật Bản thua trận và đầu hàng Đồng Minh, chủ quyền Đông Dương được các cường quốc thắng trận tạo điều kiện cho Đế quốc Pháp thu hồi. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam tiếp tục trải qua nhiều biến động quân sự - chính trị - ngoại giao với sự kiện can thiệp trên danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật Bản của các lực lượng quân sự thuộc khối Đồng Minh bao gồm Anh, Pháp (miền Nam) cùng Trung Hoa Dân Quốc (miền Bắc). Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời khi Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập vào năm 1945, sau thành công của Cách mạng Tháng Tám. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống lại Pháp và Quốc gia Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và giành chiến thắng. Sau năm 1954, quốc gia này bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự, lấy ranh giới là vĩ tuyến 17. Xung đột ngày càng gia tăng dẫn tới Chiến tranh Việt Nam, trong đó có sự can thiệp sâu rộng của quân đội Hoa Kỳ cùng các nước đồng minh hỗ trợ cho chính thể Việt Nam Cộng hòa/Quân lực Việt Nam Cộng hòa và cuối cùng kết thúc với chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam/Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (với nòng cốt là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) vào năm 1975.

Giai đoạn sau khi miền Bắc và miền Nam Việt Nam được tái thống nhất trở thành một nhà nước xã hội chủ nghĩa với một chính phủ đơn nhất vào năm 1976, Việt Nam tiếp tục bị cô lập, gặp khó khăn về kinh tế, chính trị, ngoại giao sau sự sụp đổ và tan rã của đồng minh Liên Xô cùng Khối phía Đông, các lệnh trừng phạt, cấm vận từ phía Hoa Kỳ[11], những xung đột tại Campuchia, biên giới giáp Trung Quốc và hậu quả của chính sách kinh tế bao cấp sau nhiều năm áp dụng, duy trì. Năm 1986, Đảng Cộng sản ban hành một loạt cải cách kinh tế và chính trị, qua đó chính thức mở cửa nền kinh tế, cơ bản chấm dứt, xóa bỏ bao cấp, tạo điều kiện cho Việt Nam hình thành kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng với thế giới và nền kinh tế toàn cầu. Các cải cách đổi mới thành công kết hợp cùng quy mô dân số lớn đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao, liên tục được xếp hạng trong nhóm các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trên thế giới, được kỳ vọng sẽ trở thành 'Hổ mới châu Á' trong tương lai gần.[12][13][14] Tuy nhiên, quốc gia này vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với những thách thức bao gồm: tham nhũng[15][16][17], tội phạm gia tăng[18][19][20], ô nhiễm môi trường[21][22], nghèo đói[23][24][25], phúc lợi xã hội không đầy đủ[26][27] cùng những chỉ trích của phương Tây về hồ sơ nhân quyền liên quan đến các vấn đề tôn giáo, kiểm duyệt truyền thông, hạn chế các nhóm ủng hộ nhân quyền và các quyền tự do dân sự.[28] Tính đến năm 2020, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia[29] và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó nổi bật như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).v

16 tháng 9 2021

hà nội nhá chị

21 tháng 12 2021

tham khảo:

 

- Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.

- Gồm 6 tỉnh, thành phố:

+ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Nam: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía Bắc giáp TDMNBB và ĐBSH.

+ Phía Tây: giáp Lào.

+ Phía Đông: giáp biển Đông rộng lớn.

- Ý nghĩa:

+ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam của đất nước.

+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.

+ Dễ dàng giao lưu, phát triển kinh tế với Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động, văn hóa, khoa học kĩ thuật phát triển.

 

22 tháng 12 2021

Tham khảo

 

- Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.

- Gồm 6 tỉnh, thành phố:

+ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Nam: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía Bắc giáp TDMNBB và ĐBSH.

+ Phía Tây: giáp Lào.

+ Phía Đông: giáp biển Đông rộng lớn.

- Ý nghĩa:

+ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam của đất nước.

+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.

+ Dễ dàng giao lưu, phát triển kinh tế với Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động, văn hóa, khoa học kĩ thuật phát triển.

22 tháng 12 2021

Tham khảo

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26 kết hợp Atlat trang 3 – kí hiệu chung, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng trở lên là Hà Nội (có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng), Hải Phòng (có giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng).

21 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía bắc, chiếm 30,7% diện tích và 14,4% dân số cả nước (năm 2002). 

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía bắc, diện tích lớn nhất cả nước (chiếm 30,7% diện tích) và 14,4% dân số cả nước (năm 2002).

Các tỉnh, thành phố:

+ 4 tỉnh Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.

+ 11 tỉnh Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ,Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.

- Vị trí tiếp giáp:

   + Giáp Thượng Lào, Nam Trung Quốc. → Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và giao lưu kinh tế.

   + Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ. → Tạo điều kiện để giao lưu về kinhh tế - xã hội.

   + Vịnh Bắc Bộ → Phát triển kinh tế biển.

21 tháng 12 2021

Vị trí: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía Bắc nước ta :

+ Phía Bắc giáp Trung Quốc

+ Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ

+ Phía Tây giáp Lào

+ Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ

Giới hạn lãnh thổ: 

+ Đường biên giới dài giáp Nam Trung Quốc và Thượng Lào.

+ Đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên

Ý nghĩa của vị trí địa lí :

+Có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng.

+ Có điều kiện giao lưu kinh tế với các vùng kinh tế trong nước cũng như với Lào, Trung Quốc....

+ Phát triển kinh tế cả đất liền và kinh tế biển.

13 tháng 4 2021

*Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam

- Nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương.

- Hệ tọa độ trên đất liền:

+ Cực Bắc:  23°23'B, tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

+ Cự Nam: 8°34'B, tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

+ Cực Tây: 102°09'Đ  tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

+ Cực Đông: 109°24'Đ tại Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

- Tọa độ địa lí trên biển: Phía Đông 117°20’Đ, phía Nam 6°50'B và phía Tây 101°Đ.

* Ý nghĩa của vị trí địa lý

- Kinh tế:

+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

+ Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

+ Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các nước.

⟹ Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Văn hóa – xã hội: có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các quốc gia trong khu vực ⟶ tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

 

13 tháng 4 2021

Vị trí, đặc điểm địa lý tự nhiên đa dạng, tương phản và độc đáo có ảnh hưởng quyết định đối với sự tiến hóa tự nhiên, đặc biệt là chế độ khí hậu - thủy văn, thực vật và động vật.

* Ranh giới chuyển tiếp khí hậu nhiệt đới Bắc - Nam Việt Nam

Dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc với các đỉnh cao như Đông Ngại (1.774m), núi Mang (1.702m) phân bố liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở phía Tây, Tây Nam cùng với dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã - Hải Vân đâm ra tận biển và án ngữ phía Nam đã biến lãnh thổ Thừa Thiên Huế thành địa bàn giao tranh giữa các khối không khí hình thành từ nhiều trung tâm khí áp khác nhau và là ranh giới tự nhiên của khí hậu nhiệt đới ẩm chuyển tiếp hai miền Nam - Bắc Việt Nam cũng như Đông - Tây Trường Sơn. Ở đây hình thành chế độ khí hậu rất đặc biệt, vừa mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa miền Bắc với mùa đông lạnh, vừa thể hiện khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình của miền Nam. Trong đó, tương tác giữa gió mùa đông Đông Bắc và gió mùa hè Tây Nam với địa hình là có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc biệt này. Thật vậy, đối với gió mùa đông Đông Bắc giá lạnh các dãy núi trung bình án ngữ ở phía Tây và Nam có tác dụng như là bức tường thiên nhiên ngăn chặn không khí lạnh và hơi nước ngưng tụ lại ở sườn Đông Trường Sơn và sườn Bắc Bạch Mã - Hải Vân, đồng thời gây ra “mưa địa hình" với lượng mưa lớn vào loại bậc nhất nước ta. Còn vào mùa hè lại xuất hiện gió Tây Nam do khối không khí nhiệt đới biển bắc Ấn Độ Dương xâm nhập vào lãnh thổ nước ta gây ra. Do tác động của hiệu ứng “phơn” gió mùa hè nhiệt đới biển Tây Nam khi đối mặt với dãy Trường Sơn hầu như để lại toàn bộ lượng ẩm, gây ra mưa (mùa hè) trên lãnh thổ Tây Trường Sơn và trở thành gió mùa hè Tây Nam khô nóng khi thổi qua các tỉnh sườn Đông Trường Sơn.

* Hệ thống thủy văn đa dạng, độc đáo ở Việt Nam và khu vực

Trừ sông A Sáp bắt nguồn từ sườn Tây Trường Sơn, chảy sang đất nước CHDCND Lào, hệ thống sông suối Thừa Thiên Huế đều xuất phát từ sườn Đông Trường Sơn, chủ yếu chảy qua địa hình dốc và cấu tạo từ đá cứng nên thường ngắn, dốc và nhiều thác ghềnh. Đặc điểm hình thái sông ngòi này cùng với lượng mưa lớn và tập trung vào mùa mưa là nguyên nhân gây ra chế độ thủy văn phức tạp và biến động khác thường: nhiều lũ lụt lớn gây tai họa cho cư dân và môi trường về mùa mưa lũ và thiếu nước trong mùa khô cho sản xuất và đời sống.

Ngoài sông suối, hồ ao tự nhiên và nhân tạo, trong quá khứ xa xưa nhờ hội tụ đủ các điều kiện địa lý tự nhiên và môi trường thuận lợi mà trên thủy vực vùng biển ven bờ cổ (gần trùng với lãnh thổ đồng bằng và đầm phá hiện tại) các trằm bàu, hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và đầm An Cư rộng nhất Việt Nam và Đông Nam Á đã hình thành, tiến hóa đến tận ngày nay. Sự xuất hiện các trằm bầu, hệ thống đầm phá kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, rộng tới 23.100ha và nối thông với biển Đông thông qua các cửa không những làm tăng tính đa dạng và độc đáo của hệ thống thủy văn nước ta, mà còn ảnh hướng rất lớn đến tiến hóa tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng trong quá khứ cũng như hiện tại.

* Nơi giao thoa, hội tụ các luồng động vật và thực vật của khu hệ phương Bắc và khu hệ phương Nam

Trước hết, khí hậu nhiệt đới chuyển tiếp Bắc - Nam là yếu tố ảnh hưởng quyết định nhất đến sự giao thoa, hội tụ nhiều luồng thực vật và động vật thuộc khu hệ phương Bắc di cư xuống và khu hệ phương Nam di cư lên. Thêm vào đó, điều kiện địa hình đa dạng còn làm tăng đáng kể mức độ đa dạng sinh học. Ở đây các loài đặc hữu, những loài quý hiếm được ghi vào Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhiều địa phương khác ở nước ta. Do vật, việc duy trì đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn gen quý hiếm là vô cùng cấp thiết và không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam, mà cả khu vực và thế giới.

 

29 tháng 9 2018

- Đông Nam Bộ giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Cam-pu-chia, có vùng biển rộng.

- Trong điều kiện giao thông vận tải ngày càng hiện đại, vị trí địa lí đó đã cho phép Đông Nam Bộ mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng cũng như vùng tiêu thụ sản phẩm.

22 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.

+ Diện tích 14.806 km² chiếm 5% diện tích và 21% dân số cả nước (năm 2002).

+ Các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc

- Vị trí tiếp giáp:

   + Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.

   + Phía Tây giáp Tây Bắc.

   + Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.

   + Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

→ Ý nghĩa: Giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (2 vùng có nguồn cung cấp tài nguyên, nguyên liệu).

Quan sát hình 20.1, hãy xác định:

- Ranh giới giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Vị trí đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ.

25 tháng 12 2021

1.Vị trí địa lí của Đông Nam Á: • Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc. • Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp. • Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng

25 tháng 12 2021

2.

Trả lời: Điểm giống nhau về vị trí địa lí của các vương quốc ở Đông Nam Á:

+ Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc.

+ Các vương quốc ở Đông Nam Á đều được xây dựng ở nơi đồng bằng cạnh các con sông lớn giàu phù sa thuận lợi cho người dân trồng trọt, sinh sống.

8 tháng 3 2022

tk

Vị trí, giới hạn, phạm vi của châu Nam Cực? - Thùy Trang

26 tháng 9 2017

a) Các tnh và vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ

- Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

- Vị trí địa lí:

+ Phía bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

+ Phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía tây giáp Lào.

+ Phía đông giáp Biển Đông.

b) Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với việc phát trin kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ

- Thuận lợi:

+ Bắc Trung Bộ được coi là cầu nối giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng với Duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh phía Nam nên vùng Bắc Trung Bộ dễ dàng giao lưu với các vùng trong cả nước.

+ Bắc Trung Bộ liền kề Đồng bằng sông Hồng - vùng có nền kinh tế phát triển năng động, nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.

+ Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi nhất định đ phát triển nền kinh tế mở, với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở rộng giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan; đồng thời cũng là cửa ngõ thông ra biển của Lào.

+ Bắc Trung Bộ có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển, du lịch, khai thác khoáng sản biển.

- Khó khăn: Bắc Trung Bộ là vùng chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai (bão, lũ lụt, cát bay,...).