K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2018

Sáng sớm mùa Hè
Trời thật mát mẻ
Gió thổi nhè nhẹ 
Nắng ghé xuống sân.

 

15 tháng 8 2018

Anh em xông pha

Lên đường đánh giặc

Đập nát quân thù

Chừa mặt bọn nó

Học tốt

4 tháng 9 2018

Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông- nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.Bài thơ “Nhớ rừng” được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản năm 1935. Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú để thể hiện ý chí căm hờn, u uất và niềm khát khao tự do mãnh liệt của tác giả cũng như những người bị giam cầm, bị nô lệ. Thành công của tác giả Thế Lữ là sử dụng nghê thuật đối lập mang hình ảnh đặc săc của bài thơ qua đó tác phẩm phản ánh qua cuộc sống bất bình thời phong kiến.  Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy. Có thể nói, Nhớ rừng là tác phẩm thành công nhất của Thế Lữ nói riêng và trong phong trào Thơ mới nói chung.

24 tháng 8 2018

Ông đồ là những nhà nho, không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy hoc "chữ nghĩa Thánh hiền". Ông đồ được nhà thơ nói đến là nhà nho tài hoa. Ông xuất hiện vào độ "hoa đào nở"... "bên phố đông người qua". Ông đã có những tháng ngày đẹp, những kỉ niệm đẹp:

"Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay"

Hoa đào nở tươi đẹp. Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Còn gì vui sướng hơn:

"Bên phố đông người qua

 Bao nhiêu người thuê viết

Tâm tắc ngợi khen tài".

Thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến: "Thôi có ra gì cái chữ Nho - Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co..." (Tú Xương). Ông đồ già là một khách tài tử sinh bất phùng thời. Xưa "phố đông người qua ", nay mỗi năm mỗi vắng". Xưa kia "Bao nhiêu người thuê viết", bây giờ "Người thuê viết nay đâu?". Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong "nghiên sấu", như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa "buồn không thắm". Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa, thấm bao nỗi buồn tê tái của nhân tình thế sự:

"Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu..."

Cảnh vật buồn. Lòng người buồn. Vũ Đình Liên đã xuất thần viết nên hai câu thơ tuyệt bút lay động bao thương cảm trong lòng người.

Nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Dưới trời mưa bụi "Ông đồ vần ngồi đáy" như bất động. Lẻ loi và cô đơn: "Qua đường không ai hay". Cái vàng của lá, cái nhạt nhòa của giấy, của mưa bụi đầy trời và cơn mưa trong lòng người. Một nỗi buồn lê thê:

"Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay".

Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang. Lòng người buồn thương thấm thìa.

Khép lại bài thơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu...

"Năm nay dào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

24 tháng 8 2018

thánh kiu bạn nhiều nha

4 tháng 5 2022

undefined

CHÚC EM HỌC TỐT NHÉ haha

4 tháng 5 2022

                                Tổ quốc Việt Nam xanh ngắt 

                                Có sạch đẹp mãi được không ? 

                                Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn

                                 Tuỳ thuộc vào bạn mà thôi 

Giai điệu bài hát ngân lên như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta phải chung tay để bải vệ môi trường . Bạn và tôi hãy là những tuyên truyền viên nhỏ tuổi để kan toả bức thông điệp về cuộc sống xanh này với tất cả mọi người , bạn nhé ! 

              Mình tự làm đó nha . Ko có chép mạng đâu . Theo dõi mình nka.

                                                        Cám ơn nhiều ! 

 

8 tháng 11 2019

Cái này tùy vào từng trường mà có đề khác nhau thôi

Mik nghĩ bn nên tự ôn thì tốt hơn

Ko thì lên mạng mà tìm :))

24 tháng 3 2019

Ân tình ân nghĩa, thủy chung một lòng là nét đẹp truyền thống của nhân dân Việt Nam ta, là đạo lí làm nên một phần trong cốt cách tâm hồn ta, thể hiện lối ứng nhân xử thế của con người xứ hoa sen. CHính vì vậy, ông cha ta đã đưa ra những bài học làm người vô cùng phong phú và đa dạng. ĐẠo lí " Uống nước nhớ nguồn" đa hóa thân vào tục ngữ, hóa thân vào những lời hát, câu ca, đem lại cho ta bài học nhân sinh thấm nhuần vào trái tim hàng triệu triệu con người Việt Nam ta.

 Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là gì? "Uông nước nhớ nguồn" gợi lên mối quan hệ nhân quả giữa nước và nguồn. Nguồn là nơi bắt đầu cỉa nước. Uống nước là thói quen sinh hoạt thường xuyên của con người, nhưng mỗi khi uống nước, có mấy ai nhớ đến nguồn tạo ra dòng nước mát lạnh đó. Vậy, mượn hình ảnh "nước" và "nguồn", ông cha ta  đã khuyên nhủ con cháu đời saukhi hưởng những thành quả đáng quý thì phải nhớ đến công ơn mà các bậc tiền bối đã trao cho ta, đã ban tặng cho ta để tỏ lòng kính mến.

 Tương tự như vậy, vào dịp Tết Nguyên Đán hằng năm, trước mâm ngũ quả sắc mầu, trong khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng ấy, mỗi gia đình đều lấy khoảnh khắc này để đặt lễ, thờ cúng thần linh tổ tiên trong nhà, ngoài trời. Nén hương thơm phảng phất thắp trong ngày Tết trước bàn thờ là biểu thị về lòng tưởng nhớ, biết ơn to lớn của con cháu đối với gia tiên qua năm tháng đẫ
 trở thành thuần phong mĩ tục. Trong ngày Tết Vu Lan - ngày lễ báo hiếu truyền thống của nhân dân ta, các nhà đều làm giỗ cúng gia tiên, cúng xong đốt vàng mã cho những người đã khuất. Tục thờ cúng tổ tiên và người thân  trong dịp Tết của mỗi gia đình là biểu hiện của niềm thương nhớ là lòng biết ơn sâu sắc, bền bỉ đối với người đã khuất. ĐÓ là lòng biết ơn với những người đã khuất, còn những người vẫn còn đang chung sông với chúng ta thì sao? Hàng năm vào mồng 1 Tết Nguyên Đán, con cháu sinh sống ở khắp nơi trên tổ quốc đều trở về với cái nôi đầu tiên của con người magn tên "NHÀ". Ở "nhà", cháu chắt trong dòng họ sẽ làm lễ mừng thọ, thầm cầu cho ông bà sống lâu trăm tuổi, hạnh phúc mãi mãi tới cuối đời như là lời cảm ơn  tới các bậc sinh thành. Còn với cha mẹ? Đã bao giờ bạn tự hỏi: " Tại sao mình lại sinh ra trên cõi đời này?" " Tại sao mình lại được lớn lên và trưởng thành" hay chưa?  Đó là nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở cạnh ta ngay cả lúc ta buồn vui, san sẻ, giúp đỡ chúng ta nuôi dưỡng ước mơ để rồi sau này có đi đến phương trời nào đi nữa vẫn không thể quên cái hạnh phúc mang tên "GIA ĐÌNH". Đúng, những việc làm ấy, những biểu hiện ấy bắt nguồn từ thời rất xa xưa nhưng đến bây giờ vẫn còn được lưu truyền mãi, vẫn còn dược lưu giữ mãi bởi những bài học đạo lí nhân sinh đã hóa thân vào những câu ca dao, hóa thân vào lời ăn tiếng nói hàng ngày:

                                                " Công cha như núi Thái Sơn

                                             Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                                                  Một lòng thờ mẹ kính cha

                                            Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."

 Như Bác Hồ đã nói: " Các Vua Hùng đã có công dựng nước thì Bác cháu ta phải giữ lấy nước" Quả thực là vậy, các Vua Hùng là người đã đưa chúng ta đến mảnh đất này, mở ra đất nước Văn Lang, mở ra một kỉ nguyên mới để con cháu tiếp tục xây dựng sau này. Chính vì vậy, hàng năm cứ đến mồng 10 tháng 3, con cháu ở mọi miền tổ quốc lại quây quần về mảnh đất Phú Thọ lịch sử để thắp nén nhang, thầm bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị vua Hùng. Do đó mới có câu:

                                                         " Dù ai đi ngược về xuôi

                                                     Nhớ ngày giỗ tổ mồng 10 tháng 3

                                                           Dù ai buôn bán gần xa

                                                      Nhớ ngày giỗ tổ tháng 3 mồng 10."

 Trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với bao kẻ thù xâm lược hung hãn, tàn bạo như Hán, Tống, Minh, Thanh rồi thực dân Pháp, phát xít Nhật và cuối cùng là đế quốc Mĩ. Bao nhiêu người đã ra đi không trở về, xương máu đã đổ xuống để bảo vệ quyền tự do, độc lập cho tổ quốc. Trên khắp đất nước, đâu đau cũng có những đền miếu, chùa chiền và đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến hi sinh cho tổ quốc. Lăng Bác Hồ ở quảng trường Ba Đình là một ví dụ rất điển hình. Những con đường, những mái trường mang tên các vị anh hùng cũng là một cách tỏ lòng biết ơn vô cùng độc đáo. Hay các " mẹ Việt Nam anh hùng", cái danh hiệu ccao quý ấy được trao tặng cho những người phụ nữ đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến cho đời, vì nước, vì dân, những người phụ nữ đã phải chịu sự mất mát quá lớn. Chính vì vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, những ngôi nhà tình nghĩa mọc lên xuôi ngược khắp 63 tỉnh thành để phụng dưỡng các mẹ. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài tìm hài cốt đêm về quy nạp ở nghĩa trang liệt sĩ để yên nghỉ. Tất cả những biểu hiện ấy đều chứng minh rằng công việc báo đáp của chúng ta đang càng phát triển bởi những người hậu bối như chúng ta.

 Không chỉ báo dáp công ơn của những người trên, chúng ta còn phải biết ơn những người làm ngành giáo dục, ngành ý tế đã cống hiến cho xã hội. Chính vì thế, danh hiệu cao quý được trao tặng cho những người làm ngành nghề ấy. Hay những ngày lễ như Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11,  ngày Thương binh liệt sĩ 27-7, ngày thầy thuốc Việt Nam 27-2,...

 Ngày nay, các phương tiện thông tin đã lên ngôi nhưng với tôi bài học đạo lí " Uống nước nhớ nguồn" vẫn in mãi trong lòng hàng triệ con người Việt NAm. Phải làm gì để tỏ lòng biết ơn tới các vị tiền bối đã có công với mình? Đó là câu hỏi cho tất cả mọi người, trong đó có bạn và tôi.

6 tháng 4 2019

Mk cảm ơn cậu nha!! 

25 tháng 11 2016

xl bn nhìu

mk chỉ hỏi văn chứ mk không giỏi văn đâu

à bn có thể vào ních này nè,bn ấy là em mk,em ấy giỏi văn biểu cảm lắm

Kelly Oanh,bn vào em ấy mà hỏi nha,ẻm đang onl í

25 tháng 11 2016

Quê tôi , là miền Trung đầy nắng gió và cả những con lũ mang đi hạnh phúc của người nông dân - mùa màng . Sau gần một năm trời , tôi lại đặt chân trên dải đất này. Mọi thứ không như tôi đã thấy hằng ngày trên tivi , ở đây , ngư dân đã ra khơi,đánh bắt cá chẳng còn cá chết hàng loạt hay ô nhiễm môi trường biển , cũng đâu còn những ngôi nhà chìm trong lũ và những đứa trẻ ngồi trên mái hiên nô đùa .......mọi thứ đều về vị trí của nó . Về nhà bà , tôi cảm thấy nhẹ lòng khi không còn những cú điện thoại khiến ba mẹ tôi lo lắng vì cơn lũ đã ngừng "hành hạ" người dân và cả nhà ngoại tôi. Bằng chiếc xe đạp đã tróc sơn , tôi dạo quanh một vòng con xóm nhỏ . Cây ngô đã dậy từ bao giờ , con chim sâu đang cặm cụi làm việc , ông đa già đầu làng trầm ngâm suy tư hay nàng mây thì mải miết soi gương giữa mặt ao ,.... Mấy thằng bé thi nhau thở diều - cánh diều của những ước mơ nhỏ , đứa thì lại đá bóng và đám trẻ con ngồi vắt vẻo trên lưng trâu mà thôi sáo , kể chuyện....... Đây là nơi mà tôi cảm thấy thảnh thơi và bình yên nhất . Tôi yêu nơi này - dải đất miền Trung. ~thanghoa~ [ Tui chỉ làm đc thế thui , tự sự thì chịu]

13 tháng 11 2018

Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.

13 tháng 11 2018

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

4 tháng 3 2019

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũng bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước.

Bài mk viết trên lazi,cop lại

nhớ k nha

4 tháng 3 2019

PLEASE HELP ME

Về thầy cô:
Viên phấn nào trên tay
Thầy dạy em học chữ
Bụi phấn nào bay bay
Vương tóc thầy trắng xóa

Bao mùa thu đi qua
Thầy xưa nay đã già
Khai trí em thêm sáng
Cho cây đời nở hoa

Từng lời giảng yêu thương
Bao lớp trẻ xa trường
Gói hành trang thêm nặng
Nghĩa tình thầy vấn vương

Mai lớn khôn nên người
Khi nào em quên được?
Công ơn người đi trước
Dìu dắt chúng em theo.

*Về cha mẹ:
Tìm kiếm cả non sông
Ai vất vả bằng cha
Vác nặng cả cuộc đời
Để con được ăn học.

Lặn lội cả biển trời
Ai khổ nhọc bằng mẹ
Mang nặng nổi đau thương
Để con được nên người.

BÀI 2
Buổi sáng thức giấc
Thấy ánh mặt trời
Ngời ngời mắt mẹ
Lời lẽ dịu dàng

Càng thêm vui sướng
Bước chân nhẹ nhàng
Vang vang tiếng hát
Bóng mát sân trường

Hương thơm mát rượi
Dưới ánh mặt trời
Cô cười thật tươi

Mắt cô sưởi ấm
Tâm hồn trong em
Khuôn mặt thơ ngây
Loà nhoà mắt ướt

Mái tóc mượt mà
Cả bàn tay cô
Xinh xinh ấm áp
Làm bao chuyện lạ

Hai đôi mắt ấy
Gợi dậy trong em
Đem bao ước vọng
Mang đến cho người

18 tháng 3 2019

nếu em là thi sĩ

em sẽ viết nhiều thơ

đan dệt những ước mơ

của bao người bất hạnh