Trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới , tác giả có nêu những hạn chế của người viết : '' Đấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học ''thời thượng'', nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay , học vẹt nặng nề. ''
a. Trong câu văn trên tác giả đã nêu lên những hạn chế gì của người Việt ? Những hạn chế ấy có ảnh...
Đọc tiếp
Trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới , tác giả có nêu những hạn chế của người viết : '' Đấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học ''thời thượng'', nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay , học vẹt nặng nề. ''
a. Trong câu văn trên tác giả đã nêu lên những hạn chế gì của người Việt ? Những hạn chế ấy có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của đất nước ?
b. Em hiểu thế nào là ''học chay , học vẹt''. Viết đoạn văn tổng phân hợp trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này.
Gợi ý:
Đây là một hiện tượng không mới nhưng nó vẫn là “căn bệnh nan y”.
Đó chính là học lệch, kém khả năng thực hành, sáng tạo.
* Biểu hiện:
- Tập trung học ở một số môn cơ bản, “thời thượng”, xem nhẹ những môn học phụ như Công nghệ, Giáo dục công dân….
- Học giỏi lí thuyết mà không áp dụng được vào thực tế hoặc áp dụng thì lúng túng.
(Dẫn chứng từ thực tế: thực hành lắp bảng điện; tính toán thu chi cho một gia đình; viết một đơn từ)…
* Nguyên nhân:
+ Do cơ chế thi cử: thi theo khối vì vậy đa số tâm lí phụ huynh muốn con em mình đỗ vào các trường đại học nên chỉ cho con emmình tập trung học những môn phải thi.
+ Các bài học trong SGK còn nặng về lí thuyết, chưa mang tính thiết thực cao.
+ Một bộ phận không nhỏ học sinh có tâm lí học để lấy điểm cao, để đỗ đạt, có ngành nghề mà không chú ý đến kiến thức…
* Bàn luận: cần coi trọng kiến thức cơ bản, nền tảng. Học cốt ở “tinh” không cốt ở “đa”. Phải xác định gắn học lí thuyết với thực hành. Không nên máy móc theo SGK. Học là để lấy kiến thức, để vận dụng kiến thức. Không vì cái lợi ích trước mắt mà chạy theo một vài môn học “thời thượng”…