K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Giải giúp e phần I với ạ -------------------------------------------------- Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường. Một...
Đọc tiếp

Giải giúp e phần I với ạ
--------------------------------------------------
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường.
Một người hỏi:
-Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước hay không?
Người kia trả lời:
-Họ hoàn toàn có thể.
-Sao anh có thể khẳng định như thế?
Thay vì câu trả lời, bạn anh hỏi ngược lại:
-Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không?
-Một bình hoa.
Phải, trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn.
Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chỉ cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thẳm. Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.
(Trích Hạt giống tâm hồn - nghệ thuật sáng tạo cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 136)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Tại sao từ chiếc bình hoa dưới tầng hầm, một trong hai người Mĩ lại tin rằng người Đức có thể tái thiết đất nước sau chiến tranh?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.
Câu 4. Qua câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về thái độ ứng xử trước những khó khăn, thử thách?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ hình ảnh bình hoa trong câu chuyện phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi: Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu tinh thần lạc quan?
Câu 2. (5,0 điểm)
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa.
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, liên hệ với bài thơ Từ ấy (Tố Hữu) để bình luận về nhận định sau: Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung...(Ngữ văn 12, Tập một, tr.97, NXB Giáo dục – 2009)

1
8 tháng 5 2018

câu 1 : phần 1 : tự sự

câu 3: BPTT so sánh. làm tăng sức gợi hình gợi cảm .

Không biết do máy anh lỗi hay sao nhưng anh không thấy đoạn văn phần đọc hiểu em ạ!

10 tháng 1 2021

đây nhé 

undefined

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) :Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:Có đất nước nào kì diệu đến thế không?Trong hoạn nạn càng chở che đùm bọcCơn hồng thủy làm miền Trung phải khócTriệu trái tim cả dân tộc hướng vềTừ thị thành đến khắp các vùng quêĐã cùng nhau nhường cơm sẻ áoNhững chai nước, thùng mì tôm , nhúm gạoĐang gửi về vùng mưa bão miền Trung( Lưu Hương Quế -...
Đọc tiếp

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) :
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
Có đất nước nào kì diệu đến thế không?
Trong hoạn nạn càng chở che đùm bọc
Cơn hồng thủy làm miền Trung phải khóc
Triệu trái tim cả dân tộc hướng về
Từ thị thành đến khắp các vùng quê
Đã cùng nhau nhường cơm sẻ áo
Những chai nước, thùng mì tôm , nhúm gạo
Đang gửi về vùng mưa bão miền Trung
( Lưu Hương Quế - Nguồn Internet)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ? 0,5đ
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? 1,5đ
Câu 3. Chỉ ra các biện pháp tu từ đã sử dụng trong bốn câu thơ in đậm? 1đ
PHẦN II: LÀM VĂN( 7 điểm)
Câu 1: Từ đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu đã gợi cho em những cảm xúc gì? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn ngắn. (2,0 điểm)
Câu 2: (5,0 điểm) Hãy tưởng tượng trong đợt bão lũ vừa qua tại các tỉnh miền Trung, em được tham gia cùng đoàn từ thiện vào vùng rốn lũ…. Hãy kể lại chuyến đi đầy ý nghĩa đó.

0
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 2: Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào...
Đọc tiếp

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 2:

 

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

 

(Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán)

 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn? Cho biết nội dung của đoạn trích ?

 

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn ?

 

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

 

Câu 1( 2đ): Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận về hình ảnh đôi bàn chân của bố trong đoạn trích ở phần đọc – hiểu ?

 

Câu 2: (5đ) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích trong cuộc sống ?( ko chép trên mạng)

2
10 tháng 1 2022

tách ra đi em ới , người ta nhìn muốn nản ko ai làm âubucminh

10 tháng 1 2022

tách r đấy chi lolang

Phần I: Đọc, hiểu văn bảnCâu 1. (3,0 điểm)                             Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:                                                    Ta nghe hè dậy bên lòng                                           Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!                                                   Ngột làm sao, chết uất thôi                                            Con chim tu hú ngoài trời cứ...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc, hiểu văn bản

Câu 1. (3,0 điểm)

                            Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:

                                                    Ta nghe hè dậy bên lòng

                                           Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

                                                   Ngột làm sao, chết uất thôi

                                            Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

                                                 (Tố Hữu, Từ ấy, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)

a. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (1đ)

b. Khi nhà thơ viết: Ta nghe hè dậy bên lòng, em hiểu nhà thơ đã đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng thính giác hay bằng sức mạnh của tâm hồn?

Từ đó có thể hình dung tâm trạng của tác giả như thế nào? (2đ)

0
Ngữ Văn ​· Lớp 1MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ EM CẦN GẤP EM XIN CẢM ƠN NHIỀU ( CÂU 4 CÂU 5 KHÔNG CHÉP MẠNG NHA) I. ĐỌC HIỂU : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Diễn viên hài Steve Martin khuyên các tài năng trẻ: “ Hãy giỏi đến mức người ta không thể ngó lơ bạn”. Câu nói thật sự ý nghĩa. Cuộc sống chỉ ưu đãi những ai tận lực. Bạn càng cho đi, cuộc đời càng gửi lại . Nếu bạn thực hiện bất...
Đọc tiếp

Ngữ Văn· Lớp 1

MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ EM CẦN GẤP EM XIN CẢM ƠN NHIỀU ( CÂU 4 CÂU 5 KHÔNG CHÉP MẠNG NHA) I. ĐỌC HIỂU : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Diễn viên hài Steve Martin khuyên các tài năng trẻ: “ Hãy giỏi đến mức người ta không thể ngó lơ bạn”. Câu nói thật sự ý nghĩa. Cuộc sống chỉ ưu đãi những ai tận lực. Bạn càng cho đi, cuộc đời càng gửi lại . Nếu bạn thực hiện bất cứ công việc nào một cách tuyệt vời, luôn luôn tìm kiếm sự vượt trội, luôn ở vị trí xuất sắc, bạn không thể vuột mất chiến thắng cuối cùng. Nhà văn Jerry Garcia từng nói: “Bạn không chỉ muốn thành người giỏi nhất. Bạn còn muốn được thiên hạ công nhận là người duy nhất thực hiện điều ấy” Đôi khi thất vọng sẽ đến. Điều này xảy ra cho tất cả mọi người. Ta cố gắng hết sức, trung thành với giấc mơ và theo đuổi lý tưởng. Thế mà chẳng có gì xảy ra. Nhưng mọi lựa chọn đều giá trị. Mọi bước đi đều quan trọng. Cuộc sống vẫn diễn ra theo cách của nó, không phải theo cách của ta. Hãy kiên nhẫn. Tin tưởng. Hãy giống như người thợ cắt đá , đều đặn từng nhịp, ngày qua ngày. Cuối cùng, một nhát cắt duy nhất sẽ phá vỡ tảng đá và lộ ra viên kim cương, người tràn đầy nhiệt huyết và tận tâm với việc mình làm không bao giờ bị chối bỏ. Sự thật là thế! ( Trích “ Đời ngắn đừng ngủ dài” – RoBin Sharma ) 1. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên. 2. Câu 2. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của nhà văn Jerry Garcia có tác dụng gì ? 3. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn : Hãy giống như người thợ cắt đá , đều đặn từng nhịp, ngày qua ngày. Cuối cùng, một nhát cắt duy nhất sẽ phá vỡ tảng đá và lộ ra viên kim cương, người tràn đầy nhiệt huyết và tận tâm với việc mình làm không bao giờ bị chối bỏ (1,0 đ ) 4. Câu 4. Anh / chị hãy trình bày cách hiểu của bản thân về câu nói : Cuộc sống vẫn diễn ra theo cách của nó, không phải theo cách của ta. 5. Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về suy nghĩ của RoBin Sharma: Cuộc sống chỉ ưu đãi những ai tận lực. Bạn càng cho đi, cuộc đời càng gửi lại

0
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:(1)        Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp đời. Biết những người khiếm thị cũng làm được nghề sửa chữa điện tử, để có ích và giúp người. Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lý...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:

(1)        Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp đời. Biết những người khiếm thị cũng làm được nghề sửa chữa điện tử, để có ích và giúp người. Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lý do gì để không là hạt giống tốt cho mùa sau.

(2)        Từ đó ta có bài học về nết tốt của hạt: Kiên trì, nhẫn nại, và lòng dũng cảm. Cũng như ta học về việc sống hết mình của hạt thóc: sớm cho mùa vàng, dám chịu xay giã giần sàng. Gạo nuôi người, cám bã nuôi heo, rơm tặng người bạn trâu. Và đến cọng rơm thừa cũng bện thành con cúi giữ lửa suốt đêm trường. Và sưởi ấm cánh đồng mùa đông gió bấc.

(3) Mỗi khi ta cằn cỗi, hãy nhớ ta là hạt. Ta lại nghĩ về khoảng xanh ngoài ban công, cũng như bạn thấy những mầm cây đội lên từ khối bê tông đường nhựa. Để không cho những khiếm khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự hủy.

 (Đoàn Công Lê Huy, Gửi em mây trắng, NXB Kim Đồng, 2016)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.

Câu  : Dựa vào bài viết, hãy cho biết hạt thóc đã sống hết mình như thế nào?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn (1)

Câu 4: Thông điệp mà em tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Vì sao?

0
MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ EM CẦN GẤP EM XIN CẢM ƠN NHIỀU ( CÂU 4 CÂU 5 KHÔNG CHÉP MẠNG NHA) I. ĐỌC HIỂU : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Diễn viên hài Steve Martin khuyên các tài năng trẻ: “ Hãy giỏi đến mức người ta không thể ngó lơ bạn”. Câu nói thật sự ý nghĩa. Cuộc sống chỉ ưu đãi những ai tận lực. Bạn càng cho đi, cuộc đời càng gửi lại . Nếu bạn thực hiện bất cứ công việc nào...
Đọc tiếp

MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ EM CẦN GẤP EM XIN CẢM ƠN NHIỀU ( CÂU 4 CÂU 5 KHÔNG CHÉP MẠNG NHA) I. ĐỌC HIỂU : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Diễn viên hài Steve Martin khuyên các tài năng trẻ: “ Hãy giỏi đến mức người ta không thể ngó lơ bạn”. Câu nói thật sự ý nghĩa. Cuộc sống chỉ ưu đãi những ai tận lực. Bạn càng cho đi, cuộc đời càng gửi lại . Nếu bạn thực hiện bất cứ công việc nào một cách tuyệt vời, luôn luôn tìm kiếm sự vượt trội, luôn ở vị trí xuất sắc, bạn không thể vuột mất chiến thắng cuối cùng. Nhà văn Jerry Garcia từng nói: “Bạn không chỉ muốn thành người giỏi nhất. Bạn còn muốn được thiên hạ công nhận là người duy nhất thực hiện điều ấy” Đôi khi thất vọng sẽ đến. Điều này xảy ra cho tất cả mọi người. Ta cố gắng hết sức, trung thành với giấc mơ và theo đuổi lý tưởng. Thế mà chẳng có gì xảy ra. Nhưng mọi lựa chọn đều giá trị. Mọi bước đi đều quan trọng. Cuộc sống vẫn diễn ra theo cách của nó, không phải theo cách của ta. Hãy kiên nhẫn. Tin tưởng. Hãy giống như người thợ cắt đá , đều đặn từng nhịp, ngày qua ngày. Cuối cùng, một nhát cắt duy nhất sẽ phá vỡ tảng đá và lộ ra viên kim cương, người tràn đầy nhiệt huyết và tận tâm với việc mình làm không bao giờ bị chối bỏ. Sự thật là thế! ( Trích “ Đời ngắn đừng ngủ dài” – RoBin Sharma ) 1. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên. 2. Câu 2. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của nhà văn Jerry Garcia có tác dụng gì ? 3. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn : Hãy giống như người thợ cắt đá , đều đặn từng nhịp, ngày qua ngày. Cuối cùng, một nhát cắt duy nhất sẽ phá vỡ tảng đá và lộ ra viên kim cương, người tràn đầy nhiệt huyết và tận tâm với việc mình làm không bao giờ bị chối bỏ (1,0 đ ) 4. Câu 4. Anh / chị hãy trình bày cách hiểu của bản thân về câu nói : Cuộc sống vẫn diễn ra theo cách của nó, không phải theo cách của ta. 5. Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về suy nghĩ của RoBin Sharma: Cuộc sống chỉ ưu đãi những ai tận lực. Bạn càng cho đi, cuộc đời càng gửi lại

0
I.Đọc hiểu văn bản: ( 3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: “En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đẩy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha...
Đọc tiếp

I.Đọc hiểu văn bản: ( 3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: “En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đẩy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chi trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những có thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh linh hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mủ, trẻ câm, chủng cũng đều học cả.... (Trích Chương 8, Những tấm lòng cao cả, Ét-môn-đô đa A-mi-xi) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (1.0 điểm) Câu 2. Xác định ít nhất hai từ láy và hai từ ghép đẳng lập có trong đoạn trích. (1,0 điểm) Câu 3. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên. ( 1,0 điểm) II.Tạo lập văn bản: ( 7,0 điểm) Câu 1: ( 2,0 đ) Dựa vào nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7-8 câu nêu suy nghĩ của em về sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập của con cái Câu 2: (5,0 đ) "Tạ ơn thầy dẫn con vào rừng tri thức Cảm nghĩa cô dắt con đền biển yêu thương” Thật khó có thể nói hết ngàn lời yêu thương, có thể dùng từ ngữ mà bật lên tiếng tri ăn thầy cô từ sâu thẳm tâm hổn những con người vĩ đại suốt đời hi sinh cho sự nghiệp trổng người. Em hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ về người thầy hoặc cô mà em kinh yêu.

0
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau đây: Với khẩu hiệu “Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”, mô hình phát gạo tự động cho người nghèo lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh không chỉ góp phần chia sẻ khó khăn với người lao động nghèo trên địa bàn, mà còn lan tỏa yêu thương, nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước giữa mùa...
Đọc tiếp

Câu 1 (3,0 điểm): Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau đây: Với khẩu hiệu “Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”, mô hình phát gạo tự động cho người nghèo lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh không chỉ góp phần chia sẻ khó khăn với người lao động nghèo trên địa bàn, mà còn lan tỏa yêu thương, nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước giữa mùa dịch bệnh Covid-19. Theo ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc Công ty PHGLock, người sáng chế máy “ATM gạo” cho biết: Ý tưởng sáng chế máy “ATM gạo” bắt nguồn từ việc nhận thấy trong mùa dịch Covid-19 có nhiều người muốn tặng nhu yếu phẩm cho người nghèo, nhưng nếu phát thủ công và tập trung đông người thì rất dễ xảy ra việc lây lan dịch bệnh. Vì vậy, ông cùng nhóm nhân viên đã tận dụng máy móc có sẵn của công ty chế tạo ra chiếc máy phát gạo tự động này với mong muốn chia sẻ phần nào khó khăn của những người lao động nghèo trên địa bàn thành phố… Chính thức vận hành từ đầu tháng 4/2020, hàng trăm tấn gạo miễn phí đã được cấp phát tự động cho người lao động nghèo tại cây “ATM gạo” hoạt động 24/24, không chỉ thể hiện đạo nghĩa “lá lành đùm lá rách”, tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ khó khăn của cộng đồng với những người lao động nghèo, khó khăn ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid-19; mà còn cho thấy sự năng động, sáng tạo của cư dân TP.HCM, thành phố mang tên Bác - thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
                                          ( Theo An Hiếu – báo ảnh “ Dân tộc và miền núi”)
Câu 1: Xác định  phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Câu văn “Vì vậy, ông cùng nhóm nhân viên đã tận dụng máy móc có sẵn của công ty chế tạo ra chiếc máy phát gạo tự động này với mong muốn chia sẻ phần nào khó khăn của những người lao động nghèo trên địa bàn thành phố” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?
Câu 3: Từ đoạn trích trên, em hãy cho biết: Cây ATM gạo thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta?

0
Đề 6:Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:          Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi...
Đọc tiếp

Đề 6:

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)

          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

          Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

        Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

           Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

          (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Caau2. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn: Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất.

 Câu 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”.

Câu 4. “Ước mơ cháy bỏng nhất” của em là gì? Em sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng).

0