Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
=> câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc uất ức của người tù cách mạng khi bị giam dữ trong ngục, qua đó thể hiện nỗi khát khao có đưuọc tự do
Chúc bạn học tốt
Em lưu ý: ngột, chết uất không phải động từ nha.
- Từ ngữ mạnh: “đạp”, “ngột”, “chết”, “uất”
- Từ ngữ cảm thán: “ôi”, “thôi”, “làm sao”
- Kết thúc cũng bằng hình ảnh tu hú nhưng mang thêm sắc thái bức bối, khao khát tự do.
⇒ Nghệ thuật tương phản cho thấy sự đối lập giữa cảnh đất trời bao la và cảnh tù đầy, người chiến sĩ khao khát tự do cháy bỏng, muốn đập tan mọi thứ để thoát khỏi cảnh tù túng
⇒ Bài thơ kết thúc với tâm trạng nhức nhối, là dấu hiệu báo trước sự hành động để thoát khỏi hoàn cảnh sau này (Tố Hữu sau đó đã vượt ngục để vươn tới bầu trời tự do)
câu 1 : tâm trạng của người tù cách mạng bức bối , u uất , uất ức , ngột ngạt và niềm khát khao cháy bỏng muốn thoát khỏi tù ngục ,trở về cuộc sống tự do ở bên ngoài
câu 2 : các từ ''ôi , thôi , làm sao '' trong khổ thơ trên thuộc từ loại là từ cảm thán
+ có tác dụng : - làm cho câu thơ thêm sinh động , cụ thể hơn
- giàu chất tạo hình ảnh
- làm cho hình ảnh câu thơ sống động hơn
- cảnh vật ở đây như đang vận động bởi sức sống căng tràn
câu 3 : tiếng chim tu hú được lặp lại 2 lần
+ sự lặp lại âm thanh tiếng chim tu hú đó có ý nghĩa :
Tham khảo:
Khát vọng tự do của người tù cách mạng trong khổ thơ hai bài thơ "Khi con tu hú" được khơi nguồn chỉ bằng một tiếng chim tu hú ở bên ngoài- hay chính là tiếng chim tu hú của khát vọng tự do, mà nhen nhóm và bùng lên mãnh liệt trong tâm tưởng của tác giả "Ta nghe hè dậy bên lòng". Câu thơ tiếp theo "Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!" là câu cảm thán thể hiện cho thái độ uất ức đến ngột ngạt cùng khát vọng được phá tan gông xích của nhà tù để nhanh chóng được tự do, được tận hưởng bầu trời của tự do. Các câu thơ tiếp theo cũng thể hiện được cảm xúc mãnh liệt đó của nhà thơ "Ngột làm sao, chết uất thôi!/Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!".Câu cảm thán cùng với hàng loạt các động từ mạnh như "ngột, chết uất" cho thấy một tâm trạng đau khổ, bứt rứt như muốn chết đi và khát khao đến cháy bỏng được thoát ra ngoài của tác giả! Ấy vậy mà con chim tu hú cứ kêu- hay chính là khát vọng tự do của tác giả vẫn cứ trỗi dậy, vẫn cứ kêu gào trong tâm tưởng của nhà thơ hãy nhanh chóng giành lại được tự do của tuổi trẻ. Khát vọng tự do đang bùng cháy bên trong tâm hồn của nhà thơ, khát vọng ấy dường như cũng là vẻ đẹp của tuổi trẻ, là vẻ đẹp của người tù cách mạng. Tóm lại, khổ thơ thứ hai của bài thơ "Khi con tu hú" đã thể hiện được cảm xúc trào dâng mãnh liệt để được tự do, để được tận hưởng mùa hè, tuổi trẻ của tác giả.
Người nghệ sĩ chân chính là người phản ánh đời sống, cảm xúc, tạo ra quy luật của cái đẹp và nhằm hướng tới cái đẹp. Một trong số người nghệ sĩ ấy là nhà thơ Tố Hữu. Anh đưa bài thơ của mình đạt đến cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống ra bên ngoài. Và "Khi con tu hú" chính là một trong những bài thơ đó.
Nổi bật ở đoạn thơ:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"
Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ, tác giả ngay tắp lự có thể diễn đạt những tâm tình và cảm xúc của chính mình vào bài. Câu thơ đầu tiên đã nói về âm thanh của người, dường như đó là những tiếng kêu háo hức với mùa hè, với sự nôn nao của nhà thơ. Thế nhưng, tại sao "mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!"?. À, thì ra đó là sự phẫn uất, nỗi niềm được thoát ra chính căn phòng đang lồng giam mình. Tác giả khi này cảm thấy mình mất đi sự tự do một cách chán nản, ghét bỏ những bức tưởng. Người đưa từ ẩn dụ "nghe" đến "đạp" cho ta thấy hành động nối tiếp với nhau, chỉ đến dòng cảm xúc trong lòng mình. Chưa dừng lại ở đó, nhà thơ thấy vô cùng ngột ngạt, ngạt bởi không khí tù túng của những bức tưởng tỏa ra. Người muốn uất hận, người khó chịu tưởng chừng như muốn đi đến bờ vực bên kia. Một loạt dấu chấm than được sử dụng càng thể hiện rõ ràng hơn tình cảm mong cầu sự tự do của tác giả. Vì sao Người lại mong cầu sự tự do đến mình thấy chán ghét, muốn chết uất?. Đó là bởi một hình ảnh tự do đang chảy trong ánh mắt của tác giả, cái con chim tu hú ngoài trời đang thoải mái hưởng lấy bầu trời bao la rộng lớn ấy lại là điều mà một người đang bị cầm tù nhìn thấy. Không ai trong hoàn cảnh ấy nghĩ được điều gì hơn, thế mà người nghệ sĩ này lại có thể đặt ngay cảm xúc của mình vào sáng tác một bài thơ đầy những tâm tình nhưng lại chẳng kém phần sâu sắc ý nghĩa. Hơn hết, điều làm cho đoạn thơ thành công còn ở lời, giọng thơ đầy tính than trách đầy giá trị biểu cảm. Hình ảnh trái nghĩa - chú chim tu hú tự do và tác giả đang bị cầm tù làm cho bài thơ gợi rõ nghệ thuật gợi hình đặc sắc vô cùng.
Khép lại, bài thơ là cả một bầu trời thể hiện nỗi mong muốn của tác giả về sự tự do. Người muốn được dành lấy, người lại se sợi chỉ một màu trong hoàn cảnh của mình vào cái đặc sắc của đời thành nên một bài thơ chói lọi rất hay và ý nghĩa.
☕T.Lam
Tham khảo:
Trong bài thơ, tiếng chim tu hú được xuất hiện tất cả 3 lần. Trong đó :
* Lần 1 và lần 3 : Là tiếng chim tu hú kêu thật ngoài đời (khi con tu hú gọi bầy , khi con tu hú ngoài trời cứ kêu)
* Lần 2 : Là tiếng chim tu hú kêu được tác giả cảm nhận bằng tâm tưởng, vì tu hú là loài chim xuất hiện và kêu ran mỗi độ hè về kéo theo hàng loạt những biểu hiện đầy sức sống của ngày hè, nên "tai nghe hè dậy bên lòng" là cách nói hoán dụ để chỉ những biểu hiện của ngày hè .
- Ý nghĩa và giá trị lên tưởng của âm thanh gợi lên :
* Lần 1 và 3 : Tiếng chim tu hú có giá trị liên tưởng, nó gợi mở ra cả một loạt những hình ảnh biểu hiện sinh động của thiên nhiên với : lúa chiêm đương chín, tái cây ngọt dần, tiếng ve ngân, bắp vàng hạt, nắng đào, trời xanh cao rộng, diều sáo lộn nhào từng không ... Đó là mùa của sự đơm hoa kết quả, của sức sống căng tràn... Những biểu hiện này, khi còn ở ngoài đời - lúc chưa bị địch bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) - tác giả đã sống, đã cảm nhận bằng cả tâm hồn ...nên giờ đây, khi ngồi trong 4 bức tường giam, chỉ nghe tiếng tu hú bên ngoài vọng vào, tác giả đã liên tưởng như thấy hiện ra trước mắt mình hàng loạt những hình ảnh biểu hiện ấy của mùa hè... -> Hình ảnh mang giá trị cụ thể và hiện thực cao
* Lần 2 : "Tai nghe hè dậy bên lòng" là cách nói nói hoán dụ, chỉ nghe tiếng tu hú, tác giả như thấy cả mùa hè đang bừng nhực sống và càng cảm giác rõ hơn hiện thực mất tự do của mình trong tù : chân muốn đạp tan phòng, cảm thấy ngột ngạt bức bối, muốn vùng vẫy thoát ra với mùa hè tự do bên ngoài khung cửa buồng giam... -> Hình ảnh mang giá trị biểu cảm và khái quát cao