giai đoạn lịch sử từ thế kiir XVI đến thế kỉ XIX đã học em thấy nổ lên những vấn đề gì cần lưu ý?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn học thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa vì:
- Lúc bấy giờ, xã hội phong kiến từng bước khủng khoảng, khởi nghĩa, chiến tranh liên miên
- Chủ nghĩa nhân đạo lúc này trở thành một trào lưu, với hàng loạt tác phẩm tên tuổi: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm… gắn liền với các tác giả Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương…
- Nội dung thể hiện của chủ nghĩa nhân đạo:
+ Các tác giả hướng tới giá trị cao đẹp của con người
+ Sự cảm thương cho những kiếp người nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ
+ Khẳng định đề cao nhân phẩm, truyền thống đạo lý, nhân nghĩa của con người
- Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến kết XIX là:
+ Hướng tới quyền sống của con người
+ Ý thức về cá nhân mạnh mẽ hơn: tài năng, quyền sống, hạnh phúc cá nhân…
Nội dung cơ bản: “Đề cao vẻ đẹp và tài năng của con người (Truyện Kiều), khao khát hạnh phúc lứa đôi ( Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)
Điểm khác biệt căn bản về tình hình phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI so với giai đoạn trước đó (từ thế kỉ I đến thế kỉ VII).
- Từ thế kỉ I đến thế kỉ V vương quốc Phù Nam phát triển rực rỡ, là trung tâm kết nối văn hóa và giao thương với các nước ngoài khu vực
- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, vùng đất Nam Bộ đặt dưới sự cai quản (trên danh nghĩa) của nước Vương quốc Chân Lạp; dân cư thưa thớt
Từ thế kỉ X- XV : Chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước và công cuộc xây dựng đất nước
938: Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.
965-967: Loạn 12 sứ quân.
968: Đinh Bộ Lĩnh dẹp "Loạn 12 sứ quân".
968-980: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
981: Lê Hoàn đánh bại quân Tống.
981-1009: Lê Hoàn lên ngôi, lập nhà Tiền Lê, đóng đô ở Hoa Lư.
1009: Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra nhà Lý.
1010: Lý Thái Tổ dời đô về Đại la, đổi tên thành Thăng Long.
1042: Nhà Lý ban hành Hình thư.
1054: Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt.
1070: Nhà Lý lập Văn Miếu thờ Khổng Tử.
1076: Lập Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long.
1077: Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng lợi.
1226: Trần Cảnh lên ngôi vua lập ra nhà Trần.
1230: Nhà Trần ban hành Quốc triều hình luật.
1253: Lập Quốc học viện và Giảng võ đường.
1258:Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất.
1285: Chiến thắng quân Nguyên lần hai.
1288: Chiến thắng quân Nguyên lần ba.
1400: Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, lập nên nhà Hồ.
1401: Định quan chế và hành luật của nước Đại Ngu.
1406: Hơn 20 vạn quân Minh kéo vào xâm lược nước ta.
1407: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.
1418: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo, bùng nổ.
1427: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi.
1428: Lê Lợi lên ngôi vua ở Đông Đô, đặt lại quốc hiệu Đại Việt.
1442: Khoa thi hội đầu của nhà Lê được tổ chức.
1483: Lê Thánh Tông biên soạn và ban hành bộ luật Hồng Đức.
Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII: Sự suy yếu của chế độ phong kiến tập quyền , đất nước bị chia làm 2 đàng và cuộc khởi nghĩa nông dân ở 2 đàng. Cuối cùng là phong trào Tây Sơn thống nhất đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm (Xiêm,Thanh)
1511: Khởi nghĩa Trần Tuân.
1516: Khởi nghĩa Trần Cảo.
1527: Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê Sơ, thành lập nhà Mạc.
1543-1592: Thời kỳ Lê-Mạc và chiến tranh Nam-Bắc triều.
1592: Nhà Mạc sụp đổ.
1627-1672: Chiến tranh Trịnh-Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành 2 vùng.
1739-1769: Khởi nghĩa Hoàng Công Chất.
1740-1751: Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.
1741-1751: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Châu.
1771: Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ, do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.
1777: Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
1785: Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút.
1786: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc, lật độ chính quyền chúa Trịnh.
1789: Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh.
1789-1792: Chính quyền của Quang Trung thực thi nhiều chính sách cải cách tiến bộ.
1792: Quang Trung đột ngột qua đời.
Nửa đầu thế kỉ XIX: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - Triều đại cuối cùng của dân tộc Việt Nam
1802: Nguyễn Ánh lên ngôi, nhà Nguyễn thành lập.
1804: Vua Gia Long đặt quốc hiệu là Việt Nam, kinh đô đóng ở Phú Xuân (Huế).
1815: Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Bộ luật Gia Long).
1820: Minh Mạng lên ngôi hoàng đế.
1821-1827: Khởi nghĩa Phan Bá Vành.
1831-1832: Nhà Nguyễn thời Minh Mạng sắp xếp lại đơn vị hành chính trong cả nước.
1833-1835: Khởi nghĩa Lê Văn Khôi.
1838: Quốc hiệu Đại Nam.
1854-1856: Khởi nghĩa Cao Bá Quát.
1858: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà-Đà Nẵng.
Tham khảo: Một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc Duy tân Minh Trị:
+ Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.
+ Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.
+ Tiến hành cải cách toàn diện trong đó chú trọng đến vấn đề: đầu tư phát triển giáo dục con người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
+ Chú trọng việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
+ Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Tham khảo:
Theo em, để đất nước phát triển, cần biết nghiên cứu, học hỏi và tiếp thu có chọn lọc những tri thức tiến bộ của các quốc gia tiên tiến khác trên thế giới, từ đó, áp dụng vào để cải cách, thay đổi những thứ đã lạc hậu, bất hợp lí còn tồn tại ở đất nước mình trên tất cả các phương diện, hướng đến một xã hội văn minh, tốt đẹp hơn.
Thương nghiệp Đại Việt trong thế kỷ XVI - XVIII có một số điểm mới so với giai đoạn lịch sử trước đó, thế kỷ XIV - XV. Dưới đây là một số điểm nổi bật:
Mở cửa thương mại: Trong thời kỳ này, Đại Việt đã mở rộng mạng lưới thương mại và thiết lập quan hệ thương mại với các nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan và Tây Ban Nha. Việc mở cửa thương mại này đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Đại Việt.
Phát triển nông nghiệp: Trong thế kỷ XVI - XVIII, nông nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng của Đại Việt. Công nghệ canh tác, phương pháp trồng trọt và chăn nuôi đã được cải tiến, giúp tăng năng suất và sản lượng nông sản.
Thương nghiệp đô thị: Trong thời kỳ này, các thành phố và khu đô thị phát triển mạnh mẽ. Hà Nội, Hội An và Thanh Hóa trở thành trung tâm thương mại sầm uất, thu hút người buôn bán và khách du lịch từ nhiều quốc gia khác nhau.
Sự phát triển của thương nghiệp biển: Trong thời kỳ này, Đại Việt có một đội tàu thương mại mạnh mẽ, tham gia vào các hoạt động buôn bán và giao lưu với các quốc gia trong khu vực và xa hơn nữa. Điều này đóng góp vào sự phát triển của thương nghiệp biển và nâng cao vị thế của Đại Việt trong khu vực.
Quan hệ thương mại với các nước châu Âu: Trong thế kỷ XVI, Đại Việt đã thiết lập quan hệ thương mại với các nước châu Âu như Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Điều này đã mang lại những cơ hội mới cho thương nghiệp và trao đổi văn hóa giữa Đại Việt và các quốc gia châu Âu.
Những điểm mới này đã tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế và thương nghiệp của Đại Việt trong thời kỳ này và có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi xã hội và văn hóa của đất nước.
1.Anh
*Kinh tế:
-Cuối thế kỉ XĨ, Anh phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức và mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, xuống hang thứ 3 thế giới.
-Nguyên nhân:
+Do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu.
+Giai cấp tư bản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.
-Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước.
*Chính trị:
-Đối nội:
+Anh là nước quân chủ lập hiến.
+Hai đảng-Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ, thay nhau cầm quyền; bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
-Đối ngoại:
+Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh.
+Năm 1914,khi thế giới bị các nước đế quốc chia xong thì thuộc địa của Anh rộng 33 triệu km2 và 400 triệu người, chiếm 1/4 diện tích và dân số thế giới, gấp 12 thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp.
+Chủ nghĩa đế quốc Anh là "chủ nghĩa đế quốc thực dân".
+Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn,được gọi là "đế quốc mà Mặt trời không bao giờ lặn".
Thế kỉ XIII, đánh dấu một mốc quan trọng trên con đường phát triển của vương quốc phong kiến Đông Nam Á: Đại Việt chặn đứng được cuộc xâm lược của quân Mông-Nguyên.
Việc Đại Việt chặn đứng được quân xâm lược Mông Nguyên làm cho quân Mông Nguyên không thể tiến xa xâm lược các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. => Các nước Đông Nam Á bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ.
Câu 1:
- Các cuộc cách mạng tư sản đã được học:
+ Cách mạng Hà Lan.
+ Cách mạng tư sản Anh.
+ Chiến tranh giành độc lập, của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
+ Cách mạng tư sản Pháp.
- Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên có ý nghĩa lịch sử to lớn:
+ Chấm dứt sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha (ở Hà Lan).
+ Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (ở Anh).
+ Giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân (ở Bắc Mĩ).
+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở các nước này.
Văn hóa và khoa học kĩ thuật :
Thế kỷ XVI - XVIII
* Văn hóa :
- Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.
- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.
- Kiến trúc Phật giáo như: Chùa Thiên Mụ (Huế), Phật bà Quan âm nghìn tay nghìn mắt, các tượng La Hán chùa Tây Phương (Hà Tây)....
- Nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng.
- Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.
- Tín ngưỡng truyền thống phát huy: thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.
- Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.
- Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.
+ Giáo dục nhà Mạc tiếp tục phát triển, tổ chức đều đăn các kì thi để tuyển chọn nhân tài
+ Nhà nước Lê - Trịnh tiếp tục duy trì giáo dục Nho học, nhiều khoa thi được tổ chức nhưng số người đi thi và đỗ đạt không nhiều như trước
+ Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.
+ Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.
+ Thời Quang Trung: chăm lo cho giáo dục, đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.
+ Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút.
+ Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, SGK vẫn là Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung khoa học không được chú ý, vì vậy giáo dục không góp phần tích cực để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế.
- Nho giáo suy thoái. Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.
- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan…..
- Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.
- Thể hiện tinh thần dân tộc của nguyên nhân Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ...
- Kiến trúc điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước. (các vị La Hán chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay).
- Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.
Nghệ thuật dân gian phát triển mạnh phản ánh truyền thống cần cù, lạc quan của nhân dân lao động, là vũ khí lên án sự áp bức bóc lột , bất công trong xã hội đương thời.
-Nghệ thuật sân khấu: quan họ, hát giặm, hò, vè, lý, si, lượn…
* Khoa học - kỹ thuật:
- Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục.
- Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.
- Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.
- Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.
- Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .
- Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.
Nửa đầu thế kỉ XIX
Văn hóa:
- Tôn giáo: độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo ,tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển …
- Giáo dục: giáo dục Nho học được củng cố , Nhà Nguyễn tổ chức khoa thi Hương đầu tiên năm 1807; khoa thi Hội đầu tiên năm 1822 song không bằng các thế kỷ trước.
- Văn học: văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.
- Kiến trúc: kinh đô Huế, lăng tẩm, thành lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội
- Nghệ thuật dân gian: tiếp tục phát triển.
* Khoa học kĩ thuật :
- Sử học : Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú , Lịch triều tạp kỷ của Ngô cao Lãng , Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức ..
- Y học : Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam, thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh, ra đời bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).
- Học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí.
- Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.
- Đóng được một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.