Chứng minh phong trào đông du theo xu hướng bạo động còn phong trào Duy Tân theo xu hướng cải cách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Phong trào Đông Du theo xu hướng bạo động vì hoạt động là tập hợp lực lượng đánh Pháp, xây dựng lực lượng về mọi mặt, sang Nhật du học, mong muốn Nhật giúp bồi dưỡng người dân Việt Nam để về đánh Pháp. Còn phong trào Duy Tân theo xu hướng cải cách vì hoạt động là mở trường học, đề nghị cùng thực dân chấn chỉnh lại chế độ phong kiến, giúp Việt Nam tiến bộ hơn và giáo dục tư tưởng chống các hủ tục phong kiến.
Phan Bội Châu quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là người chủ trương dùng bạo lực để giành độc lập. Năm 1902, ông lên đường vào Nam, rồi ra Bắc, tìm cách liên kết những người có cùng chí hướng. Tháng 5-1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông thành lập Hội Duy tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập. thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. Để chuẩn bị, Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập tại các trường của Nhật Bản.
Tháng 8-1908, Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả thủ lĩnh Phan Bội Châu. Phong trào Đông du tan rã. Phan Bội Châu về Trung Quốc, rồi sang Thái Lan nương náu chờ thời.
Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc nổ ra, triều đình Mãn Thanh bị lật đổ, Chính phủ Dân quốc được thành lập, thi hành hàng loạt chính sách dân chủ tiến bộ. Phan Bộ Châu từ Thái Lan quay trở lại Trung Quốc.
Tháng 6-1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), ông tập hợp những người cùng chí hướng còn ở nước ngoài và một số mới từ trong nước sang (khoảng hơn 100 người), tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang phục hội. Hội khẳng định tôn chỉ duy nhất là “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.
Để gây tiếng vang trong nước, thức tỉnh đồng bào, Hội đã cử người bí mật về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả Toàn quyền An be Xa-rô và những tay sai đắc lực của chúng. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong buổi đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, khuấy động được dư luận trong và ngoài nước. Nhưng thực dân Pháp nhân đó càng tăng cường khủng bố, nhiều người bị bắt và bị giết. Ngày 24-12-1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông. Cách mạng Việt Nam trải qua những ngày khó khăn.
Phan Châu Trinh quê ở phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam. Ông là người sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
Từ năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
Trên lĩnh vực kinh tế, các ông chú ý đến việc cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
Tại Quảng Nam đã xuất hiện Quảng Nam hiệp thương công ti. Tại Hà Nội, Nguyễn Quyền và Hoàng Tăng Bí mở công ti Đông Thành Xương. Ở Nghệ An, Ngô Đức Kế lập ra Triêu Dương thương quán. Ở Phan Thiết có công ti Liên Thành.
Ngoài việc lập hội buôn, các sĩ phu cải cách còn chú ý phát triển nghề làm vườn, thủ công. Ngay tạo quê nhà, Phan Châu Trinh đã thành lập “nông hội”, chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu…., mở lò rèn, xưởng mộc…
Việc mở trường dạy học theo lối mới cũng được quan tâm.
Các trường này được thành lập ở nhiều nơi, dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới, thay thế cho Tứ thư, Ngũ kinh của Nho học. Riêng ở Quảng Nam, có 4 trường lớn là Diên Phong, Phước Bình, Phú Lâm và Quảng Phước, mỗi trường trung bình có từ 70 đến 80 học sinh trường đông nhất có tới 200 học sinh.
Một hoạt động độc đáo khác là cuộc vận động cải cách trang phục và lối sống.
Phan Châu Trinh cùng các cộng sự của mình vận động nhân dân cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn với các kiểu quần áo “Âu hóa”, may bằng vải nội. Những hủ tục phong kiến bị lên án mạnh mẽ.
Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì.
Phong trào Duy tân là một cuộc vận động yêu nước có nội dung chủ yếu là cải cách về văn hóa-xã hội, gắn liền với việc giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị ngoại xâm. Phong trào đang phát triển sâu rộng thì bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội. Năm 1908, Phan Châu Trinh bị bắt và chịu mức án tù 3 năm ở Côn Đảo. Năm 1911, chính quyền thực dân đưa ông sang Pháp. Suốt những năm sống ở Pa-ri, Phan Châu Trinh vẫn theo đường lối cải cách, kêu gọi thực hiện dân quyền, cải thiện dân sinh.
Phan Bội Châu quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là người chủ trương dùng bạo lực để giành độc lập. Năm 1902, ông lên đường vào Nam, rồi ra Bắc, tìm cách liên kết những người có cùng chí hướng. Tháng 5-1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông thành lập Hội Duy tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập. thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. Để chuẩn bị, Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập tại các trường của Nhật Bản.
Tháng 8-1908, Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả thủ lĩnh Phan Bội Châu. Phong trào Đông du tan rã. Phan Bội Châu về Trung Quốc, rồi sang Thái Lan nương náu chờ thời.
Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc nổ ra, triều đình Mãn Thanh bị lật đổ, Chính phủ Dân quốc được thành lập, thi hành hàng loạt chính sách dân chủ tiến bộ. Phan Bộ Châu từ Thái Lan quay trở lại Trung Quốc.
Tháng 6-1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), ông tập hợp những người cùng chí hướng còn ở nước ngoài và một số mới từ trong nước sang (khoảng hơn 100 người), tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang phục hội. Hội khẳng định tôn chỉ duy nhất là “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.
Để gây tiếng vang trong nước, thức tỉnh đồng bào, Hội đã cử người bí mật về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả Toàn quyền An be Xa-rô và những tay sai đắc lực của chúng. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong buổi đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, khuấy động được dư luận trong và ngoài nước. Nhưng thực dân Pháp nhân đó càng tăng cường khủng bố, nhiều người bị bắt và bị giết. Ngày 24-12-1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông. Cách mạng Việt Nam trải qua những ngày khó khăn.
Phan Châu Trinh quê ở phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam. Ông là người sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
Từ năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
Trên lĩnh vực kinh tế, các ông chú ý đến việc cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
Tại Quảng Nam đã xuất hiện Quảng Nam hiệp thương công ti. Tại Hà Nội, Nguyễn Quyền và Hoàng Tăng Bí mở công ti Đông Thành Xương. Ở Nghệ An, Ngô Đức Kế lập ra Triêu Dương thương quán. Ở Phan Thiết có công ti Liên Thành.
Ngoài việc lập hội buôn, các sĩ phu cải cách còn chú ý phát triển nghề làm vườn, thủ công. Ngay tạo quê nhà, Phan Châu Trinh đã thành lập “nông hội”, chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu…., mở lò rèn, xưởng mộc…
Việc mở trường dạy học theo lối mới cũng được quan tâm.
Các trường này được thành lập ở nhiều nơi, dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới, thay thế cho Tứ thư, Ngũ kinh của Nho học. Riêng ở Quảng Nam, có 4 trường lớn là Diên Phong, Phước Bình, Phú Lâm và Quảng Phước, mỗi trường trung bình có từ 70 đến 80 học sinh trường đông nhất có tới 200 học sinh.
Một hoạt động độc đáo khác là cuộc vận động cải cách trang phục và lối sống.
Phan Châu Trinh cùng các cộng sự của mình vận động nhân dân cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn với các kiểu quần áo “Âu hóa”, may bằng vải nội. Những hủ tục phong kiến bị lên án mạnh mẽ.
Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì.
Phong trào Duy tân là một cuộc vận động yêu nước có nội dung chủ yếu là cải cách về văn hóa-xã hội, gắn liền với việc giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị ngoại xâm. Phong trào đang phát triển sâu rộng thì bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội. Năm 1908, Phan Châu Trinh bị bắt và chịu mức án tù 3 năm ở Côn Đảo. Năm 1911, chính quyền thực dân đưa ông sang Pháp. Suốt những năm sống ở Pa-ri, Phan Châu Trinh vẫn theo đường lối cải cách, kêu gọi thực hiện dân quyền, cải thiện dân sinh.
Phan Bội Châu quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là người chủ trương dùng bạo lực để giành độc lập. Năm 1902, ông lên đường vào Nam, rồi ra Bắc, tìm cách liên kết những người có cùng chí hướng. Tháng 5-1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông thành lập Hội Duy tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập. thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. Để chuẩn bị, Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập tại các trường của Nhật Bản.
Tháng 8-1908, Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả thủ lĩnh Phan Bội Châu. Phong trào Đông du tan rã. Phan Bội Châu về Trung Quốc, rồi sang Thái Lan nương náu chờ thời.
Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc nổ ra, triều đình Mãn Thanh bị lật đổ, Chính phủ Dân quốc được thành lập, thi hành hàng loạt chính sách dân chủ tiến bộ. Phan Bộ Châu từ Thái Lan quay trở lại Trung Quốc.
Tháng 6-1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), ông tập hợp những người cùng chí hướng còn ở nước ngoài và một số mới từ trong nước sang (khoảng hơn 100 người), tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang phục hội. Hội khẳng định tôn chỉ duy nhất là “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.
Để gây tiếng vang trong nước, thức tỉnh đồng bào, Hội đã cử người bí mật về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả Toàn quyền An be Xa-rô và những tay sai đắc lực của chúng. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong buổi đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, khuấy động được dư luận trong và ngoài nước. Nhưng thực dân Pháp nhân đó càng tăng cường khủng bố, nhiều người bị bắt và bị giết. Ngày 24-12-1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông. Cách mạng Việt Nam trải qua những ngày khó khăn.
Phan Châu Trinh quê ở phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam. Ông là người sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
Từ năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
Trên lĩnh vực kinh tế, các ông chú ý đến việc cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
Tại Quảng Nam đã xuất hiện Quảng Nam hiệp thương công ti. Tại Hà Nội, Nguyễn Quyền và Hoàng Tăng Bí mở công ti Đông Thành Xương. Ở Nghệ An, Ngô Đức Kế lập ra Triêu Dương thương quán. Ở Phan Thiết có công ti Liên Thành.
Ngoài việc lập hội buôn, các sĩ phu cải cách còn chú ý phát triển nghề làm vườn, thủ công. Ngay tạo quê nhà, Phan Châu Trinh đã thành lập “nông hội”, chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu…., mở lò rèn, xưởng mộc…
Việc mở trường dạy học theo lối mới cũng được quan tâm.
Các trường này được thành lập ở nhiều nơi, dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới, thay thế cho Tứ thư, Ngũ kinh của Nho học. Riêng ở Quảng Nam, có 4 trường lớn là Diên Phong, Phước Bình, Phú Lâm và Quảng Phước, mỗi trường trung bình có từ 70 đến 80 học sinh trường đông nhất có tới 200 học sinh.
Một hoạt động độc đáo khác là cuộc vận động cải cách trang phục và lối sống.
Phan Châu Trinh cùng các cộng sự của mình vận động nhân dân cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn với các kiểu quần áo “Âu hóa”, may bằng vải nội. Những hủ tục phong kiến bị lên án mạnh mẽ.
Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì.
Phong trào Duy tân là một cuộc vận động yêu nước có nội dung chủ yếu là cải cách về văn hóa-xã hội, gắn liền với việc giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị ngoại xâm. Phong trào đang phát triển sâu rộng thì bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội. Năm 1908, Phan Châu Trinh bị bắt và chịu mức án tù 3 năm ở Côn Đảo. Năm 1911, chính quyền thực dân đưa ông sang Pháp. Suốt những năm sống ở Pa-ri, Phan Châu Trinh vẫn theo đường lối cải cách, kêu gọi thực hiện dân quyền, cải thiện dân sinh.
Em tham khảo:
Phong trào dân chủ tư sản:
Chủ trương: đấu tranh ôn hòa, bằng những biện pháp cải cách như nâng cao dân trí dân quyền , dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
Phong trào bạo động và cải cách:
Chủ trương | Bạo động -“Nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, kiên trì chủ trương dùng bạo lực giành độc lập. -“Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam. | Cải cách Đấu tranh ôn hòa, công khai, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập - Kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí. |
Phong trào yêu nước và CM Việt Nam đầu XX phát triển theo hướng dân chủ tư sản với 2 xu hướng bạo động và cải cách là do:
a) Hoàn cảnh trong nước:
- Do chịu ảnh hưởng của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp nên phương thức sản xuất tư bản bước đầu du nhập vào nước ta trên cơ sở phương thức bóc lột PK là chủ đạo. Sự kết hợp này gọi là pthuc bóc lột thuộc địa nửa PK (một pthuc lạc hậu, lệ thuộc nước ngoài). Mặc dù yếu ớt nhưng pthuc sản xuất tư bản đã đặt mầm mống cho tư tưởng DCTS bén rễ.
- Xã nước ta phân hóa sâu sắc với việc xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới. Các sĩ phu Nho học có chuyển biến về tư tưởng chính trị, được gọi là các sĩ phu tiến bộ hay các sĩ phu trên con đường TS hóa. Họ ko còn đọc những sách Nho giáo mà đọc những sách Tân thư, Tân văn của các tgia Châu Âu, Trung Quốc. Vậy nên họ có những suy nghĩ mới và những hành động tiến bộ hơn.
b) Ảnh hưởng từ nước ngoài:
- Trung Quốc: Tư tưởng của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu về cải cách ôn hòa và thiết lập nền quân chủ lập hiến. Ở VN, những tư tưởng về DCTS bắt đầu xuất hiện và bén rễ. CM Tân Hợi thành công và sự thành lập CH Trung Hoa Dân Quốc. Các sĩ phu yêu nước tiến bộ Việt Nam đoạn tuyệt với tư tưởng quân chủ, chuyển sang tư tưởng cộng hoà.
- Nhật Bản: Sau Minh Trị Duy tân, Nhật trở thành cường quốc TBCN, đánh bại Nga Hoàng 1905 => Tư tưởng noi gương Nhật, nhờ Nhật đánh P.
c)Từ yêu cầu thời đại: Thế kỉ XX là thời kỳ cáo chung của chế độ phong kiến, sự thắng thế của CNTB trên quy mô toàn thế giới, nhiều nước châu Á mang nặng tư tưởng phong kiến cũng đã chuyển biến theo con đường tư sản đã tác động mạnh đến nhận thức của giới sỹ phu yêu nước tiến bộ Việt Nam
đây là BOX LÍ bạn ơi