trình bày 1 số khả năng định dạng văn bản của pwerpiond lợi ích của việc tạo và trình chiếu dựa trên mẫu có sẵn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Bản mẫu gồm một hay nhiều trang chiếu với bố cục, định dạng và cấu trúc nội dung trình chiếu có sẵn, được thiết kế một cách chuyên nghiệp phù hợp với chủ đề trình chiếu giúp tiết kiệm công sức mà vẫn có bài trình chiếu công phu, hấp dẫn.
Có thể lưu bài trình chiếu dưới dạng tệp video để người xem có thể xem lại nhiều lần nội dung bài trình chiếu mà không nhất thiết phải có tác giả trực tiếp trình bày.
TK#
Tục ngữ có câu “Trăm hay không bằng tay quen”- lí thuyết giỏi không bằng thực hành tốt. Từ đó mà khẳng định về vai trò của việc thực hành trong đời sống. Nhiều hiện tượng chỉ biết chữ thánh hiền mà không biết vận dụng kiến thức vào đời sống và thực tế. Theo La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, đó là lối học hình thức. Vì vậy trong bài “Bàn luận về phép học”, ông đã đề cao vai trò của của “theo điều học mà làm”. Học và hành cần phải đi đôi với nhau.
Hơn 80 năm thực dân Pháp đô hộ, đất nước ta rơi vào cảnh nghèo đói và lạc hậu. Vì vậy, sau cách mạng tháng Tám, để đưa đất nước phát triển, quân và dân rất chú trọng việc học và hành. “Học” là sự tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững những lí luận trong các môn học, là tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước để lại. Học còn là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, tiếp thi những kiến thức mới của nhân loại để không bị lạc hậu. Còn “hành” là làm, là thực hành, là ứng dụng lí thuyết đã được học vào cuộc sống. Như vậy, học và hành có quan hệ chặt chẽ với nhau, là hai mặt của một quá trình thống nhất.
“Học” là cơ sở của “hành”. Một cái cây không thể nghĩ đến chuyện vươn cao, đơm hoa kết trái khi ngay bản thân rễ của nó không hề chắc chắn. Một người muốn làm điều gì, cũng cần phải có hiểu biết nhất định về thứ mình muốn làm, cần làm. Học là quá trình chúng ta tiếp thu và tích lũy để học hỏi và mở rộng hơn về vốn hiểu biết của mình. Mỗi người chúng ta chỉ là một hạt cát nơi sa mạc rộng lớn, là một giọt nước trong đại dương mênh mông. Chúng ta học càng nhiều, mới thấy những thứ mình biết càng ít, lại càng chẳng là bao. Einstein đã nói: chúng ta biết càng nhiều, cái tôi của ta càng nhỏ đi. Khi đã tích lũy đủ kiến thức, ta mới có thể đem những gì mình hiểu biết để biến đổi, vận dụng cho phù hợp và phục vụ cho cuộc sống của mình. Bạn không thể nấu ăn khi bạn không biết công thức. Vậy việc đầu tiên bạn cần làm không phải là mua nguyên liệu mà là xem mình cần làm những gì, các bước để nấu ăn. Đó cũng là lí do trước khi làm việc, chúng ta phải trải qua 12 năm học cùng với những năm đại học. Một cái cây có gốc rễ chắc chắn, nó mới có thể vươn cao. Một người có học hành mới có thể làm những gì mình muốn. Học ở đây không chỉ bó buộc trong trường học. Mọi người, già trẻ đều đang ở trong trường đời. Và tất cả chúng ta đều cần học.
Nhưng khi kiến thức đã đủ đầy, khi một cốc nước đã được tích đủ lượng nước mà không được đem đi tưới tiêu hay sử dụng, đó cũng chỉ là nước chết. Học là cơ sở của hành. Hành giúp thực tiễn hóa học, là kết quả của sự học. Rất nhiều kim loại được khai thác từ lòng đất, nhưng nếu chỉ để đấy. Chúng chẳng khác nào đống sắt vụn. Chúng cần được đem đi để rèn luyện, làm thành những dụng cụ hữu ích, hơn nữa, là những món trang sức, viên kim cương lộng lẫy. Con người cũng vậy, những hiểu biết và lí thuyết chỉ có đem vào cuộc đời để trải nghiệm, thử nghiệm mới thực sự có ý nghĩa. Thực tiễn là cơ sở chứng minh những điều bạn nghĩ, bạn học có thực sự đúng không hay chỉ là lí thuyết trên trang giấy tẻ nhạt. Thực tế cho ta thấy cuộc sống này là muôn hình vạn trạng, không chỉ áp dụng trơn tru công thức là bạn có thể giải được bài toán cuộc sống. Đó là sự tích hợp nhiều vấn đề, cần sự linh hoạt và thông minh. Bạn đang sống trong cuộc đời này, không phải trang sách. Chính cuộc sống sẽ là nơi bạn rèn luyện, dạy cho bạn cách thích nghi và sinh tồn. Những công trình đồ sộ, đẹp đẽ sẽ chẳng xuất hiện nếu các kĩ sư không chịu đi khảo sát thực tiễn mà chỉ ngồi kẻ những bản vẽ. Sẽ chẳng có gì thay đổi nếu bạn chỉ dựa vào tấm bằng của mình mà đi xin việc. Con người có càng nhiều kinh nghiệm và sự thích ứng, không mang hình thù cứng nhắc mới có thể sinh tồn trong mọi môi trường sống.
Như vậy, học là cơ sở của hành. Còn hành là nơi kiểm chứng việc học, để việc học không uổng phí. Học và hành phải luôn đi đôi với nhau. Sẽ chẳng bao giờ việc học là đủ. Cũng như chẳng có kiến thức nào lại không thể áp dụng vào cuộc sống. Bạn có phải là công dân thông minh trong cuộc sống công nghệ 4.0 đang thay đổi từng ngày này không?
Trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, xã hội ngày nay, mọi điều kiện sinh hoạt, diện mạo của đất nước đều được thay đổi một cách nhanh chóng. Để có thể đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển ngày càng mạnh mẽ đó thì đòi hỏi có một lực lượng trí thức đông đảo có khả năng phát triển, nhanh nhạy với thị trường. Có như vậy mới có thể đưa đất nước Việt Nam ngày càng tiến lên, xóa bỏ được nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới. Trong đường lối phát triển của Đảng và nhà nước ta, một trong những trọng điểm được đầu tư đẩy mạnh, phát triển hơn cả, đó chính là ngành giáo dục, thậm chí còn coi đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu của nước ta. Muốn đẩy mạnh giáo dục, Đảng ta đã nhấn mạnh phải hình thanh ở thế hệ trẻ không chỉ ở khả năng nhận thức, lĩnh hội tri thức mà còn phải rèn luyện thực hành. Tức là gắn hoạt động học với hoạt động thực hành, ứng
dụng.Không phải đến tận ngày nay, đất nước ta mới bắt đầu chú trọng đến công các giáo dục thế hệ trẻ, nhấn mạnh đến vai trò của việc kết hợp học đi đôi với hành, mà trong lịch sử dân tộc, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng đã từng đưa ra những nhận định sắc bén, đúng đắn của mình về việc bồi dưỡng nhân tài, những con người có ích cho đất nước. Tư tưởng, quan niệm ấy của La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp được thể hiện thông qua tác phẩm “Bàn luận về phép học” của mình.“Bàn luận về phép học” là một đoạn trích từ bài tấu chương của Nguyễn Thiếp dâng lên vua Quang Trung Nguyễn Huệ vào tháng tám năm 1791. Trong tác phẩm này có bàn luận về ục đích quan trọng của việc học không chỉ làm người có tri thức, có đạo đức mà còn là những người có những hành động cụ thể để góp phần làm cho triều đại, làm cho đất nước thêm hưng thịnh, phát triển. Để những người hiền tài ấy thực sự là trụ cột của đất nước, có thể mang lại cho nhân dân một cuộc sống yên bình, ấm no. Trong “Bàn luận về phép học” La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã chỉ ra cụ thể nhiệm vụ, mục đích của việc học cũng như lên án một cách mạnh mẽ những tiêu cực, hạn chế của tình trạng học hành, thi cử ngày nay.Trước hết, theo La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp thì việc học có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Học là để trở thành những người có đạo đức, những con người biết đạo và hiểu đạo. Bởi “đạo” trong xã hội trong xã hội xưa kia được coi trọng hàng đầu, bắt buộc cần phải có trong tầng lớp sĩ phu, Nho sĩ xưa. Học để có những ứng xử chuẩn mực, phù hợp với khuôn khổ của đạo đức, Nguyễn Thiếp đã thể hiện quan niệm của mình qua một câu nói ý nghĩa “Ngọc không mài, không thành đồ vật”. Tức ngọc muốn sáng, cũng trở lên hoàn mĩ nhất thì phải trải qua quá trình mài dũa công phu, tỉ mỉ. Cũng giống với con người, không được giáo dục, không có ý thức tự tu dưỡng thì khó có thể thành người, càng không nói đễn việc đóng góp cho triều đại sau này.
Trong xã hội phong kiến xưa thì muốn được “công thành danh toại”, muốn lưu danh trong xã hội thì chỉ có một con đường duy nhất, đó chính là thi cử – đỗ đạt- làm quan. Đó là con đường cần thiết để có thể đạt được mọi danh vọng, và cũng là niềm mơ ước của bao thế hệ Nho sĩ xưa. Nhưng cũng chính vì vậy mà làm nảy sinh biết bao nhiêu tiêu cực. Những người học không phấn đấu, nỗ lực dựa vào sức mình để vươn lên mà lợi dụng việc học cho những mục đích vô cùng thực dụng cho mình. Đó là nạn mua quan bán chức, nờ vả, tiến thân để cầu danh lợi, phù hoa. Những con người chỉ biết chạy theo hào quang của danh vọng như vậy nên vô tình làm mất đi ý nghĩa to lớn của việc học, và cho dù cuối cùng học có dùng tiền tài, những mối quan hệ thân thiết để cầu tiến quan vị thì họ cũng chỉ là những ông quan “hữu danh vô thực”, có danh mà không hề có chút năng lực nào, hay nói cách khác họ hoàn toàn vô dụng, những người như vậy thì đâu có thể giúp ích gì cho đất nước, cho nhân dân. Mục đích cuối cùng của họ chỉ là danh lợi nên khi đã lên được chức quan mình mong muốn thì họ sẽ trở thành những con sâu con bọ ngày đêm đục khoét ngân khố, bóc lột của nhân dân, làm cho nước mấy nhà tan, là mối nguy hại của cả một triều đại.Vì vậy, Nguyễn Thiếp đã đưa ra những đề xuất của mình để cải thiện tình hình học hành cho vua Quang Trung Nguyễn Huệ, trước hết là khuyến khích việc học hành, tạo điều kiện cho nhiều tầng lớp cùng tham gia, như vậy mới có thể tìm thấy những hiền tài thực thụ cho đất nước. Điều thứu hai mà La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đề xuất với vua Quang Trung, đó là học phải theo trình tự trước – sau, nông – sâu, thấp cao. Bởi như vậy thì mới tạo được những nền tảng tri thức vững cách: “Lúc đầu học tiểu học để bồi dưỡng lấy gốc. Tuần tự tiến lên…” Như vậy, học tập là một quá trình đi từ những cái cơ bản đến những cái sâu xa, không thể rút ngắn giai đoạn, làm cho việc học trở nên hình thức, rỗng tuếch.
Như vậy, từ rất sớm La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã có những nhận thức vô cùng đúng đắn, sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của việc học, từ đó đưa ra những phương hướng, biện pháp để học sao cho hiệu quả nhất. Quan niệm, tư tưởng đó của Nguyễn Thiếp rất gần với quan điểm gắn hoạt động học với hoạt động thực hành của chúng ta ngày hôm nay. Nền kinh tế thị trường yêu cầu ở người học không chỉ giỏi về tri thức mà yêu cầu khắt khe hơn ở tính ứng dụng, thực hành, bởi những lí thuyết, tri thức được học suy cho cùng đều phải phục vụ vào thực tiễn thì mới có giá trị, mới có thể phát triển được năng lực của bản thân cũng như kiến thiết cho đất nước.
Trước hết, ta sẽ bàn về khái niệm “Học đi đôi với hành”, đây là một nhận định, một quan điểm hoàn toàn đúng đắn, thể hiện được tầm nhìn sâu của con người đối với mục tiêu cuối cùng của việc học. Đồng thời, câu nói cũng là sự nhắc nhở đối với người học, đừng bao giờ quá chú trọng vào việc học lí thuyết, kiến thức mà lơ là việc học thực hành, ứng dụng nó vào đời sống. Và ngược lại ta cũng không thể thực hành, ứng dụng gì vào đời sống nếu như ta không có nền tảng kiến thức cơ sở nhất định. Dù có ứng dụng thành công được thì cũng sẽ phải trải qua vô vàn những khó khăn, thách thức, hiệu quả đạt được cũng không cao như mong đợi của bản thân.Vì vậy mà chỉ khi hoạt động học gắn chặt với hoạt động thực hành thì khi ấy ta mới hiểu được mục đích của việc học tập thực sự. Đó không chỉ là việc học đơn thuần, học để biết, để khám phá mà nó nhằm một mục đích to lớn, ý nghĩa hơn. Đó là vận dụng những thứ đã biết vào thực tiễn để những kiến thức ấy thực sự phát huy vai trò cũng như ý nghĩa thực sự của nó với đời sống. Để có thể dễ dàng hình dung ta có thể lấy một ví dụ cụ thể như sau: Một người kĩ sư nếu chỉ học hành những lí thuyết, lấp đầy những tri thức để trở thành những phó giáo sư, tiến sĩ. Nhưng lại không thể tự chế tạo ra được một bộ máy, một thiết bị thì liệu những bằng cấp hào nhoãng kia có giá trị thực sự. Nếu như anh ta dùng những gì mình có để chế tạo ra những tính năng mới, ưu việt cho một loại máy móc, thì lúc đó anh ta mới thực sự thành công và xứng đáng với danh hiệu kĩ sư của mình.Như vậy, trong hoạt động học tập của mình những bạn học sinh hãy gắn kết việc học với việc ứng dụng, học lí thuyết là cần thiết, là cơ sở nhưng để những hiểu biết ấy có giá trị thực thì hãy học cách vận dụng, ứng dụng nó vào thực tế.
Giúp ta xem lại văn bản trước khi in, từ đó chỉnh sửa lại bố cục trình bày sao cho thích hợp, giúp tiết kiệm thời gian và công sức
– Kiểm tra cách trình bày nội dung trên trang giấy trước khi in, nhờ đó mà ta phát hiện lỗi sai và sửa, tiết kiệm mực in, giấy in và thời gian.