K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2023

Thời Hùng Vương - An Dương Vương, Bắc Ninh là đất Bộ Vũ Ninh, trong nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, là một Bộ lớn, có đến 1/3 số Bộ lạc của Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc thuộc Bộ Vũ Ninh.

Thời kỳ Bắc thuộc, Bắc Ninh gồm hai huyện lớn (Luy Lâu và Long Biên) của quận Giao Chỉ, sau đổi là Giao Châu . Trị sở của quận đóng ở Luy Lâu (nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành). Bắc Ninh trở thành trung tâm hành chính, trung tâm kinh tế - thương mại của Châu Giao. Đô thị Luy Lâu là đô thị cảng mang tính quốc tế. Luy Lâu còn là Trung tâm Phật giáo, Trung tâm Nho giáo lớn và đầu tiên của nước ta.

Đầu thời thuộc Đường, Bắc Ninh được gộp trong địa phận Giao Châu, Đạo Châu, Long Châu thuộc Giao Châu đô hộ phủ, sau thuộc An Nam đô hộ phủ.

Thời nhà Lý, Bắc Ninh có tên là Lộ Bắc Giang. Thời nhà Trần vẫn là Lộ Bắc Giang, có thời gian gọi là phủ Thiên Đức (có tài liệu còn ghi là phủ Siêu Loại, phủ Như Nguyệt). Đến nhà Hồ tách thành hai Lộ: Lộ Bắc Giang và Lộ Bắc Ninh thuộc Bắc Giang Lộ Đô Tổng Phủ.

Đến thời Nhà Lê, Bắc Ninh có tên là Bắc Đạo, đến năm 1469, dưới triều Lê Thánh Tông đổi tên là Trấn Kinh Bắc, đặc thù phủ (còn gọi là Trấn Thành) tại Thị Cầu (thuộc thành phố Bắc Ninh hiện nay) với số lượng là 20 huyện thuộc 4 phủ:
1. Phủ Thuận An có 5 huyện: Gia Lâm, Siêu Loại, Văn Giang, Gia Định, Lang Tài.
2. Phủ Từ Sơn có 5 huyện: Tiên Du, Đông Ngàn, Võ Giàng, Quế Dương, Yên Phong.
3. Phủ Bắc Hà có 4 huyện: Hiệp Hòa, Yên Việt (Việt Yên), Kim Thoa, Yên Phúc.
4. Phủ Lạng Giang gồm 6 huyện: Yên Dũng, Phượng Nhỡn, Bảo Lộc, Yên Thế, Lục Ngạn, Hữu Lũng.

Đến năm 1490, năm Hồng Đức thứ 2 triều Lê Thánh Tông đổi tên Kinh Bắc xứ (dân gian vẫn gọi là xứ Kinh Bắc). Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh vẫn gọi là  Kinh Bắc xứ.

Đến đầu Nhà Nguyễn vẫn gọi là xứ Kinh Bắc, sau đổi là Trấn Kinh Bắc. Năm 1823, Trấn Kinh Bắc đổi thành Trấn Bắc Ninh.

Đến năm 1831, Triều Minh Mệnh năm thứ 12, Trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh với 21 huyện, diện tích khoảng 6.000km2, dân số khoảng 70 vạn người.

Tháng 10 năm 1895, thực dân Pháp chia tỉnh Bắc Ninh thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, lấy sông Cầu làm địa giới. Trong thời gian cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ XX, Pháp nhiều lần điều chỉnh địa giới để tỉnh Bắc Ninh có 3 phủ, 8 huyện: Phủ Từ Sơn, Phủ Thuận Thành, Phủ Tây Sơn. Các huyện: Gia Lâm, Văn Giang, Gia Bình, Lang Tài, Quế Dương, Võ Giàng, Tiên Du, Yên Thành; dưới cấp huyện có các Tổng (như cấp xã hiện nay).

Từ tháng 10/1938, thị xã Bắc Ninh được chính quyền thuộc địa Pháp có quyết định nâng cấp thành thị xã gồm một số phố: Ninh Xá, Thị Cầu, Đáp Cầu, Vệ An; các làng Y Na, Yên Mẫn, Thị Chung…

Sau Cách Mạng tháng 8 năm 1945, địa giới tỉnh Bắc Ninh cũng được điều chỉnh nhiều để thuận lợi cho chỉ đạo, quản lý. Thời điểm này có điều chỉnh sáp nhập, chia tách một số địa danh như sau:

Tháng 8/1950, huyện Gia Lương ra đời trên cơ sở hợp nhất của hai huyện Lang Tài và Gia Bình. 

Tháng 1/1961, huyện Gia Lâm và một số xã của các huyện Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn được chuyển giao về Hà Nội.

Tháng 10/1962, huyện Quế Võ ra đời trên cơ sở hợp nhất hai huyện Quế Dương và Võ Giàng.

Tháng 3/1963, huyện Tiên Sơn ra đời trên cơ sở hợp nhất hai huyện Tiên Du và Từ Sơn và chuyển một số xã của huyện Tiên Du về Gia Lâm (Hà Nội), một số xã của Từ Sơn về Đông Anh (Hà Nội).

Tháng 4/1963 có quyết định hợp nhất Bắc Ninh, Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc.

Tháng 01/1997 có quyết định chia thành hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập, có diện tích nhỏ nhất nước là 822,72 km2, dân số gần 1 triệu dân, gồm 5 huyện: Quế Võ, Yên Phong, Tiên Sơn, Thuận Thành, Gia Lương và một thị xã Bắc Ninh (tỉnh lỵ).

Đến tháng 8/1999, có quyết định chia tách huyện Tiên Sơn thành hai huyện Tiên Du, Từ Sơn (tháng 9/2008, huyện Từ Sơn được nâng cấp thành Thị xã Từ Sơn). Tháng 9/1999, có quyết định chia tách huyện Gia Lương thành huyện Gia Bình và Lương Tài.

Tháng 1/2006, thị xã Bắc Ninh có quyết định công nhận là thành phố Bắc Ninh (loại III) trực thuộc tỉnh.

Tháng 6/2014, thành phố Bắc Ninh được công nhận đô thị loại II, trực thuộc tỉnh.

Tháng 12/2017, thành phố Bắc Ninh được công nhận đô thị loại I, trực thuộc tỉnh.

Qua 22 năm xây dựng và phát triển, tỉnh Bắc Ninh đã đạt nhiều thành tựu to lớn và toàn diện. Vị thế của tỉnh đã bề thế với 1 thành phố là đô thị loại 1, 1 thị xã, 6 huyện, 6 thị trấn, 23 phường, 97 xã, 721 thôn và khu phố. Bắc Ninh đã trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại với 16 Khu công nghiệp tập trung và là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt với sự có mặt của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, Canon, Microsoft… và trở thành trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng (GRDP) của tỉnh Bắc Ninh ước tăng 10,6% so với năm 2017, tiếp tục khẳng định vững chắc là cực tăng trưởng của vùng Bắc Bộ và cả nước, cụ thể: giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.136.000 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước 66,12 tỷ USD, trong đó xuất siêu 3,58 tỷ USD, thu ngân sách nhà nước 27.912 tỷ đồng...

Để phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới tỉnh Bắc Ninh tiếp tục tập trung trí tuệ, nguồn lực đẩy mạnh thực hiện các giải pháp chiến lược, tái cơ cấu kinh tế, tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển dịch vụ thương mại; đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ… xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng văn minh, hiện đại. Từng bước xây dựng chính quyền điện tử và thành phố thông minh.

Trong suốt chiều dài lịch sử, với sự thay đổi tên gọi hành chính khác nhau đã chứng tỏ vai trò trọng yếu của Bắc Ninh trong lịch sử dân tộc và văn hóa Việt Nam. Bắc Ninh mãi là một miền quê ''địa linh nhân kiệt"./.

6 tháng 11 2021

c,a,b

4 tháng 12 2016

- Sự ra đời, phát triển của nén sản xuất mới - TBCN : mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt dẫn tới các cuộc cách mạng tư sản.
— Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên :
+ Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB phát triển.
+ Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII giành được thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường TBCN. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì vẫn còn ngôi vua và cách mạng chỉ đáp ứng quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì.
+ Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là cuộc cách mạng tư sản, lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển, nhưng chỉ có giai cấp tư sản và chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động không được hưởng chút quyền lợi gì.
+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất có ảnh hưởng lớn đến lịch sử châu Âu, đã đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hoà chuyên chính dân chủ cách mạng, giải quyết quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt về ruộng đất.
+ Nhiều cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau ờ nhiều nước làm cho chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới, một số nước phát triển kinh tế chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
+ Các nuớc tư bản thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông.
+ Công nhân ở các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ. Nhật Bản đấu tranh ngày càng mạnh mẽ. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời. Các tổ chức quốc tế của công nhân được thành lập.
+ Văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật phát triển (nhiều máy chế tạo công cụ ra đời, nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng, nhiều phát minh mới về vật lí, hoá học, sinh học, nhiều nhà tư tưởng, nhà văn, nhạc sĩ. họa sĩ nổi tiếng xuất hiện).
+ Nguyên nhân, tính chất, diễn biến và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

NHỮNG NỘI DUNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

- Thời kì bùng nổ, thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản trên phạm vi thế giới.

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, dán chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản phát triển từ tự phát đến tự giác. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trang bị cho giai cấp vô sản một hệ thống lí luận cách mạng đúng đắn trong cuộc đấu tranh xoá bỏ áp bức, bóc lột.

- Thời kì diễn ra những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của các nước tư bản ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Việc chiếm hữu thuộc địa không đồng đều giữa các nước tư bản là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa giữa các nước tư bản lớn, tiêu biểu là Chiến tranh thế giới thứ nhất.

4 tháng 12 2016

Nền kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX : Phát triển phồn vinh nhưng vẫn tồn tại những hạn chế.

Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ được thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Chỉ trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ… Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.

Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.

Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao, nhưng ngay cả trong thời kì phồn vinh này, nhiều ngành công nghiệp của Mĩ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX vì :

- Mĩ thu được nguồn vốn lớn do buôn bán vũ khí và cho các nước khác vay trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

- Do Mĩ liên tục cải tiến công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất.

- Các lợi thế khác của nước Mĩ.

23 tháng 12 2020

* Bảng thống kê những sự kiện lớn đáng ghi nhớ trong lich sử dân tộc thời Lý - Trần

Niên đại

Sự kiện

1009

Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Lý thành lập.

1010

Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên là Thăng Long.

1042

Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

1054

Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

1070

Nhà Lý xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử.

1075

Mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.

1075 - 1077

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống.

Đầu năm 1226

Trần Cảnh lên ngôi, nhà Trần thành lập.

1258

Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ.

1285

Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên.

1287 - 1288

Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên.

31 tháng 10 2023

Giai đoạn từ nửa sau thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII:

- Giai đoạn này chứng kiến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu, đặc biệt là ở nước Anh và Pháp.
- Sự xuất hiện của Cách mạng Công nghiệp đã đánh dấu sự chuyển đổi từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền công nghiệp hóa.
- Tăng cường sự phát triển của thương nghiệp, công nghiệp, và các yếu tố hỗ trợ như ngân hàng, chứng khoán.
Giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa sau thế kỷ XIX:

- Cuộc Cách mạng Pháp (1789-1799) và Cách mạng Công nghiệp (cả thế kỷ XIX) đã lan rộng chủ nghĩa tư bản ra khắp châu Âu.
- Sự thúc đẩy của Cách mạng Công nghiệp đã thúc đẩy sự gia tăng sản xuất công nghiệp và mở rộng thị trường toàn cầu.
- Sự xuất hiện của tầng lớp công nhân và sự gia tăng của các nhà máy và xí nghiệp.
Giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX:

- Sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp và khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy chủ nghĩa tư bản tiến xa hơn, với sự xuất hiện của các tập đoàn công nghiệp và quốc tế.
- Tầng lớp công nhân trở nên mạnh mẽ hơn và đã tham gia vào các phong trào lao động và xã hội chính trị.
Giai đoạn từ sau Chiến tranh Thế giới Thứ 2 đến nay:

- Chiến tranh Thế giới Thứ 2 và sau đó là Chiến tranh Lạnh đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới.
- Sự phát triển của hệ thống kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đã tạo ra sự liên kết và cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ giữa các quốc gia và tập đoàn đa quốc gia.
- Sự phát triển của công nghệ thông tin và công nghệ số đã thay đổi cách thức sản xuất và tiêu dùng, đưa chủ nghĩa tư bản vào một giai đoạn mới với nền kinh tế số hóa và chuyển đổi số.