K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2018

Chúng đã đẩy những người dân thuộc địa vào cảnh đang thương, lấy họ làm vật hi sinh, làm bia đỡ đạn cho quyền lợi của chúng trước chiến tranh.
Họ bị thực dân pháp coi là "những tên da đen bẩn thỉu", "những tên an nam mít bẩn thỉu" , họ chỉ biết kéo xe và ăn đòn.
Số phận của họ cực kì đáng thương, cho thấy bộ mặt tàn ác bất nhân của thực dân Pháp. Thế nhưng khi chiến tranh nổ ra, bọn Thực dân Pháp bộc lộ bộ mặt lừa bịp bỉ ổi , chúng dùng những lời lẽ hoa mĩ, gọi là "con yêu, bạn hiền" phong cho họ cái danh hiệu "Chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do" không những thế, chúng còn bắt người dân thuộc địa phải đi lính.
Mặc dù không muốn đi lính nhưng những người dân thuộc địa chỉ là những người thấp cổ bó họng không làm gì được bọn thực dân pháp nên phải đi lính.
Chúng dùng lời lẽ lừa lọc dối trá "tấp nập đầu quân, không ngần ngài dời bỏ quê hương" thế những trên thực tế họ bị xích, trói, nhốt lại, họ bị bọn thực dân Pháp bắt đi lính.

Họ bị giam, chúng dùng thủ đoạn bỉ ổi, đầu tiên chúng bắt người dân nghèo và khỏe mạnh, sau đó chúng quay sang xoay tiền của nhà giàu, chúng giao nộp số người trong một thời gian quy định và chúng gọi đó là chế độ lính tình nguyện.
Than ôi!, số phận của người dân thuộc địa thật là trớ trêu. Họ phải đi lính "làm mồi co thủy lôi", "bỏ xác ở dùng ban căng hoang vu". "lấy máu mình tưới lên vòng nguyệt", "lấy xương mình chạm vào chếc gậy của ngài thống chế, "số phận của họ không gì có thể thảm thương hơn".
Thế mà 70 vạn người đặt chân lên nước Pháp thì 8 vạn người không thể nhìn thấy mặt trời trên đất mình nữa.
Chứng tỏ thuế máu là thứ thuế vô cùng tàn ác vì họ phải lấy máu mình, hi sinh cả tính mạng của mình để làm bia đỡ đạn cho thực dân Pháp. Thế mà sau chiến tranh lời lẽ hoa mĩ của bọn thực dân Pháp như in bặt.
Chúng quay ngoắt lại, đối xử với họ rất tàn bạo họ lại bị coi là những tên An nam mít bẩn thỉ.
Chúng cho họ ăn như cho lợn ăn, nhồi nhét họ cho họ ngủ như cho lợn ngủ và họ lại phải chịu số phận thảm thương.
Sau chiến tranh bản chất tàn ác bất nhân , bộ mặt lừa bịp của thực dân Pháp được bộ lộ rõ nhất.

31 tháng 3 2018

Văn bản "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ thái độ đê mạt của đám quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm trước chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra đồng thời đồng cảm sâu sắc với số phận bi thảm của những người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân.

Trước chiến tranh, các đấng cai trị xem những người dân thuộc địa là “những tên da đen bẩn thỉu... giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta”. Chúng coi các dân tộc thuộc địa là chưa được "khai hoá văn minh", là "dã man", "mọi rợ",... Nhưng khi chiến tranh bùng nổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc lên, khoác cho những danh hiệu cao quý: những người bạn, những nhà ái quốc,... và rồi đẩy họ đi khắp các chiến trường.

Cách đối xử của bọn thực dân lộ rõ bản chất bỉ ổi và thủ đoạn lừa bịp của chúng. Những người An Nam nói riêng và người dân các nước thuộc địa nói chung, vô hình chung đã trở thành vật hi sinh, trở thành những tấm lá chắn cho Pháp trên khắp các chiến trường.

Và họ phải nhận lấy một số phận bi thảm, trở thành vật tế trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Họ đành chấp nhận đột ngột xa gia đình, quê hương vì những mục đích vô nghĩa, vì những vinh dự hão huyền mà các đấng "khai hoá" khoác lên mình họ. Họ bị biến thành những vật hi sinh cho lợi ích của bọn cầm quyền: phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu, bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng, trở thành mồi cho cá mập, vùi xác dưới những đáy biển lạnh lẻo,.... Những người không trực tiếp ra trận thì cũng bị vắt kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm hoặc bị nhiễm bệnh bởi muôn vàn các chất độc hại khác mà chết. Những thống kê số liệu về sự hi sinh của những người dân đen tội nghiệp ấy càng khắc sâu thêm tình cảnh bi thảm của họ: Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.



25 tháng 6 2019

- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề.

- Bố cục văn bản gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Nhiệm vụ của từng phần:

   + Phần mở bài: nêu chủ đề văn bản

   + Phần thân bài: Trình bày các khía cạnh của chủ đề

   + Phần kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản

10 tháng 11 2021
-phần thứ nhất từ đầu đến.."một ngày không sử dụng bì ni lông";trình bày nguyên nhân ra đời của bản thông tin về ngày trái đất năm 2002 -phần thứ hai tiếp đến" ô nhiễm nghiêm trọng đối vs môi trường" phân tích tác hại của việc sử dụng bao ni lông từ đó nêu ra một số giải pháp ho vấn đề sử dụng bao ni lông. - Phần cuối: Phần còn lại: Kêu gọi mọi người hãy bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta
10 tháng 11 2021

loading...loading...loading...

 

 

 

23 tháng 4 2017

Văn bản gồm 17 mục, ngoài phần tuyên bố về mục đích tham dự, văn bản chia thành:

- Sự thách thức: Phân tích thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới ( trước hiểm họa chiến tranh, bạo lực, trẻ em trong thảm họa đói nghèo, khủng hoảng kinh tế…)

- Phần Cơ hội: chỉ ra điều kiện thuận lợi của bối cảnh quốc tế trong việc thúc đẩy chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em

- Phần nhiệm vụ: xác định những nhiệm vụ cần phải thực hiện của từng quốc gia, cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em

→ Các phần liên kết chặt chẽ với nhau. Hai phần trên là cơ sở, tiền đề cho những nội dung sau

24 tháng 6 2021

Hồ Chí Minh không những là một vị lãnh tụ của nhân dân mà còn là một nhà thơ đầy bản lĩnh và lòng nhân ái. Chúng ta không thể không khâm phục Người khi đi để lại một khối lượng thơ văn khá đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn. Nói đến Bác ta không thể nói đến tác phẩm “Cảnh Khuya” bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh khi chúng ta bước sang cuộc chiến đấu chống thực dân pháp tại chiến khu Việt Bắc. Bài thơ là phong thái ung dung lạc quan của Bác tự dành cho mình những phút giây thong thả ung dung để hòa mình với thiên nhiên với cảnh vật khiến cho ta cảm thấy thật ngưỡng mộ tâm hồn thanh cao ấy.

Giữa khung cảnh đất trời núi rừng hoang sơ nơi đây điều đầu tiên Bác cảm nhận được chính là

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Đọc câu thơ của Bác thật tài tình trong lối so sánh của mình. Tiếng suối được cảm nhận bằng thính giác nhưng điều đặc biệt ở đây là suối ấy lại trong như tiếng hát. Có lẽ do người không nhìn được rõ không nếm thử được nên người ta lại cảm nhận được độ trong trẻo ngọt ngào của dòng suối ấy. Chắc hẳn đây là một món quà thật ý nghĩa mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây cho những vùng đất hoang sơ mang tên Việt Bắc. Giữa rừng núi hoang sơ Bác vẫn có thể nghe được cái thứ âm thanh trong trẻo ấy của người đang hát. Tiếng hát ở trong thơ được so sánh với âm thanh trong trẻo của tiếng suối, cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình biết bao. Âm thanh của tiếng người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiếng suối.

Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà trở nên sôi động trẻ trung và khiến cho cảnh rừng yên lắng cũng trở nên sôi động. Câu thơ đã cho ta thấy được tính nhân văn thường thấy rằng thơ Bác cảnh vật luôn được gắn liền với con người không thể tách rời khỏi con người. Trong đêm khuya thanh vắng đang mải mê với công việc thì một phút lơ là Bác cảm nhận được âm thanh trong trẻo của tiếng suối để rồi cảnh rừng Việt Bắc lại tiếp tục làm cho Bác đắm say. Bác ngước vầng trăng và một cảnh đẹp tuyệt vời hiện ra trước mắt:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Từ “ lồng” được tác giả đặt trong cùng một câu thơ gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Nhắc đến từ lồng ta nghĩ ngay đến hai vật nào đó lồng vào nhau như đan vào nhau để thành một vật thể thống nhất. Ở đây ánh trăng soi rọi vào bóng cây cổ thụ ngay trước cửa phòng Bác rồi bóng cây ấy lại tiếp tục phủ mình lên những bông hoa. Dường như đối với Bác hình ảnh ấy đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất tự nhiên. Cảnh vật lúc này được hòa quyện hòa nhập vào nhau khiến cho con người xốn xang dao động, các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên một bức tranh chỉ có hai gam màu sáng, tối tăng bậc cao thấp lung linh chập chờn huyền ảo, sống đậm mà ấm áp.

Trăng-cây cổ thụ-hoa ba vật thể khác nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài ôm ấp nâng đỡ, soi sáng tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ sống động và có hồn. Điệp từ lồng được tác giả nhắc đi nhắc lại hai lần thật tài tình và hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Cảnh này cảnh vật có ánh sáng và có âm thanh trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ và huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối trong xanh như nhạc điệu êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp. Câu thơ vẽ nên một bức tranh ba tầng với mảng đen trắng lồng gắn vào nhau. Có lẽ bởi tâm hồn Bác quen nhìn các sự vật trong mối quan hệ giữa tự nhiên và biện chứng nên Bác mới có thể phát hiện ra những vẻ đẹp rất tự nhiên của chúng mà rất nhiều người không nắm bắt được những hình ảnh đó.

Nếu như ở hai câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về thiên nhiên thì đến hai câu thơ cuối ta thấy được hình ảnh một vị lãnh tụ đàn trằn trọc không ngủ được:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Hai câu thơ cho chúng ta hiểu rõ thêm được tâm hồn yêu thiên nhiên của bác nhưng cũng chính thiên nhiên lại khiến cho tâm hồn ấy trằn trọc chẳng thế r nào ngủ được vì thiên nhiên mà nỗi lo cho đất nước càng dâng cao khiến cho vị lãnh tụ không thể nào chợp mắt. giữa vầng trăng sáng vằng vặc giữa cảnh khuya trong trẻo có một người đang thao thức không yên Người hòa mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ca ngợi thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác.

“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khỏa bớt đi sự vất vả mà hàng giờ hàng ngày Bác phải suy tư. Từ đây ta thấy bác là một người luôn biết hài hòa giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con được sống tự do hạnh phúc.

Bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp vô cùng khó khăn và gian khổ. nhưng ở trong thơ ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên vẫn ung dung làm việc vẫn chưa chan hòa cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn Bác vẫn dành cho thiên nhiên những ưu ái không vì việc quân bận rộn mà hờ hững từ chối vẻ đẹp của thiên nhiên. Điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác một vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam là dẫn chứng chứng minh cho phong cảnh tuyệt vời của người nghệ sĩ-chiến sĩ Hồ Chí Minh.

11 tháng 3 2023

Phần mở đầu của văn bản trình bày những nội dung sau:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ

- Địa điểm và thời gian viết bản tường trình

- Tên văn bản và tóm tắt sự việc tường trình

- Người nhận bản tường trình

- Thông tin người viết bản tường trình

31 tháng 12 2018

- Văn bản có tính thuyết phục lớn vì:

   + Văn bản chỉ ra tác hại nghiêm trọng của việc sử dụng bao bì ni lông

   + Lí lẽ đưa ra đều dựa trên việc khảo sát thực tế, nghiên cứu của các nhà khoa học

   + Kiến nghị có sức thuyết phục bởi việc bảo vệ môi trường ai cũng có thể làm được

- Sử dụng từ “vì vậy” tạo sự liên kết giữa hai phần đặc biệt quan trọng của văn bản:

   + Nối phần nguyên nhân việc sử dụng bao bì ni lông với giải pháp khắc phục.

   + Không có từ liên kết “vì vậy” bài văn sẽ không chặt chẽ, mạch lạc và thuyết phục.

11 tháng 3 2023

Những nội dung đã được trình bày ở phần kết thúc của văn bản:

- Lời đề nghị

- Lời hứa

- Chữ ký và tên của người viết tường trình.

17 tháng 9 2020

II. Thân bài

1. Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng

- Thủ pháp đối lập: dữ dội – dịu em, ồn ào – lặng lẽ

→ Các cung bậc, sắc thái khác nhau của sóng cũng giống như những cung bậc tình cảm phong phú, những trạng thái đối cực phức tạp, đầy nghịch lí của người phụ nữu khi yêu

- Hình ảnh ẩn sụ, nhân hóa “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”: khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì chật chội, nhỏ hẹp, tầm thường

→ Quan niệm mới về tình yêu: yêu là tự nhân thức, là vươn tới cái rộng lớn, cao xa

- Phép so sánh, liên tưởng “Ôi con sóng ngày xưa ... Bồi hồi trong ngực trẻ”: Lời khẳng định khát vọng tình yêu cháy bỏng, mãnh liệt luôn luôn thường trực trong trái tim tuổi trẻ

2. Những suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu

- Sử dụng dày đặc các câu hơi tu từ “Từ nơi nào sóng lên?”, “Gió bắt đầu từ đâu?”: thể hiện mong muốn muốn tìm được cội nguồn của tình yêu, lí giải được tình yêu, khát khao hiểu được tình yêu, hiểu được bản thân mình và hiểu được người mình yêu

- Câu trả lời “Em cũng không biết nữa”: Lời tự thú chân thành của người phụ nữ, đầy hồn nhiên, nữ tính. Tình yêu là bí ẩn, những trạng thái trong tình yêu luôn là những điều khó lí giải

3. Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái khi yêu

- Nỗi nhớ là tình cảm chủ đạo, luôn thường trực trong trái tim những người đang yêu

   + Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “dưới lòng sâu... trên mặt nước...”, “ngày đêm không ngủ được”

→ Nỗi nhớ da diết, sâu đậm

   + Tồn tại trong ý thức và đi vào cả tiềm thức: “Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức”

→ Cách nói cường điệu nhưng hết sức hợp nhằm tô đậm nỗi nhớ mãnh liệt của tác giả

   + Nghệ thuật nhân hóa, hóa thân vào sóng để “em” tự bộc lộ nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của mình

- Lòng thủy chung, son sắt của người con gái trong tình yêu:

   + “Em”: phương Bắc phương Nam – “Hướng về anh một phương”

→ Lời thể thủy chung son sắt tuyệt đối

   + “sóng” : ngoài đại dương → “Con nào chẳng tới bờ”

→ quy luật tất yếu.

   + Lòng thủy chung là sức mạnh để tình yêu vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tới với bến bờ hạnh phúc

⇒ Lời khẳng định cho cái tôi của một con người luôn vững tin ở tình yêu

4. Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt

- Sự nhạy cảm và lo âu của tác giả về cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian “Cuộc đời tuy dài thế ... Mây vẫn bay về xa”

- “Làm sao” gợi sự băn khoăn, khắc khoải, ước ao được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ.

- Khát khao của nguời phụ nữa được hòa mình vào cuộc đời, được sống trong “biển lớn tình yêu” với mooitj tình yêu trường cửu, bất diệt với thời gian

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến ...người hiền vậy): Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.

+ Phần 2 (Tiếp đến ...hay sao?): Thực tại và nhu cầu của thời đại.

+ Phần 3 (Còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

- Phần 1 là đặt vấn đề, phần 2 là giải quyết vấn đề, phần 3 là kết luận.