giúp mình ý 10,12,14,16,17,20 với mình cần gấp lắm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a: Áp dụng định lí Pytago vào ΔADC vuông tại D, ta được:
\(AC^2=AD^2+DC^2\)
\(\Leftrightarrow AC^2=8^2+15^2=289\)
hay AC=17cm
b: Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔADC vuông tại D có DM là đường cao ứng với cạnh huyền AC, ta được:
\(DM\cdot AC=AD\cdot DC\)
\(\Leftrightarrow DM=\dfrac{120}{17}\left(cm\right)\)
a ) Theo định lý py-ta-go trong ΔADC, ta có :
AC^2 = AD^2 + CD^2
= 8^2 + 15^2
= 64 + 225
= 289
=> AC = 17 (cm)
b ) Ta có :
Xét tam giác ΔMDA và ΔDCA, có :
góc A chung
góc AMD = góc ADC = 90 độ
=> ΔMDA ∼ ΔDCA (G.G)
=> MD/CD = AD/AC
=> MD = CD.AD/AC
= 15.8/17
= 7,1 (cm)
1. MỞ BÀI:
- Một năm có bốn mùa. Đó là... (kể chi tiết cụ thể đặc điểm từng mùa)
- Nhưng em yêu nhất là mùa xuân (Dẫn chứng: mùa xuân làm cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa xuân đồng nghĩa về một sự khởi đầu mới cho tương lai, mùa xuân của gia đình, bè bạn...)
=> EM YÊU MÙA XUÂN.
2. THÂN BÀI:
Các phương diện của mùa xuân:
Mùa xuân của vạn vật
- Xuân đến như một liều thuốc trường sinh làm vạn vật trở nên tươi tốt. Những ngày héo úa, lạnh lẽo của mùa đông dần qua đi nhanh chóng mà thay vào đó là mốt màu xanh của cây cối, thiên nhiên.......(Miêu tả sự thay đổi ấy)
=> Xuân khơi dậy trong lòng em một cảm giác náo nức, lâng lâng khó tả.
Mùa xuân của đất trời
- Trời bắt đầu hửng ấm khi cận Tết. Không còn cái khô hanh và những cơn mưa xối xả ngày đêm nửa, mà mùa xuân đến một cách dịu dàng, thuỳ mị, ban cho nhân gian những tia nắng ấm áp, thật đáng yêu... Nàng tiên xuân còn mang đến cho ta những cơn mưa ngọt ngào, hay nói cách khác là mưa xuân... (Miêu tả)
=> Đã có lúc em đã thốt lên :"Xuân thật đẹp, thật diệu kì!"
Mùa xuân của tình người
- Ở các bến xe, người ra kẻ vào tấp nập. Ai ai cũng hối hả, háo hức chờ mong về lại quê hương của mình.
- Chợ bắt đầu bày bán hàng hoá....(Miêu tả) Người nào cũng vui tươi dẫu trên trán có nhiều mồ hôi.
- Ai cũng xí xoá cho nhau những chuyện không vui của năm cũ. Ngày xuân, mặt ai cũng hớn hở, tràn trề hạnh phúc, luôn nở nụ cười yêu thương
=> Nhận những tình cảm, những lời chúc tốt đẹp của mọi người, dẫu có đơn sơ cách mấy, em cũng thấy lòng mình rất vui. Yêu thương ơi, hãy dang rộng vòng tay, để ai cũng có ngày Tết, ngày xuân thật vui nhé!
Mùa xuân của phong tục gia đình
- Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút
- Nấu bánh chưng, bánh giày.
=> Em nhận ra rằng, mùa xuân đã cho ta cơ hôi để quây quần bên bếp lửa hồng, để gần gũi nhau hơn. Cảm ơn mùa xuân nhiều lắm! Em ước sao ai ai dù xa quê hương đến muôn trùng dặm vẫn được gặp mặt, để được tận hưởng niềm vui sum vầy.
=> EM YÊU MÙA XUÂN
3.Kết bài: (đơn giản nên bn tự viết nha)
Dân tộc chúng ta có một truyền thống văn hóa dựa trên triết lý nhân bản, dân tộc đoàn kết, và trăm lòng hợp nhất của Quốc tổ Hùng Vương thể hiện qua sự tích Trăm Chứng Tiên Rồng:
Dân ta lịch sử mấy nghìn năm
Trăm trứng đua chen toả nắng hồng
Năm mươi theo Mẹ lên triền núi
Một nửa cùng cha xuống biển đông
Dù theo mẹ lên núi, hay theo cha xuống biển, dù đồng bào ta ở khắp mọi nơi, cách nhau muôn vạn thiên lý, nhưng lòng vẫn cứ ở bên nhau, vẫn nhớ mình là con Hồng cháu Lạc, giòng giống Tiên Rồng, được sinh ra từ một bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Tinh thần ấy được tỏa khắp mọi nơi, mọi thời, từ những sinh hoạt hàng ngày cho đến những việc lớn lao như xây dựng đất nước, bảo vệ non sông, làm vẻ vang cho giống nòi.
Ðó chính là cái triết lý căn bản, là cái gốc của nền Văn minh Việt, là bản sắc của dân tộc Việt, và là những gì mà chúng vẫn luôn lấy làm tự hào. Ngày Tết Nguyên Ðán cổ truyền được hình thành ngay từ thời kỳ Hùng Vương và được truyền đến ngày hôm nay cũng mang một ý nghĩa cao cả đó. Sự tích bánh chưng, bánh dày lại tô điểm cho ý nghĩa này thêm cao đẹp.
Theo truyền thuyết, bánh dày có hình tròn, không có nhân tượng trưng cho trời, ý nghĩa là công cha; còn bánh chưng có hình vuông, gói lá xanh, trong có nhân đậu và thịt, tượng trưng cho đất, hàm ý là nghĩa mẹ (theo quan niệm thời xưa, đất có hình vuông gồm cây cối, sông ngòi, động vật, ngũ cốc... tượng trưng cho sự cưu mang của người mẹ). Bởi thế nên cứ vào dịp Tết hàng năm mọi người dân Việt dù có nghèo đến thế nào đi chăng nữa thì cũng phải có hai loại bánh truyền thống này bầy trên bàn thờ Gia Tiên để tưởng nhớ đến công lao sinh thành và dưỡng dục của bậc tiên tổ. Ðồng bào Việt ở miền Trung và miền Nam còn có bánh tét hay còn gọi là bánh đòn để thay cho bánh chưng.
Theo phong tục đồng bào Việt lấy ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ đưa ông Táo về trời, làm ngày khởi đầu cho năm mới, đó chính là sự khởi đầu của ngày Tết. Theo quan niệm xưa, từ ngày này trở đi các thần đều về chầu Ngọc Hoàng, nên vào dịp này ma qủy thường hay đến quấy phá trần gian. Vì lẽ đó mà hầu hết mọi gia đình Việt đều dựng một câu nêu, trên ngọn treo cái khánh và cột chỉ ngũ sắc. Cái khánh này khi có gió thổi sẽ va vào nhau tạo thành âm thanh làm cho ma qủy sợ hãi không dám tới quấy phá gia đình nữa.
Ðêm cuối cùng của tháng Chạp dân Việt ta gọi là đêm Giao Thừa hay còn gọi là đêm Trừ Tịch, đêm tống cựu nghinh tân, đêm tiễn năm cũ đón năm mới, là đêm giao mùa giữa Ðông và Xuân. Theo tục lệ thì đúng 12 giờ khuya, tức vào giờ Tý, mọi gia đình đều bày mâm cơm để làm lễ cúng cúng tổ tiên, và rước tổ tiên, ông bà, những người thân yêu đã quá cố về cùng ăn Tết với gia đình, đồng thời cũng để tưởng nhờ đến những người thân yêu đã ra đi.
Theo lệ cổ sáng mồng Một, mọi người trong gia tộc đều đến nhà gia trưởng để thắp hương kính lễ tổ tiên, và xum vầy vui Xuân cùng gia quyến bên nội; ngày mồng Hai những người đã lập gia đình dắt vợ con đến chúc Tết và xum vầy cùng gia quyến bên ngoại; đến ngày mồng Ba những người có học thường đến chúc Tết thầy dạy của mình để tỏ lòng tôn sư trọng đạo. Vì thế mà tục ngữ Việt mới có câu rằng:
Mồng Một thì lễ tại gia, mồng Hai nhà vợ, mồng Ba Tết thầy Có nhiều vật luôn liên hệ đến Tết và đã trở thành những biểu tượng của ngày lễ này, như hoa đào ở miền Bắc và hoa mai ở miền Trung và Nam. Những hàng câu đối và những bức tranh dân gian cũng được người dân Việt treo trong nhà một cách trang trọng. Ý nghĩa của những câu đối và những bức tranh đó không ngoài mục đích diễn tả sự hân hoan, ý nguyện hướng thiện và hoàn thiện bản thân, nhắc nhở con cháu nhớ đến công đức của tổ tiên, đến những tấm gương Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa của người xưa.
Ðối với dân tộc Việt, đón Tết là đón mừng sự trở lại của mùa Xuân, được xem như kỳ tái sinh của thiên nhiên. Ðây cũng là lúc gia đình xum họp cho những người bận công việc nơi xa xứ trong cả năm, là dịp cho mọi người trong gia đình quây quần dưới một mái nhà, không chỉ người sống mà cả người đã quá vãng. Ðối với người Việt sống ở xứ người như chúng ta, Tết còn có thêm một ý nghĩa nữa: đó là tình hoài hương. Hơn bất cứ khoảng thời khắc nào trong năm, Tết là lúc mà tâm tưởng của chúng ta tự nhiên hướng về đất nước, quê hương, thành phố, làng mạc, nơi mà cha mẹ, họ hàng và bè bạn ta vẫn còn đang sống, nơi mà tiên tổ ông bà ta bao thế hệ đã an thân.Cho nên dẫu
Ði năm châu du ngoạn bốn phương trời,
vẫn nhớ tình quê,
say đắm tục truyền vùng đất Tổ
Qua bốn biển viếng thăm mười cửa Phật,càng yêu nghĩa nước,
ngây ngất huyền thoại tích vua Hùng
Xin mượn đôi câu đối trên để gửi đến quý đồng bào Việt nơi quê nhà hay đang tha hương muôn dặm lời chúc Tết và năm mới Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh!
Sơn thủy thanh cao xuân bất tận
Thần tiên lạc thú cảnh trường sinh
I. Mở bài: giới thiệu khu vườn nhà em
Ví dụ:
Nhà em có một khu vườn, khu vườn được ông em tạo nên từ một mảnh đất trống bên nhà. Khu vườn là món quà đặc biệt mà ông đã mang lại cho tuổi thơ tôi, khiến tuổi thơ tôi trở nên tươi đẹp hơn. Em rất là yêu quý khu vườn, ku vườn như một phần cuộc sống của em, mỗi khi sáng sớm em đều ra vườn hít không khí trong lành.
II. Thân bài: nêu cảm nghĩ của em về vườn nhà em
1. Tả sơ lược về khu vườn
- Khu vườn nhà em rộng khoảng 100m2
- Khu vườn có rất nhiều hoa lá, cây cối và cây ăn trái
- Khu vườn là tâm huyết của ông
- Khu vườn rất đẹp, có rất nhiều chim và bướm đến thăm
2. Vai trò của vườn đối với em và gia đình em
- Nhà em thường ăn rau trong vườn, quả trong vườn và hái rau trong vườn để cắm
- Mỗi trưa hè nhà em đều ra vườn hóng mát
- Mẹ em và bà còn hái rau và quả trong vườn để biếu hoặc bán
3. Khu vườn qua bốn mùa
- Mỗi mùa khu vườn có một đặc điểm khác nhau
- Khu vườn rất xinh đẹp
- Mỗi mua mang mỗi màu khác nhau
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về khu vườn
Ví dụ:
Em rất yêu khu vườn. em sẽ chăm sóc khu vườn thật tốt.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Cảm nghĩ của em về khu vườn nhà em” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt. tk mn nha !
Tham khảo:
Do Bé Hồng không muốn người cô thực hiện được rắp tâm.
Vì cậu bé nhận ra đó không phải là đấy là điều tốt,người cô nói như vậy để khơi dậy lại nội đau của cậu bé khi bố mất và mẹ bỏ vào Thanh Hóa và không có tung tích 1 năm trời.Cậu bé biết người cô chỉ đang hỏi như vậy như xoáy vào tim cậu nỗi đau nhớ mẹ.
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
+ Điều tiết hàng hóa thông qua giá cả trên thị trường
+ Phân phối lại yếu tố tư liệu sản xuất, sức lao động từ ngành này sang ngành khác
+ Phân phối nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác
- Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
+ Cải tiến kỹ thuật
+ Nâng cao tay nghề của người lao động
+ Hợp lí hóa sản xuất
- Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
10: Ta có: \(\left(\dfrac{x-4}{x-2\sqrt{x}}+\dfrac{3}{\sqrt{x}-2}\right):\left(\dfrac{\sqrt{x}+2}{\sqrt{x}}-\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-2}\right)\)
\(=\dfrac{x+3\sqrt{x}-4}{\sqrt{x}\left(\sqrt{x}-2\right)}\cdot\dfrac{\sqrt{x}\left(\sqrt{x}-2\right)}{x-4-x}\)
\(=\dfrac{-x-3\sqrt{x}+4}{4}\)