K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2018

Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm,nhưng khung cửa sắt không thể ngăn được chất thơ và con người trữ tình của Bác . tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.

“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”.

Bài thơ được dịch là:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.

“Đi đường mới biết gian lao”

Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?

“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:

“Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”

Hai câu thơ được dịch khá sát là:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm ty hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.

Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh một nhân vật đầy chất trữ tình . Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong' tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.

2 tháng 3 2018

Bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) trích từ tập Nhật kí trong tù. Giống như một số bài có cùng chủ đề như Từ Long An đến Đồng Chính, Đi Nam Ninh, Giải đi sớm, Trên đường đi, Chiều tối ở bài thơ này, Bác cũng ghi lại những điều cảm nhận được trên đường đi, khác ở chỗ sự cảm nhận ấy đã được khái quát và nâng cao lên thành triết lí. Do đó, ngoài ý nghĩa hiện thực, bài thơ còn chứa đựng ý nghĩa tượng trưng thâm thúy. Bằng nét bút tài hoa của người nghệ sĩ, Bác đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và trên cái nền hoành tráng đó, nổi bật lên tư thế hiên ngang của người chiến sĩ với quyết tâm vượt khó và tinh thần lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng của cách mạng:

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan,
Trùng san chi ngoại hựu trùng san;
Trùng san đăng đáo cao phong hậu,
Vạn lí dư đồ cố miện gian.
Dịch ra thơ tiếng Việt:
Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

Nguyên tác bài thơ bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt (bảy chữ, bốn câu). Sự hàm súc, cô đọng của ngôn từ cùng niêm luật nghiêm ngặt của thơ Đường không bó buộc nổi tứ thơ phóng khoáng và cảm xúc dạt dào của thi nhân. Bản dịch ra tiếng Việt theo thể lục bát tuy có làm mềm đi đôi chút cái âm điệu rắn chắc, khỏe khoắn vốn có của nguyên tác nhưng vẫn thể hiện được nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ.

Câu mở đầu là nhận xét chung của Bác về chuyện đi đường:

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan (Đi đường mới biết gian lao)

Đây không phải là nhận xét chủ quan chỉ sau một vài chuyến đi bình thường mà là sự đúc kết từ hiện thực của bao hành trình vất vả, hiểm nguy mà Bác đã phải trải qua. Trong thời gian mười bốn tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trái phép, Bác Hồ thường xuyên bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác khắp mười ba huyện của tỉnh Quảng Tây. Tay bị cùm, chân bị xích, đi trong sương gió lạnh buốt thấu xương hay trong nắng trưa đổ lửa. Vượt dốc, băng đèo, lội suối… với những khó khăn thử thách nhiều lúc tưởng như quá sức chịu đựng của con người. Từ thực tế đó, tác giả khái quát thành chuyện đi đường.


Câu thơ thứ hai cụ thể hóa những gian lao trên đường đi thành hình ảnh:

Trùng san chi ngoại hựu trùng san (Núi cao rồi lại núi cao trập trùng)

Giữa khung cảnh thiên nhiên chỉ toàn là núi cao nối tiếp núi cao, con người vốn nhỏ bé, yếu ớt lại càng thêm nhỏ bé, yếu ớt. Đường xa, dặm thẳm, vực sâu, dốc đứng… biết bao trở ngại, thách thức dễ làm cho con người chán nản, ngã lòng. Bởi vừa vượt qua mấy đỉnh núi cao, sức tinh thần, vật chất đã vơi, con người tưởng đã thoát nạn, ngờ đâu lại núi cao trập trùng chặn đứng trước mặt. Trong câu thơ chữ Hán có chữ hựu ác nghiệt, lời dịch nhân cái ác nghiệt ấy lên gấp đôi: Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.

Gian lao kể sao cho xiết! Cấu trúc khép kín ở câu thơ chữ Hán (Trùng san chi ngoại hựu trùng san), chuyển sang kết cấu trùng lặp tăng tiến, vế sau nặng trĩu thêm bởi từ trập trùng ở cuối, cấu trúc khép kín và trùng lặp tăng tiến ấy dường như đẩy con người vào cái thế bị hãm chặt giữa ba bề bốn bên là rừng núi, không thoát ra được, chỉ có kiệt sức, nhụt chí, buông xuôi.

Nhưng đối với Bác thì hoàn toàn ngược lại:

Trùng san đăng đáo cao phong hậu Vạn lí dư đồ cố miện gian.

(Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.)

Giữa vòng vây núi non trập trùng, chất ngất, hoang vu đó nổi lên điểm sáng, điểm động là con người với vẻ ngoài tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng bên trong lại là một nghị lực, sức mạnh phi thường.

Câu thơ trước kết thúc bằng hình ảnh trùng san, câu thơ sau mở đầu cũng bằng hình ảnh ấy. Trong thơ dịch không liền như thế nhưng cũng lặp được núi cao… núi cao… Âm điệu ấy nâng con người lên cái thế tưởng như bình thường nhưng thực ra lại rất hào hùng. Đạp lên đỉnh núi cao này bước sang đỉnh núi cao kia như đi trên bậc thang, cứ thế từ tốn lên đến đỉnh cao chót vót. Câu thơ chữ Hán dừng lại ở âm thanh chắc nịch của chữ hậu, tạo nên âm hưởng rắn rỏi, mạnh mẽ. Câu thơ dịch có âm điệu dàn trải như tiếng thở phào sung sướng, nhẹ nhõm: Núi cao lên đến tận cùng.

Đến đây thì mọi gian lao, vất vả đã khép lại; kết quả, phần thưởng xứng đáng mở ra. Lúc trước là mắt chạm vào vách núi cao thẳng đứng, chỉ toàn đá và cây; nay thì mắt nhìn bốn phương, đâu đâu cũng thấy muôn trùng nước non (vạn lí dư đổ). Leo lên đến tận cùng, đứng trên đỉnh núi cao nhất (cao phong), phóng tầm mắt ra xa, không những tầm nhìn mở rộng mà cả trí óc, tấm lòng, cuộc đời cũng mở rộng. Con người đã đến đích sau cuộc hành trình muôn vàn gian khổ. Âm hưởng câu thơ cuối ngân vang thể hiện niềm lạc quan vô hạn trước tương lai tươi đẹp. Cảnh muôn trùng nước non giờ đây đã thu gọn trong tầm mắt Bác. Bài thơ kết thúc ở niềm vui, niềm kiêu hãnh to lớn đó.

Vậy thì có phải bài thơ này chỉ đơn giản nói đến chuyện đi đường?

Đi đường không phải chỉ có gian nan vì núi cao trập trùng mà còn có bao khó khăn nguy hiểm khác. Hình ảnh núi cao trập trùng tượng trưng cho vô vàn khó khăn, nguy hiểm mà con người thường gặp trong đời. Cho nên đường ở đây không phải là con đường đỉ trên mặt đất mà nó chính là đường đời, đường cách mạng.

Liệu có mấy ai suốt đời chỉ toàn gặp thuận buồm xuôi gió, thẳng một lèo đến thắng lợi, thành công? Trở ngại, nguy nan là chuyện thường tình. Muốn vượt qua tất cả, con người phải có một ý chí kiên cường, nội lực phi thường cùng một niềm tin không gì lay chuyển nổi. Như vậy mới có thể đạt được chiến thắng vinh quang. Thắng gian lao nguy hiểm và cao hơn nữa là chiến thắng chính mình.

Nếu con đường đó là con đường cách mạng thì chân lí tất yếu nêu trên lại càng sáng tỏ. Cuộc đời phấn đấu, hi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương chói lọi. Trên con đường cách mạng đầy chông gai, sóng gió, với trí tuệ sáng suốt, ý chí và nghị lực tuyệt vời, Người đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua mọi gian lao, thử thách để lên đến đỉnh cao vinh quang của thời đại. Từ chuyện đi đường tưởng như rất đỗi bình thường, người chiến sĩ cộng sản lão thành Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta một bài học nhân sinh thiết thực và bổ ích.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Con người trong bài thơ hiện qua những hình ảnh: cô thôn nữ, tiếng ca vắt vẻo, ai ngồi dưới trúc, khách xa, chị ấy

- Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình là “khách xa”

- Đối tượng quan sát trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình là làng quê và “chị ấy”. Đó có thể là một người ở làng quê xưa, cũng có thể là một cô bạn gái trước của “khách”. 

20 tháng 10 2019

Nền văn học trung đại Việt Nam của chúng ta từ thế kỷ X đến XIX chủ yếu kết tinh và ghi dấu thành tựu bởi các tác phẩm thơ xuất sắc, mà Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du là một trong những minh chứng rõ rệt nhất. Nhưng nói như thế không có nghĩa rằng trong giai đoạn này nền văn học nước ta không có tác phẩm văn xuôi nào đáng chú ý, bởi Nguyễn Dữ với tập Truyền kỳ mạn lục đã cho chúng ta một cái nhìn mới, thổi một làn gió lạ mang tên “truyền kỳ” vào với nền văn học nước nhà. Trong 20 câu chuyện của tác phẩm này, thì Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong số những truyện được biết đến nhiều, song song với đó thì truyện Chuyện người con gái Nam Xương cũng được nhắc đến nhiều với hình ảnh nàng Vũ Nương đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xưa, dẫu mang nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng vẫn phải chịu số phận bất hạnh.

Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỷ XVI, lúc này đây triều đình nhà Lê đã có dấu hiệu suy yếu, cuộc sống nhân dân có nhiều khó khăn. Ông là người học rộng tài cao, nhưng lại không ham vinh hoa phú quý, ra làm qua được tầm một năm thì ông cáo quan lui về ở ẩn, thanh dưỡng tâm hồn và cho ra áng thiên cổ kỳ bút Truyền kỳ mạn lục. Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những truyện đặc sắc nhất trong tập Truyền kỳ mạn lục.

Cuộc đời của Vũ Nương không thật sự êm ả, cuộc sống vợ chồng của nàng dù không được đề cập nhiều thế nhưng việc sống với một người chồng luôn ghen tuông đề phòng thì nàng hẳn không lấy làm thoải mái, sau cùng cũng vì tính ghen bóng gió ích kỷ của Trương Sinh mà Vũ Nương phải lấy cái chết để minh oan. Và để tô đậm cái bất hạnh của cuộc đời người con gái này Nguyễn Dữ đã khéo léo xây dựng Vũ Nương là một cô gái tài đức vẹn toàn, công dung ngôn hạnh đầy đủ, chẳng hề khiếm khuyết “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chỉ với vài từ ngắn gọn thế nhưng hình ảnh Vũ Nương đã hiện lên là một cô gái có nhan sắc xinh đẹp, lại còn có phẩm chất tốt đẹp cao quý, đó là vẻ đẹp vẹn toàn. Chính vì thế nên dẫu nghèo khó nhưng Vũ Nương vẫn được Trương Sinh con trai một nhà hào phú trong làng “xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”, điều đó thể hiện giá trị con người Vũ Nương, đồng thời là lòng trân trọng của Trương Sinh khi hỏi cưới nàng.

Trong tác phẩm Nguyễn Dữ chỉ lướt nhẹ qua nhan sắc của Vũ Nương, sau đó ông tập trung tô đậm vẻ đẹp phẩm chất của nàng. Ở vai trò người vợ, Vũ Nương hết mực thương yêu và lo nghĩ cho chồng, biết chồng có tính hay ghen lại nghi kỵ thế nên trong cuộc sống vợ chồng nàng hết sức “giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải thất hòa”. Ngày chồng phải tòng quân đi đánh giặc, nàng thương xót dặn dò, thề nguyền, nàng không ham chồng được phong ấn, mũ quan, vinh hiển về làng mà chỉ cầu chồng được hai chữ bình an, cũng bày tỏ nỗi mong nhớ, lo lắng của mình khi chồng đi vào nơi hiểm trở chẳng may có cớ sự. Lời nàng thiết tha, sâu sắc bộc lộ rõ tình cảm vợ dành cho người chồng đi chinh chiến xa xôi, khiến ai nấy đều cảm động khôn nguôi. Trương Sinh đi lính chưa đầy mười ngày thì Vũ Nương lại sinh con, cuộc vượt cạn vất vả đau đớn lại không có trượng phu, thế nhưng nàng vẫn một dạ một lòng chăm con khôn lớn, đợi cho đến ngày giặc tan, Trương Sinh trở về đoàn tụ. Suốt ba năm đợi chờ, nàng “buồn nhớ khôn nguôi”, lúc gặp cảnh chồng ghen tuông nàng cũng không lớn tiếng cự cãi mà chỉ dùng lời lẽ mềm mỏng để mong giữ được cái “thú vui nghi gia nghi thất”, vợ chồng hòa thuận, con có cha có mẹ.

Đối với mẹ chồng, nàng coi như cha mẹ ruột mà phụng bồi, chăm sóc, mẹ chồng vì thương con chinh chiến không đến nửa năm thì ngã bệnh, Vũ Nương một mặt thuốc thang, cơm nước ân cần, một mặt “lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Nhưng dầu cạn đèn tắt, sự tình không thể cứu vãn mẹ chồng nhắm mắt xuôi tay, lúc này đây lại một tay nàng lo tang sự “hết lời thương xót, ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình”, hiếu thuận chu đáo vô cùng.

Với đứa con nhỏ, tuy Nguyễn Dữ không nhắc đến nhiều, nhưng đọc truyện cũng có thể cảm nhận được lòng thương con của nàng Vũ Nương, một tay chăm nó từ khi lọt lòng, đến lúc biết nói, đêm nào cũng trỏ bóng mình mà nói đấy là cha để dỗ cho con vui. Lòng mẹ bao la, thương con vô bờ bến, dẫu nói dối, nói đùa cũng là thương con, có thể thấy việc nuôi con một mình khiến Vũ Nương chịu nhiều đắng cay vất vả, thế nhưng nàng chưa từng than vãn một lời, chỉ chăm chăm một dạ sắt son.

Ngoài là một người vợ đảm đang, nết na, thủy chung một lòng mà Vũ Nương còn là một người có tấm lòng vị tha, bao dung vô cùng. Chồng tòng quân xa, nàng ở nhà một mình chèo chống cả một gia đình, chăm mẹ già, nuôi con nhỏ, thế nhưng khi trở về Trương Sinh không những không biết ơn, còn đâm ra nghi ngờ vô cớ. Thế nhưng nàng không một câu trách móc, vẫn luôn giữ đúng phụ đạo, nhỏ nhẹ giãi bày, một lòng mong muốn chồng thông hiểu, muốn tìm rõ nguyên nhân nhưng khốn nỗi Trương Sinh lại giấu giếm. Điều ấy đã đẩy nàng đến bi kịch phải lựa chọn cái chết vì nếu sống mà bị ruồng rẫy, nhục nhã thì còn nghĩa lý gì. 

Khi sống dưới thủy cung, nàng vẫn sẵn lòng tha thứ cho chồng, điều ấy thể hiện qua chi tiết nàng gửi chiếc thoa vàng cho Phan Lang mang về để nhờ Trương Sinh lập đàn giải oan. Khi hiện về ở trên bến Hoàng Giang Vũ Nương vẫn không trách móc Trương Sinh mà vẫn đưa lời cảm tạ “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”, cho thấy nàng đã hoàn toàn tha thứ cho chồng, giải thoát chồng khỏi những ân hận, đau xót vì trách lầm vợ. Lòng Vũ Nương vẫn không hề thay đổi, nàng vẫn dịu dàng, hiền thục như thế, dẫu chồng mình đã gây cho nàng biết bao đau khổ, khiến nàng phải chịu đau đớn tan của nát nhà, xa lìa đứa con mới tập nói.

Dẫu nàng có đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp thế nhưng cuộc đời nàng lại là một chuỗi những bất hạnh kéo dài. Mới vừa lấy chồng thì đã phải lìa xa chồng, một thân một mình chèo chống vất vả, vừa mệt mỏi thể xác, lẫn mệt mỏi trong tâm hồn. Đến lúc tưởng được đoàn viên thì lại gặp phải nỗi oan lạ lùng, xuất phát từ lời nói vô thưởng vô phạt của đứa con nhỏ, bị chồng ruồng rẫy ghen tuông, phải tự tử để chứng minh cho tấm lòng thanh bạch. 

Yếu tố kỳ ảo đã giúp nàng được sống, Nguyễn Dữ đã cho nàng một cái kết có hậu, thế nhưng cái kết ấy vẫn không được vẹn toàn. Bởi tuy được sống cuộc sống an nhàn, giàu sang dưới thủy cung, thế nhưng nàng lại phải chịu nỗi cô đơn, thương chồng, nhớ con mà không thể trở về, chỉ có thể nói lời cảm tạ rồi biến mất. Như vậy nàng đã không phút nào có được hạnh phúc thực sự, bởi ở xã hội phong kiến hạnh phúc không dành cho những người phụ nữ như Vũ Nương, hạnh phúc là cái gì đó quá xa vời, dễ dàng vì một lời bâng quơ mà tan biến thành hư vô. Đó là bất hạnh chung của thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hà khắc, bảo thủ.

Với những biểu hiện của nhan sắc, phẩm chất tốt đẹp như thế, nết đảm đang, lòng hiếu thảo, đức hy sinh, thủy chung son sắt, lòng bao dung, vị tha to lớn, Vũ Nương chính là hiện thân cho vẻ đẹp của người con gái Việt Nam. Vẻ đẹp của nàng chính là những vẻ đẹp nhân sinh vô cùng quý giá, nàng hoàn toàn xứng đáng được hưởng hạnh phúc điền viên, được chồng yêu thương, chăm sóc chứ không phải chịu nỗi bất hạnh ghen tuông vô cớ, rồi táng thân nơi sông nước, sau cùng lại sống bất tử với nỗi cô đơn vời vợi. Nguyễn Dữ viết về nhân vật Vũ Nương một là bên ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, một bên cũng phản ánh những bất công trong xã hội phong kiến xưa đối với thân phận người phụ nữ. Đó là những giá trị nhân đạo, nhân văn thật sâu sắc mà tác giả muốn truyền đạt qua câu chuyện cũng như nhân vật của mình.

8 tháng 3 2019

Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh:

    ●    Thời gian “Chiều chiều” gợi sự đoàn tụ, trở về của các sự vật. Còn với người con gái trong bài ca dao thì “chiều chiều” gợi lên một nỗi buồn và nồi nhớ da diết về quê mẹ.

    ●    Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.

    ●    Ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: "sáng mát trong" và "gió", "hương cốm mới", đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

- Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm:

+ Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội  

→ Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy".

+ Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: "Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy".

 → Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

7 tháng 12 2016

. Ý kiến chính xác:
b). Thơ trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm
c). Ca dao trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm
d). Tùy bút cũng là một kiểu văn bản biểu cảm
g). Thơ trữ tình có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua kể chuyện.
h). Ngôn ngữ thơ trữ tình cần cô đọng, giàu hình ảnh và gợi cảm
i). Thơ trữ tình phải có một cốt chuyện hay một hệ thống nhân vật đa dạng.
k). Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ.
. Ý kiến chưa chính xác:
a). Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm.
e). Thơ chữ tình chỉ được dùng nối trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc.
 

8 tháng 12 2016

câu đúng

b,c,d,g,h,i,k

10 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt

10 tháng 3 2022

Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: Đêm mơ ước thấy hình của nước (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thớ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. 

Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản: Sáng ra bờ suối, tối vào hang. Câu thơ có hai vế sóng đôi đã làm toát lên một cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: sáng ra, tối vào. Nơi vào lại là hang trong núi, một nơi ở sao mà chật chội lạ lùng. Cuộc sống trong hang đá khó khăn, gian khổ biết nhường nào, thế nhưng ta luôn bắt gặp một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm. Bác Hồ sống thật ung dung nơi núi rừng đầy gian khổ ấy. Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn: Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới. Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến. Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng. Đây là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy chông chênh chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá "thiên tạo" ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác. Câu kết bài thơ là lời nhận định tổng quát của Bác: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quí. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có ,cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ.Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác. 

Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ tứ tuyệt rất giản dị nhưng rất hàm súc, ý nghĩa thật sâu xa. Lời thơ pha giọng vui đùa cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung cả Bác Hồ trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Tinh thần ấy đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ để lãnh đạo cách mạng Việt Nạm giành thắng lợi vẻ vang.

10 tháng 3 2022

Tham khảo:

Hồ Chí Minh đã có sẵn theo yêu cầu của người dân Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão nước khiến ông luôn nghĩ về nước: Đêm nằm mơ thấy nước (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong lòng mọi người. Tình yêu quê hương tha thiết. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thể hiện cuộc sống khốn khó của Bác trong thời kỳ ở hang Pác Bó nhưng cũng có tâm trạng thoải mái, lạc quan. Anh sống giữa thiên nhiên. Dù thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên, lạc quan tin tưởng. Tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của đời người.

help me !Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu em cho là đúngCâu 1: Vật nào sau đây được gọi là mang thông tin:A. Tín hiệu đèn giao thông đổi màu, hôm nay trời nắng.B. Đi qua đường, con số, văn bản, hình ảnh trên ti vi.C. Tấm bảng, đèn giao thông, USB.D. Tất cả đều đúng.Câu 2: Chọn câu đúng trong các câu sau:A. 1MB = 1024KB  B. 1B = 1024 Bit   C. 1KB = 1024MB  D. 1Bit = 1024BCâu 3: Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được...
Đọc tiếp

help me !

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu em cho là đúng

Câu 1: Vật nào sau đây được gọi là mang thông tin:

A. Tín hiệu đèn giao thông đổi màu, hôm nay trời nắng.

B. Đi qua đường, con số, văn bản, hình ảnh trên ti vi.

C. Tấm bảng, đèn giao thông, USB.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 2: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. 1MB = 1024KB  B. 1B = 1024 Bit   C. 1KB = 1024MB  D. 1Bit = 1024B

Câu 3: Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:

A. Hình ảnh           B. Văn bản             C. Dãy bit           D. Âm thanh

Câu 4: Thông tin là gì?

A. Các văn bản và số liệu

B. Hiểu biết của con người về một thực thể, sự vật, khái niệm, hiện tượng nào đó

C. Văn bản, Hình ảnh, âm thanh

D. Hình ảnh, âm thanh

Câu 5: Các khối chức năng trong máy tính bao gồm:

A. Bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào/ra 

B. Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ

C. Các thiết bị vào/ra, bộ nhớ            

D. Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ, các thiết bị vào/ra

Câu 6: Một quyển sách A gồm 200 trang nếu lưu trữ trên đĩa chiếm khoảng 5MB. Hỏi 1 đĩa cứng 40GB thì có thể chứa khoảng bao nhiêu cuốn sách có dung lượng thông tin xấp xỉ cuốn sách A?

A. 8000                         B. 8129                           C. 8291                 D. 8192

Câu 7: Trong các phát biểu về mạng máy tính sau, phát biểu nào đúng?

A. Mạng máy tính bao gồm: các máy tính, thiết bị mạng đảm bảo việc kết nối, phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giửa các máy.

B. Mạng máy tính là các máy tính được kết nối với nhau.

C. Mạng máy tính gồm: các máy tính, dây mạng, vỉ mạng

D. Mạng máy tính gồm: các máy tính, dây mạng, vỉ mạng, hub

Câu 8: Làm thế nào để kết nối Internet?

A. Người dùng đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet để được hỗ trợ cài đặt Internet

B. Người dùng đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet để được cấp quyền truy cập Internet

C. Người dùng đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để được hỗ trợ cài đặt và cấp quyền truy cập Internet

D. Wi-Fi

Câu 9: Thông tin trên Internet được tổ chức như thế nào?

A. Tương tự như thông tin trong cuốn sách

B. Thành từng văn bản rời rạc

C. Thành các trang siêu văn bản nối với nhau bởi các liên kết

D. Một cách tùy ý.

Câu 10: Dữ liệu nào sau đây có thể được tích hợp trong siêu văn bản?

A. Văn bản, hình ảnh

B. Siêu liên kết

C. Âm thanh, phim Video

D. Tất cảc đều đúng.

Câu 11: Trang web hiển thị đầu tiên khi truy cập vào website là:

A.Một trang liên kết

B. Một website

C. Trang chủ

D. Trang web google.com

Câu 12: Máy tìm kiếm dùng để làm gì?

A. Đọc thư điện thư điện tử

B. Truy cập vào website

C. Tìm kiếm thông tin trên mạng

D. Tất cả đều sai

Câu 13:  Để truy cập một trang web, thực hiện như sau:

      + B1: Nhập địa chỉ của trang Web vào ô địa chỉ

      + B2: Nháy đúp chuột vào biểu tượng trình duyệt

      + B3. Nhấn Enter

A. 1-2-3                         B. 2-1-3                C. 1-3-2                D. 2-3-1

Câu 14: Một số trình duyệt web phổ biến hiện nay:

A. Google chorne, cốc cốc, Mozilla Firefox, Microsoft Edge, …

B. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), Word, Excel,…

C. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox),Word,…

D. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), yahoo, google,…

Câu 15: Trình bày cú pháp địa chỉ thư điện tử tổng quát:

A. < lop9b > @ < yahoo.com >   

B. < Tên đăng nhập >@ < gmail.com.vn >

C. < Tên đăng nhập > @ < gmail.com         

D. < Tên đăng nhập>@<Tên máy chủ lưu hộp thư>

Câu 16: Để tạo một hộp thư điện tử mới:

A. Người sử dụng phải có sự cho phép của cơ quan quản lý dịch vụ Ineternet

B. Người sử dụng phải có ít nhất một địa chỉ Website

C. Người sử dụng không thể tạo cho mình một hộp thư mới

D. Người sử dụng có thể đăng ký qua các nhà cung cấp dịch vụ Internet hoặc thông qua các địa chỉ Website miễn phí trên Internet tại bất kỳ đâu trên thế giới

Câu 17. Trong số các phần mềm dưới đây, phần mềm nào không phải là trình duyệt web?

A. Mozilla Firefox.

B. Google Chrome.

C. Microsoft Edge.

D. Windows Explorer.

Câu 18. Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây.

A. Khi sử dụng thông tin trên Internet, em chỉ được trích dẫn tối đa một đoạn ngắn.

B. Thông tin trên Internet là những thông tin không chính xác.

C. Nếu sử dụng thông tin tra cứu được trên Internet, em cũng cần ghi rõ nguồn thông tin.

D. Thông tin số hóa là những thông tin không cần có bản quyền.

Câu 19. Vì sao việc mở các tệp gửi kèm theo thư điện tử lại có thể nguy hiểm?

A. Vì tệp gửi kèm có thể là nguồn lây nhiễm của virus máy tính.

B. Vì khi mở tệp gửi kèm, em phải trả thêm tiền dịch vụ.

C. Vì các tệp gửi kèm theo thư điện tử chiếm dung lượng trên ở ổ đĩa cứng.

D. Vì việc mở tệp gửi kèm sẽ chiếm hết dung lượng đường truyền.

Câu 20. Để truy cập và trao đổi thông tin trên Internet một cách an toàn, em nên thực hiện những điều gì dưới đây:

A. Luôn luôn sử dụng tên và địa chỉ thật của mình.

B. Thông báo tuổi của mình nhiều hơn.

C. Không nhận lời gặp những người mà em chỉ mới quen trên mạng.

D. Cho biết thông tin về bản thân càng đầy đủ càng tốt.

Câu 21. Bộ phận nào dưới đây được gọi là “bộ não” của máy tính?

A. Bộ nhớ trong                                     B. Bộ xử lý trung tâm

C. Bộ nhớ chỉ đọc                                  D. Bộ nhớ ngoài.

Câu 22. Dịch vụ thư điện tử có thể gửi kèm tệp?

A. Văn bản, hình ảnh, âm thanh, video...     B. Âm thanh

C. Văn bản                                                   D. Hình ảnh

Câu 23. Mạng máy tính gồm các thành phần:

A. Máy tính và thiết bị kết nối.

B. Thiết bị đầu cuối và thiết bị kết nối.

C. Thiết bị đầu cuối, thiết bị kết nối và phần mềm mạng.

D. Máy tính và phần mềm mạng.

Câu 24. Địa chỉ thư điện tử nào sau đây không đúng?

A. khoa123@gmail.com

B. giang6a@yahoo.com

C. minhtuan.gmail.com                     

D. nmtuan@hnmu.edu.vn

Câu 25. Thiết bị nào sau đây KHÔNG PHẢI là thiết bị đầu cuối?

A. Máy tính.                 B. Máy in.   C. Bộ định tuyến.         D. Máy quét.

Câu 26: Vật nào sau đây được gọi là mang thông tin:

A. Tín hiệu đèn giao thông đổi màu, hôm nay trời nắng.

B. Đi qua đường, con số, văn bản, hình ảnh trên ti vi.

C. Tấm bảng, đèn giao thông, USB.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 27: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. 1MB = 1024KB  B. 1B = 1024 Bit   C. 1KB = 1024MB  D. 1Bit = 1024B

Câu 28: Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:

A. Hình ảnh           B. Văn bản             C. Dãy bit           D. Âm thanh

Câu 29: Thông tin là gì?

A. Các văn bản và số liệu

B. Hiểu biết của con người về một thực thể, sự vật, khái niệm, hiện tượng nào đó

C. Văn bản, Hình ảnh, âm thanh

D. Hình ảnh, âm thanh

Câu 30: Mắt thường không thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây?

A. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp;

B. Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu;

C. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học;

D. Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ.

Câu 31: Một quyển sách A gồm 200 trang nếu lưu trữ trên đĩa chiếm khoảng 5MB. Hỏi 1 đĩa cứng 40GB thì có thể chứa khoảng bao nhiêu cuốn sách có dung lượng thông tin xấp xỉ cuốn sách A?

A. 8000                         B. 8129                           C. 8291                 D. 8192

Câu 32: Trong các phát biểu về mạng máy tính sau, phát biểu nào đúng?

A. Mạng máy tính bao gồm: các máy tính, thiết bị mạng đảm bảo việc kết nối, phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giửa các máy.

B. Mạng máy tính là các máy tính được kết nối với nhau.

C. Mạng máy tính gồm: các máy tính, dây mạng, vỉ mạng

D. Mạng máy tính gồm: các máy tính, dây mạng, vỉ mạng, hub

Câu 33: Làm thế nào để kết nối Internet?

A. Người dùng đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet để được hỗ trợ cài đặt Internet

B. Người dùng đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet để được cấp quyền truy cập Internet

C. Người dùng đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để được hỗ trợ cài đặt và cấp quyền truy cập Internet

D. Wi-Fi

Câu 34: Thông tin trên Internet được tổ chức như thế nào?

A. Tương tự như thông tin trong cuốn sách

B. Thành từng văn bản rời rạc

C. Thành các trang siêu văn bản nối với nhau bởi các liên kết

D. Một cách tùy ý.

Câu 35: Dữ liệu nào sau đây có thể được tích hợp trong siêu văn bản?

A. Văn bản, hình ảnh

B. Siêu liên kết

C. Âm thanh, phim Video

D. Tất cảc đều đúng.

Câu 36: Trang web hiển thị đầu tiên khi truy cập vào website là:

A.Một trang liên kết

B. Một website

C. Trang chủ

D. Trang web google.com

Câu 37: Máy tìm kiếm dùng để làm gì?

A. Đọc thư điện thư điện tử

B. Truy cập vào website

C. Tìm kiếm thông tin trên mạng

D. Tất cả đều sai

Câu 38. World Wide Web là?

A. Mạng internet                          B. Mạng máy tính   

C. Mạng thông tin toàn cầu          D. Máy tìm kiếm

Câu 39. Các khối chức năng trong máy tính bao gồm:

A. bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào/ra        

B. bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ

C. các thiết bị vào/ra, bộ nhớ         

D. bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ, các thiết bị vào/ra

Câu 40. Việc thầy cô giáo giảng bài cho học sinh được gọi là bước nào trong quá trình xử lí thông tin?

A. Truyền (trao đổi) thông tin                  B. Tiếp nhận thông tin

C. Xử lí thông tin                                    D. Lưu trữ thông tin

2
26 tháng 12 2021

chia nhỏ ra thi mik giúp con câu nào bạn làm đc thì bạn tự làmucche

26 tháng 12 2021

Câu 1: D

Câu 2: A

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Những hình ảnh “trăng” và “cột chỉ đường”: diễn tả không gian hun hút, quạnh quẽ.

- Âm thanh “tiếng lục lạc” và “kim đồng hồ kêu tích tắc” diễn tả âm thanh lục lạc đơn điệu buồn tẻ, tiếng đồng hồ kêu tích tắc như một kỉ vật nhắc nhở bao hoài niệm thương yêu.

⇒ Hình ảnh và âm thanh khiến cảnh vật hiện ra mơ màng và xúc động. Trong không gian như vậy, nhân vật trữ tình không chỉ buồn mà còn mệt mỏi mà còn nghĩ về mái ấm gia đình hạnh phúc, khát khao và hi vọng gặp người thương. Niềm khao khát ấy khiến cho nhân vật trữ tình không những xúc động mà càng tha thiết với thiên nhiên, cuộc sống và cái đẹp hơn.