Cho △ABC cân tại A ( Â<90o), tia phân giác của góc BÂC cắt BC tại D
a) Chứng minh: △ABD = △ACD
b) Vẽ DH ⊥ AB ( H thuộc AB ) và kẻ DK ⊥ AC( K thuộc AC )
Chứng minh: △DHK cân
c) Gọi E là giao điểm HD và AC; F là giao điểm của KD và AB.
Chứng minh: BC//EF
a) Xét tam giác ABD và tam giác ACD , có :
AD : chung
AB = AC ( gt )
góc ABD = góc ACD ( gt )
=> tam giác ABD = tam giác ACD ( c-g-c )
Vậy tam giác ABD = tam giác ACD ( c-g-c )
b) Xét tam giác ADH và tam giác ADK , có :
AD : chung
góc DAH = góc DAK ( gt )
góc AHD = góc AKD ( = 90o )
=> tam giác ADH = tam giác ADK ( cạnh huyền - góc nhọn )
=> DH = DK ( hai cạnh tương ứng )
=> tam giác DHK cân tại D
Vậy tam giác DHK cân
c) Xét tam giác AHE và tam giác AKF , có :
góc A : chung
AH = AK ( tam giác ADH = tam giác ADK )
góc AHE = góc AKF ( = 90o )
=> tam giác AHE = tam giác AKF ( cạnh góc vuông - góc nhọn kề )
=> AE = AF ( hai cạnh tương ứng )
=> tam giác AEF cân tại A
Xét tam giác AEF cân tại A => góc F = góc E ( tính chất tam giác cân )
=> góc A + góc F + góc E = 180o ( định lý tổng ba góc trong một tam giác )
=> góc F = góc E = \(\dfrac{180^o-\widehat{A}}{2}\) ( 1 )
Xét tam giác ABC cân tại A => góc ABC = góc ACB ( tính chất tam giác cân )
=> góc A + góc ABC + góc ACB = 180o ( định lý tổng ba góc trong một tam giác )
=> góc ABC = góc ACB = \(\dfrac{180^o-\widehat{A}}{2}\) ( 2 )
Từ ( 1 ) và ( 2 ) => góc ABC = góc F mà hai góc ở vị trí đồng vị nên BC // EF ( dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song )
Vậy BC // EF