HÃY VIẾT SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
mik sẽ tick cho bạn nào lm hay nhất nhé^^
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đây rồi Hồ Bán Nguyệt
Nửa vầng trăng lung linh
Con đê xanh thắm thiết
Ôm vòng hồ xinh xinh …”
Nghe câu hát quen thuộc ấy, mỗi người con Hưng Yên không ai lại không thấy bồi hồi trong lòng và trỗi dậy tình yêu quê hương. Hồ Bán Nguyệt quê tôi đó.
Hồ Bán Nguyệt phía Bắc giáp đường Bạch Đằng, phía Đông là đường Bãi Sậy , phía Tây Nam được bao bọc bởi đê sông Hồng. Có thể nói Hồ Bán Nguyệt là trái tim của Hưng Yên, là viên ngọc trong lòng thành phố giống như Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội vậy. Đây chính là danh thắng nổi tiếng bậc nhất của Hưng Yên. Hồ có hình nửa vầng trăng nên nó có tên gọi là Hồ Bán Nguyệt. Nghe mẹ tôi kể lại, Hồ là một khúc Sông Hồng bỏ lại khi đổi dòng, nhưng dân gian ở đây đều nói nó là mảnh gương của Hằng Nga đánh rơi xuống trần. Hồ không thông với đâu, nhưng quanh năm nước đầy ắp trong veo. Những ngày nghỉ, bố mẹ thường đưa anh em tôi dạo chơi xung quanh hồ, soi xuống mặt hồ trong vắt ai cũng như thấy mình đẹp hơn . Quanh hồ có nhiều cây lắm nào là phượng, bằng lăng, nhưng nhiều nhất vẫn là liễu. Nước hồ trong xanh soi bóng những những hàng liễu rủ với những chùm hoa dài, đỏ thắm. Ngắm nhìn kĩ hàng liễu mới thấy điệu đàng làm sao! Các nàng vốn mang sẵn một vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió.
Đi một vòng quanh hồ ta sẽ gặp những hàng ghế đá cho khách ngồi thư giãn, ngắm cảnh. Giữa hồ là một đảo nhỏ có cột cở cao chừng mười mét, trên đó là lá cờ đỏ sao vàng luôn tung bay theo chiều gió. Trên mặt hồ lăn tăn gợn sóng là những chiếc thuyền thiên nga duyên dáng lượn vòng. Làn gió nhẹ thổi mang theo hơi nước mát từ ngoài hồ đưa vào thật dễ chịu. Khung cảnh nơi đây trong lành, yên bình làm sao, khác hẳn với sự ồn ã ngoài đường phố.
Hồ Bán Nguyệt là trái tim tuyệt đẹp, có thể gọi là biểu tượng tuyệt vời của thành phố Hưng Yên. Sau này khi lớn lên dù có đi xa tôi vẫn luôn nhớ về Hồ Bán Nguyệt thân yêu.
Ngày xửa, ngày xưa, ở xã Nam Mẫu, thuộc địa phận tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin không rõ từ đâu tới. Bà cụ gầy còm, lở loét như người bị bệnh phong. Đi tới đâu, bà cũng thều thào mấy tiếng nghe thật tội nghiệp:
“ Đói! Đói lắm các ông ơi, các bà ơi !” Thế mà bà đi đến đâu, mọi người cũng đều lảng tránh bà, thậm chí bà còn xua đuổi nữa.
Thật may cho bà cụ. Bà gặp được hai mẹ con một bà góa đi chợ về. Thấy bà cụ tội nghiệp quá, hai mẹ con đưa bà về lấy cơm nguội cho ăn rồi xếp chỗ ngủ cho bà cụ.
Đêm hôm ấy, hai mẹ con thấy chỗ bà cụ nằm bỗng sáng rực lên. Một con giao long to lớn nằm cuộn mình ở đấy. Cả hai rụng rời kinh hãi đành nằm im không động đậy, phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, chỗ nằm vẫn là bà cụ gầy còm, còn giao long thì đã biến mất. Bà cụ sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt hai mẹ con, bà cụ nói: “Vùng này sắp có một trận lụt lớn, ta cho hai mẹ con gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được tai họa”. Người mẹ thấy lạ, vội hỏi: “ Vậy dân làng sẽ chết hết, làm sao để cứu họ, hở cụ?”. Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra rồi đưa cho hai mẹ con và dặn: “Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp mẹ con chị làm việc thiện.” Nói rồi, bà cụ biến mất.
Tối hôm đó, lúc mọi người đang lễ bái thì bỗng nhiên có một dòng nước phun lên kèm theo một tiếng nổ long trời lở đất. Tất cả nhà cửa ruộng vườn đều chìm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con vẫn bình yên vô sự. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà dâng cao bấy nhiêu. Thấy cảnh dân làng bị nước lũ cuốn trôi, hai mẹ con rất đau đớn, xót xa. Chợt nhớ đến hai mảnh vỏ trấu bà cụ đưa cho, hai mẹ con liền lấy ra thả xuống nước. Kỳ lạ thay, hai mảnh vỏ trâu bỗng hóa thành hai chiếc thuyền lớn. Hai mẹ con mừng quá, vội lên thuyền chèo đi khắp nơi cứu người bị nạn. .
Chỗ đất bị sụt lở ấy đã biến thành cái hồ lớn mà ngày nay ta gọi là hồ Ba Bể. Cái nền nhà của hai mẹ con bà góa trở thành một hòn đảo nhỏ và được gọi là hòn Bà Góa.
Ngày xưa ở Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kan, người ta mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt đề cầu phúc. Bỗng nhiên hôm ấy xuất hiện một bà lão ăn xin, người gày còm lở loét, trông thật gớm ghiếc. Bà đi đến đâu cũng phều phào mấy tiếng : "Đói lắm các ông các bà ơi"
Bà đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi. Khi đến ngã ba, bà gặp được hai mẹ con bà góa đi chợ về. Người mẹ thấy bà lão tội nghiệp quá bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn rồi mời bà nghỉ lại. Tối hôm ấy hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên và xuất hiện con giao long to lớn đang cuộn mình ở đấy. Me con bà vô cung kinh sợ đành nhắm mắt phó mặc cho số phận.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con chẳng thấy con giao long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Bà sửa soạn ra đi. Trước lúc từ biệt, bà lão nói với hai mẹ con : "Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn chết chìm. Bà lão liền nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra, đưa cho mẹ con bà góa hai mảnh vỏ trấu, nói :' Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi, bà lão biến mất. Hai mẹ con vội vàng làm theo những điều bà lão dặn
Tối hôm đó, khi mọi người đang lễ bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đấy phun lên kèm theo tiếng nổ dữ dội, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con bà góa vẫn còn. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà ấy cao lên bấy nhiêu. Thấy dân làng bị chìm trong lũ lụt, nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Lạ thay, hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn. Thế rồi hai mẹ con vội chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng.
Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.
Cây bút thần mà ông tiên đã tặng cho Mã Lương trong giấc mộng chỉ là một chi tiết kì ảo thần thoại. Nhưng nhờ cây bút thần mà Mã Lương đã giúp đỡ được nhiều người nghèo. Có cây bút thần Mã Lương đã dùng nó để chủ động trừng phạt tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác. Nhưng mình thích nhất là lòng say mê học tập, sự vượt khó của Mã Lương. Lấy que củi vạch xuống đất, nhúng tay xuống nước để vẽ. Mã Lương đã vượt qua hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo ra phương tiện để học riêng.
Mã Lương đã cho em một bài học sáng giá : bền chí say mê sẽ đạt được khát vọng. Vì nếu Mã Lương không dày công luyện tập, thì có bút thần cũng không vẽ được cái gì.
Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua sự kiên trì, say mê tập luyện. Và cái chính của câu chuyện là khuyên con người nhiệt tình và lao động và biết quan tâm đến đồng loại.
Cây bút thần mà Mã Lương được ông tiên trong giấc mộng ban cho chỉ là một chi tiết thần kì huyền thoại. Nhưng nhờ nó mà người kể đã khắc họa được nhiều nét đặc sắc trong tính cách chú bé Mã Lương. Có cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ đồ dùng, công cụ làm ăn cho nhiều người nghèo. Có cây bút thần, Mã Lương đã chủ động đối phó, trừng trị tên địa chủ và ông vua tham ác.
Nhưng với em, em thích nhất lòng say mê học tập của Mã Lương. Lấy que vạch xuống đất, nhúng ngón tay vào nước vẽ lên đá... Mã Lương đã vượt lên hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo lấy phương tiện học tập riêng. Ngẫm về bản thân, em cũng thấy rõ điều ấy. Khi thiếu một niềm say mê tự nguyện, thiếu một động cơ bên trong mạnh mẽ thôi thúc, thì từ làm một bài toán đến sửa một đồ dùng trong nhà, ta cũng sẽ cảm thấy chầy chật, không đủ sức kiên trì theo đuổi đến cùng, không có cảm hứng sáng tạo.
Chú bé Mã Lương này còn một nét tính cách khác mà em thấy đáng yêu: thái độ ứng xử có phân biệt tùy đối tượng. Với người nghèo lương thiện, Mã Lương vẽ cho có cày có cuốc, có thức ăn, vật dùng. Nhưng với tên địa chủ gian ác, Mã Lương vẽ cho mũi tên hạ thủ; với ông vua tham lam, Mã Lương vẽ cho sóng gió chìm tàu. Mã Lương đã biết “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.
Mã Lương cho em bài học sáng giá: bền chí say mê cần cù sẽ đạt được khát vọng. Rõ ràng nếu như Mã Lương không dày công tự luyện, thì có bút thần cũng chẳng vẽ nổi cái gì. Nếu ta cứ tháng này lao vào tin học, tháng sau lại bỏ để đi học một lớp tiếng Anh, tháng sau nữa lại nhảy sang học đàn chẳng hạn, thì rút cuộc chẳng có gì nên cơm cháo cả. Chẳng thế mà ông cha ta đã khuyên:
" Hãy cho bền chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!"
Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua kiên trì, say mê tập luvện. Cái cốt hiện thực của truyện chính là khuyên con người nhiệt tình lao động và biết quan tâm đến đồng loại.
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.
Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.
Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.
Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.
Em sinh ra và lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất nước, nơi có di tích Cảng Nhà Rồng mà Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Thành phố của em nhộn nhịp đông vui bốn mùa. Phố xá có đèn và cửa kính sáng loá, sang trọng. Thành phố có nhiều công viên đẹp như công viên Hoàng Văn Thụ, công viên Tao Đàn, công viên Gia Định… Nhà hàng, trường học, chung cư mọc lên như nấm đế phục vụ cho đời sống của nhân dân. Đặc biệt, thành phố của em có nhiều bệnh viện lớn, bác sĩ giỏi không những chữa bệnh cho nhân dân thành phố mà còn khám chữa bệnh cho nhân dân các tỉnh. Thành phố còn là cái nôi của ngành sản xuất hàng tiêu dùng của cả miền Đông Nam Bộ. Em rất tự hào về thành phô giàu và đẹp của em.
Chúc bạn học thật tốt ạ !!
Lý Thông tôi là một người chuyên bán rượu trong làng. Nhờ vào tay nghề ủ rượu ngon, nên gần xa trong làng ai cũng biết đến.
Một lần, tôi trong một chuyến đi xa, tôi ghé lại nghỉ chân ở quán nước. Chợt tôi thấy một chàng trai vạm vỡ, nước da bánh mật, gánh một bó củi to trên lưng. Tôi tò mò, hỏi ra mới biết đó là Thạch Sanh, một chàng trai mồ côi sống bằng nghề kiếm củi. Thấy Thạch Sanh hiền lành, khỏe mạnh lại mồ côi, tôi ngẫm nghĩ: “Thạch Sanh khỏe mạnh lại khù khờ thế này, mang nó về nhà giúp việc chắc tôi đỡ được bao nhiêu”. Vậy là tôi ngỏ ý kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, Thạch Sanh thấy có người thương mình thì vui vẻ nhận lời. Kết nghĩa xong, tôi bèn mời Thạch Sanh về nhà ở để dễ bề lợi dụng.
Từ ngày có nó mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Những công việc nặng nhọc trong nhà, thằng bé tranh làm hết. Hai mẹ con tôi từ đó nahfn nhã nhiều. Nhưng rồi cuộc sống không êm đềm nhưu tôi vẫn thường nghĩ. Trong vùng lúc bấy giờ chợt xuất hiện một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Nó thần thông quảng đại thế nên dân làng đành bó tay, không ai có thể diệt trừ được nó. Để yên ổn, dân làng họp lại đưa ra kế sách đành tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lệ làng phép nước, sao có thể tránh khỏi, cuối cùng cũng đến ngày tôi phải nộp mạng. Tôi về nhà, nhìn nhà cửa, nhìn mẹ già mà không khỏi đành lòng chịu chết như thế. Chợt Thạch Sanh từ núi gánh củi về, tôi chợt nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy:
- Mấy nữa, anh có chuyến giao rượu xa, ngặt nỗi, làng lại cử anh đi canh miếu. Chuyến hàng này rất quan trong anh không đi không yên tâm, em có thể giúp anh đi canh miếu thay anh được không?
Thấy tôi nhờ vả, Thạch Sanh không chần chừ đáp:
- Anh cứ yên tâm giao em.
Nghe vậy, tôi và mẹ vui mừng lắm. Hôm Thạch Sanh đi canh miếu tôi thấp thỏm không thôi. Phần vì cũng cảm thấy có lỗi, thằng bé hiền lành, nhưng rồi nghĩ:" Nó không thay mình thì người chết đêm nay là mình". Trời về khuya, tôi cũng thôi, không nghĩ gì nữa mà tắt đèn đi ngủ. Vừa thiu thiu ngủ thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh:
- Anh ơi.... anh ơi.... anh....
Nghe tiếng gọi, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, ,mẹ con tôi van xin khẩn thiết:
-Em ơi, em sống khôn chết thiêng tha cho mẹ và anh…. Anh xin lỗi…..
Thạch Sanh không hiểu chuyện gì đang xảy ra, bèn phân chần:
- Anh ơi, là em, em đây, em nào đã chết, em là người mà anh
Lúc bấy giờ tôi mới tôi mới tin là Thạch Sanh còn sống. Nhưng làm sao mà nó còn sống trở về được. Chẳng lẽ nó biết được ở miếu có chằn tính, bản thân nó chỉ là thế mạng nên quay về đây trả thù.
- Thế sao chú về sớm thế, anh nhờ chú canh miếu mà.
Nghe hỏi, Thạch Sanh thật thà kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Nhìn con trăn sau lưng Thạch Sanh tôi chợt nghĩ ra kế:
- Trời ơi, con trăn ấy là của nhà vua nuôi đã lâu. Nay em bắt giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng, em hãy lo trốn ngay đi! Có chuyện gì để mặc anh ở nhà lo liệu!
Sau khi xúi Thạch Sanh bỏ trốn, tôi cùng mẹ hăm hở đem xác chằn tinh lên kinh đô lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, Vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp, vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Tôi cũng hăm hở đến dự lễ ném cầu này, vì biết đâu tôi lại giành được tú cầu, một bước lên tiên. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Cả kinh thành náo loạn đi tìm công chúa.
Tôi được đức vua cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái, truyền ngôi cho tôi nữa. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo, không biết tìm công chưa kiểu gi cả. Tôi liền nghĩ đến Thạch Sanh, tôi về lại gốc đa năm xưa tìm nó. Thật vui mừng khi nó chính là người bắn trúng con đại bàng. Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lay dây để kéo công chua lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi hắn cứu được công chúa, tôi đã không thả dây xuống cứu hắn nữa mà vít luôn của hang lại đề phòng nó tranh công của tôi.
Thế nhưng, từ lúc công chúa về cung không nói không rằng, vua cha rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người tôi đã bị Thạch Sanh vạch mặt, Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng giữa đường do giữ lời thề năm xưa lúc kết nghĩa anh em. Tôi đã bị sét đánh chết.
Có rất nhiều những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống để lại nhiều ấn tượng trong con người tôi . Mỗi ngày mới là một niềm vui bởi khi tôi thức dậy, cái mà tôi ấn tượng nhất đó là khu vườn trước nhà tôi vào những buổi sáng sớm.
Vào mùa xuân khi cây cối đâm chồi nảy lộc, tất cả những mầm non của cây đều đâm chồi và tràn đầy sức sống, những cánh hoa đào nở rộ khi mới lập xuân, đỏ cả 1 khu vườn nhà tôi, trong một khu vườn có rất nhiều những cây cối do bố mẹ tôi trồng từ cây cảnh đến rất nhiều những loài cây khác như cây ăn quả,cây hoa,… Tràn đầy trên khu vườn trước nhà tôi, những đàn ong vào sáng sớm đã đua nhau đi hút mật hoa, rồi những cây xanh vẫn đang long lanh những giọt sương trên lá, cánh đào thì đua nhau để khoe sắc...
Sáng sớm có lẽ là thời khắc mà tôi không thể quên được khi lúc đó không khí trong lành, con người cũng bước vào một ngày mới với bao nhiêu sức sống và niềm vui, khoảnh khắc mỗi khi thức dậy cái đầu tiên mà ta nhìn thấy đó là khung cảnh lãng mạn của khu vườn cũng góp phần cho ta thêm sức sống. Khi bước chân ra ngoài không khí trong lành của cây cối xung quanh khiến cho tâm hồn con người thấy thoải mái và dễ chịu, ánh mắt trìu mến khi ngắm những cành lộc non của những cây xanh trước nhà, đưa tay ra sờ những cành nụ non đó thấy thật mụ mẫm và căng tràn sức sống, mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, đây là mùa đầu tiên của 1 năm mới đã đến người người nhà nhà đều về và hưởng thụ những không khí ấm áp của gia đình, với những nồi bánh chưng xanh và những câu đố đầu xuân mới.
Mỗi sáng khi thức dậy tôi thường ngắm những khung cảnh xung quanh cuộc sống của tôi, tôi thấy yêu nó, và những khung cảnh đó giúp cho tôi có thêm nghị lực để làm việc tốt hơn, những cánh đào nở rộ, đóa hòe trước của nhà, cùng với những làn gió heo may đang bây phấp phới trước nhưng khung cảnh của tiết trời mùa xuân, đó là những thời khắc mà tôi có thể thư giản và cảm nhận được những điều tốt lành từ cuộc sống của mình. Cuộc sống không chỉ bộn bề với những công việc mà xung quanh nó vẫn tồn tại rất nhiều những cái hay và khiến cho tâm hồn con người sao xuyến, những rặng cây hoa đổi màu trước của nhà vào buổi sáng sớm nó cáo màu trắng hồng, long lanh trước những giọt sương đêm, những cánh hoa to, đang chen nhau đua sắc trước khu vườn, rồi những cây ăn quả, thì đang nảy những mầm xanh non để sắp cho ra những trái hoa quả mới, những cây cảnh phong phú trước nhà khiến tôi cảm thấy trong cuộc sống có khá nhiều điều thú vị, mỗi khi tôi bị áp lực khu vườn rồi cùng với những đàn ong đi kiếm mật vào buổi sáng sớm khiến tôi thấy thoải mái và có thêm sức sống nữa, khi căng thẳng tôi thường so sánh mình như những mầm lộc non kia cũng đều phải nảy nở trường tồn cùng cuộc sống cho dù cuộc sống có muôn vàn những sóng gió, nhưng những cánh hoa, những cây xanh đó vẫn sinh xôi và phát triển, điều đó khiến tôi cảm thấy mình cần có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình.
Khu vườn vào buổi sáng sớm là thời khắc đẹp nhất của 1 ngày mới, khi con người đang trang trải về 1 công việc trong ngày đó nhưng có những khoảnh khắc trong lành của khu vườn đã giúp cho con người thấy thư thái. trong khu vườn không chỉ có không khí của thiên nhiên xung quanh mà còn có sự sống của những loài chim trên bầu trời trong xanh.
Tôi rất thích khoảnh khắc của khu vườn vào buổi sáng sớm, đó là những khoảng không gian đẹp mà tôi từng có trong cuộc sống, mọi thứ xung quanh tôi giường như đang hòa vào thiên nhiên xung quanh cuộc sống của mình.Tôi rất yêu cuộc sống này,một cuộc sống mà tôi sẽ không bao giờ làm mất nó.
BÀI CỦA MÌNH SẼ CÓ CHỖ KO HAY,MONG BẠN THÔNG CẢM.CHÚC BẠN HỌC TỐT.
sáng sớm em ra vườn hoa đã nát .tối qua thằng nào ăn trộm........
hay đấy 10 điểm luôn ( chó tha mất số 1 )
XIN T I C K
Trong phòng học lớp em có treo ảnh Bác Hồ. Ảnh Bác được treo trang trọng trên tường, ngày chính giữa lớp, phía trên chiếc bảng đen xinh xắn. Trông Bác hiền từ như một ông Bụt bước ra từ câu chuyện cổ tích mà bà em hay kể. Râu tóc Bác bạc trắng. Đôi mắt hiền hậu dõi theo chúng em học bài. Vầng trán rộng mênh mông thể hiện sự thông minh và trí tuệ uyên thâm. Mỗi khi nhìn vào ảnh Bác, em luôn tự nhủ mình sẽ cố gắng chăm ngoan, học tập thật giỏi để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
THANKS
Nhung là môt người ban thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻcòm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoại cả. Tôi rất yêu quý Nhung, mong rằng chúng tôi sẽ mãi ở bên nhau như hiện tại.
bạn Hiểu Băng lớp em rất tốt bụng và học giỏi . Bạn rất gầy , xinh xắn và rất vui tươi . bạn có mái tóc dài . khi có bài kiểm tra hay là cô giao làm việc gì bạn cũng hoàn thành tốt và nghiêm túc . bạn được cô cử đi thi viết chữ đẹp , văn nghệ , violypic , ioe , trạng nguyên tiếng việt và các môn khác nữa . ai cũng quý bạn ấy .
Tham khảo :
Ngày xửa ngày xưa, thần Giao Long biến thành bà lão già nua bệnh tật để đi thử lòng mọi người. Đến đâu bà lão cũng bị người ta xa lánh. Một hôm bà lão tìm đến một nơi đang diễn ra lễ hội đồng vui. Mọi người đều ăn mặc đẹp, thắp hương khấn cầu Trời, Phật, thần linh ban cho nhiều phúc lộc. Ai cũng nói đến chuyện làm phúc, chuyện lễ nghĩa. Nhưng mọi người đều xa lánh, đều từ chối, đều xua đuổi bà lão đói khổ khi bà cất tiếng van xin.
Trời sắp tối. Bà lão ăn mày lập cập bước vào một túp lều của hai mẹ con bà Góa nghèo khổ. Chỉ có một bát cơm nguội, hai mẹ con dành cho bà lão ăn mày. Chỉ có một manh chiếu rách, hai mẹ con cũng nhường cho con người khốn khổ. Bà lão ăn mày cảm động lắm cất tiếng cảm ơn và nói: "Hai mẹ con bà tuy nghèo mà phúc đức lắm, Trời sẽ phù hộ cho". Trước khi bước ra đi, bà lão đưa cho hai mẹ con bà Góa một gói tro, một chiếc vỏ trấu và dặn: "Nhớ giữ lấy để phòng thân. Lũ lụt, mưa to gió lớn thì rắc tro xung quanh nhà. Nước dâng lên thì thả vỏ trấu xuống...". Rồi bà lão ăn mày biến mất.
Đêm ấy mưa to gió lớn, thần Giao Long còn hóa phép làm cho đất sụt xuống, nước phun lên, dâng lên trắng cả trời đất như biển. Nhiều người bị chết đuối, bị lũ cuốn đi. Hai mẹ con bà Góa rắc tro xung quanh túp lều mình, nước không tràn vào được. Chiếc vỏ trấu, hai mẹ con vừa thả xuống nước, tức thì hóa thành một chiếc thuyền độc mộc rất to, rất dài. Với chiếc thuyền độc mộc ấy, hai mẹ con bà Góa đã cứu được bao nhiêu người thoát chết. Họ không bao giờ quên công ơn của hai mẹ con bà.
Nơi thần Giao Long làm sụt đất ấy biến thành một cái hồ sâu, dài, rộng, bốn bề là vách núi, được người đời gọi là hồ Ba Bể. Giữa hồ mênh mông nổi lên một cái gò cao gọi là gò Bà Góa.
Đã bao đời nay, dân gian vẫn lưu truyền câu ca dao:
"Bắc Cạn có suối đãi vàng,
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh".
~ HT ~
Ngày xưa ở Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kan, người ta mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt đề cầu phúc. Bỗng nhiên hôm ấy xuất hiện một bà lão ăn xin, người gày còm lở loét, trông thật gớm ghiếc. Bà đi đến đâu cũng phều phào mấy tiếng : "Đói lắm các ông các bà ơi"
Bà đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi. Khi đến ngã ba, bà gặp được hai mẹ con bà góa đi chợ về. Người mẹ thấy bà lão tội nghiệp quá bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn rồi mời bà nghỉ lại. Tối hôm ấy hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên và xuất hiện con giao long to lớn đang cuộn mình ở đấy. Me con bà vô cung kinh sợ đành nhắm mắt phó mặc cho số phận.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con chẳng thấy con giao long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Bà sửa soạn ra đi. Trước lúc từ biệt, bà lão nói với hai mẹ con : "Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn chết chìm. Bà lão liền nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra, đưa cho mẹ con bà góa hai mảnh vỏ trấu, nói :' Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi, bà lão biến mất. Hai mẹ con vội vàng làm theo những điều bà lão dặn
Tối hôm đó, khi mọi người đang lễ bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đấy phun lên kèm theo tiếng nổ dữ dội, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con bà góa vẫn còn. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà ấy cao lên bấy nhiêu. Thấy dân làng bị chìm trong lũ lụt, nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Lạ thay, hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn. Thế rồi hai mẹ con vội chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng.
Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.