K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 1 2018

Bài thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa hiển ngôn nói về việc đi đường núi, nghĩa hàm ngôn ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời. Bài thơ đã gợi ra một chân lí: đường đời, đường cách mạng nhiều chông gai, thử thách, nhưng nếu quyết tâm vượt qua, con người nhất định sẽ đạt được những thắng lợi rực rỡ.

30 tháng 1 2018

Giúp tớ nhanh đi, cần gấp lắm !!!ok!!!

23 tháng 1 2019

a, Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa:

    + Vầng trăng của thiên nhiên, đất trời

    + Trăng là người tri kỉ gắn bó với con người lúc gian khó

    + Trăng là tình cảm trong sáng, tốt đẹp trong con người, soi rọi, chiếu sáng những góc khuất, thức tỉnh con người

b, Khổ thơ cuối thể hiện biểu tượng của vầng trăng, chứa đựng tính triết lý

    + Trăng thủy chung, son sắt tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không thể phai mờ

    + Trăng là nhân chứng nghĩa tình, nghiêm khắc, sự im lặng nhắc nhở nhà thơ và mọi người

    + Con người có thể vô tình lãng quên thiên nhiên tình nghĩa, quá khứ thì trong đầy, bất diệt, hồn hậu, rộng lượng

4 tháng 12 2017

- Bài thơ chứa đựng một triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Bạn tham khảo :Trăng cứ tròn vành vạnhKể chi người vô tìnhÁnh trăng im phăng phắcĐủ cho ta giật mình.Vầng trăng vẫn còn đó, trọn vẹn cao thượng đến lạ lùng mặc cho con người có thờ ơ lạnh nhạt, nó vẫn toả sáng với bao vẻ đẹp tự nhiên thanh bạch. Vầng trăng đó biểu tượng cho những ngày tháng gian khổ thiếu thôn mà nghĩa tình, cho tấm lòng của nhân dân yêu thương che chở đùm bọc cách mạng:Trăng cứ tròn vành vạnh. Những giá trị đích thực của quá khứ, những ân nghĩa thuỷ chung của một thời oanh liệt - dù đã lùi xa mờ vào dĩ vãng nhưng vẫn trường tồn cùng thời gian. Sự tròn đầy viên mãn của vầng trăng đặt cạnh sự vô tình của con người làm tác giả thêm day dứt, hối hận trước toà án lương tâm. Quả thật chẳng có toà án nào xét sự lãng quên của con người, chỉ có lương tri sâu thẳm mới đánh thức trong chúng ta trách nhiệm đối với quá khứ. Sự cao thượng vị tha của vầng trăng - bất chấp vô tình xa lạ - buộc con người phải suy nghĩ lại chính mình. Bài thơ được sáng tác năm 1978, chỉ ba năm sau ngày toàn thắng của dân tộc. Tại sao chỉ có ba năm với cuộc sông thị thành, với bộn bề lo toan thường nhật có thể làm cho người ta lãng quên hơn mười ngàn ngày trong lửa đạn thiếu thôn và sự ấm áp tình đồng đội, vòng tay che chở của nhân dân? Vẫn biết không có gì là mãi mãi trước sức mạnh xói mòn của dòng chảy thời gian nhưng điều đang xảy ra vẫn khiến nhà thơ phải ngỡ ngàng nhìn lại.
24 tháng 1 2021

 ui cảm ơn bạn nhiều nha yeu

7 tháng 10 2019

Chọn đáp án: A

6 tháng 5 2016

Bác Hồ -vị cha già của dân tộc .Người không chỉ được nhắc đến như moọt vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn là mộtnhà văn ,nhà thơ lớn .Những vần thơ của bác giàu tính triết lí ,đậm chất thép ,mang đến cho người đọc nhiều suy cảm .Và một trong những bài thể hện rõ nét nhất những đặc điểm ấy của thơ Bác chính là "Đi đường ".Đây là bài thơ thứ 28 trong tập "Nhật kí trong tù "của Bác ,sáng tác vào những năm 1942-1943,nhưng đến nay tác phẩm vẫn đang được nhắc đến : 

"Đi đường mới biết gian lao 

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng 

Núi cao lên đến tận cùng 

Thu vào tầm mắt muôn rùng núi non" 

Bài thơ được sáng tác trên đường tác giả bị áp giải từ nhà tù này tới nhà tù khác ,và những ngọn núi cao trên đường đi đã đem lại cảm hứng tạo nên tứ thơ.Cũng có thể bài thơ được viết khi Người nghĩ về chặng đường đời -Chặng đường cách mạng . 

Mở đầu bài thơ là những lời thơ nói lên một sự thật hiển nhiên như một lời nhận xét thường tình ,giản dị "Đi đường mới biết gian lao .Câu thơ phảng phất ca dao tục ngữ :"Thức lâu mới biết đêm dài ","Đi đường mới biết đường dài"....Điều này ông cha ta đã đức kết từ bao đời nay ,và Bác cũgn đã rất thấm thía qua bao cuộc "thử lửa " trong đời .Từ những năm đầu thế kỉ XX lên đường cứu nước ,những đêm đông giá buốt ở trời Âu,qua những tháng năm ải khổ lao tù ,nhà cách mạng Hồ Chí Minh đã rút ra được bao kinh nghiệm sống ,đã hình dung đầy đủ cái gian lao trên đường đi tới .Đó là con đường "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng ".Cách dùng điệp từ liên hoàn "núi cao-núi cao-núi cao"ở hai câu thơ thừa và chuyển gợi nên ,vẽ nên vẻ trùng diệp của những dãy núi cao và càn làm ta hiểu rõ cảnh" lộ nan".Viết như vậy ,Bác chỉ như nói lên khách quan một phần mà không nhắc đến cảnh chân tay bị trói khi bị áp giải cũng như những khó khăn khác trong hoạt động cách mạng . 

Lại nói về con đường cách mạng trong bài thơ .Những vật cản to lớn trên đường đi tạo rế hiểm trở ,và giữa khung cảnh ấy thì con người thật bé nhỏ biết bao !Gian khổ chồng chất ,điệp trùng tưởng như không thể vượt qua .Vậy mà ý thơ,hình ảnh thơ ở hai câu thơ tiếp theo lại hoàn toàn khác : 

"Núi cao lên đến tận cùng 

"Thu vào tầm mắt muôn trùng núi non " 

Câu thơ đưa ta bay lên đỉnh cao chót vót ,lên đến" tận cùng ".Từ đỉnh cao tuyệt vời ấy ,con ngườ như vượt lên trên tất cả và có thẻ nhìn thật xa ,có thể thu muôn núi sông to lớn ,hùng vĩ vào tầm mắt của mình .Vượt qua mọi thời gian để thâu tóm bao quát cảnh" nước non ",đây là đặc điểm ,là tầm nhìn rộng lớn ,thường thấy trong thơ chủ tịch Hồ Chí Minh . 

có thẻ Bác chưa qua hết gian truân ,nhưng hình ảnh đỉnh núi là cái đích để người tự động viên ,để vươn tới .Lên tới đỉnh cao ấy ,có thể bình tĩnh, kiêu hãnh nhìn lại những tận trùng núi non đã vượt .Lên tới đỉnh cao ấy ,con người đạt bước thành cong nhờ" gian nan rèn luyện ".Câu kết đep đẽ của Bác còn gợi lời ca của nhân dân sau này : 

"Đèo cao thì mặc đèo cao 

"trèo lên đỉnh núi ta cao hơn đèo " 

Như vậy ,bài "Đi đường " hàm chứa một lời khuyên bổ ích ,một triết lí sống lớn lao.Nếu hai câu đầu nhắc đến gian lao ,thì hai lại toả sáng niềm vui và niềm tin .Điều nsỳ cho ta thấy tinh thần lạc quan cách mạng ,chất thép trong tư tưởng của Bác . 

Không những thế ,bằng những hình ảnh thơ mang đậm hiện thực cảm xúc ,Bác đă để lại bài học đầy ý nghĩa cho bao lớp đời sau :Con người có thắng hoàn cảnh mới tiến lên được ."Đi đường "hình ảnh nghệ thuật với ít nhất hai tầng ý nghĩa :đường ở đây vừa là đườn chuyển lao vừa là đường đời ,đường cách mạng nhiều gian truân ,hiển trở .Nhưng chỉ có con đường đó mới đưa đến đích ,đến đỉnh cao thắng lợi . 

Với những lời thơ ngắn gọn ,giàu triết lí ,"Đi đường " ẩn chúa những kinh nghiệm quý ,những vẻ đẹp và gương sáng mà ta cần noi theo .Và cũng chính vì vậy mà bài thơ đã ,đang và sẽ sống mãi với thời gian ,với bao thế hệ độc giả .

6 tháng 5 2016
Đi đường là bài thơ trong tập Nhật kí trong tù. Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Với bao cay đắng thử thách nặng nề. Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt và được Nam Trân dịch thành thơ lục bát:Đi đường mới biết gian lao,Núi cao rồi lại núi cao trập trùng!Núi cao lên đến tận cùng,Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non, Đây là bài thơ mang hàm nghĩa. Tác giả mượn chuyện đi đường để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực lớn mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang. Hai câu đầu trong bài thơ chữ Hán là: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nanTrùng san chi ngoại hựu trùng san được dịch nghĩa là: Có đi đường mới biết đường đi khó,Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác. Câu thứ nhất nêu lên một kinh nghiệm, một chiêm nghiệm song ở đời, đó là chuyên đi đường và bài học đi đường khó. Với nhà thơ, con đường được nói tới còn là con đường cách mạng vô cùng nguy hiểm: là gươm kề tận cổ, súng kề tai – là thân sống chỉ coi còn một nửa (Trăng trối – Tối Hữu). Hình ảnh con đường được miêu tả bằng điệp ngữ trùng san đã làm nổi bật khó khăn, thử thách chồng chất; người đi đường luôn luôn đối diện với bao gian khổ. Câu thơ chữ Hán không hề có chữ cao dịch giả đã thêm vào, người đọc thơ cần biết: Đi đường mới biết gian lao,Núi cao rồi lại núi cao trập trùng. Hai câu thơ đầu về mặt văn chương chữ nghĩa không có gì mới: ý niệm: hành lộ nan đã xuất hiện trong cổ văn hơn nghìn năm về trước. Thế nhưng vần thơ Hồ Chí Minh hay và sâu sắc ở tính nghiệm sinh; nó cho thấy trải nghiệm của một con người ba mươi năm ấy chân không nghỉ (Tố Hữu), để tìm đường cứu nước. Con đường mà người chiến sĩ ấy đã vượt qua đâu chỉ có Núi cao rồi lại núi cao trập trùng mà còn đầy phong ba bão táp, trải dài trải rộng khắp bốn biển năm châu: Người xưa có nhắc: Đọc sách người ấy, đọc thơ người ấy phải biết con người ấy là thế. Hai câu cuối được cấu trúc trên mối quan hệ điều kiện – hệ quả. Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót (cao phong hậu) thì muôn dặm nước non (vạn lí dư đồ) thu cả vào tầm mắt: Núi cao lên đến tận cùng,Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. Muôn vượt qua các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót thì phải có quyết tâm và nghị lực lớn. Chỉ có thế mới giành được thắng lợi vẻ vang, thu được kết quả tốt đẹp. Câu thơ Hồ Chí Minh hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để giành thắng lợi. Bài học đi đường thật là vô giá đối với bất cứ ai. Nhật kí trong tù có nhiều bài thơ viết về đề tài đi đường như Thế lộ nan, Tẩu lộ Lộ thượng, … Đó là những vần thơ giàu chất trí tuệ, mang ý vị triết lí, được đúc kết từ máu và nước mắt: Núi cao gặp hổ mà vô sựĐường phẳng gặp người bị tống lao. Xử thế từ xưa không phải dễ,Mà nay, xử thể khó khăn hơn. Bài thơ Đi đường cho ta bài học về đường đời nhiều khó khăn nguy hiểm, bài học về quyết tâm, vượt khó, vươn lên giành thắng lợi trên con dường đời. Mỗi cuộc đời là một trăm năm đi đường. Có con đường lao động mưu sinh, có con đường công danh lập nghiệp. Tuổi trẻ còn có con đường học tập. Bài thơ Đi đường trở thành hành trang cho mỗi chúng ta có thêm sức mạnh để vươn lên thực hiện ước mơ của mình.
14 tháng 9 2021

Khổ thơ cuối:

      "Trăng cứ tròn vành vạnh

        kể chi người vô tình

        ánh trăng im phăng phắc

        đủ cho ta giật mình."

Tham khảo:

Ánh trăng đã đi vào thơ với muôn ngàn ca từ mĩ lệ, đã chiếm trọn lòng yêu thương của biết bao thi sĩ. Đến với đề tài quen thuộc – ánh trăng, nhưng Nguyễn Duy đã thể hiện được tính triết lí và chiều sâu suy ngẫm quan bài thơ của mình, đặc biệt ở khổ thơ cuối bài:

"Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình."

Từ những ngày thơ bé sống giữa đồng quê, trăng đã người bạn tâm tình với nhà thơ. Ánh sáng ấy theo chân người chiến sĩ trong cả những trận chiến đấu gian khổ. Giữa rừng hoang nước lạnh, ánh trăng chiếu rọi làm ấm lòng người ra trận, vầng trăng gắn bó với biết bao nghĩa tình. Vậy mà khi cuộc sống đủ đầy, nơi thành thị ngập tràn màu sắc của những ánh sáng điện lưới, vánh trăng bỗng trở nên nhạt nhòa trong tâm trí người xưa. Để rồi khi ánh điện vụt tắt. ta mới ngước nhìn lại cố nhân, vẫn âm thầm tỏa ánh sáng chan hòa trên bầu trời cao rộng. Cuộc hội ngộ trong hoàn cảnh bất ngờ như thế, đã khiến nhà thơ không khỏi bồi hồi, xúc động để rồi tự vấn lòng mình. Thế nhưng vầng trăng vẫn “cứ tròn vành vạnh”, “im phăng phắc”. Tác giả đã sử dụng hai từ láy để diễn tả tâm trạng của “cố nhân”. Trăng vẫn tròn đầy, trọn vẹn nghĩa tình thủy chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên. Dù thời gian có trôi qua, tình cảm đó chẳng chút hư hao. Phải chăng ánh trăng đang trách móc hay giữ sự tĩnh lặng để người đứng đó tự vấn lương tâm? (thành phần tình thái: phải chăng)

Để rồi, người đứng nhìn phải “giật mình”, đó là phản xạ của người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình  bạc bẽo. Sự nông nổi trong cách sống của mình.  Cái “giật mình” ở đây thật chân thành có sức cảm hóa lòng người. Hai tiếng “giật mình” cuối cùng bài thơ như một tiếng chuông rất khẽ nhưng ngân vang rất xa và đọng lại rất lâu.  

Cái giật mình của Nguyễn Duy thật đáng trân trọng, đó là cái giật mình khi tác giả tự ý thức được về sự vô tâm của chính mình. (câu bị động: được) Tự hỏi trong chúng ta, ai dám chắc rằng mình chưa bao giờ lãng quên những điều mà chúng ta cho là trân quý nhất và khi nhận ra sự lãng quên đó, có ai dám nhận lỗi với chính mình. Câu thơ của nhà thơ ngắn ngủi mà có sức lay động lòng người, nhắc nhở mỗi người phải sống có nghĩa tình với quá khứ, uống nước phải nhớ nguồn.

 

6 tháng 3 2020

c) hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên bằng 1 đoạn văn

thiếu 1 tí nhé