Câu 1 : Một oxit của sắt có thành phần phần trăm là 70 % , phân tử khối của oxit = 160 đvc , xác định công thức hóa học .
Câu 2: oxit của một n tố có hóa trị V chứa 43, 66 % n tố đó . xác định công thức hóa học.
Câu 3 ; oxit Y của một n tố có hóa trị III , chứa 17,29 % oxi . xác định công thức hóa học .
Câu 4 : một oxit của S trong đó % S chiếm 50 % . một oxit = 64 đvc. xác định công thức hóa học.
Câu 1 :
Gọi công thức của oxit đó là MxOy
Ta có Mx/(Mx + 16y) = 70/100
Mà Mx + 16y = 160 => Mx = (70/100).160 = 112g => M = 112/x
Với x = 2 => M = 56 (Fe)
x = 2 => y = (160 - 56.2)/16 = 3
Vậy oxit kim loại có công thức là Fe2O3 (Sắt (III) oxit)
* Nói thêm một chút tại sao x = 2 : cái này do mình làm tắt đó thôi, chứ đúng ra phải biện luận thế này nè :
M = 112/x
x = 1 => M = 112 (loại)
x = 2 => M = 56 (Fe)
x = 3 => M = 37,3 (loại)
** Thực ra M = 112 là kim loại Cd (cađimi) nhưng chương trình lớp 8 không xét kim loại này, hơn nữa Cd có hóa trị II
*** Trong chương trình lớp 8 thì chỉ cần biện luận tới x = 3 là có thể kết luận được rồi