1.Lập dàn ý rồi viết bài văn: '' Chết trong còn hơn sống đục''
2. Viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người không vứt rác bừa bãi.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài: Trời oi bức, đứng gió, không khí ngột ngạt. Mây đen từ phía chân trời kéo về. Bầu trời tối sầm lại.
2. Thân bài:
Diễn biến của cơn mưa:
- Một vài hạt mưa bắt đầu rơi.
- Gió thổi ào ào, cây cối nghiêng ngả.
- Mưa nặng hạt dần. Mưa rơi lộp độp.
- Mưa xối xả, mưa như trút nước.
- Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng, sáng loá và tiếng sấm ì ầm lúc gần, lúc xa.
- Ngồi trong nhà nhìn ra thấy một màn mưa trắng xóa. Giữa nền trời tối đen, lâu lâu một vệt chớp loằng ngoằng sáng chói như muốn xé toang bầu trời âm u. Tiếp theo là tiếng sấm ầm ầm, khiến cho mọi người giật mình.
- Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc, chảy lai láng
- Mưa mỗi lúc một to, gió lay giật các cửa sổ và cửa ra vào.
- Hơi nước mát lạnh bay vào gian phòng.
Sau cơn mưa:
- Lá vàng rơi đầy sân.
- Trời trong veo không một gợn mây.
3. Kết bài: Cơn mưa đem lại sự mát dịu cho con người và cảnh vật, xua đi cái nóng ngột ngạt của buổi trưa hè.
Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.
Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.
Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.
Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.
Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.
Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.
Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.
Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.
Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.
Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc. và trong những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam đó là tình yêu thương và long vị tha. Để dạy dỗ con cháu có một tấm long yêu thương đùm bao thì từ xa xưa ông bà ta có câu “thương người như thể thương thân”. Đó là một lời dạy vô cùng ý nghĩa, một lời nhắn nhủ vô cudng thiết thực đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống này.
II. Thân bài :
1. Giải thích câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Thân là chính bản thân mình, thương thân là thương chính bản thân mình. Khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc của bản thân.
- Thương người : người là mọi người xung quanh ta. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
- “ thương người như thể thương thân”: là yêu thương mình như thế nào thì yêu thương người khác như thế ấy. nếu người khác cũng lâm vào cảnh khó khăn khổ cực như ta đã từng thì cũng chia sẻ cảm thong với người đó.
2. Tác dụng của câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Là lời nhắc nhở chúng ta phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
- Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
- Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
3. Chứng minh câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Một cá nhân không thể tách rời tập thể, cộng đồng xã hội,…. Vd: cuộc kháng chiến cứu quốc của dân tộc
- Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy
III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”
- Rút ra kinh nghiệm bản thân, bài học.
Bài làm
Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.
Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "
đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,
"Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”
Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:
"Nhiễu điểu phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:
"Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch định ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”
Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng. Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.
Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.
Tham khảo!!!
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
- Trong kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông bà ta để lại có một câu thể hiện nội dung là tình thương yêu giữa con người và con người với nhau.
- Câu tục ngữ ấy chính là: “Thương người như thể thương thân”
II. THÂN BÀI
Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nghĩa là gì?
- Thương người nghĩa là chúng ta phải luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình để quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn.
- Thương thân nghĩa là yêu thương chính bản thân chúng ta. Chúng ta luôn trân trọng, chăm lo đến bản thân rất nhiều và đó là điều tất yếu.
- Cả câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân mang đến cho chúng ta suy nghĩ rằng: chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.
2. Những biểu hiện cụ thể, sinh động nào thể hiện tinh thần “Thương người như thề thương thân”?
- Yêu thương người khác đặc biệt là những người còn gặp nhiều khó khăn luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.
- Cạnh nhà ta có một cụ già neo đơn, bất hạnh. Trong ta cứ dấy lên niềm xót thương vô hạn. Ta day dứt vì cảnh đời một cụ già tội nghiệp: Chắc chắn mình phải làm gì đó cho cụ. Ta dành thời gian có thể để giúp đỡ, hoặc tiết kiệm những đồng tiền ăn sáng ít ỏi của mình để gửi tặng cụ. Cảm xúc và hành động đó được gọi là tình thương.
- Nếu không có một trái tim chan chứa yêu thương, nhà văn Khánh Hoài khó tạo ra giây phút chia li cảm động giữa Thủy với cả lớp, Thủy và anh trai trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, để rồi người đọc thấm thía giá trị của gia đình, biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc.
- Tình yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh xung quanh ta còn được nhân dân tôn vinh trong nhiều truyền thuyết xa xưa như: “Con rồng cháu tiên”, “Ọuả bầu mẹ”,..
- Trong ca dao, dân ca cũng có một số câu thể hiện tình yêu thương như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,...
- Trong cuộc sống hằng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những con người có lôi sống đẹp như một con người luôn sống lành mạnh, chan hòa với cuộc sổng, luôn tự vươn lên khi gặp khó khăn, vất vả.
- Hay những thanh niên, đoàn viên làm các công tác xã hội, những việc mà người dân cần như quét dọn sạch sẽ đường phố, nạo vét các kênh rạch bị nghẹt, tham gia các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh,...Đó chính là một trong những biểu hiện của “sống đẹp”.
3. Trong cuộc sống, vần còn đâu đó những kẻ ích kỉ, sống vô cảm, thờ ơ với mọi ngưòi xung quanh
- Những kẻ này là những con người luôn thờ ơ, vô tâm với cuộc sống xung quanh mình.
- Dù cho những người nghèo khó nằm ngay trước mắt họ, họ cùng không thèm đoái hoài tới.
- Đây là những kẻ thật sự rất đáng lên án, phê phán trong xã hội ngày nay.
III. KẾT BÀI
- Qua câu tục ngữ, bản thân là học sinh, tôi đã rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
- Đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, thể hiện một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.
- Tôi nguyện hứa rằng sẽ luôn phấn đấu học tốt, luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh minh.
BÀI VĂN THAM KHẢO
Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.
Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "
đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,
"Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”
Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:
"Nhiễu điểu phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:
"Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch định ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”
Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng. Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.
Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.
Code : Breacker
a. Mở bài
- Nêu hoàn cảnh kể câu chuyện cho bố mẹ nghe: sau bữa cơm, mọi người ngồi trò chuyện …
- Giới thiệu chung về câu chuyện mà mình kể: là loại chuyện gì? (Cảm động hay buồn cười)
b. Thân bài
- Thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện em đang kể (bao giờ, ở đâu?)
- Nhân vật trong câu chuyện ấy gồm những ai? Em có tham gia vào câu chuyện ấy không?
- Diễn biến câu chuyện như thế nào? Chuyện có gì làm em cảm động hay buồn cười?
- Kết thúc câu chuyện ấy như thế nào? Em có say nghĩ hay rút ra được bài học gì từ câu chuyện ấy hay không?
- Thái độ, cảm xúc của cha mẹ khi nghe em kể câu chuyện đó (xúc động hay buồn cười theo không? Có khuyên nhủ em điều gì không? …)
c. Kết bài
- Không khí gia đình em khi kể chuyện
- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân
1. Mở bài:
2. Thân bài:
- Tả bao quát chiếc cặp sách:
- Tả chi tiết từng bộ phận:
+ Nắp cặp và mặt trước:
- Mặt sau cặp:
- Quai cặp:
- Các bộ phận bên trong:
3. Kết bài:
>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý tả chiếc cặp sách của em lớp 4
Dàn ý tả chiếc bàn học
1. Mở bài: giới thiệu đồ dung học tập mà em định tả
2. Thân bài:
a. Tả bao quát chiếc bàn học
b. Tả chi tiết từng bộ phận của chiếc bàn học
- Mặt bàn:
- Hộc bàn:
- Ghế:
- Giá sách:
- Bàn rất chắc chắn và tiện nghi
- Em thích để những đồ yêu thích của mình trên chiếc bàn
c. Công dụng của chiếc bàn
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc bàn học
MB: gioiwsi thiệu thời gian, địa điểm mà sự vật, sự việc diễn ra
TB: khái quát sự việc
tả chi tiết thời gian, địa điểm và tâm trạng
cảm xúc của em
TB: ý nghĩa của sự việc đó đối với em
THAM KHẢO
1. Mở bài
Giới thiệu về tiết học TOÁN: Học bài gì? Cảm nhận thế nào về không khí buổi học?
2. Thân bài
* Miêu tả lớp trước khi vào tiết học:
- Thầy cô giáo bước vào lớp.
- Học sinh chào thầy cô.
- Quá trình thầy cô giới thiệu bài học.
* Miêu tả các hình ảnh trong khi học:
- Lớp học tập theo nhóm.
- Các bạn học sinh thi đua học tập.
- Thầy cô giảng vang vọng, ghi những dòng phấn trắng nắn nót.
- Các học sinh liên tưởng đến những con số được nhắc đến trong bài học.
* Miêu tả hình ảnh kết thúc tiết học:
- Các bạn học sinh tổng kết nội dung bài qua sơ đồ tư duy.
- Thầy cô tổ chức trò chơi rồi giao nhiệm vụ về nhà.
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về tiết học.
1.
Mở bài: Giới thiệu cây hoa
- Cây hoa mà em định tả là cây hoa hướng dương
- Hướng dương là loài hoa đặc biệt, chúng luôn hướng về phía mặt trời
- Đây là cây hoa bà nội đã gửi hạt giống ra cho em
Thân bài:
- Thân hoa hướng dương nhỏ bằng chiếc đũa, cao ngang đầu em
- Lá của hướng dương rất to, mọc so le, có màu xanh đậm
- Hoa hướng dương tỏa tròn, nhụy màu nâu, cánh hoa vàng rực rỡ
- Mẹ thường hái những bông hoa đẹp nhất trong vườn để cắm ở lọ hoa trong phòng khách
Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em với cây hoa
- Em rất thích cây hoa hướng dương trong vườn
- Chiều chiều, em thường ra vườn tưới nước cho hoa để chúng mau lớn
2.
Mở bài: Giới thiệu cây hoa
- Cây hoa mà em định tả là cây hoa hướng dương
- Hướng dương là loài hoa đặc biệt, chúng luôn hướng về phía mặt trời
- Đây là cây hoa bà nội đã gửi hạt giống ra cho em
Thân bài:
- Thân hoa hướng dương nhỏ bằng chiếc đũa, cao ngang đầu em
- Lá của hướng dương rất to, mọc so le, có màu xanh đậm
- Hoa hướng dương tỏa tròn, nhụy màu nâu, cánh hoa vàng rực rỡ giống như ông mặt trời đang tỏa nắng
- Mẹ thường hái những bông hoa đẹp nhất trong vườn để cắm ở lọ hoa trong phòng khách
Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em với cây hoa
- Em rất thích cây hoa hướng dương trong vườn
- Chiều chiều, em thường ra vườn tưới nước cho hoa để chúng mau lớn
tham khảo nhé
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về thầy giáo hoặc cô giáo mà em yêu quý (ví dụ: cô giáo tên gì, cô bao nhiêu tuổi, cô dạy môn gì?)
2. Thân bài
* Tả khái quát về ngoại hình của thầy giáo hoặc cô giáo
- Ngoại hình có nét gì nổi bật
- Dáng người, dáng đi
* Tả chi tiết các đặc điểm nổi bật của thầy (cô) giáo
- Trang phục thường ngày mà thầy (cô) mặc đi dạy
- Tả các đặc điểm về mái tóc, ánh mắt, nụ cười, làn da, sống mũi
* Tả tính cách nổi bật của thầy (cô) giáo
- Dịu dàng, ân cần
- Quan tâm, chăm sóc học sinh
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về thầy (cô) giáo mà em yêu quý
Tham khảo
1. Mở bài: giới thiệu cô giáo mà em mến
Ví dụ: Mỗi chúng ta ai cũng có một quãng đời đi học biết bao kỉ niệm. Những kỉ niệm vui buồn luôn gắn bó với chúng ta. Trong đó, chúng ta có những kỉ niệm thân thiết và yêu thương về thầy cô. Một trong những người cô mà tôi yêu mến nhất là cô Lan, cô là cô chủ nhiệm lớp 5 của tôi.
2. Thân bài: Tả về cô giáo em yêu mến
a. Tả bao quát về cô giáo mà em mến
Cô giáo em mến năm nay 30 tuổiNhà cô gần nhà emCô có chồng và 1 người conb. Tả chi tiết về cô giáo mà em yêu mến
- Tả về ngoại hình của cô giáo mà em yêu mến
Cô giáo có thân hình rất cân đốiCô thường mặc áo dài, nhìn cô rất thướt thaCô có gương mặt xinh đẹp và phúc hậuMái tóc của cô dài và óng mượtCô có đôi mắt long lanhĐôi môi của cô chúm chímCô có cái mũi xinh xinH- Tả về tính tình của cô
Cô rất thân thiệnCô hiền hòaCô rất yêu thương học sinhCô quý mến tất cả mọi người- Tả về hành động của cô giáo mà em quý mến
Cô luôn giúp đỡ mọi ngườiCô quan tâm và chỉ dạy chúng em từng li từng tíCô hay nhắc nhở bọn em trong học tập và cuộc sốngĐôi khi cô trách mắng tụi em nhưng do cô thương chúng em3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cô giáo mà em quý mến
Ví dụ: Em rất yêu và quý mến cô. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng cô.
Tham khảo
Dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu về chuyến đi chơi xa đầu tiên của em.
Chuyến đi đó dừng chân ở đâu? Kéo dài trong bao lâu? Em sẽ đi cùng với ai?Vì sao mà em được tham gia vào chuyến đi chơi xa này?b. Thân bài:
- Trước khi đi:
Tâm trạng của em như thế nào? (háo hức, mong chờ, không ngủ được…)Em đã chuẩn bị những gì cho chuyến đi? (áo quần, giày dép, mũ nón, tai nghe, máy ảnh…)Em đã giúp những người đi cùng em chuẩn bị gì?(gấp đồ vào vali, chuẩn bị bánh kẹo, nước ngọt, thuốc say xe…)- Trên đường đi:
Em đã làm những gì trên đường di chuyển? (ngủ để chuẩn bị sức khỏe, trò chuyện cùng mọi người, hỏi người lớn những điều thú vị về nơi mình sắp đến…)Em có tâm trạng như thế nào khi sắp đến nơi? (vui mừng, ngóng đợi…)- Khi đến nơi:
Em và mọi người làm gì đầu tiên khi đến nơi? (về khách sạn, nhà người quen để cất hành lí, kiểm tra lại lịch trình…)Thời tiết, không khí, cảnh quan… ở nơi đó có gì đặc biệt? (mát mẻ, se lạnh, có nhiều nhà sàn, có bãi biển rộng lớn…)Em và mọi người đã đi đến những nơi nào? (bãi tắm, hang động, vườn quốc gia, sở thú, công viên, rạp chiếu phim, nhà hàng, quán cafe…)Em và mọi người đã có những hoạt động nào? (thăm người thân, leo núi, tắm biển, chụp ảnh, vui chơi giải trí…)Em đã được ăn những món ngon nào mới lạ? (lẩu, nướng, gỏi, nộm…)Cảm xúc của em về những ngày vui chơi tại nơi đó? (vui vẻ, phấn khích, thích thú, không thấy mệt mỏi, muốn ở nơi đây chơi thật lâu…)- Khi trở về nhà:
Trên đường trở về nhà em đã làm gì? (ngủ quên, xem lại những món đồ lưu niệm mình đã mua, trò chuyện với mọi người về chuyến đi…)Cảm xúc của em trên đường trở về nhà? (vui vẻ, nuối tiếc, muốn sớm được trở lại nơi này…)c. Kết bài: Suy nghĩ, tình cảm của em dành cho chuyến đi chơi xa này.
Bài
Kỳ nghỉ hè năm nay, gia đình của em đã có một chuyến du lịch vô cùng đáng nhớ. Đặc biệt, em đã làm quen thêm được những người bạn mới, có thêm những bài học bổ ích.
Chuyến du lịch đến biển Sầm Sơn - một điểm du lịch nổi tiếng ở Thanh Hóa. Đây là lần đầu tiên em được đi du lịch ở biển. Nên em cảm thấy vô cùng hào hứng, thích thú. Buổi sáng hôm đó, em thức dậy từ rất sớm. Sau khi ăn sáng xong, em và bố mẹ nhanh chóng đến điểm hẹn. Chuyến xe xuất phát từ lúc năm giờ ba mươi phút sáng. Cùng đi với gia đình em còn có hai gia đình khác. Họ là bạn của bố mẹ em. Em đã làm quen được với hai bạn cùng tuổi mình, là Lan Anh và Minh Thu. Trên đường đi, chúng em đã trò chuyện vô cùng vui vẻ. Xe đi mất nửa ngày mới đến nơi.
Sau khi vào khách sạn nhận phòng xong, mọi người nghỉ ngơi một lúc rồi đi ăn trưa. Đến chiều, các gia đình sẽ cùng nhau đi tắm biển. Đi bộ từ khách sạn đến bãi biển chỉ mất khoảng mười phút. Thật kì diệu khi trước mắt em chính là bãi biển rộng lớn. Bầu trời cao, trong xanh không một gợn mây. Ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống khắp nơi. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Gió biển lồng lộng, cùng với tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Sau khi tắm biển thỏa thích, em cùng hai người bạn mới quen ở trên bờ xây lâu đài cát rất vui vẻ.
Ngày hôm sau, mọi người cùng đi tham quan dãy núi Trường Lệ - một địa danh khá nổi tiếng ở đây. Trên núi có hòn Trống Mái. Hòn gồm có ba phiến đá được sắp đặt một cách độc đáo. Ở dưới là hòn đá lớn, một hòn có đầu nhọn, nằm chồng lên trông như một con gà trống. Hòn khác nhỏ hơn, dáng vẻ tựa như con gà mái. Theo lời của chị hướng dẫn viên thì hòn Trống Mái là biểu tượng cho tình yêu thủy chung. Phía nam dãy Trường Lệ còn có bãi tắm Tiên Ẩn, một thung lũng nhỏ với cảnh quan gần như nguyên sơ. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá.
Ngày cuối cùng, cả đoàn đến thăm làng chài Sầm Sơn, sau đó là chợ hải sản Sầm Sơn. Nơi đây bán đủ các loại hải sản tươi sống được ngư dân đánh bắt về. Bố mẹ em đã mua rất nhiều về để làm quà cho mọi người. Em cũng được thưởng thức rất nhiều món ăn đặc sản hấp dẫn. Một ngày thú vị kết thúc trong sự tiếc nuối khi phải chia tay vùng đất tuyệt vời.
Khi trở về nhà, em cảm thấy chuyến đi đến biển Sầm Sơn thật đáng quý. Gia đình em đã có khoảng thời gian quý giá bên nhau, với những tấm ảnh lưu niệm rất đẹp. Em mong rằng gia đình của mình sẽ có thêm nhiều chuyến du lịch như vậy hơn.
Tham Khảo:
Năm học trước, em giành được giải Nhì trong cuộc thi Toán cấp thành phố nên được bố mẹ thưởng cho một chuyến du lịch vào Cố đô Huế kéo dài hai ngày một đêm. Chuyến đi xa ấy khiến em rất thích thú.
Sáng hôm đó, các thành viên trong gia đình dậy từ rất sớm để xếp hành lí ra xe ô tô. Xe khởi hành từ 4 giờ sáng và đến Huế lúc 6 giờ. Được đặt chân đến mảnh đất Cố đô vào buổi sáng sớm là một điều vô cùng tuyệt vời, bầu trời ở Huế cao và trong xanh hơn, những đám mây trắng dường như cũng trôi lững lờ hơn. Gia đình em nhận phòng ở khách sạn và bắt đầu chuyến khám phá mảnh đất Cố đô. Nhắc đến Huế là nhắc đến món bún bò nổi tiếng và để không bỏ lỡ cơ hội, gia đình em đã thưởng thức món ăn này ở một quán nhỏ ven đường. Bún bò Huế quả thực không làm người ta thất vọng với những sợi bún mềm, dẻo, nước dùng đậm đà và sự quyện hòa của các gia vị khiến món ăn trở nên thật hấp dẫn.
Buổi sáng hôm đó, gia đình em đi thăm Đại Nội hay còn gọi là Hoàng Thành Huế. Toàn thể khu Đại Nội rất rộng, bao gồm các cung điện và nơi sinh hoạt của nhà vua, hoàng hậu như: Điện Thái Hòa, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sinh, Tử Cấm Thành,... Thật không khó để bắt gặp những cô gái mặc áo dài ở nơi đây. Họ thướt tha trong tà áo dài truyền thống của dân tộc khiến khách du lịch nước ngoài không thể không ngắm nhìn. Đến buổi chiều, gia đình em đi thăm lăng mộ của các vua triều Nguyễn. Các lăng đều được xây dựng theo một kiến trúc riêng và độc đáo, thể hiện sự uy nghi của các nhà vua.
Một ngày ở Huế trôi đi thật nhanh, tối hôm đó, gia đình em đã cùng nhau dạo quanh phố đi bộ xem các nhóm nhạc biểu diễn. Bao quanh phố đi bộ là các nhà hàng sang trọng, phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Sau đó, gia đình em đi xích lô qua cầu Tràng Tiền và nghe người đạp xích lô kể về kinh thành Huế. Không chỉ vậy, gia đình em còn đi chợ đêm, nghe ca Huế trên sông Hương và thả đèn hoa đăng cầu nguyện. Khoảnh khắc đó em thấy Huế vừa náo nhiệt lại vừa thơ mộng, lãng mạn.
Màn đêm buông xuống, gia đình em trở về khách sạn nghỉ ngơi để sáng hôm sau đi thăm chùa Thiên Mụ. Đây là ngôi chùa rất linh thiêng nằm bên bờ sông Hương. Buổi trưa và chiều hôm đó, gia đình em đã có dịp thưởng thức nền ẩm thực của mảnh đất này với các món nổi tiếng như: cơm hến, chè Huế, nem lụi, bánh bèo, bánh bột lọc,... Đến 6 giờ tối, gia đình em lên xe trở về nhà. Mẹ em đã mua nón Huế và mè xửng để làm quà cho người thân, còn em thì mua một chậu xương rồng nhỏ. Em đặt nó ở bàn học và lấy đó làm động lực để cố gắng học tập thật tốt.
https://thuthuat.taimienphi.vn/hay-ke-ve-chuyen-di-xa-thu-vi-nhat-cua-em-46463n.aspx
Chuyến đi Huế vào mùa hè vừa rồi đã giúp em có thêm nhiều kiến thức bổ ích và để lại trong em rất nhiều cảm xúc. Em không chỉ ấn tượng bởi vẻ đẹp cổ kính, nên thơ của Huế mà còn ấn tượng bởi giọng nói của con người nơi đây. Giọng nói của họ nhẹ nhàng và tính cách họ cũng rất thân thiện, gần gũi. Nếu có cơ hội, em vẫn muốn được trở lại Huế thêm một lần nữa để tận hưởng hết vẻ đẹp của Cố đô.
a. Mở bài: Giới thiệu cây mít mà em muốn miêu tả.
Mẫu: Trước sân nhà em có một mảnh vườn nhỏ. Dù vào những ngày hè oi ả nhất, mảnh vườn ấy vẫn luôn râm mát. Bởi vì nó được một cây mít vô cùng cao lớn che chở cho.
b. Thân bài: Miêu tả cây mít
* Miêu tả khái quát:
- Cây được trồng ở một góc của mảnh vườn.
- Cây năm nay đã được hơn hai mươi tuổi.
- Cây thuộc giống mít mật.
- Cây cao khoảng gần 15m, tán rộng xum xuê
* Miêu tả chi tiết từng bộ phận của cây:
- Thân cây to, cứng cáp, lớn bằng vòng ôm tay.
- Lớp vỏ trên thân cây khá dày, xù xì, thô ráp.
- Các cành cây lớn như cổ tay, dài đến vài mét.
- Số lượng các cành con nhiều không đếm xuể.
- Lá mít to, màu xanh sẫm, lúc còn non thì có màu xanh lá.
- Quả mít khi lớn có thể to đến như một cái nồi cơm điện, vỏ ngoài màu nâu, cùi dày màu trắng, bên trong là các múi mít thơm ngon
* Hoạt động của em cùng cây mít:
- Tưới nước, nhổ cỏ, chăm sóc cho cây.
- Em ngồi chơi, đọc truyện dưới bóng mát của cây.
- Em ngóng chờ hái từng trái mít chín khi vào mùa.
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây mít.
Mẫu: Em rất quý cây mít nhà mình. Bởi cây không chỉ là một cây xanh mà còn là người bạn thầm lặng gắn bó cùng em suốt bao năm tháng tuổi thơ êm đềm. Em sẽ cố gắng chăm sóc cây thật tốt, để cây mãi xanh tươi, tỏa rợp bóng mát cho khu vườn của nhà em.
2. Học sinh tự chia sẻ trong nhóm và thêm dàn ý
2
Xã hội ngày càng phát triển nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Cuộc sống của con người được trợ giúp nhiều hơn nhờ các loại máy móc tân tiến. Tuy nhiên, kéo theo đó là một số hệ lụy mà chúng ta không thể coi thường. Và một trong số đó là vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường. Có thể nói, hiện nay, đây là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm, tuy nhiên, không phải ai cũng có những hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường và hạn chế những vấn đề rác thải.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đang thải ra ngoài môi trường rất nhiều loại rác thải. Nếu như tất cả các loại rác thải ấy được để hết vào thùng rác để đưa về nhà máy rác xử lí thì môi trường của chúng ta đã bớt ô nhiễm. Nhưng thực trạng cho thấy, trong rất nhiều tình huống hàng ngày, chúng ta đang vô tình hoặc cố tình xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường.
Ở Bờ Hồ, trên bờ và cả dưới nước đều có rất nhiều các bỏ chai, vỏ lon và túi ni lông mặc dù xung quanh có các thùng rác. Và ở rất nhiều nơi chúng ta đều có thể chứng kiến những hành động tương tự. Đó có thể là do người đó vô tình, hoặc cố tình xả rác ngay tại chỗ, vì lười đi ra thùng rác. Nhưng dù sao, đó cũng là những hành động vô ý thức, gây mất mĩ quan và ô nhiễm môi trường. Ở Bờ Hồ, đã có rất nhiều lần cụ rùa phải ngoi lên vì khó thở. Việc làm ô nhiễm môi trường sẽ làm cho môi trường sinh thái cũng bị ảnh hưởng theo. Ngay cả ở các khu du lịch, có rất nhiều các thùng rác, biển cấm xả rác, nhưng vẫn có những người khách du lịch có vẻ vẫn không quan tâm đến việc này cho lắm. Họ vẫn “tiện tay” vứt rác khắp mọi nơi, khiến cho những nơi đang đẹp đẽ lại trở nên xấu đi bởi sự điểm xuyết của túi ni lông, của vỏ chai. Việt Nam chúng ta có rất nhiều những khu du lịch đẹp, thế nhưng đang bị tàn phá dần dần bởi sự vô ý thức của một số người khách tham quan
Trong các trường học, hiện tượng xả rác bừa bãi cũng rất phổ biến. Các bạn học sinh thản nhiên vứt những tờ giấy không dùng đến hay vỏ hộp đồ ăn vào ngăn bàn mà không chịu đem ra thùng rác vứt. Có nhiều bạn thậm chí còn để đồ ăn thừa vào trong ngăn bàn. Và chỉ một vài ngày sau, đồ ăn đó bị hỏng, mốc, sẽ bốc mùi gây ảnh hưởng đến không khí của cả phòng học. Bài học vứt rác đúng nơi quy định là một bài học mà mỗi chúng ta đều được học từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, và được thầy cô, người lớn nhắc nhở rất nhiều. Vậy mà vẫn còn rất nhiều bạn làm không đúng, dẫn đến rất nhiều rác thải trong môi trường học tập của lớp.
Ngay cả ở nông thôn, nơi mà vẫn được chúng ta vẫn coi là một nơi có bầu không khí rất trong lành. Tuy nhiên, càng ngày, vùng nông thôn lại càng bị ô nhiễm nặng nề. Một phần do ở nông thôn, mọi người vẫn chưa có nhiều ý thức bảo vệ môi trường. Rác thải thường chỉ được đổ tập trung tại một nơi gần nhà, hoặc vứt bừa ra đường chứ chưa có nhiều thùng rác. Hơn nữa, ở nông thôn, còn có rất nhiều các loại rác thải hóa học. Người nông dân sau khi sử dụng phân bón hóa học xong không vứt bao bì, chai lọ đựng phân bón ra ngay bờ ruộng chứ không vứt vào thùng rác. Lâu dần, những mảnh chai lọ có thể gây bị thương cho người khác, chất hóa học dư thừa sẽ ngấm vào đất gây ra những tác hại rất lớn như ngấm vào gây ô nhiễm nguồn nước.
Nguyên nhân của tình trạng rác thải bị xả bừa bãi hiện nay là gì? Thứ nhất, đó là do ý thức của người dân chưa tốt. Mọi người thường có tâm lí rằng, vứt một chút rác ra đường thì đâu có sao. Thế nhưng, họ không biết rằng, mỗi người một chút, hơn bảy tỉ người trên thế giới, sẽ khiến Trái đất của chúng ta trở thành hành tinh rác nếu như đống rác thải ấy không được xử lí kịp thời. Thư hai, đó là do người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Đây cũng là hậu quả của việc các cơ quan có thẩm quyền chưa tuyên truyền, giáo dục đúng cách. Vì thế, đa số người dân vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc bảo vệ môi trường, cũng như chưa quan tâm đến việc bỏ rác vào đúng nơi quy định. Hơn nữa, hệ thống xử lí rác thải của nước ta còn lạc hậu, nên chưa xử lí được triệt để rác thải.
Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể hạn chế được việc thải rác ra môi trường, cũng như hạn chế việc mọi người xả rác vô ý thức ?
Đầu tiên, phải nâng cao ý thức của mỗi người dân. Người dân có ý thức thì sẽ hạn chế được việc vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định. Hơn nữa, chúng ta cần khuyến khích việc tái sử dụng túi nilong, sử dụng nhiều các túi hữu cơ để có thể bảo vệ môi trường. Túi nilong khi không được xử lí trong các nhà máy mà chỉ bị chôn xuống đất thì sẽ rất khó phân hủy, và gây hại cho đất. Các cơ quan có thẩm quyền cũng cần thắt chặt và xử phạt thật nặng đối với những đối tượng vi phạm. Chỉ có như thế, vấn đề tác thải mới có thể giảm được phần nào.
Rác thải đang càng ngày càng nhiều, việc tuyên truyền và nâng cao ý thức người dân cũng được thực hiện ngày một tốt hơn. Đó là một dấu hiệu rất tốt. Mỗi người chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và bảo vệ chính cuộc sống của mình. Rác thải – một ngày nào đó sẽ trở thành vấn nạn gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta. Hãy ý thức hơn, để Trái đất trở lại thành hành tinh xanh nhưng cái tên của nó.
2 Sự tùy tiện, bừa bài không chỉ phản ánh một nền văn hóa công cộng thấp kém mà còn là dấu ấn một cuộc sống“ hoang dã, một nền sản xuất nhỏ lạc hậu. Trong xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật, thiết bị, công nghệ đều có thể nhập khẩu. Duy chỉ có con người với những tác phong vốn có là không thể thay thế.
Ngồi trong chiếc thuyền lá trên suối Yến đến động Hương Tích, tôi thấy cảnh một nhóm thanh niên trông lịch sự lại hồn nhiên ném những bọc ni lông, tàn thuốc lá xuống mặt nước trong xanh.… Còn đường lên Nam Thiên Đệ Nhất Động (Hương Tích) không ít cảnh chen lấn, xô đẩy và những câu chửi thề rất phản cảm. Tại các điểm danh thắng khác như Đền Bà Chúa Kho, Hội Lim cảnh chen lấn, xô đẩy vứt rác bừa bãi cũng khá phổ biến.
Rất dễ dàng bắt gặp cảnh bà mẹ dắt con đi dạo phố, vừa đi vừa ăn quả rồi hồn nhiên vứt rác xuống lề đường họặc buông những câu văng tục. Những hành vi như vậy, trước hết sẽ được đứa trẻ thu nhận và lập lại. Đứa trẻ ấy khi lớn lên thành bậc cha mẹ, ai dám đảm bảo rằng sẽ lại không vứt rác ra công viên khì dắt con đi dạo. Thật là vô vọng nếu nhìn vào thực tế đó, chúng ta bắt buộc phải suy diễn theo logic: sự bừa bãi cũng được thừa kế.
Ở Việt Nam chúng ta, nhất là ở các thành phố lớn, rác năm rơi vãi khắp nơi trên đường phố. Đơn cử trường hợp của thành phố Hồ Chí Minh, các tuyến đường trọng điểm, nơi khách du lịch nước ngoài hay đi lại cũng không tránh khỏi tình trạng này. Thành phố bây giờ đã đẹp hơn, xanh hơn nhờ được cải tạo, chỉnh trang. Nhất là trước các lễ hội, thành phố được trang hoàng; trước và trong SEA Games lại càng rực rỡ, ngăn nắp hơn nữa. Các chiến dịch ngày chủ nhật xanh, chương trình xanh sạch đẹp, những người lao công thường xuyên nhặt rác trên đường Nguyễn Huệ ngay vào ban ngày. Và rất nhiều, rất nhiều hành động khác nữa nỗ lực làm đẹp, làm sạch thành phố.
Tuy nhiên, tình trạng xả rác nơi công cộng vẫn tồn tại. Rất dễ để tìm thấy nhiều mảnh rác dọc theo hai bên tuyến đường; rất dễ để chứng kiến cảnh người ngồi trên xe gắn máy vứt giấy gói thức ăn hay vỏ hộp sữa họ mới vừa uống. Cũng như vậy, với tình trạng người ngồi trên xe ô tô, nhất là xe buýt, xe du lịch vứt rác hay thậm chí khạc nhổ xuống đường; Các giạ đình sống dọc theo bên đường mang gói trong học ra để xuống lòng đường. Vứt rác nơi công Cộng, nhất là nơi có nhiều người tập trung thì rất phổ biến, kể cả ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất…
Thành phần trí thức mà không có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng thì thật đáng trách. Các nhà vệ sinh ở các trường học thì thật tồi tệ. Tôi có dịp đến thăm một trường đại học, khi bước: chân vào nhà vệ sinh thì phải quay ra vì quá bẩn không thể dùng được. Các sinh viên dùng khăn giấy vứt lung tung quanh bồn rửa mặt. Còn bốn tiểu thì vứt đủ thứ: tàn thuốc, kẹo cao su, giấy vụn vò lại và nhiều thứ khác nữa.
Cụm từ “không xả rác” đã trở thành điệp khúc. Chúng ta có thể bắt gặp chúng đâu đó ở các ngã tư, các panô... Nhiều người cho rằng, hành động xả rác đã trở thành thói quen, rất khó thay đổi. Thiết nghĩ; thói quen được chủ động hình thành trong mỗi người. Từ lúc bắt đầu đi học ở trường mầm non, các em học sinh đã được cô giáo dạy giữ gìn vệ sinh cá nhân, để vật dụng ngăn nắp, bỏ rác vào thùng rác,… Chúng ta có thấy cảm phục hay thậm chí xấu hổ khi thấy một đứa bé 4 tuổi loay hoay tìm giỏ rác để vứt giấy gói quà?
Tuy nhiên thói quen này lại dẩn mất đi khi các em lớn. Tại sao? Vì thầy cô giáo đề cập sát sao vấn đề này nữa ở các lớp cao hơn và thêm vào đó các em thấy người lớn “không tuân thủ” nên làm theo. Hơn nữa, vứt rác cũng tiện lợi hơn là phải đi tìm và bỏ vào thùng rác. Đây là thời điểm để một thói quen khác dần hình thành.
Một vải để xuất nhỏ:
Khi xả rác hãy nghĩ đến những người nhật và thu gom rác sau đó. Kẹo cao su với giấy gói, khăn giấy, giấy gói quà, túi xốp,... có thể bỏ vào túi áo hay túi quần và mang bỏ vào thùng rác ở dọc đường hoặc ở nhà. Vỏ hộp sữa hay các loại rác có kích thước lớn hơn, bỏ vào túi xốp và treo ở trên xe gắn máy hay xe đạp rồi bỏ vào thùng rác nào tiện lợi nhất. Không nhận tờ bướm quảng cáo phân phát trên đường vì sau đó phần lớn chúng bị vứt hồ trên đường. Không ăn hoặc uống trên đường. Luôn nhắc nhở trẻ em không xả rác. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, theo tôi, là do sự giáo dục về vệ sinh môi trường tại Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức. Người ta có thể đặt thêm nhiều thùng rác ở Việt Nam nhưng điều đó chưa chắc sẽ đồng nghĩa với việc giải quyết được nạn xả rác bừa bãi. Tôi đã từng thấy rất nhiều người Việt thản nhiên ném bao, li nhựa xuống đất khi đang đi đường, hoặc những tốp thanh niên đi picnic cứ vô tư để lại trên đất cơ man là khăn trải, đĩa, bịch nilông… dẫu thùng rác được đặt kế bên!
Liệu có bao nhiêu người trong số những người xả rác ấy biết được phải mất cả hàng ngàn năm để những vật dụng bằng nhựa bị phân hủy và hậu quả của nó lớn như thế nào? Tôi tin chắc nhiều người trong các bạn nghĩ môi trường sống xung quanh là “của chung” chứ đâu phải “của riêng”, vì vậy thật vô lí và rất khó để đòi hỏi các bạn phải hết sức gìn giữ. Quan niệm như vậy là thiển cận và ích kỉ.
Thay đổi hành vi, lối sống.
Hàng triệu hành động, công sức, tâm huyết vì một hình ảnh Việt Nam tươi đẹp sẽ đổ “xuống sông xuống biển” khi du khách đến” Việt Nam vẫn gặp cảnh chèo kéo, đu bám, cởi trần, lạng lách, khạc nhổ, vứt rác... nơi công cộng. Muốn vậy cần có những hành động và sự thay đổi trong nhận thức, tư duy, hành vi, lối sống của mỗi công dân trong xã hội.
Đoàn thanh niên rất rầm rộ với chiến dịch thanh niên tình nguyện. Vậy tại sao lại không phát động một chiến dịch “sống đẹp” trong các trường học, công sở, địa điểm du lịch trên cả nước?