K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2021

1. Mở bài:

  • Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.

2. Thân bài:

- Tả bao quát chiếc cặp sách:

  • Chiếc cặp có quai đeo
  • Làm bằng vải da
  • Hình khối hộp chữ nhật
  • Màu xanh tươi và xanh thẫm

- Tả chi tiết từng bộ phận:

+ Nắp cặp và mặt trước:

  • Màu xanh tươi có hình trang trí.
  • Đường viền cặp màu vàng.
  • Khóa sáng loáng.

- Mặt sau cặp:

  • Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.
  • Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.

- Quai cặp:

  • Quai da den để xách.
  • Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.

- Các bộ phận bên trong:

  • Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.
  • Công dụng của từng ngăn,...

3. Kết bài:

  • Tình cảm gắn bó với chiếc cặp

>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý tả chiếc cặp sách của em lớp 4

Dàn ý tả chiếc bàn học

1. Mở bài: giới thiệu đồ dung học tập mà em định tả

2. Thân bài:

a. Tả bao quát chiếc bàn học

  • Chiếc bàn có ghế liền
  • Chiếc bàn học màu trắng
  • Chiếc bàn có giá sách ở phía trên
  • Bàn dài 1m và rộng 50cm
  • Trông chiếc bàn rất đẹp

b. Tả chi tiết từng bộ phận của chiếc bàn học

- Mặt bàn:

  • Màu trắng
  • Nhẵn bóng
  • Có gắn hộp đựng bút hình con hưu cao cổ

- Hộc bàn:

  • Được đính kèm dưới mặt bàn
  • Có ngăn kéo ra kéo vào rất tiện lợi
  • Có núm cầm hình tròn

- Ghế:

  • Ghế được nối với bàn
  • Cố thanh gác chân
  • Màu trắng
  • Hình vuông

- Giá sách:

  • Đính trên mặt bàn
  • Màu trắng
  • Có 10 hộc to nhỏ khác nhau với nhiều hình dạng khác nhau

- Bàn rất chắc chắn và tiện nghi

- Em thích để những đồ yêu thích của mình trên chiếc bàn

c. Công dụng của chiếc bàn

  • Ngồi học bài
  • Để sách vở
  • Dùng để đặt các vật trang trí
  • Giúp em rèn luyện viết chữ đẹp
  • Giúp em rất nhiều trong học tập

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc bàn học

  • Em rất thích chiếc bàn học của em
  • Nhờ có bàn mà em học tốt hơn
  • Em sẽ giữ gìn và bảo vệ cẩn thận chiếc bàn học
9 tháng 12 2021

MB: gioiwsi thiệu thời gian, địa điểm mà sự vật, sự việc diễn ra

TB: khái quát sự việc

tả chi tiết thời gian, địa điểm và tâm trạng

cảm xúc của em

TB: ý nghĩa của sự việc đó đối với em

14 tháng 12 2017

a) Mở bài: Giới thiệu chiếc áo: + Chiếc áo đồng phục thể dục. + Mẹ mua cho hồi đầu năm học.

b) Thân bài: Tả chiếc áo - Tả bao quát chiếc áo: + Dáng vóc thể thao. + Vải thun, màu trắng có các hình màu xanh dương. + Mặc rất mát và thoải mái khi tập. - Tả một số bộ phận nổi bật: + Cổ áo xanh viền trắng rất nổi, có thể đeo được khăn quàng. + Mặt trước có in các lôgô những môn thể thao. + Mặt sau in tên trường và hình ngọn đuốc Ô-lym-píc cùng 5 vòng tròn. + Tay áo ngắn đến khuỷu tay.

c) Kết bài: Tình cảm của em với chiếc áo: - Em rất thích chiếc áo. - Hãnh diện khi là học sinh của ngôi trường thân yêu này. - Giữ gìn cẩn thận, không để áo bị sờn, rách.

Nguon : http://hoctotnguvan.net/lap-dan-y-ta-chiec-ao-em-mac-den-lop-hom-nay-34-2809.html

15 tháng 12 2017

song tu xinh dep

16 tháng 1 2017

Em còn nhớ đó là một buổi sáng mùa thu thật đẹp. Hôm đó mẹ đưa em đến trường. Bầu trời trong xanh, nắng vàng như mật ong trải khắp sân trường. Ngôi trường thật lớn và rất đông người. Em rụt rè nép bên mẹ, không dám rời tay. Nhưng cô giáo đã đến bên em dịu dàng vỗ về. Cô đón em vào lớp và giới thiệu với các bạn để làm quen. Cái lo sợ và hồi hộp trong em tự nhiên biến mất. Lúc đó, em đã bắt đầu thấy yêu lớp học của mình.

Mình làm đề số 1 :

Cô giáo lớp 1 của em cao cao, dáng người thon gọn, da trắng hồng, mặc áo dài rất đẹp. Bước vào lớp, cô như mang theo cả mùi thơm của nắng. Cả lớp ngây người nhìn cô. Cô dịu dàng mời cả lớp ngồi xuống. Bắt đầu giờ học, cô nhẹ nhàng viết lên bảng dòng chữ tròn trịa, ngay ngắn. Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ. Chỉ một loáng, hàng chữ đẹp hiện ra. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Giọng đọc của cô thật ấm áp và truyền cảm. Khi giảng bài, khuôn mặt của cô luôn tươi cười biểu lộ sự thân thiện. Bàn tay cô nhẹ nhàng đánh nhịp theo từng câu văn, câu thơ. Trong bài giảng, cô thường đặt câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự suy nghĩ của tất cả học sinh trong lớp. Cô lúc nào cũng gần gũi chúng em. Trong những giờ học căng thẳng, cô thường kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện ngắn rất hay và bổ ích. Kết thúc tiết học, bao giờ cô cũng lưu ý những điều cần nhớ cho chúng em. Cả lớp em ai cũng yêu quý và kính trọng cô.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Bài tập làm văn 1. Có lần, cô giáo cho chúng tôi một đề văn ở lớp : "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?" Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết : "Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa." 2. Đến đây, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Bài tập làm văn

 1. Có lần, cô giáo cho chúng tôi một đề văn ở lớp : "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?" Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết : "Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa."

 2. Đến đây, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định gọi tôi giúp việc này, việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi."  Tôi nhìn sang Liu-xi-a, thấy bạn ấy đang viết lia lịa. Thế là tôi bỗng nhớ có lần tôi nhặt thêm cả bít tất của mình, bèn viết thêm : "Em còn giặt bít tất."

 3. Nhưng chẳng lẽ lại nộp bài văn ngắn ngủn như thế này ? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế ? Tôi cố nghĩ, rồi viết tiếp :"Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần." Cuối cùng, tôi kết thúc bài văn của mình :"Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả."

 4. Mấy hôm sau, sáng chủ nhật, mẹ bảo tôi: - Cô-li-a này ! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé ! Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn. - Khăn mùi soa: loại khăn mỏng, nhỏ, bỏ túi để lau mặt, lau tay. - Viết lia lịa: viết rất nhanh và liên tục.

Cô-li-a cảm nhận như thế nào trước đề văn cô giáo giao ? 

A. Cậu ấy loay hoay và cảm thấy bí

B. Cậu bé rất thích đề văn cô giao

C. Cậu ấy nghĩ ra được rất nhiều ý tưởng cho bài

1
31 tháng 10 2018

Lời giải:

Cậu ấy loay hoay mất một lúc và  thấy bí.

11 tháng 11 2021
Để làm gì thế em trai
11 tháng 11 2021

không làm

17 tháng 12 2018

Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa quý thầy cô!

Cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Hòa trong không khí rộn ràng hân hoan cả nước kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, những ngày qua, Trường..... đã có nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao sôi nổi của toàn thế giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường cùng nhau hướng đến chào mừng ngày 20/11 hôm nay.

Đây là dịp để chúng ta gặp gỡ, cùng nhau ôn lại những tháng ngày công tác, học tập mang đầy kỷ niệm và chan hòa tình cảm của chặng đường mà chúng ta đã đi qua.

Trong buổi lễ kỷ niệm trang trọng và chan hòa tình cảm này, cho phép tôi thay mặt BGH trường, xin gửi đến quí vị đại biểu, các thầy cô giáo, CBCNV, học sinh cùng toàn thể quý vị lời chào trân trọng, thân ái và lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, và thành đạt!

Kính thưa quý vị!

Trong năm vừa qua, và những tháng đầu năm học 2018- 2019 đã có những điển hình trong phong trào thi đua 2 tốt và các hoạt động giáo dục: Không ngừng học tập rèn luyện, miệt mài với công tác chuyên môn , toàn trường lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.

Năm học 2018- 2019 là năm học với mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Là năm học tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt". Tiếp tục thực hiện một cách sáng tạo và có hiệu quả các cuộc vận động, chú trọng rèn luyện phẩm chất, đạo đức nhà giáo, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên và CBQL.

Tập trung chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý chỉ đạo và đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao thực chất chất lượng giáo dục.

Với tất cả ý nghĩa và tinh thần đó và đặc biệt hơn nữa những yêu cầu của đất nước và xã hội đối với sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi mỗi nhà giáo chúng ta tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống cao quý tốt đẹp của giáo giới Việt Nam.

Chúng ta hãy cùng nhau tiếp tục tô thắm những truyền thống ấy bằng tất cả nhiệt huyết với phẩm chất đạo đức cao quý, năng lực nghiệp vụ vững vàng và lòng tận tâm nghề nghiệp để hoàn thành trọng trách cao quý mà Đảng, nhà nước và nhân dân tin tưởng giao cho.

Một mùa xuân nữa lại sắp đến đến với sự nghiệp GD&ĐT với các thầy cô giáo, một kỷ nguyên mới, một chặng đường đầy viễn cảnh mở ra đang chờ đón sự cống hiến của đội ngũ kỹ sư tâm hồn . "Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người” câu nói bất hủ của Hồ Chủ Tịch hòa quyện với bài ca trồng người sáng lên một niềm tin,  một tình yêu, một giai điệu bất diệt của mùa xuân đất nước.

Kính thưa quý vị đại biểu!

Qua buổi lễ này tôi mong muốn tất cả quý thầy, quý cô đem hết sức lực trí tuệ tình thương yêu của mình để đóng góp nhiều hơn nữa cho giáo dục xã nhà, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học tới đạt hiệu quả cao.

Tôi xin chúc tất cả chúng ta, trong ngày lễ trọng đại này một sức khỏe dồi dào, một lòng yêu nghề mãnh liệt và là một khối đoàn kết, thống nhất để cùng nhau hoàn thành sứ mạng vinh quang "trồng người" cho cho thế hệ tương lai.

Cuối cùng xin kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô mạnh khỏe hạnh phúc và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

Xin chân thành cảm ơn!

Hằng năm, cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, giáo viên các lớp lại tích cực đăng kí tham gia hội thi thao giảng chào mừng ngày lễ như một cách thể hiện sự tôn vinh nghề giáo cũng như thể hiện tình cảm yêu thương học trò vô bờ bến. Đây là hoạt động được diễn ra với không khí hết sức sôi nổi, tạo điều kiện cho các thầy cô giáo thể hiện năng lực chuyên môn, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy, tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, khai thác sử dụng hiệu quả, sáng tạo phương tiện, đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học.

Với tinh thần và ý nghĩa đó, các tổ khối trong các đơn vị trường học đã tổ chức thao giảng với nhiều khẩu hiệu như: “Tiết học hay, ngày học tốt”, “Thầy mẫu mực, trò chăm ngoan, lớp khang trang, trường thân thiện”,… kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, phần lớn các tiết dạy đều diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao. Học sinh tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập, giao tiếp tự nhiên trước lớp, nắm bắt bài nhanh. Sau các tiết dạy, ban giám hiệu và giáo viên trong tổ, khối sẽ tiến hành chia sẻ, góp ý với đồng nghiệp để tất cả cùng rút ra cho mình những bài học bổ ích về phương pháp, cách thức tổ chức tiết học cho phù hợp, hiệu quả và phát huy cao nhất tự tập trung, hưởng ứng học tập của học sinh. Cũng qua tiết dạy thao giảng, giáo viên sẽ có những điều chỉnh trong dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Có thể nói việc tổ chức thao giảng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11 là hoạt động rất thiết thực và bổ ích góp phần nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm của các giáo viên. Đặc biệt, đây cũng là dịp làm cho thầy trò trở nên gần gũi, gắn bó, yêu quý và tự hào về ngôi trường của mình, nâng cao uy tín với phụ huynh học sinh.

23 tháng 5 2019

Thư gửi bạn Sakura, Osaka, Nhật Bản TP.HCM,ngày 16 tháng 3 năm 2013

   Bạn Sakura thân mến !

   Tuần trước, báo Thiếu nhi có một bài viết về bạn một người mới 10 tuổi nhưng đã nói được năm ngoại ngữ, mình rất ngưỡng mộ. Mình đã gọi điện lên tòa soạn báo xin địa chỉ đề viết thư cho bạn. Mình sẽ rất vui nếu được bạn hồi âm thư.

   Giói thiệu với bạn : mình tên Phương Trinh, học sinh lớp 3A. Gia đình mình cũng sống ở thành phố như bạn. Mình nghe nói đất nước Nhật Bản hiện đại và xinh đẹp lắm. Đặc biệt là có rất nhiều hoa anh đào. Nước Việt Nam của mình cũng rất đẹp, có rất nhiều hoa mai và hoa đào. Mong rằng một ngày nào đó mình sẽ được tiếp đón bạn trên đất nước của mình. Lúc đó mình sẽ làm một hướng dẫn viên nhiệt tình cho bạn, Sakura nhố.

   Thân mến chào bạn !

   Phương Trinh

Hãy tả đoạn văn ngắn kể lại buổi đầu đi học (10 điểm) Nếu ai không viết thì không nhắn vào đâyĐOẠN VĂN THAM KHẢO:Trước hai năm,em đã lên lớp 1.Dù em học lớp 3 nhưng vẫn nhớ buổi đầu đi học.Mẹ em đã chuẩn bị cho em quần áo trang phục và sách vở.Buổi mai em đi học,một buổi mai đầy sương thu và lá vàng khô rụng nhiều ngoài đường.Mẹ em chở em tới trường.Cũng như em ,mấy...
Đọc tiếp

Hãy tả đoạn văn ngắn kể lại buổi đầu đi học (10 điểm) Nếu ai không viết thì không nhắn vào đây

ĐOẠN VĂN THAM KHẢO:

Trước hai năm,em đã lên lớp 1.Dù em học lớp 3 nhưng vẫn nhớ buổi đầu đi học.Mẹ em đã chuẩn bị cho em quần áo trang phục và sách vở.Buổi mai em đi học,một buổi mai đầy sương thu và lá vàng khô rụng nhiều ngoài đường.Mẹ em chở em tới trường.Cũng như em ,mấy bạn bỡ ngỡ đòi mẹ đưa về.Nhưng em vẫn cố gắng để tỏ sự mạnh dạn ,vui vẻ khi gặp cô giáo.Vào lớp ,cô giáo vui vẻ khi được làm quen với em.Tiết học đầu tiên của em là học nội quy và làm quen với chữ cái.Các bạn và em đều nắm được.Cô giáo khen các em ,cô bầu em là lớp trưởng vì em tự tin ,luôn giơ tay phát biểu nhiều.Ra chơi,các bạn mới làm quen với em.Các bạn còn cho em vào chơi nữa.Tan học,em về khoe mẹ những điều được khen trong đầu năm.Trường học là tuyệt nhất được đối với em.Trường cho em được gặp bạn bè và nắm được bài học.

5

TL :

Tham khảo ạ :

Em vẫn nhớ như in giai điệu của bài hát “Ngày đầu tiên đi học” vang lên trong buổi khai trường năm lớp một. Sáng hôm ấy, em thức dậy từ rất sớm. Sau khi mặc quần áo gọn gàng, chuẩn bị sách vở xong, em được mẹ đưa đến trường. Con đường đến trường vốn quen thuộc. Nhưng hôm nay em lại thấy thật xa lạ. Có lẽ vì em cảm nhận được trong mình đã thay đổi - trở thành một cô học sinh lớp một. Buổi học đầu tiên, cô giáo dạy chúng em đánh vần, tập viết. Đến bây giờ, em vẫn nhớ như in hình ảnh cô giáo khi ấy. Ngày đầu tiên đi học thật đáng nhớ làm sao.

_HT_

Hôm nay là ngày đầu tiên em đi học. Ông nội đưa em đến trường bằng xe đạp. Em cảm thấy vừa háo hức, vừa lo âu. Ngôi trường đã hiện ra trước mắt. Một ngôi trường khang trang và rộng lớn. Em được ông đưa vào lớp học. Trên sân trường có rất đông các bạn học sinh. Một vài bạn ngại ngùng đi sau lưng bố mẹ. Em thầm nghĩ chắc các bạn cũng là học sinh lớp một giống em. Lớp học của em nằm ở tầng một. Khi đến nơi, cô giáo đã đứng ở cửa lớp. Cô mỉm cười đón em vào lớp học. Dù còn bỡ ngỡ nhưng em đã nhanh chóng hòa nhập với buổi học. Buổi học đầu tiên, chúng em được học về bảng chữ cái. Cô giáo giảng bài rất hấp dẫn và dễ hiểu. Khi tan học, em đã kể cho ông nghe về buổi học. Ông còn khen em ngoan ngoãn nữa. Em cảm thấy rất vui.

20 tháng 12 2021

Nguyễn Du là kiệt xuất trong nền văn học Việt Nam với tác phẩm nổi tiếng “Truyện Kiều”. Đây là thiên truyện bằng thơ kể về cuộc đời bể dâu, sóng gió của kiếp hồng nhan bạc mệnh. Tác phẩm được xem là công trình nghệ thuật ngôn ngữ đồ sộ. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần đầu của Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa nhuần nhuyễn và thành công hình ảnh hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.

Với cách mở đầu giới thiệu giản dị nhưng mang tính khái quát, ông đã dẫn dụ người đọc đi tìm hiểu vẻ đẹp, tính cách của hai tuyệt sắc giai nhân:

Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Bốn câu thơ khiến người đọc đã có thể hình dung được hình ảnh của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều. Mai tượng trưng cho sự thanh nhã, cao sang còn tuyết tượng trưng cho vẻ đẹp trong trắng. Nguyễn Du đã khéo léo ví von vẻ đẹp của hai chị em như “mai” và “tuyết” thực sự rất tinh tế và đầy ẩn ý.

Chỉ với 4 câu thơ, 4 nét vẽ nhưng Nguyễn Du đã khiến người đọc phải mê mẩn vì vẻ đẹp hiếm có của Thúy Vân. Sự thanh tao, tròn vẹn của thiếu nữ “đến tuổi cập kê” thật khiến người khác ngưỡng mộ. Nụ cười của nàng tươi như hoa, lông mày hình cánh cung nở nang, viên mãn, làn da trắng như tuyết. Một vẻ đẹp tròn vẹn, nhẹ nhàng của Thúy Vân được lột tả qua biên pháp tu từ nhân hóa cùng sự cảm nhận tinh tế của Nguyễn Du. Sự nhẹ nhàng, duyên dáng của Thúy Vân dự  báo một tương lai bình lặng, êm đềm của cô mai sau.

Vẻ đẹp của Thúy Vân đã khiến người đọc ngỡ ngàng như thế thì chắc chắn vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến người đọc không thể kìm được lòng. Nguyễn Du đã dùng nghệ thuật đòn bẩy từ việc miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân trước rồi mới đến miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều. Sự tài tình của nguyễn Du đã tạo nên một kiệt tâc nghệ thuật:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Nguyễn Du chưa hề đề câp đến sắc đẹp của Thúy Kiều, ông chỉ nhấn mạnh cái “hơn” của cô chị trên cái nền của cô em.

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Một vẻ đẹp trên cả tuyệt đối của Thúy Kiều dưới ngòi bút miêu tả xuất chúng của Nguyễn Du. Dường như ông đang vẽ chứ không phải là viết nữa, đây chính là cái tài hiếm có ở Nguyễn Du. Đôi mắt Thúy Kiều trong xanh như làn nước mùa thu, lông mày thanh mảnh như nét núi mùa xuân hiền hòa. Vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến thiên nhiên phải “hờn”, phải “ghen”. Nó hoàn toàn đối lập với vẻ đẹp của Thúy Vân chỉ khiến thiên nhiên nhún nhường.

Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều lại khiến cho cuộc đời sau này của cô không hề yên ổn, gặp nhiều sóng gió. Đây chính là sự dự báo của Nguyễn Du cho cuộc đời nhiều cay đắng và nước mắt của Thúy Kiều.

Nguyễn Du đã nhắc đến tài năng của Thúy Kiều bằng những câu thơ:

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha mùi thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung Thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Nếu như tài năng của Thúy Kiều đứng thứ hai thì không có ai là thứ nhất. Thúy Kiều đa tài, cầm kỳ thi họa đều đủ cả. Nhưng liệu rằng cuộc đời của cô mai sau có yên ổn và sung sướng hay không.

Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là một đoạn trích đẹp và nội dung và đẹp về ngôn từ. Đó chính là thành công của Nguyễn Du khi khắc họa vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều.

20 tháng 12 2021

chị cũng chịu tại bài này lớp 9 em ạ :)))