K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2021

minh nguyet CTV

6 tháng 9 2021

Tham khảo:

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được biết đến không chỉ với danh tiếng của một danh y lỗi lạc, nhân từ và một ẩn sĩ thanh cao, cứng cỏi mà còn là tác giả của cuốn "Thượng kinh kí sự" nổi tiếng. Đầu năm 1782, do danh tiếng y thuật vang xa, ông được lệnh triệu ra kinh đô để chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Nhờ những tư liệu, ghi chép trong chuyến đi, ông đã hoàn thành tác phẩm "Thượng kinh kí sự" với giá trị hiện thực sâu sắc. "Vào phủ chúa Trịnh" là một trong những trích đoạn đặc sắc thể hiện rõ điều này bằng việc lên án, tố cáo cuộc sống xa hoa, quang cảnh lộng lẫy cùng những tầng lớp vua quan trong bộ máy xã hội phong kiến.

Trước hết, dưới con mắt tỉnh táo, tinh tế của một ẩn sĩ, tác giả Lê Hữu Trác đã ghi lại và phản ánh trong tác phẩm của mình đời sống xa hoa, giả dối và đầy thị phi của tầng lớp vua quan thông qua những chi tiết về quang cảnh xa hoa, lộng lẫy trong các dinh thự và phủ các. Đó là vườn hoa với "cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương", đó là những nhà "Đại đường", "Quyển bồng", "Gác tía" với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và "những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy" cùng "mâm vàng, chén bạc" được dùng lúc tiếp khách ăn uống. Tất cả khung cảnh vàng son lộng lẫy xa hoa của phủ chúa đã được phóng chiếu qua đôi mắt và sự quan sát, tinh tế và tỉ mỉ của tác giả.

 

Không chỉ dừng lại ở đó, giá trị hiện thực của tác phẩm còn được tạo nên thông qua những chi tiết về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. Ngay từ lúc tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh chúa thì điều này đã được làm nổi bật: "có tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường" và "cáng chạy như ngựa lồng". Khi đặt chân vào phủ chúa, tác giả quan sát thấy cảnh tượng "người giữa cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi". Quang cảnh đó đã khiến cho tác giả không khỏi ngạc nhiên:

"Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt
Cả trời Nam sang nhất là đây"

Câu thơ của tác giả đã minh chứng rõ thêm về quyền uy nơi phủ chúa. Chính ông cũng đã bộc bạch trước cảnh xa hoa đó rằng: "Mình vốn cũng là con em nhà quan, sinh trưởng nơi phồn hoa, khắp chốn trong cấm thành, chỗ nào cũng từng quen thuộc, duy có quang cảnh phủ chúa thì chỉ được nghe nói tới mà thôi. Nay được đến đây, mới biết hết là sự giàu sang của vua chúa, quả là không ai sánh kịp". Những câu thơ hay lời bình luận của tác giả cũng đã làm nổi bật giá trị về mặt thời gian nghệ thuật của tác phẩm. Đó là sự xuất hiện của thời gian tâm lí. Bên cạnh thời gian vật lí là những con số về ngày giờ, năm tháng và niên hiệu, tác giả còn dành ra những khoảng không để chiêm nghiệm về các sự kiện đã diễn ra, khiến cho mỗi một sự miêu tả trong tác phẩm đều chứa đựng những suy nghĩ và cảm xúc của tác phẩm.

Bằng ngòi bút chân thực và sắc nét, trong đoạn trích này, tác giả còn gián tiếp lên án và tố cáo đời sống xa hoa, bệnh hoạn của giới quý tộc, quan lại đương thời. "Bệnh" của Trịnh Cán đã được ông nhận xét như sau: "là do sinh trưởng ở nơi màn the trướng gấm, ấm nó quá sức, tạng phủ kém yếu, lại thêm bị ốm lâu nên tinh huyết hao kiệt,...". Chúa Cán vốn là trẻ con hồn nhiên nghiễm nhiên trở thành nạn nhân của sự sung túc, thừa thãi và dưỡng dục sai lầm. Trước những căn bệnh như thế này, việc cứu chữa sẽ được các ngự y tiến hành như thế nào? Tác giả lại tiếp tục khéo léo lên án đám thầy thuốc Bắc Hà với căn bệnh ngu dốt, nhưng ảo tưởng, tham lam và nhỏ nhen. Đó là đám "y lại" chuyên đố kị, dèm pha lẫn nhau, không vì đạo làm thuốc mà vì danh lợi. Bằng những nét bút miêu tả khá tự nhiên, chân thực, Hải Thượng Lãn Ông đã bắt mạch, lên đơn những căn bệnh của chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Bên ngoài lớp vỏ bọc hoàn hảo của quang cảnh xa hoa lộng lẫy và cung cách sinh hoạt đầy quyền uy, hòa nhoáng và thịnh trị là những mầm bệnh đang phát tác, thể hiện sự mục rỗng và báo hiệu sự khủng hoảng tất yếu của chế độ xã hội phong kiến đương thời.

Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm "Vào phủ chúa Trịnh" đã làm nên tính chân thực của "Thượng kinh kí sự" qua bút pháp kí sự vô cùng đặc sắc của tác giả. Đó là sự kết hợp thành công của đôi mắt quan sát tỉ mỉ cùng ngòi bút ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, ngay cả những chi tiết nhỏ nhất để tạo nên cái thần của cảnh và vật thấm đẫm trong từng con chữ và xuyên suốt trang văn.

Thông qua giá trị hiện thực của tác phẩm, độc giả còn thấy được giá trị nhân đạo ẩn chứa một cách sâu sắc. Bằng sự quan sát và ghi chép về quang cảnh xa hoa lộng lẫy, tác giả đã gián tiếp thể hiện sự đồng cảm, thương xót đối với cuộc sống cơ cực, lầm than của nhân dân. Bức tranh về xã hội phong kiến đã được phác họa trong sự đối lập giữa đời sống của tầng lớp quan lại và cuộc sống của những người dân. Thông qua tác phẩm này, chúng ta càng thấm thía hơn nữa câu ca quen thuộc của người xưa về sự tàn bạo và trắng trợn trong lối sống của đại đa số tầng lớp quan lại:

"Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan".

28 tháng 4 2022

Qua bài văn sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn cho em biết đc là ở chế độ phong kiến thời xưa các quan phủ chỉ biết ăn chơi xa xỉnh,không lo đến nỗi nước nhà là cho kinh tế càng ngày suy suột,người dân bắt đầu thiếu ăn,làng xã bắt đầu cạnh tranh.

18 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

Quan phụ mẫu là người quản lí, chăm lo cho cuộc sống của những người nông dân, ngay chính cái tên "phụ mẫu" đã nói lên được vai trò, trách nhiệm to lớn ấy. Tuy nhiên, trong "Sống chết mặc bay", thái độ và hành động của những viên quan phụ mẫu lại mang đến cho độc giả những cảm nhận vô cùng khác biệt. Đó không phải những vị quan biết chăm lo cho nhân dân mà là những kẻ máu lạnh, tàn nhẫn đến đáng sợ. Trước nguy cơ vỡ đê, khi nhân dân đang phải cong mình chống lũ thì những kẻ tự xưng là cha mẹ của nhân dân lại chìm đắm trong thú vui bài bạc. Thậm chí, khi có người bẩm báo về tình trạng đê điều khẩn cấp, chúng không những không quan tâm mà còn lớn tiếng chửi bới, đe dọa "Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù .....! Có biết không?". Có thể nói Sống chết mặc bay đã mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực về nỗi khổ cực của người dân nghèo cũng như bộ mặt tàn nhẫn, vô lương tâm của giai cấp thống trị.

18 tháng 5 2021

#TK

Sống chết mặc bay là tác phẩm đi đầu trong phong trào truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Để đạt được thành công đó không thể thiếu đi linh hồn của truyện ngắn - nhân vật. Và trong tác phẩm này, nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhất chính là quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu - kẻ ăn bổng lộc triều đình để phụ trách việc đê điều, vậy mà khi nước dâng cuồn cuộn, mưa tầm mưa tã lại bỏ mặc con dân mà tận hưởng cuộc sống xa hoa, an nhàn. Đối lập với hình ảnh đó, là cảnh tượng người dân cơ cực, khốn đốn vật lộn với cơn lũ. Mà đâu phải các vị "phụ mẫu" ấy không biết, mà rõ rằng đình vững chãi vậy, đê có sập cũng chẳng hề gì nên mới mải mê cờ bạc từ khi đê "thẩm lậu" tới khi nước cuốn thành vực sâu. Qua nghệ thuật tăng cấp và tương phản, Phạm Duy Tốn đã khắc họa rõ nét bản chất xấu xa; không chỉ hách dịch mà còn vô trách nhiệm, vô nhân tính của tên quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu chính là nhân vật đại diện cho tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến đương thời.

1 tháng 3 2021

Có thể thấy xã hội thời bấy giờ bất công sâu sắc đối với những người nông dân, tình cảnh bi thảm của người nông dân nghèo là đề tài vô tình phổ biến. Các tác giả đã nói lên được nỗi khổ của người nông dân thông qua những chi tiết trong truyện, phim. Đồng thời phê phán kịch liệt chính quyền thời đó.

1 tháng 3 2021

tham khảo

Sau bộ phim Chị Dậu (1980) và tiếp tục mạch đề tài về sự cùng quẫn, bế tắc của người nông dân Việt Nam trước năm 1945 với chất liệu được chuyển thể từ các tác phẩm văn học đặc sắc, đạo diễn - NSND Phạm Văn Khoa lại cống hiến cho điện ảnh Việt Nam một bộ phim kinh điển khác: Làng Vũ Đại ngày ấy.

5 tháng 7 2021

có cần bài văn ý ko mình gửi cho

 

5 tháng 7 2021

Tham khảo!!!

Tôi thích buổi sáng, yêu thích buổi chiều, nhưng tôi lại cũng rất thích buổi trưa hè trên quê hương có gió nồm nam mát mẻ.

Trong ánh nắng mặt trời oi ả, làng quê hiện lên với tất cả vẻ giản dị, thân thương. Những cây tràm cao vút chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá ủ rũ như đầu lá liễu ở rừng dương ven biển. Mùi hương tràm ngát dậy bởi nó đang hong nóng dưới ánh mặt trời. Không chỉ có hương tràm mà có cả mùi khô của rơm rạ, mùi thơm của hương lúa được hong khô, mùi nồng ngai ngái của phù sa đất mới. Những mùi hương quen thuộc ấy đã làm tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Mặc dù nắng hè như đổ lửa nhưng quê hương tôi vẫn hiện lên một vẻ đẹp hiền hòa. Trên những sân phơi, từng sợi rơm vàng óng, từng hạt thóc vàng giòn ánh lên dưới nắng. Ánh nắng ban trưa giúp con người có củi, có rơm, có thóc khô giòn. Nắng trưa tuy gay gắt nhưng giúp mọi người no ấm.

 

Tuy nắng chói chang nhưng gió nồm thổi đến cũng đủ làm cho con người dễ chịu. Những tàu dừa như chiếc lược chải vào không gian lộng gió. Văng vẳng đâu đó tiếng kĩu kịt của lũy tre làng, ngọn tre cong cong vẫn vô tư cho gió đưa đẩy. Dưới bóng râm của tre những bác trâu ung dung nằm nhai cỏ. Trâu nhai cả bóng râm của lũy tre xanh đang ta: trùm một khoảng trời nho nhỏ. Trên mấy cây cao, những chú chào mào, sáo sậu, sáo đen đua nhau chuyền cành, ca hát.

Dường như chúng cũng thích thú một buổi trưa hè đầy nắng, gió.

Làng quê yên ả. Làng quê yêu thương. Nơi ấy, tôi được sinh ra và lớn lên, nơi có tiếng hát ngọt ngào của bà ru tôi yên giấc ban trưa. Tôi yêu biết bao buổi trưa hè thân thương ấy trên quê hương.

2 tháng 5 2023

1/ Người Việt luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình:

  • Tiếng Việt vẫn được người dân truyền dạy cho con cháu. Người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.
  • Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,…
  • Trong các làng xã, những phong tục tập quán như búi tóc, xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy,… vẫn được lưu truyền từ đời này qua đời khác

2/ Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất giúp người Việt không bị đồng hoá và vẫn luôn nuôi dưỡng ý chỉ giành lại độc lập sau hàng nghìn năm bị đô hộ vì:

  • Người Việt hiểu rõ Trung Quốc và ý đồ đồng hóa của họ
  • Người Việt đoàn kết, yêu nước, yêu văn hóa của mình
  • Sự sáng tạo của người Việt: tiếp thu chọn lọc, đọc chữ Hán bằng tiếng Việt
  • Truyền thống dựng nước và giữ nước, bảo vệ văn hóa dân tộc

3/ Những phong tục của người Việt trong thời kì Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay: làm bánh chưng bánh giày, xăm mình, ăn trầu ở một số vùng quê…

 

2 tháng 5 2023

học tốt

 

17 tháng 9 2021

Tham khảo:

Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), ta thấy hiện lên một bức tranh về những người nông dân sống trong trong xã hội thưc dân nửa phong kiến . Họ là những con người lao động nghèo khổ , bị đẩy vào con đường bế tắc nhưng vẫn ngời sáng lên những phẩm chất tốt đẹp.
Trước hết, tác phẩm đã tái hiện cho người đọc cho thấy tình cảnh nghèo khổ, bắc tế của người nông dân bần cùng trong xã hội một cổ hai tròng áp bức . Chị Dậu nghèo thuộc hàng cùng đinh nhất nhì trong làng, gia cảnh đã nghèo lại phải đóng sưu cho cả người em trai đã chết từ năm ngoái khiến cho gia cảnh đã nghèo lại càng nhèo hơn. Cái xã hội ấy đâu còn nhân tính, chỉ biết dồn con người vào chỗ chết  vào đường cùng chỉ biết bóc lột họ đến chết vẫn không tha. Để kiếm được miếng ăn nuôi sống mình qua ngày đâu có gì dễ dàng gì, cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con . khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng . chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng , động viên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". trước tấm lòng của người vợ ,anh dậu cũng cố gắng ngồi dậy . nhưng lính đã rầm rầm xông vào , lo sợ , chị dậu đã ra sức van nài mong chúng để cho chồng chị ăn hết bát cháo . chị đã cúi mình xin chúng , ra sức giãi bày cho chúng hiểu , mong chúng động lòng thương . chị đã xưng cháu . chị đã tự hạ mình để nâng chúng lên . nhưng mặc chị van xin chúng vẫn quyết trói anh dậu , chị dã đứng lên ngang hàng với chúng khi xưng tôi - ông. Và cuối cùng chị đã đe dọa , thách thức chúng :"mày trói chồng bà đi bà cho mày xem 'chị đã nâng mình lên đứng trên chúng .chị đã lấy đâu ra sức mạnh đó ?đó chính là lòng yêu thương chồng ,chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý - đại diện cho bộ máy chính quyền . lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai. Tóm lại tác phẩm đã làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng, chị dậu chính là một hình ảnh tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam thời xưa.

Câu 1. Đảng bộ Cộng sản tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội? Nêu họ, tên các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh qua các thời kỳ? Câu 2. Cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Thanh Hóa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào? Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành...
Đọc tiếp

Câu 1. Đảng bộ Cộng sản tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội? Nêu họ, tên các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh qua các thời kỳ?

Câu 2. Cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Thanh Hóa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào? Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở xã, thị trấn nơi em đang sinh sống?

Câu 3. Nhân dân Thanh Hóa đã làm gì để bảo vệ quê hương và làm tròn nghĩa vụ hậu phương với cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

     Câu 4. Em hãy cho biết, Đại hội đại biểu lần thứ mấy của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là Đại hội mở đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam? Những nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu có ý nghĩa quyết định nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần này đã đề ra?

Câu 5. Trình bày cảm nhận của bản thân về những thay đổi, chuyển biến của tỉnh Thanh Hóa sau 32 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Là học sinh phổ thông, em phải làm gì để góp phần xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh “kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ từng căn dặn?

 

1
2 tháng 12 2018

Xí xí , cái này tự nghĩa ra ớ hở :( Tui ko sống ở Thanh Hóa nên ko bt