K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2022

https://olm.vn/hoi-dap/detail/253082150402.html

7 tháng 11 2018

1)Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm. Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thậtđẹp”vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận“bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyềntự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mình”Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữthời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.

7 tháng 11 2018

2) Bài thơ "bạn đến chơi nhà" là bài thơ thành công nhất của Nguyễn Khuyến, và cũng là bài thơ đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Bài thơ bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá .... Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Đó là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.

12 tháng 5 2021

Đại thi hào Nguyễn Du là một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Truyện Kiều là một tuyệt tác của Nguyễn Du, bài thơ như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công. Đoạn trích "Trao duyên" đã nói lên nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân, cũng là phần mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều. Đặc biệt 12 câu thơ đầu như tiếng nấc uất nghẹn ngào:

"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"

Nguyễn Du là một bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ, điều đó có thể dễ dàng thấy được qua hai câu thơ trên. Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ chân tình, thuần hậu để nói chuyện với Thúy Vân. Từ "cậy" được sử dụng thật đặc sắc, là "cậy" chứ không phải "nhờ", người được "cậy" khó lòng từ chối. Thúy Kiều đã đặt hết niềm tin tưởng của mình vào Thúy Vân và Thúy Vân không thể thoái thác được và phải "chịu lời". Kiều đã đặt Vân lên vị trí cao hơn, hạ mình xuống như để van nài, kêu xin. Không có người chị nào lại xưng hô với em mình bằng những từ ngữ tôn kính chỉ dùng với bề trên như "thưa, lạy". Kiều muốn chuẩn bị tâm lí cho Vân để đón nhận một chuyện hệ trọng mà nàng chuẩn bị nhờ cậy em bởi nàng hiểu rằng việc mà nàng sắp nói ra đây là rất khó khăn với Vân và cũng là một việc rất tế nhị:

"Hở môi ra những thẹn thùng
Đề lòng thì phụ tấm lòng với ai"

Bài Cảm nhận về 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên hay nhất

Từng từ được thốt ra đều được nhân vật cân nhắc kĩ càng, chọn lọc, Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ rất "đắt". Cái hay, cái sắc của từ ngữ cũng chính là cái tinh tế trong thế giới nội tâm mà Nguyễn Du muốn diễn tả. Sự chọn lọc chính xác ấy cho ta thấy Kiều đã suy nghĩ rất nhiều, rất kĩ rồi mới quyết định trao mối nhân duyên mà nàng đã từng mong ước sẽ "đơm hoa kết trái", mối nhân duyên mà nàng mong ước sẽ được lâu bền lại cho Thúy Vân:

"Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em"

"Gánh tương tư" là của chị, tình yêu sâu nặng là của chị nhưng giờ giữa đường lại "đứt gánh" còn đâu. Tình cảm của Kiều với Kim Trọng chưa kịp tới hồi viên mãn thì sóng gió đã ập tới, đành phải dở dang, Kiều đau khổ biết mấy, nhưng đành ngậm ngùi trao lại cho em. Chị hiểu em tuổi còn trẻ có thể chưa biết đến tình yêu. Đáng lẽ em còn được hưởng bao mật ngọt của tình yêu nhưng xin em hãy xót người chị bạc mệnh này mà đáp nghĩa cùng chàng Kim. Ôi! Lời của Kiều thật thống thiết. Cái băn khoăn của Kiều là băn khoăn cho Kim Trọng phải lỡ làng nhân duyên. Cái ray rứt của Kiều là ray rứt cho Thúy Vân phải "chắp mối tơ thừa" của mình. Từ "mặc" sử dụng ở đây không phải là mặc kệ em, mặc cho ra sao thì ra mà có nghĩa là Kiều muốn phó thác, giao phó trách nhiêm lại cho Thúy Vân, tin tưởng tuyệt đối vào sự cậy nhờ của mình nơi Vân.

"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày hẹn ước khi đêm chén thề"

Từ "khi" được lặp lại ba lần gợi cho người đọc nghĩ đến tình cảm sâu nặng giữa Kiều với chàng Kim, nhớ đến những kỉ niệm đẹp của hai người. Với nghệ thuật liệt kê "ngày quạt ước", "đêm chén thề" những kỉ niệm đẹp đẽ ấy trở nên sống động hơn trong lòng Kiều. Câu thơ ẩn chứa những tình cảm ngọt ngào, những niềm vui nhưng cũng nghe như tiếng nấc nghẹn của Thúy Kiều, những kỉ niệm đẹp ấy sẽ kết thúc, chỉ còn lại chuỗi ngày bi thảm tiếp sau.

12 tháng 5 2021

TK

Đại thi hào Nguyễn Du - một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Truyện Kiều là một tuyệt tác của Nguyễn Du, bài thơ như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công. Đoạn trích "Trao duyên" đã nói lên nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân, cũng là phần mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều. Đặc biệt 12 câu thơ đầu như tiếng nấc uất nghẹn ngào:

"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"

Nguyễn Du là một bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ, điều đó có thể dễ dàng thấy được qua hai câu thơ trên. Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ chân tình, thuần hậu để nói chuyện với Thúy Vân. Từ "cậy" được sử dụng thật đặc sắc, là "cậy" chứ không phải "nhờ", người được "cậy" khó lòng từ chối. Thúy Kiều đã đặt hết niềm tin tưởng của mình vào Thúy Vân và Thúy Vân không thể thoái thác được và phải "chịu lời". Kiều đã đặt Vân lên vị trí cao hơn, hạ mình xuống như để van nài, kêu xin. Không có người chị nào lại xưng hô với em mình bằng những từ ngữ tôn kính chỉ dùng với bề trên như "thưa, lạy". Kiều muốn chuẩn bị tâm lí cho Vân để đón nhận một chuyện hệ trọng mà nàng chuẩn bị nhờ cậy em bởi nàng hiểu rằng việc mà nàng sắp nói ra đây là rất khó khăn với Vân và cũng là một việc rất tế nhị:

"Hở môi ra những thẹn thùng
Đề lòng thì phụ tấm lòng với ai"

Từng từ được thốt ra đều được nhân vật cân nhắc kĩ càng, chọn lọc, Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ rất "đắt". Cái hay, cái sắc của từ ngữ cũng chính là cái tinh tế trong thế giới nội tâm mà Nguyễn Du muốn diễn tả. Sự chọn lọc chính xác ấy cho ta thấy Kiều đã suy nghĩ rất nhiều, rất kĩ rồi mới quyết định trao mối nhân duyên mà nàng đã từng mong ước sẽ "đơm hoa kết trái", mối nhân duyên mà nàng mong ước sẽ được lâu bền lại cho Thúy Vân:

"Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em"

"Gánh tương tư" là của chị, tình yêu sâu nặng là của chị nhưng giờ giữa đường lại "đứt gánh" còn đâu. Tình cảm của Kiều với Kim Trọng chưa kịp tới hồi viên mãn thì sóng gió đã ập tới, đành phải dở dang, Kiều đau khổ biết mấy, nhưng đành ngậm ngùi trao lại cho em. Chị hiểu em tuổi còn trẻ có thể chưa biết đến tình yêu. Đáng lẽ em còn được hưởng bao mật ngọt của tình yêu nhưng xin em hãy xót người chị bạc mệnh này mà đáp nghĩa cùng chàng Kim. Ôi! Lời của Kiều thật thống thiết. Cái băn khoăn của Kiều là băn khoăn cho Kim Trọng phải lỡ làng nhân duyên. Cái ray rứt của Kiều là ray rứt cho Thúy Vân phải "chắp mối tơ thừa" của mình. Từ "mặc" sử dụng ở đây không phải là mặc kệ em, mặc cho ra sao thì ra mà có nghĩa là Kiều muốn phó thác, giao phó trách nhiêm lại cho Thúy Vân, tin tưởng tuyệt đối vào sự cậy nhờ của mình nơi Vân.

"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày hẹn ước khi đêm chén thề"

Từ "khi" được lặp lại ba lần gợi cho người đọc nghĩ đến tình cảm sâu nặng giữa Kiều với chàng Kim, nhớ đến những kỉ niệm đẹp của hai người. Với nghệ thuật liệt kê "ngày quạt ước", "đêm chén thề" những kỉ niệm đẹp đẽ ấy trở nên sống động hơn trong lòng Kiều. Câu thơ ẩn chứa những tình cảm ngọt ngào, những niềm vui nhưng cũng nghe như tiếng nấc nghẹn của Thúy Kiều, những kỉ niệm đẹp ấy sẽ kết thúc, chỉ còn lại chuỗi ngày bi thảm tiếp sau.

Đoạn thơ viết về mẹ mà em tâm đắc: 

"Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời."

Bất cứ người mẹ nào trên đời đều yêu thương con cái của mình và muốn dành cho con những điều tốt nhất. Người mẹ trong đoạn thơ trên cũng vậy, vì muốn đứa con của mình được yên giấc sẵn sàng thức khuya để mang ngọn gió mát tới cho con. Và người mẹ ấy cũng mãi mãi là "ngọn gió" suốt đời cho đứa con mang lại hạnh phúc, bình yên trong mọi khoảnh khắc. Qua đoạn thơ trên ta thấy tình mẹ bao la, dạt dào dành cho đứa con của mình. Và chính tác giả cũng vô cùng biết ơn và kính trọng mẹ, tình cảm ấy được kết đọc trong từng câu thơ ngọt ngào tựa lời ru.
4 tháng 3 2022

Tham khảo nha em:

Bằng sự kết hợp hào hoà giữa bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn, mở đầu khổ thơ thứ 2 cho ta thấy được khung cảnh thiên nhiên ra khơi của đoàn thuyền thật đẹp , đó là cảnh " trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng ". Sự vật ra khơi cũng rất quen thuộc, ấn tượng và tràn đầy khí thế. Những chàng trai khoẻ mạnh, trên chiếc thuyền gắn bó của quê hương, của gia đình đã lướt nhẹ ra khơi. Nhưng dưới tâm hồn tinh tế của nhà thơ, con thuyền ra khơi được ví như con tuấn mã, với các hành động" phăng"," vươt " đã diễn tả tốc đọ phi thường của đoàn thuyền ra khơi. Tốc độ ấy càng mạnh hơn, đẹp hơn khi tác giả có 1 liên tưởng đọc đáo , 1 ẩn dụ sáng tạo " cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, rướn thân trắng bao la thâu góp gió". Ôi! phải nói nhà thơ có 1 tình cảm thiêng liếng sâu nặng với quê hương thì mới có được cảm nhận như vậy. Cái tinh tế ở đây là nhà thơ lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy cái hữu hình để nói cái vô hình, lấy cái vô hồn để nói cái có hồn. Tất cả tài năng và tình cảm của nhà thơ đã thăng hoa, ngưng kết lại tạo ra 1 cảnh ra khơi của làng chài hết sức lãng mạn và tràn đầy sức sống.

Câu có từ cảm thán: in đậm nghiêng

11 tháng 4 2022

Tham khảo
Gợi ý:

-Nhân đạo ở chỗ:

+ Trân trọng vẻ đẹp của con người

-Vẻ đẹp ngoại hình:Nguyễn Du đã dành nhiều ưu ái khi xây dựng chân dung nhân vật

-Vẻ đẹp đức hạnh: Cả Thúy Kiều và Thúy Vân đều có đức hạnh đoan trang, đúng mực

-Vẻ đẹp tài năng: Tiến bộ hơn các nhà thơ thời Trung Đại, Nguyễn Du còn đề cao người phũ nữ ở phương diện tài năng

+ Thương xót cho số phận đau thương của con người

-Đau xót cho thân phận con người bị chà đạp, khinh rẻ, bị biến thành một món hàng

+ Tố cáo, phê phán những thế lực chà đạp lên con người

Nguyễn Du đã sử dụng ngòi bút hiện thực để vạch trần bản chất xấu xa của những kẻ bất nhân trong xã hội xưa, những kẻ “buôn thịt bán người”, kiếm sống trên thân xác của những cô gái vô tội, tiêu biểu là Mã Giám Sinh.

+Thấu hiểu ước mơ của con người

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện một ước mơ cao cả: ước mơ một cuộc sống công bằng, cái thiện được khuyến khích, nâng niu, cái ác phải bị trừng phạt, phải trả giá