K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2022

vbn va bnh dta dau TH KI XIX

26 tháng 8 2016

CA DAO
- Học là học biết giữ giàng 
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung. 
- Làm người mà được khôn ngoan 
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay 
Nghề gì đã có trong tay 
Mai sau rồi cũng có ngày ích to. 
- Học là học để làm người 
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi. 
- Học trò học hiếu học trung 
Học cho đến mực anh hùng mới thôi. 
- Học là học để mà hành 
Vừa hành vừa học mới thành người khôn. 
- Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài 
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi. 

TỤC NGỮ:
- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi. 
- Học ăn học nói, học gói học mở. 
- Học hay cày biết. 
- Học một biết mười. 
- Học thầy chẳng tầy học bạn. 
- Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu. 
- Ăn vóc học hay. 
- Bảy mươi còn học bảy mươi mốt. 
- Có cày có thóc, có học có chữ. 
- Có học, có khôn. 
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên. 
- Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ. 
- Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng. 
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết. 
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn. 
- Hay học thì sang, hay làm thì có. 
- Học để làm người. 
- Học hành vất vả kết quả ngọt bùi. 
- Học khôn đến chết, học nết đến già. 
DANH NGÔN: 
- Không những phải học ở sách, mà còn phải học ở cuộc sống nữa. 
( N. CRÚP-XCAI-A ) 
- Học, học nữa, học mãi. 
( V.I.LÊ-NIN ) 
- Bất kì người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi học. 
( PA-SCAN ) 
- Chúng ta phải tiếp thu và học tập ở những người đi trước chúng ta và cả những người đồng thời với chúng ta. Ngay cả thiên tài cực kì vĩ đại cũng không thể tiến xa được nếu chỉ muốn lấy mọi thứ từ thế giới nội tâm của riêng mình. 
( G. GỚT ) 
- Con người phải suốt đời trau dồi cho mình có kiến thức ngày càng rộng thêm. 
( A. LU-NA-SÁC-XKI ) 
- Người học trò mà không định vượt thầy thì thật đáng thương. 
( LÊ-Ô-NA ) 
- Người hỏi về điều mình chưa biết là nhà bác học; người xấu hổ không dám hỏi là kẻ thù của chính mình. 
( A. NA-VÔI )

26 tháng 8 2016

TỤC NGỮ:

‐ Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi

. ‐ Học ăn học nói, học gói học mở.

‐ Học hay cày biết.

‐ Học một biết mười.

‐ Học thầy chẳng tầy học bạn. ‐

Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.

‐ Ăn vóc học hay.

Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.

‐ Có cày có thóc, có học có chữ.

‐ Có học, có khôn.

‐ Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.

‐ Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.

‐ Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.

‐ Dốt đến đâu học lâu cũng biết.

‐ Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

‐ Hay học thì sang, hay làm thì có.

‐ Học để làm người.

‐ Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.

‐ Học khôn đến chết, học nết đến già

. CA DAO: ‐ Học là học biết giữ giàng

Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.

‐ Làm người mà được khôn ngoan

Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay Nghề gì đã có trong tay

Mai sau rồi cũng có ngày ích to.

‐ Học là học để làm người

Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.

‐ Học trò học hiếu học trung

Học cho đến mực anh hùng mới thôi.

‐ Học là học để mà hành

Vừa hành vừa học mới thành người khôn.

‐ Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài

Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.

DANH NGÔN:

‐ Không những phải học ở sách, mà còn phải học ở cuộc sống nữa.

﴾ N. CRÚP‐XCAI‐A ﴿ ‐

Học, học nữa, học mãi.

﴾ V.I.LÊ‐NIN ﴿

‐ Bất kì người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi học.

﴾ PA‐SCAN ﴿

‐ Chúng ta phải tiếp thu và học tập ở những người đi trước chúng ta và cả những người đồng thời với chúng ta. Ngay cả thiên tài cực kì vĩ đại cũng không thể tiến xa được nếu chỉ muốn lấy mọi thứ từ thế giới nội tâm của riêng mình.

﴾ G. GỚT ﴿

‐ Con người phải suốt đời trau dồi cho mình có thức ngày càng rộng thêm.

﴾ A. LU‐NA‐SÁC‐XKI ﴿

‐ Người học trò mà không định vượt thầy thì thật đáng thương.

﴾ LÊ‐Ô‐NA ﴿

‐ Người hỏi về điều mình chưa biết là nhà bác học; người xấu hổ không dám hỏi là kẻ thù của chính mình.

﴾ A. NA‐VÔI ﴿ 

2 tháng 1 2018
- Đường về đất đỏ miền Đông
Cao su bao lá hận lòng bấy nhiêu.
- Trần gian địa ngục là đây
Đồn điền Đất Đỏ nơi Tây giết người. Vũng Tàu núi lớn, vũng sâu
Khoan xuống một cái là dầu trào lên.
Vũng Tàu đất chật người đông Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều!
2 tháng 1 2018

Vũng Tàu núi lớn, vũng sâu
Khoan xuống một cái là dầu trào lên.

Đường về đất đỏ miền Đông
Cao su bao lá hận lòng bấy nhiêu.
- Trần gian địa ngục là đây
Đồn điền Đất Đỏ nơi Tây giết người. Vũng Tàu đất chật người đông
Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều!
23 tháng 8 2016

- Trọng phú khinh bần ( không nên )

- Ăn chắc mặc bền

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- Nâu sồng nào quản khen chê

Khó thì cho sạch, rách thì cho thơm

- Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người

- Áo vải cơm rau

- Bớt mồm bớt miệng

24 tháng 8 2016

Sống giản dị
- Trọng phú khinh bần ( không nên)
- Áo vải cơm rau.
- Bớt mồm bớt miệng.
- Sống đơn giản sống lâu trăm tuổi.
- Ăn chắc mặc bền.
-Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
- Nâu sồng nào quản khen chê
Khó thì cho sạch, rách thì cho thơm.
- Hay quần hay áo hay hơi
Mà chẳng hay người là của bỏ đi.

 
25 tháng 8 2016

câu 2:  1.Trung thực: ko nói thêu dệt, ko nói lưỡi 2 chiều, ko dối trá, ngụy biện,lừa ng` trên gạt ng` dưới ,tuy nhiên có thể nói dối khi có lợi cho người nghe. 
2. Siêng năng: người liêm khiết ko thể lười biếng, để đẩy hết công việc,trách nhiệm cho ng` khác...siêng năng học tập làm việc có ích. 
3. Ko tham lam(thanh liêm):ko thấy lợi sáng mắt(ko ăn hối lộ)ko làm ảnh hưởng xấu đến những ng` khác... 
4. Bác ái: yêu thương, quan tâm đến quyền lợi của người khác nhất là những người nghèo, ng` tàn tật, trẻ mồ cô, ng` già neo đơn... 
5. Dũng cảm: thấy khó ko sợ, thấy bại ko nãn, dũng cảm tiến bước bất chấp trở ngại, bất chấp mọi sự công kích phá đám của kẻ xấu 
6.Độc lập,tự chủ: ko đồng lõa với bọn ng` tham ô, ko đồng tình tìm cách ngăn chặn phá hủy mọi mưu tính gây hại của bọn ng` này đối với dân, với nước. 
7. Trung, tín: đã hứa giữ lời, giữ uy tín ko làm mất lòng tin của ng` khác dành cho minh..

câu 3:

Câu ca dao danh ngôn tục ngữ nói về tính liêm khiết: 

1.Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư . 
2. Cây ngay bóng thẳng , cây cong bóng vẹo . 
3. Cây ngay ko sợ chết đứng . 
4 Đói cho sạch, rách cho thơm 
Chớ có bờm xôm, để đời tiếng xấu 
5. Khó mà biết lẽ biết lời 
Biết ăn biết ở như người giàu sang. 
6. Cười người chớ vội cười lâu 
Cười người hôm trước hôm sau người cười. 
7. Áo rách cốt cách người thương. 
8. Ăn có mời ; làm có khiến. 
9. Mặc đẹp chưa - hẳn đã là sang..! 
Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng.! 
Tư cách trang đài, do biết nghĩ 
Kín đáo, sạch sẽ "Tướng thật sang" 
10 Ban ngày quan lớn như thần 
Ban đêm quan lớn tần mần như ma 
11 Của thấy không xin 
Của công giữ gìn 
Của rơi không nhặn

câu 1:

  tui thấy có một cô gái đi trước tui làm rớt cái xách tay ,tui nhặt nó lên và dĩ nhiên đưa lại cho cô ấy. cô gái ấy liền mỡ cái xách tay ra và xĩ vào mặt tui mà rằng còn một triệu đồng tiền mặt đâu đưa lại đây mau.,thế là bấm bụng tui móc trong túi ra một triệu đồng đưa cho cô ta. từ rày thề với lòng ko bao zờ zám liêm khiết nữa....

 

 

3 tháng 9 2016

cảm ơn bạn mk cx đang cầnhihi

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

* Nhóm tục ngữ về thiên nhiên, dự báo thời tiết:

- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa.

- Chớp đằng tây, mưa dây bão giật.

- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

* Nhóm câu tục ngữ về sản xuất lao động, con người:

- Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

- Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.

- Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen.

11 tháng 1 2018

nói vê đồ sơn là ở hải phòng nha

Đồ Sơn là nơi có vốn văn vần dân gian phong phú với những ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ, phương ngôn, hò, vè phản ánh đậm cảnh vật và cuộc sống người Đồ Sơn xưa và nay. Thiên nhiên đã tạo cho Đồ Sơn một hình dáng và vị trí địa lí độc đáo:

Chín con theo mẹ dòng dòng

Còn một con út ra lòng bất nhân

Đong kia núi Đọc phản thân

Tây kia núi Mẫu chin lần ôm con

Đồ Sơn cũng là nơi có địa hình hiểm trở:

Đồ Sơn bát quái

Tứ hải thành xây

Ai mà tới đây

Đừng hòng trở lại

Ngạn ngữ, phương ngôn. Tục ngữ, ca dao nói về phong cảnh, về nghề nghiệp,…nhiều câu chứa chan tình người, tình thương yêu gắn bó cộng đồng xã hội , tình yêu nam nữ và tinh thần lao động cần cù chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt , với thú rừng , với giặc dã .Nhiều bài ca dao đúc kết kinh nghiệm sản xuất , kinh nghiệm đi biển để phổ biến cho nhau và truyenf lại cho đời sau . Nhiều câu phương ngôn nói về nghề khai thác biển ở Đồ Sơn , chỉ ra những địa danh tiêu biểu của mỗi nghề truyền thống :

Bắt ốc Mái nhà

Đánh hà Bờ giữa

Xin lửa ông Rao

Cạo ngao Vạn Bún

Bắt cụm Hang Trê

Chạy về Đầu Độc

Làm chủ kỹ thuật và những phương tiện của nghề biển , ấy là những con người có một bản sắc tinh thần , thể chất đặc biệt kiểu Đồ Sơn. Người Đồ Sơn thường có dáng vóc to lớn , da săn lại vì nhuộm nắng vàng và ngâm muối mặn biển Đông .Con người ở đây có dáng đi mạnh mẽ , hành động kiên quyết m giọng có âm lượng lớn và tính tình bộc trực.Vì vậy , ngạn ngữ Đồ Sơn có câu “Ăn sóng , nói gió”.

Cuộc sống vật lộn với biển khơi đã tạo cho họ lòng dũng cảm phi thường :

Gặp giông tố chẳng rời tay lái

Làn sóng dâng hang hái vượt qua

Mênh mông mặt nước bao la

Cánh buồm không gió thì rat ay chèo

Người Đồ Sơn hiểu biết thiên nhiên khá phong phú , đặc biệt là việc việc dự báo thời tiết .Những câu tục ngữ của Đồ Sơn phần nào nói lên điều đó :

-Chớp Gôi bỏ nồi rang thóc

-Chớp Đầu Độc bỏ thóc ra phơi

Người Đồ Sơn thường nói: dũng cảm và thông minh là cần thiết , nhưng chưa đủ .Khi đã lên con thuyền , điều cần nhất đối với những người có mặt ở đó phải là một tập thể có cùng chung ý chí:

Chém nhau đằng mũi , hòa nhau đằng lái

Trong đời sống hàng ngày, người Đồ Sơn biểu hiện thế ứng xử rất văn hóa .Ăn trông nồi ngồi giữa thuyền .Và một tinh thần rất mực lạc quan yêu đời :

Quanh năm đánh cá trăm nghề

Đến lúc nước kém lại về vui chơi

Qua lao động sản xuất , người Đồ Sơn đã xây dựng nên một sắc thái văn minh tinh thần phong phú .Với tất cả bản tính tốt đẹp của người lao động , thanh niên Đồ Sơn đã từng là mơ ước của các cô gái vùng duyên hải:

Trai lấy vợ sang huyện Hoa Phong

Gái lấy chồng Đồ Sơn –Bát Vạn

Nghề muối vốn là nghề thủ công cổ truyền mang tính thời vụ .Từ bao đời nay , người làm muối Bàng La luôn vất vả , cực nhọc , giành giật với thiên nhiên từng ngày nắng để sản xuất .Quanh năm với 2 vụ muối mùa (tháng 5-8) và vụ đông hanh (tháng 10-12); năm thời tiết thuận lợi nhất được chừng 155 dến 165 ngày , còn bình thường chri đạt 120-130 ngày năng .Trong những ngày nắng như đổ lửa , khi mọi người lao động khác tranh thủ nghỉ ngơi dưới những bóng cây xum xuê mát dịu , bà con nghề muối lại phải đổ ra đồng thu cát , chở cát , lọc chạt , phơi ẻ…

Tình cảnh lam lũ , đơn điệu của người làm muối Bàng La trước đây đã từng được phản ánh trong ca dao:

Đời ông cho chí đời cha

Có một đống cát xe ra , xe vào…

Không chỉ cần cù vật lộn với biển khơi , muối mặn ,người Đồ Sơn còn biết tận dụng nghề nghiệp để rèn luyện sức khỏe chống chọi với thiên nhiên .Bài ca dao sau đây đã nói lên điều đó:

Đồ Sơn có ba môn này

Không thày mà học đố mày làm nên

Đấu kỳ , lao phóng như tên

Phi trùy trúng huyệt hồn lên thiên đàng

Thủ thì chùa Độc , chùa Hang

Thắng thì giữ lấy xòm làng thành công

Văn vần dân gian Đồ Sơn giúp chúng ta thêm hiểu non nước Đồ Sơn kể từ khi con người đến “khai sơn , phá thạch”đến nay.

1.2 Văn xuôi dân gian:

Văn xuôi dân gian ở Đồ Sơn bao gồm những huyền tích , thần thoại và truyền thuyết … Những tác phẩm này có nhiều yếu tố hoang đường , nhưng đều chứa đựng những nhân tố hiện thực .Đó là sự tích những vị thần hoàng làng , những nhân vật lịch sử , những người có công đến “Khai thiên , lập địa” vùng đất này.

Sự tích lục vị Tiên Công

Tuy rằng , hiện nay còn có những ý kiến khác nhau về những người đầu tiên đến Đồ Sơn sinh cơ lập nghiệp , nhưng người Đồ Sơn đều tôn vinh 6 cụ của sáu dòng họ có công đầu khai phá mở mang đất đai .Đó là các cụ:lương Nuôi Nường, Lê Hải Bộ, Đinh Chàng Ngọ, Hoàng Đại Hùng, Nguyễn Thanh Sam và Phạm Cao Sơn. Sáu cụ đều được người Đồ Sơn lập đền thờ và về sau được phong tôn thần là Lục vị Tiên công (xem thêm phần tín ngưỡng).

Vị thần họ Lương do có công tiễu trừ giặc biển có tài trị an và quân sự lên được giao trách nhiệm coi sóc toàn hạt .Họ Lương lúc đầu định cư ở thôn Đông .Vị thần họ Lê định cư ở Ngọc Xuyên .Vị thần họ Đinh định cư ở làng Ngọc Xuyên .Vị thần họ Hoàng định cư ở Đồ Hải .Vị thần họ Nguyễn định cư ở thôn Nam .Vị thần họ Phạm định cư ở núi Cao.Ngày nay cả 6 dòng họ này đều phát triển thành nhiều chi.

Trước kia , vị thần họ Lương được thờ ở núi Độc , vị thần họ Hoàng thờ ở Đồ Hải , vị thần họ Đinh thờ ở Ngọc Xuyên và vị thần họ Phạm thờ ở Vũng Ngọc .Các đền thờ này bị hỏng dần , đến năm 1988 dân sở tại rước cả 6 vị về thờ ở đền Nghè (thuộc phường Vạn Hương bây giờ).

Truyền thuyết Nam hải Lão Đảo thần vương

Truyền thuyết Nam hải Lão Đảo thần vương .Người Đồ Sơn có nhiều truyền thuyết về vị thần được tôn thờ này .Ngôi đền xây từ bao giờ vừ thờ vị thần nào , hiện nay chưa có những ghi chép có tính khoa học .Song căn cứ và dấu tích và truyền thuyết lịch sử , dân sở tại cứ quen gọi vị thần đó là Lão Đảo thần vương .Có truyền thuyết kể rằng thời dân tộc ta chống quân xâm lược Mông Nguyên , một đêm thấy có xác người không đầu dạt vào bờ biển Hòn Dáu .Quan sát áo quần người ta cho rằng đây là một vị tướng nhà nhà Trần tử trận .Thi hài vị tướng được đưa lên bờ khâm liệm , chờ tới sáng thì chôn cất . Sáng hôm sau , khi lên bờ đã thấy mối đùn ở nơi đặt thi hài vị tướng thành mộ .Mọi người tạ lễ và sửa sang phần mộ .Những ngày sau đó , vị võ tướng hiển linh thành 1 cụ già râu tóc bạc phơ ngồi câu cá , lúc ẩn lúc hiện .Hỏi tên , cụ chỉ cười không nói , vì thế người ta gọi cụ là Lão Đảo thần vương .Để tưởng nhớ công ơn của vị tướng, nhân dân đặt đền thờ tại đảo Dáu .Ngôi đền trở nên linh thiếng .Thuyền bì các nơi qua lịa đấy đều ghe vào đảo cũng lễ cầu may .Từ đó , hàng năm dân làng mở Hội vào các ngày từ mùng 8 đến mùng 10 tháng 2 âm lịch .Đêm mùng 9 là đêm Thần hiển linh về phán bảo những điều tốt lành cho dân làng .Lễ vật dâng lên vị thành trong những ngày này phải có 1 áo , 1 nón 1 rỏ , 1 cần câu , những lễ vật đó mỗi năm phải thay đổi 1 lần.

Huyền thoại Bà Đế

Huyền thoại Bà Đế được một nhà nghiên cứu người Pháp là Paul Munier căn cứ vào lời nhân dân địa phương kể và nội dung tấm bia đá ở đền biên soạn thành sách “La lesgende de BaDe”,nhà xuất bản IDEO, Hà Nội , 1930 .Dựa vào tài liệu của P.Munier , năm 1942 G.Specht soạn thành kịch bản phim và dựng phim câm .Thời Pháp tạm chiếm Hải Phòng , đoàn Chuông Vàng soạn ca kịch cải lương , gần đây cũng có kịch bản chèo vè đề tài này và đều đã công diễn.

Nội dung chuyện kể về một cô thôn nữ tên là Ngô (hay Phạm ) Thị Đế xinh đẹp và hát rất hay .Nàng thường lên núi cắt cỏ và hát :

Tay cầm bán nguyệt xênh sang

Muôn vàn cây cỏ lại hàng tay ta

Một lần , nàng cất giọng hát , vua Thủy Tề ngồi dưới thuyền nghe hát , vội lên núi tìm người .Thấy một cô gái đẹp đang cắt cỏ , trên đầu có may vàng che phủ biết không phải là người thường , Vua liền đón xuống thuyền .Hai người ân ái với nhau suốt ngày hôm đó , mãi đến tối mới chia tay .Đế về nhà , thời gian sau , nàng sinh 1 con trai .Dân làng không biết cuộc tình duyên của Đế với vua Thủy Tề neen đã đuổi cô khỏi làng .Ngày ngày Đế phải đi mót thóc , kiếm khoai về nuôi con … Nhưng rồi một số kẻ độc ác muốn được ăn uống bèn kiếm kế phạt vạ , rồi mang Đế ra biển dìm.Nhưng khi chúng trói chặt Đế bằng dây thừng vào đá rồi đẩy nàng xuống biển thì lạ thay , Đế vẫn nổi người lên ,Thấy lạ , bọn sát nhân hoảng hốt bỏ chạy (có dị bản kể rằng mấy tên chở Đế kêu oan cho dến lục chết chìm dưới biển).Theo truyền thuyết Đế không chết , nhưng không bao giờ nó trở về quê hương xứ sở nữa .Nàng đã được vua Thủy Tề - chồng nàng đón về thủy cung.

Thật hết sức khó khan để tìm ra cốt lõi trong huyền thoại Bà Đế khi chúng ta có rất ít tư liệu đối chứng .Dù sao thì giá trị nhân văn trong huyền thoại Bà Đế cần được trân trọng

2. Văn học thành văn.

Cùng với truyền thống sáng tạo văn học dân gian bền vững của người Đồ Sơn xưa, trên vùng đất này lực lượng văn học thành văn đã bắt đầu xuất hiện những Nguễn Quang Khuê, Nguyễn Văn Liêm, Ngô Quốc Côn v.v… Văn học thành văn tuy không nhiều, nhưng những tác phẩm còn lại đến nay đã in sâu trong ký ức người Đồ Sơn và dược truyền tụng qua nhiều thế hệ (xem thêm phần phụ lục cuối sách).

Đó là các bài thơ: Trần Tình Văn (của Nguyễn Quang Khuê), Đồ Sơn phong cảnh ngâm, Đồ Sơn bát vạn (khuyết danh), Đồ Sơn ký (của Nguyễn Bình Kiêm)…, Đặc biệt có tám bài thơ vịnh cảnh Đồ Sơn (Đồ Sơn bát vịnh) của Hoàng Văn Hoàn… Tám bài thơ đó là: Đông Sơn thừa lương (Hóng mát ở núi Đông); Long tỉnh quán trạc (tắm giếng Rồng); Cốc tự tham thiền (Thăm chùa Hang); Thạch phố quan ngư (Xem đánh cá bến Đá); Tháp sơn hoài cổ (Thăm núi tháp nhớ về xưa); Phật tích tầm u (Tình cảnh u hyền ở hàng Phật tích); Đăng Đông Sơn tự kiến ký (Lên chùa Đông Sơn ghi lại) và Khánh Minh cảm tự (Cảm hứng khi lên chùa Khánh Minh).

Tương truyền khi đến Đồ Sơn, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lấy vợ lẽ có tên là Nguyễn Thị Minh Nguyệt và ông ứng tác đôi câu đôi:

- Trai Đồ Sơn đứng núi Đồ Sơn.

Sơn sơn xuất anh hung hào kiệt.

- Gái cổ Nguyệt tắm hồ Cổ Nguyệt.

Nguyệt Nguyệt bằng tài tử giai nhân.

Có người Đồ Sơn cho rằng những câu này không phải của Nguyễn Bình Kiêm, mà là một câu đối khuyết danh, dùng phương pháp chơi chữ có liên quan đến nữ sĩ Hồ Xuân Hương:

Hai chữ “Sơn” ghép lại thành chữ “xuất”,

Hai chữ “Nguyệt” ghép lại thành chữ “bằng”.

Và chữ “Cổ” ghép với chữ “Nguyệt” thành chữ “Hồ”.

Trước cách mạng tháng Tám (1945), văn học thành văn của Đồ Sơn cũng không nhiều. Đặng Xuân Thiều trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình có dịp qua Đồ Sơn cũng không nhiều. Đặng Xuân Thiều trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình có dịp qua Đồ Sơn và sáng tác những vần thờ đặc sắc. Chính tại Đồ Sơn và Hải Phòng, Đặng Xuân Thiều đã viết “Vô sản diễn ca” (dài 400 câu) để truyền bá tư tưởng Lê Nin và kêu gọi cách mạng vô sản. Bên cạnh những vần thờ cách mạng ấy, người Đồ Sơn còn có những vần thơ nói về tinh thần đấu tranh chống áp bức cường quyền, chống sưu cao thuế nặng. Thơ ca của tác giả không chuyên Bàng La đã tố cáo cảnh thực dân Pháp bóc lột cấm đoán nghề làm muối một thời của họ:

Em là con gái Bàng La

Vốn nghề làm muối ông cha gia truyền.

Nhớ xưa giặc Pháp cầm quyền.

Lòng em căm tức lo phiền lắm nao.

Bất kỳ muối mắn là bao,

Đổ đi thì tiếc trông vào càng thương.

Ơn trời ngày nắng đêm sương

Gánh vào kho đổ cho phường thực dân.

Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ (1946), vùng đất Đồ Sơn là một trong những nơi đi về thân thiết của một số nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng… Nhưng rất tiếc chưa có tác phẩm nào viết về Đồ Sơn; đến nay, chỉ mới sưu tầm lẻ tẻ được một số bài thơ của các tác giả không chuyên người Đồ Sơn viết về tinh thần đấu tranh anh dũng trong những ngày đầu kháng chiến của vùng đất này:

Bãi trường bay mấy lần vọng gác,

Bốn xung quanh dây thép gai rào,

Đội quân cảm tử mưu cao

Đêm hai tám (28) Tết lọt vào tiến công

Trung đội Ngô Chủng xung phong,

Lưu Tình, Đỗ Phấn quyết lòng hy sinh

Thời kỳ này, chính quyền các làng xã Đồ Sơn vận động nhân dân “lá lành đùm lá rách”, nhường cơm sẻ áo cho nhau và noi gương Hồ Chủ Tich, 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, lập “hũ gạo tiết kiệm” ủng hộ tài sản, tiền, vàng… Tập trung cho cuộc kháng chiến nuôi quân đánh giặc. Nhiều bài thơ ở Bàng La phản ánh điều đó:

Nhà em có cái nồi đồng

Bây giờ nó thủng còn mong gì hàn

Đem ra mà cúng Ủy ban

Để mà đúc đạn bắn tan quân thù

Đáng chú ý là hai cuốn sách: Non nước Đồ Sơn của Trịnh Cao Tưởng xuất bản năm 1978 và Lưu Văn Khuê xuất bản năm 1997. Đây là những sách tham khảo cứu công phum nhưng còn những điểm cần được đính chính bổ sung để hoàn chỉnh hơn.

3. Phong trào văn hóa quần chúng

Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ (1946), Đồ Sơn còn là một trong những địa bàn có phong trào ca hát…động viên phục vụ người ra trận. Ngay từ những năm đầu kháng chiến, mỗi địa phương làng, xã Đồ Sơn đã thành lập tổ xung kích để mang lời ca, tiếng hát phục vụ ngay tại địa phương mình. Bằng những “tác phẩm” tự biên, tự điễn đã góp phần nhỏ bé động viên người thân lên đường vì cuộc kháng chiến trường kỳ và anh dũng của dân tộc. Mãi đến năm 1954, Đồ Sơn mới thành lập đội nhạc có 10 người, do Đinh Xuân Ngọ phụ trách. Nhạc cụ bao gồm đàn ghi ta, sáo, đàn măng đô lin, nhị, đàn an tô, ác mô ni ca… Đội nhạc chuyên phục vụ trong các lễ chào cờ và mít tinh.

Sau ngày Đồ Sơn hoàn toàm giải phóng, đội văn nghệ được thành lập. Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển sâu rộng.

Ở Bàng La, năm 1955 cũng thành lập một đội. Đội văn nghệ này được lập trên cơ sở đội văn nghệ xung kích quần chúng thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đội đã từng biểu diễn vở kịch “Nhật – Pháp bắn nhau” được lãnh đọc Ủy ban hành chính kháng chiến huyện Hiến Thụy khen ngợi.

Những năm 1957 – 1958 các làng xã ở Đồ Sơn đều thành lập các đội văn nghệ. Làng, xã, địa phương nào cũng có tên riêng cho đội văn nghệ của mình như “Sóng biển”, “Bông lúa”.v.v…

Đến những năm 1960 -1965 , khi Đồ Sơn thành lập các tiểu khu thì mỗi khu có một đội văn nghệ. Xã Bàng La lập một đội. Các đội văn nghệ ở đây ngoài luyện tập, phục vụ biểu diễn ở địa phương vào các ngày lễ, ngày tết, ngày hội họp liên hoan hàng quý, hàng năm còn tham gia thi biểu diễn ở cấp huyện, cấp tỉnh. Trong những đội văn nghệ ấy có đội Bông Lúa(xã Ngọc Tuyền cũ) đi biểu diễn ở tỉnh Kiến An và mọt số địa phương bạn đã được nhiều giải thưởng. Đặc biệt năm 1964, đội Bông lúa đã giành giải nhất trong đợt thi biểu diễn văn nghệ xung kích, dùng lời ca tiếng hát phục vụ các trận địa pháo của bộ đội, phục vụ các đợt đào giao thông hào trên núi của địa phương. Bằng những tác phẩm văn nghệ tự biên tự diễn, đội văn nghệ xung kích đã đem đến các mặt trận một sức mạng tinh thần, một nguồn cổ vũ lớn lao quyết đánh và quyết thắng để quốc Mỹ xâm lược.

Từ năm 1970 đén năm 1975, thực hiện cơ cấu tổ chức mới của Nhà nước, Đồ Sơn đã thành lập ban văn hóa trực thuộc ủy ban hàng chính thị xã. Chức năng của Ban bấy giờ không chỉ là tuyên truyền phục vụ văn hóa văn nghệ quần chúng mà còn là nhệm vụ theo dõi chỉ đạo giúp Ủy ban thị xã xây dựng công tác đời sống văn hóa cơ sở, thực hiện nếp sống văn hóa mới ở các tiểu kh, làng, xã.v.v…

Sau khi đất nước thống nhất, đầu năm 1967 thành lập phòng văn hóa thông tin – thể thao Đồ Sơn, trực thuộc Ủy ban nhân dân thị xã. Chức năng và nhiệm vụ của phòng bây giờ à giúp Ủy ban theo dõi chỉ đạo hai mảng công việc văn hóa thông tin và thể thao của thị trấn. Nhiệm vụ chủ yếu vừa tuyên truyền văn hóa thể thao cơ sở, vừa chỉ đạo xây dựng phong trào văn hóa thể thao cơ sở, vừa chỉ đạo xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ thể thao từng tiểu khu, phường, xã.

Năm 1980, Đồ Sơn sát nhập với huyện Kiến Thụy thành huyện Đồ Sơn. Năm 1988, tái lập thị xã Đồ Sơn. Phong trào văn hóa thông tin thị xã trong những năm 1988-1992 đã đạt được nhiều thành tích. Qua các kỷ biểu diễn cấp thành phố, cấp quốc gia đã đạt nhiều huy chương, bằng khen các loại. Đó là 16 Huy chương “Hoa phượng đỏ” hạng nhất (Huy chương càng cấp thành phố).

Cũng năm 1992, Đồ Sơn thành lập thêm nhà văn hóa thể thao, trực thuộc Ủy ban nhân dân thị xã. Nhiệm vụ là triển khai hai mảng công việc: xây dựng đời sống văn hóa thể thao cơ sở các phường xã theo sự chỉ đạo của các ngành văn hóa cấp trên, đồng thời triển khai xây dựng mạng lưới văn hóa thể thao không chuyên của thị xã, như văn nghệ, thư viện sách báo, lễ hôi, du lịch v.v…Trong những băn từ 1994 đến nay, phong trào văn nghệ dưới sự chỉ đạo của Phòng văn hóa thông tin và Nhà văn hóa thể thao càng phát triển, Đội văn nghệ quần chúng Đồ Sơn đã đem về quê hương 21 Huy chương vàng cấp thành phố.

Từ 1988, dưới cơ sở phường, xã Đồ Sơn đã thành lập Ban văn hóa và người phụ trách (Trưởng ban) được hưởng chế độ lương. Từ năm 2000 trờ lại đây, các cơ sở phường, xã lại có thêm Nhà văn hóa. Với cơ cấu tổ chức mới này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đồ Sơn có quyền bổ nhiệm chức danh Chủ nhiệm Nhà văn hóa cấp phường, xã . Hiện nay, phường Vạn Hương là đơn vị có nhà văn hóa đầu tiên của Đồ Sơn, đồng thời cũng là nơi đầu tiên có Nhà văn hóa cấp phường của thành phố Hải Phòng.

Bên cạnh những hoạt động văn nghệ văn hóa thể thao là các hoạt động như thư viện, dịch vụ văn hóa. Hiện tại, nhà Truyền thống, thư viện hoạt động rất có hiệu quả: tổ chức mở của phục vụ theo lịch, đạt tổng số 4000 lượt người/năm. Công tác thư viện sách báo được duy trì thường xuyên; tổ chức các cuộc thi kể chuyện sách báo thiếu nhi từ thị xã đến cở sở, tham gia thi với thành phố đã dành được một huy chương vàng; tổ chức những cuộc thi “Hùng biện” phòng chống HIV/AIDS trách nhiệm của toàn dân và xã hội.v.v… Công tác quản lý hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa cũng đã và đang làm có nề nếp, kết hợp với phòng chức năng Sở văn hóa thông tin thành phố hướng dẫn cấp giấy phép hoạt động cho những điểm bán và cho thuê băng hình, hát Karaoke, dịch vụ photocopy và văn hóa phẩm.v.v…

Nói tóm lại, trải qua hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ quê hương, người Đồ Sơn đã dày công tạo dựng, vun đắp đời sống văn hóa tinh thần phong phú với những giá trị văn hóa đặc sắc được bảo tồn, phát huy thành truyền thống và sống mãi với thời gian. Văn hóa truyền thống của người Đồ Sơn trải qua thử thách của thời gian và lịch sử, luôn được giữ gìn, phát triển và làm giàu thêm, thể hiện sự hòa đồng với trời mây, non nước, núi đồi, biển cả bằng tình yêu quê hương, đất nước của con người nơi đây. Biết trận trọng, giữ gìn, phát huy và làm giàu các giá trị văn hóa truyền thống là nguồn sức mạnh giúp người Đồ Sơn luôn đứng vững trước mọi thủ thách của lịch sử, là bải học nhân văn lớn cho hôm nay và mai sau.

21 tháng 12 2018

Những câu ca dao, tục ngữ nói về sự giản dị:

Ca dao:

" Hay quần, hay áo, hay hơi

Mà chẳng hay người là của bỏ đi."

" Đi đâu mà chẳng ăn dè

Đến khi ăn hết lại ghè chẳng ra."

" Tiết kiệm sẵn có đồng tiền

Phòng khi túng lỡ khồng phiền lụy ai."

Tục ngữ:

" Tốt gỗ hơn tốt nước sơn."

" Tích tiểu thành đại."

" Áo vải cơm rau."