K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2018

Thương xót cho số phận bất hạnh của những người tài sắc là một cảm hứng lớn trong sáng tác Nguyễn Du. Mộng Liên Đường chủ nhân có viết: “Thúy Kiều thì là một, người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông lụy của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy”.

Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” thể hiện cảm xúc và suy tư của Nguyễn Du về số phận của những người tài sắc trong xã hội phong kiến.

Tiểu Thanh là vợ thiếp của một người ở Hổ Lâm, nhà ở Quảng Lăng, Giang Tô, cùng họ với chồng, nên chỉ gọi là Tiểu Thanh. Thuở bé thông tuệ khác thường. Năm mười tuổi, gặp một ni sư dạy cho Tâm kinh, chỉ qua một hai lượt là đã thuộc lòng, đọc lại không sai một chữ. Ni sư bảo: cô này thông tuệ sớm, phúc bạc, nếu không cho vào chùa làm đệ tử thì đừng cho học chữ, may ra sống đến ba mươi tuổi. Người nhà cho là nói bậy. Mẹ Tiểu Thanh vốn là gia sư nên cho con theo học. Được đi lại với nhiều nhà khuê các nên Tiểu Thanh sớm tinh thông nhiều nghề, kể cả âm luật. Năm 16 tuổi cô đi lấy chồng, làm lẽ một công tử quyền quý nhưng ngốc nghếch, không phải kẻ đào hoa phong nhã. Vợ cả lại là người độc ác, cả ghen, bắt cô ở riêng trên núi Cô Sơn, không cho tiếp xúc với chồng. Cô buồn khổ, uất ức, tấm lòng gửi cả vào thơ, từ Tiểu Thanh cô đơn, đau buồn mà sinh bệnh. Vợ cả sai thầy lang và con hầu mang thuốc đến, có lẽ là thuốc độc, nàng vờ cảm ơn, sau đem vứt đi. Nàng không ăn cơm, chỉ uống nước quả, nhưng chú ý trang điểm và ăn mặc đẹp. Có khi cho gọi cô gái đàn tì bà chơi ít bài mua vui. Một hôm cô nhắn chồng cho mời họa sĩ đến, bảo vẽ chân dung. Vẽ bức thứ nhất, Tiểu Thanh chê chỉ vẽ được hình mà chưa bắt được cái thần. Vẽ bức thứ hai, nàng khen đã nắm được thần, nhưng thiếu phong thái, lại bỏ đi. Nàng bảo họa sĩ ngồi chơi quan sát nàng pha trà, vẽ tranh, trò chuyện...

Hồi lâu bảo họa sĩ vẽ chân dung, được một bức sinh động như thật. Họa sĩ về, Tiểu Thanh đem bức trah cúng trước sập, thắp hương, rót rượu. Nàng nói: “Tiểu Thanh ơi Tiểu Thanh, lẽ nào đây là duyên phận của mi?". Rồi ôm ghế mà khóc, nước mắt như mưa, một cơn xúc động dâng lên rồi chết. Năm đó nàng vừa mười tám tuổi. Chập tôi chồng hay tin chạy lại, vén màn thấy dung nhan như sống, xiêm áo tinh tươm, đau đớn khóc to, thổ huyết một thăng. Sau đó, lục lọi tìm được thơ một quyển, chân dung một bức và một phong thư gửi một phu nhân. Bóc thư thấy lời lẽ cực kì đau đớn, bèn khóc to: “Nàng ôi, ta phụ nàng, ta phụ nàng!”. Vợ cả nghe thấy giận quá chạy lại đòi đưa tranh.

Chồng giấu bức thứ ba, chỉ đưa bức thứ nhất, vợ lấy ngay. Lại bảo đưa thơ, vợ lại đốt thơ. Đến khi tìm lần nữa thì không còn gì. Nhưng khi sắp chết Tiểu Thanh đem mấy thứ hoa hột trang sức làm quà cho con gái nhỏ của bà giúp việc, gói bằng hai tờ giấy. Đó chính là bản thảo thơ của nàng, gồm tuyệt cú chín bài, cổ thi một bài, từ một bài, kèm thêm một bài trong thư gửi cho phu nhân nào đó, tổng cộng là mười hai bài. Một người họ hàng nhà chồng sưu tập được đem cho khắc in, đặt tên là Phần dư. Chép đến đây, Trương Triều viết: “Hồng nhan bạc mệnh, nghìn năm đau lòng, đọc đến chỗ đưa thuốc độc, đốt tập thơ, tiếc là không thể băm nát xương mụ đàn bà ghen tuông ấy ra mà đem cho chó ăn!”. Lại viết: “Chuyện Tiểu Thanh có người bảo là vốn không có người ấy, chẳng qua là ghép hai chữ “Tiểu” và “Thanh” thành chữ “Tình” mà thôi. Đến khi đọc bài ca Ngô Tử Vân có một bài tựa ngắn, nói rằng Phùng Tiểu Thanh là em gái của Tiểu Thanh ở Duy Dương, lấy chồng là Mã Mạo Bá, người ở cối Kê, như thể tựa hồ như là có người ấy thật.

Thiết nghĩ nội dung tóm lược trên đây sẽ giúp ta hiểu thêm bài thơ, nhất là khía cạnh ngẫu nhiên, oan trái, khó hiểu của số phận.

Câu 1: Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư. Nghĩa là vườn hoa bên Hồ Tây đã thành bãi hoang rồi. “Khư” chỉ di tích hoang phế, ở đày gợi cảnh đổi thay, thời gian trôi chảy.

Câu 2: Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. Câu này có mấy cách dịch khác nhau về chi tiết.

- Nhóm Bùi Kỷ, Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh dịch là: Trước song một mình viếng một tập giấy.

- Đào Duy Anh: Một mình ngồi trước cửa sổ viết một tờ thư viếng.

- VQ Tam Tập: Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.

Theo ngữ pháp Hán ngữ cổ, chữ “độc” làm trạng ngữ, chỉ có nghĩa là một mình. “Nhất chỉ thư” có thể hiểu là một tờ thư, ví như trong bài thơ “Sơn cư mạn hứng” của Nguyễn Du. Nhưng ở đây đang nói tới Tiểu Thanh kí, câu này “thừa đề” cho nên “nhất chỉ thư” là chỉ truyện Tiểu Thanh. “Điếu” đây là bằng điếu, hoài niệm người xưa. Cả câu nên dịch: Một mình nhớ tới nàng qua một tà giấy chép truyện của nàng.

Câu 3-4:

"Chi phấn hữu thần liên tử hậu,

Văn chương vô mệnh lụy phần dư"

Hai câu này cũng được dịch rất khác nhau, thậm chí trái nhau, thể hiện tính mơ hồ, đa nghĩa của câu thơ.

- Nhóm Bùi Kỷ: “Son phấn như có thần, sau khi chết, người ta còn thương tiếc. Văn chương có số phận gì mà làm cho người ta phải bận lòng đến những bài thơ còn sót lại sau khi đốt”.

- Đào Duy Anh: “Son phấn có thần, nên để lại niềm xót thương sau khi chết. Văn chương không có duyên phận nên đốt rồi mà lụy vẫn còn sót lại”.

- Vũ Tâm Tập: “Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết. Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở”.

Trường hợp thứ nhất hiểu “người ta” là chủ ngữ của hai động từ “liên”, “lụy”. Trường hợp thứ hai thì “liên”, “lụy” đã được hiểu là danh từ. Trường hợp thứ ba thì chủ ngữ lại là “son phấn”, “văn chương”. Ta hãy tìm hiểu từng cụm từ. “Son phấn có thần” là nói sắc đẹp có thần sắc, có tinh thần (thế mà lại chết oan), nên chết rồi vẫn khiến người ta thương tiếc mãi. Văn chương là nói các bài thơ, cũng là nói phần tài hoa của nàng. “Vô mệnh” là không có số mệnh, đã không có số mệnh mà lại chịu số phận bị đốt còn thừa lại! “phần dư” là đốt dở, là phần đốt còn sót lại. “Lụy” là mang lụy. Đây là hai câu “thực” nói tới nỗi oan trái của Tiểu Thanh.

Cả hai câu đều nói tới số phận oan trái của sắc tài.

Câu 5-6:

"Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

Phong vận kì oan ngã tự cư"

Hai câu này tuy được dịch khác nhau, nhưng đại để gặp nhau:

- Nhóm Bùi Kỷ: “Sự oán hận xưa nay khó mà hỏi trời được. Nỗi oan phong vận lạ kia, tự mình ta buộc lấy mình”.

- Đào Duy Anh: “Mối hận cổ kim khó hỏi trời. Oan lạ của người phong vận ta cũng tự thấy có mình ở trong ấy”.

- Vũ Tam Tập: “Những mối hận cổ kim, khó mà hỏi trời được. Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc lỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã”.

Đây là cặp câu “luận” bàn về sự đời, nhà thơ nói tới sự khó hiểu, vô lí của số phận. Đáng chú ý là câu sáu nhà thơ nói: Ta cũng tự coi như rơi vào cái oan lạ lùng của kiếp phong nliã (như của nàng). Hiểu theo ý trên thì Nguyễn Du hẳn phải có oan trái gì sâu sắc lắm, hiểu theo ý dưới thì tấm lòng nhà thơ hoàn toàn đồng cảm với Tiểu Thanh. Câu này với sự xuất hiện từ “ta” (ngã) báo hiệu chuyển mạch, nói tới “Tố Như” trong câu kết.

Câu 7 - 8:

"Bất tri tam bách dư niên hậu.

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?"

Hai câu chữ nghĩa không khó hiểu, các bản dịch đại để đều như nhau. Hiện nay chưa có tài liệu để giải thích tại sao lại “ba trăm năm lẻ”, nhưng ta có thể hiểu nỗi hi vọng được lặp lại sự việc đã có của người trung đại - Con người do khí sinh tụ mà thành, khí vũ trụ vận chuyển và những con người đồng khí lại tái sinh hoặc gặp nhau. Tư Mã Thiên trừng nói cứ năm trăm năm trong lịch sử lại xuất hiện một con người vĩ đại. Trương Hành, nhà thiên văn học đời Hán (78 - 139) trong bài Đồ lâu phủ đã trò chuyện với đầu lâu của Trang Tử, người sống trước ông khoảng bốn trăm năm. Như người đồng điệu. Nguyễn Du đã thương khóc Thúy Kiều và Tiểu Thanh sống vào giữa và cuối thế kỉ XVI, hẳn ông cũng chờ mong sau mấy trăm năm có người lại xuất hiện để khóc ông?

Bài thơ còn có những điều chưa rõ, nhưng tấm lòng thương người, tiếc tài, mong gặp được người đồng điệu thông cảm là rất rõ. Tấm lòng ấy đương thời các bạn ông đã cảm phục và ngày nay cả dân tộc, cả nhân loại đã hiểu ông.

Nguyễn Du, người đã tiếp nối và làm phong phú dòng chảy chủ nghĩa nhân đạo trong văn chương. Với Đọc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du xứng đáng là người bảo vệ, trân trọng cái đẹp, cái tài hoa trong chế độ phong kiến đầy bất công và lừa lọc.

16 tháng 1 2018

Thương xót cho số phận bất hạnh của những người tài sắc là một cảm hứng lớn trong sáng tác Nguyễn Du. Mộng Liên Đường chủ nhân có viết: “Thúy Kiều thì là một, người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông lụy của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy”.

Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” thể hiện cảm xúc và suy tư của Nguyễn Du về số phận của những người tài sắc trong xã hội phong kiến.

Tiểu Thanh là vợ thiếp của một người ở Hổ Lâm, nhà ở Quảng Lăng, Giang Tô, cùng họ với chồng, nên chỉ gọi là Tiểu Thanh. Thuở bé thông tuệ khác thường. Năm mười tuổi, gặp một ni sư dạy cho Tâm kinh, chỉ qua một hai lượt là đã thuộc lòng, đọc lại không sai một chữ. Ni sư bảo: cô này thông tuệ sớm, phúc bạc, nếu không cho vào chùa làm đệ tử thì đừng cho học chữ, may ra sống đến ba mươi tuổi. Người nhà cho là nói bậy. Mẹ Tiểu Thanh vốn là gia sư nên cho con theo học. Được đi lại với nhiều nhà khuê các nên Tiểu Thanh sớm tinh thông nhiều nghề, kể cả âm luật. Năm 16 tuổi cô đi lấy chồng, làm lẽ một công tử quyền quý nhưng ngốc nghếch, không phải kẻ đào hoa phong nhã. Vợ cả lại là người độc ác, cả ghen, bắt cô ở riêng trên núi Cô Sơn, không cho tiếp xúc với chồng. Cô buồn khổ, uất ức, tấm lòng gửi cả vào thơ, từ Tiểu Thanh cô đơn, đau buồn mà sinh bệnh. Vợ cả sai thầy lang và con hầu mang thuốc đến, có lẽ là thuốc độc, nàng vờ cảm ơn, sau đem vứt đi. Nàng không ăn cơm, chỉ uống nước quả, nhưng chú ý trang điểm và ăn mặc đẹp. Có khi cho gọi cô gái đàn tì bà chơi ít bài mua vui. Một hôm cô nhắn chồng cho mời họa sĩ đến, bảo vẽ chân dung. Vẽ bức thứ nhất, Tiểu Thanh chê chỉ vẽ được hình mà chưa bắt được cái thần. Vẽ bức thứ hai, nàng khen đã nắm được thần, nhưng thiếu phong thái, lại bỏ đi. Nàng bảo họa sĩ ngồi chơi quan sát nàng pha trà, vẽ tranh, trò chuyện...

Hồi lâu bảo họa sĩ vẽ chân dung, được một bức sinh động như thật. Họa sĩ về, Tiểu Thanh đem bức trah cúng trước sập, thắp hương, rót rượu. Nàng nói: “Tiểu Thanh ơi Tiểu Thanh, lẽ nào đây là duyên phận của mi?". Rồi ôm ghế mà khóc, nước mắt như mưa, một cơn xúc động dâng lên rồi chết. Năm đó nàng vừa mười tám tuổi. Chập tôi chồng hay tin chạy lại, vén màn thấy dung nhan như sống, xiêm áo tinh tươm, đau đớn khóc to, thổ huyết một thăng. Sau đó, lục lọi tìm được thơ một quyển, chân dung một bức và một phong thư gửi một phu nhân. Bóc thư thấy lời lẽ cực kì đau đớn, bèn khóc to: “Nàng ôi, ta phụ nàng, ta phụ nàng!”. Vợ cả nghe thấy giận quá chạy lại đòi đưa tranh.

Chồng giấu bức thứ ba, chỉ đưa bức thứ nhất, vợ lấy ngay. Lại bảo đưa thơ, vợ lại đốt thơ. Đến khi tìm lần nữa thì không còn gì. Nhưng khi sắp chết Tiểu Thanh đem mấy thứ hoa hột trang sức làm quà cho con gái nhỏ của bà giúp việc, gói bằng hai tờ giấy. Đó chính là bản thảo thơ của nàng, gồm tuyệt cú chín bài, cổ thi một bài, từ một bài, kèm thêm một bài trong thư gửi cho phu nhân nào đó, tổng cộng là mười hai bài. Một người họ hàng nhà chồng sưu tập được đem cho khắc in, đặt tên là Phần dư. Chép đến đây, Trương Triều viết: “Hồng nhan bạc mệnh, nghìn năm đau lòng, đọc đến chỗ đưa thuốc độc, đốt tập thơ, tiếc là không thể băm nát xương mụ đàn bà ghen tuông ấy ra mà đem cho chó ăn!”. Lại viết: “Chuyện Tiểu Thanh có người bảo là vốn không có người ấy, chẳng qua là ghép hai chữ “Tiểu” và “Thanh” thành chữ “Tình” mà thôi. Đến khi đọc bài ca Ngô Tử Vân có một bài tựa ngắn, nói rằng Phùng Tiểu Thanh là em gái của Tiểu Thanh ở Duy Dương, lấy chồng là Mã Mạo Bá, người ở cối Kê, như thể tựa hồ như là có người ấy thật.

Thiết nghĩ nội dung tóm lược trên đây sẽ giúp ta hiểu thêm bài thơ, nhất là khía cạnh ngẫu nhiên, oan trái, khó hiểu của số phận.

Câu 1: Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư. Nghĩa là vườn hoa bên Hồ Tây đã thành bãi hoang rồi. “Khư” chỉ di tích hoang phế, ở đày gợi cảnh đổi thay, thời gian trôi chảy.

Câu 2: Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. Câu này có mấy cách dịch khác nhau về chi tiết.

- Nhóm Bùi Kỷ, Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh dịch là: Trước song một mình viếng một tập giấy.

- Đào Duy Anh: Một mình ngồi trước cửa sổ viết một tờ thư viếng.

- VQ Tam Tập: Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.

Theo ngữ pháp Hán ngữ cổ, chữ “độc” làm trạng ngữ, chỉ có nghĩa là một mình. “Nhất chỉ thư” có thể hiểu là một tờ thư, ví như trong bài thơ “Sơn cư mạn hứng” của Nguyễn Du. Nhưng ở đây đang nói tới Tiểu Thanh kí, câu này “thừa đề” cho nên “nhất chỉ thư” là chỉ truyện Tiểu Thanh. “Điếu” đây là bằng điếu, hoài niệm người xưa. Cả câu nên dịch: Một mình nhớ tới nàng qua một tà giấy chép truyện của nàng.

Câu 3-4:

"Chi phấn hữu thần liên tử hậu,

Văn chương vô mệnh lụy phần dư"

Hai câu này cũng được dịch rất khác nhau, thậm chí trái nhau, thể hiện tính mơ hồ, đa nghĩa của câu thơ.

- Nhóm Bùi Kỷ: “Son phấn như có thần, sau khi chết, người ta còn thương tiếc. Văn chương có số phận gì mà làm cho người ta phải bận lòng đến những bài thơ còn sót lại sau khi đốt”.

- Đào Duy Anh: “Son phấn có thần, nên để lại niềm xót thương sau khi chết. Văn chương không có duyên phận nên đốt rồi mà lụy vẫn còn sót lại”.

- Vũ Tâm Tập: “Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết. Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở”.

Trường hợp thứ nhất hiểu “người ta” là chủ ngữ của hai động từ “liên”, “lụy”. Trường hợp thứ hai thì “liên”, “lụy” đã được hiểu là danh từ. Trường hợp thứ ba thì chủ ngữ lại là “son phấn”, “văn chương”. Ta hãy tìm hiểu từng cụm từ. “Son phấn có thần” là nói sắc đẹp có thần sắc, có tinh thần (thế mà lại chết oan), nên chết rồi vẫn khiến người ta thương tiếc mãi. Văn chương là nói các bài thơ, cũng là nói phần tài hoa của nàng. “Vô mệnh” là không có số mệnh, đã không có số mệnh mà lại chịu số phận bị đốt còn thừa lại! “phần dư” là đốt dở, là phần đốt còn sót lại. “Lụy” là mang lụy. Đây là hai câu “thực” nói tới nỗi oan trái của Tiểu Thanh.

Cả hai câu đều nói tới số phận oan trái của sắc tài.

Câu 5-6:

"Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

Phong vận kì oan ngã tự cư"

Hai câu này tuy được dịch khác nhau, nhưng đại để gặp nhau:

- Nhóm Bùi Kỷ: “Sự oán hận xưa nay khó mà hỏi trời được. Nỗi oan phong vận lạ kia, tự mình ta buộc lấy mình”.

- Đào Duy Anh: “Mối hận cổ kim khó hỏi trời. Oan lạ của người phong vận ta cũng tự thấy có mình ở trong ấy”.

- Vũ Tam Tập: “Những mối hận cổ kim, khó mà hỏi trời được. Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc lỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã”.

Đây là cặp câu “luận” bàn về sự đời, nhà thơ nói tới sự khó hiểu, vô lí của số phận. Đáng chú ý là câu sáu nhà thơ nói: Ta cũng tự coi như rơi vào cái oan lạ lùng của kiếp phong nliã (như của nàng). Hiểu theo ý trên thì Nguyễn Du hẳn phải có oan trái gì sâu sắc lắm, hiểu theo ý dưới thì tấm lòng nhà thơ hoàn toàn đồng cảm với Tiểu Thanh. Câu này với sự xuất hiện từ “ta” (ngã) báo hiệu chuyển mạch, nói tới “Tố Như” trong câu kết.

Câu 7 - 8:

"Bất tri tam bách dư niên hậu.

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?"

Hai câu chữ nghĩa không khó hiểu, các bản dịch đại để đều như nhau. Hiện nay chưa có tài liệu để giải thích tại sao lại “ba trăm năm lẻ”, nhưng ta có thể hiểu nỗi hi vọng được lặp lại sự việc đã có của người trung đại - Con người do khí sinh tụ mà thành, khí vũ trụ vận chuyển và những con người đồng khí lại tái sinh hoặc gặp nhau. Tư Mã Thiên trừng nói cứ năm trăm năm trong lịch sử lại xuất hiện một con người vĩ đại. Trương Hành, nhà thiên văn học đời Hán (78 - 139) trong bài Đồ lâu phủ đã trò chuyện với đầu lâu của Trang Tử, người sống trước ông khoảng bốn trăm năm. Như người đồng điệu. Nguyễn Du đã thương khóc Thúy Kiều và Tiểu Thanh sống vào giữa và cuối thế kỉ XVI, hẳn ông cũng chờ mong sau mấy trăm năm có người lại xuất hiện để khóc ông?

Bài thơ còn có những điều chưa rõ, nhưng tấm lòng thương người, tiếc tài, mong gặp được người đồng điệu thông cảm là rất rõ. Tấm lòng ấy đương thời các bạn ông đã cảm phục và ngày nay cả dân tộc, cả nhân loại đã hiểu ông.

Nguyễn Du, người đã tiếp nối và làm phong phú dòng chảy chủ nghĩa nhân đạo trong văn chương. Với Đọc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du xứng đáng là người bảo vệ, trân trọng cái đẹp, cái tài hoa trong chế độ phong kiến đầy bất công và lừa lọc.



27 tháng 8 2023

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí được Nguyễn Du viết nhân một chuyến thăm lại ngôi mộ của Tiểu Thanh. Tiểu Thanh là một người tài sắc vẹn toàn, thế nhưng cuộc đời lại hết sức bi thảm, nàng chết trong nỗi cô đơn khi mới 18 tuổi. Nàng vốn yêu thích thơ ca, trong những ngày cuối đời nàng đã viết rất nhiều bài thơ nhưng lại bị người vợ cả đem đi đốt. Để đến bây giờ, Nguyễn Du đến thăm mộ nàng vẫn còn vương đâu đó nỗi oán hận, xót thương. Rồi ông cũng xót thương cho chính mình bởi ông cũng là người có tài, “phong lưu” như Tiểu Thanh mà cuộc đời lại có quá nhiều biến cố. Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc về khát vọng được sống, được người đời tôn trọng và cảm thông với những số phận nhỏ bé, bất hạnh nhất là những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh như Tiểu Thanh, Thúy Kiều. Từ đó đặt ra vấn đề về quyền được sống, khao khát được yêu thương và tôn trọng với những con người tài hoa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo của Đại thi hào Nguyễn Du. Tác giả tiếc thương cho Tiểu Thanh, bất bình oán trách những người đã gây ra bất hạnh cho Tiểu Thanh. Từ sự đồng cảm, nhà thơ nâng lên thành triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập. Nguyễn Du tự coi mình “cùng hội cùng thuyền”, cùng số phận và bi kịch với nàng. Từ sự thương người, tác giả đột ngột chuyển sang thương mình. Tác giả băn khoăn: không biết người đời sau có ai “khóc” cho mình không? Nhà thơ mong người đời sau sẽ đồng cảm và sẻ chia với mình. Bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” không chỉ là niềm cảm thông của tác giả đối với số phận nàng Tiểu Thanh và những người tài hoa bạc mệnh, mà còn tâm sự sâu kín của nhà thơ. Qua đó, ta thấy Nguyễn Du là người nghệ sĩ có trái tim nhân đạo, giàu tình thương yêu, trân trọng tài năng và vẻ đẹp con người.

1 tháng 9 2021

ko hiểu gì hết 

???

26 tháng 3 2021

tham khảo

Viết đoạn văn ngắn nói lên tinh thần yêu nước của em trong thời đại ngày nay mẫu 1
Qua từng lời dạy của ông bài, cha mẹ, thầy cô, qua từng bài học trong mỗi trang sách, em càng yêu và tự hào về quê hương, đất nước mình hơn. Em trân trọng những chiến thắng lịch sử vẻ vang của dân tộc, em tự hào bởi thế hệ cha ông đi trước anh dũng, kiên cường, đã chiến đấu để mang lại nền độc lập tự do cho dân tộc. Em yêu thiên nhiên, cảnh đẹp quê hương mình, yêu hoà bình và trân quý tự do hôm nay. Là một học sinh, em luôn cố gắng, nỗ lực học tập để sau này giúp nước, giúp đời. Chăm ngoan, học giỏi, nghe lời thầy cô, ông bà bố mẹ, cố gắng trở thành một người con ngoan, trò giỏi. Em cùng bạn bè bảo vệ môi trường, chăm sóc hoa cỏ, tham gia các hoạt động tình nguyện,...để góp sức nhỏ của mình xây dựng nước nhà văn minh, giàu đẹp. Em tin rằng mỗi việc làm dù nhỏ bé của mình nhưng nếu có ích thì đều có ý nghĩa. Chúng ta là những học sinh, thế hệ mầm non của đất nước, hãy phát huy lòng yêu nước của mình mọi lúc, mọi nơi các bạn nhé!


 
Viết đoạn văn ngắn nói lên tinh thần yêu nước của em trong thời đại ngày nay mẫu 2
Trước kia, khi giặc ngoại xâm lấn, yêu nước là đứng lên đấu tranh để bảo vệ lãnh thổ nước nhà. Ngày nay, bờ cõi yên bình, lòng yêu nước được thể hiện trên nhiều phương diện. Với em, em thể hiện tình yêu đất nước của mình bằng cách yêu quê hương, yêu những người làng xóm, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh. Em yêu cả cánh đồng lúa quê hương, yêu đồng cỏ xanh biếc, yêu gốc đa già, yêu cả những chú chim non. Em còn thể hiện tình yêu đất nước của mình bằng lối sống sẻ chia, thương người như thể thương thân, biết xót thương người khốn khó, giúp đỡ các bạn còn nghèo khó, vất vả. Em hiểu được rằng yêu đất nước là góp sức mình dựng xây đời, vì vậy, ngày ngày em luôn nỗ lực học tập để mở rộng, trau dồi kiến thức. Sau này khi trưởng thành, sẽ góp sức mình xây dựng quê hương, nước nhà giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Hy vọng rằng, ai trong chúng ta cũng phải phát huy lòng yêu nước để tạo nên một dân tộc Việt Nam đoàn kết, vững mạnh và trường tồn với thời gian.

Viết đoạn văn ngắn nói lên tinh thần yêu nước của em trong thời đại ngày nay mẫu 3

 
Qua từng trang sử hào hùng của dân tộc, em hiểu hơn những giá trị của sự hy sinh và trân trọng hoà bình mà chúng em được sống hôm nay. Là một học sinh, em thấy mình cần phải làm những hành động thiết thực để góp phần xây dựng, phát triển đất nước. Cần phải cố gắng học tập, trau dồi tri thức, hoàn thiện kỹ năng sống để sau này trở thành công dân tốt, giúp ích cho cuộc đời. Cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, nghe lời thầy cô, thương yêu bạn bè, hiếu thảo với cha mẹ. Đó còn là tình yêu quê hương mình, biết giúp đỡ những mảnh đời khó khó, gian nguy. Phát huy lòng yêu nước của dân tộc, em sẽ bắt đầu từ những việc làm nhỏ bé, phù hợp với khả năng của mình. Em tin rằng mỗi người làm một việc tốt, mỗi người làm một điều hay sẽ góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh và phát triển. Hãy là một công dân yêu nước, biết hy sinh vì lợi ích quốc gia, dân tộc mình.

26 tháng 3 2021

tham khảo

Từ khi cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19” được khởi động, chúng ta đã nhìn thấy tinh thần quyết liệt, khẩn trương ở tất cả các cấp, các ngành và các địa phương. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được ban hành để kịp thời ứng phó với những diễn biến mới của “quân địch”; các biện pháp ngăn chặn, cách ly tại địa bàn dân cư và các cơ sở kinh doanh dịch vụ đã được triển khai nhằm cô lập, triệt tiêu và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19”, đã xuất hiện nhiều tấm gương các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự nguyện, tự giác đóng góp công sức, tiền của chống giặc. Đó chính là tinh thần yêu nước, tương thân tương ái.

 

23 tháng 9 2021

??????????????????