diep ngu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng nhiều biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữ
a) Khái niệm
Điệp ngữ hay Điệp từ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn làlặp lại trong một bài thơ hay một bài văn.
b) Tác dụng
Nhằm diễn đạt( vần, nhịp, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa , có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
Tham khảo:
Trên đường hành quân xa,
Dừng chân bên xóm nhỏ.
Tiếng gà ai nhảy ổ:
"Cục tác...tác, cục ta"
Nghe xao động nắng trưa,
Nghe bàn chân đỡ mỏi.
Nghe gọi về tuổi thơ.
Trong bài tiếng gà trưa của thi sĩ Xuân Quỳnh, tôi thích nhất là khổ thơ đầu tiên. Nó được bắt đầu bằng những câu thơ bình dị, nhẹ nhàng, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi những cảm xúc của tuổi thơ chợt ùa về. Ở đây, điệp từ "nghe" mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ "nghe" lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Và cả những câu thấm đẫm linh hồn trẻ thơ của chiến sĩ hổi còn bé. Và, tuy tiếng gà đang là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vang vọng về được tận miền ký ức xa xôi, đánh thức những cảm xúc luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.
Điệp ngữ là "một biện pháp tu từ" lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn. Mục đích của Điệp ngữ là nâng cao, nhấn mạnh tính chất của sự vật – hiện tượng.
Điệp ngữ là biện pháp (cách thức) tu từ trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần 1 từ, 1 cụm từ hay cả một câu trong khổ thơ,... để nâng cao, nhấn mạnh tính chất của sự vật, sự việc.
vd:
- Điệp ngữ cách quãng:
. Nghe xao động nắng trưa
. Nghe bàn chân đỡ mỏi
. Nghe gọi về tuổi thơ.
- Điệp ngữ nối tiếp:
. Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
. Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.
. Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
. Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều
- Điệp ngữ chuyển tiếp:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
. Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
. Ngàn dâu xanh ngắt một màu
. Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
câu này là sao mình ko hiểu
Điệp ngữ là lặp lại chữ đó nhiều lần để làm nổi bật và hay cho câu thơ