K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2017

Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và 2 em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau.
Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cúư khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải trốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ 2. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên thổ quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, Được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa Phật lần thứ 2.
Kim Trọng trở lại, kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.

17 tháng 10 2017

Bạn tham khảo:

Đoạn trích "chị em thúy kiều" nằm ở phần đầu của tác phẩm truyện kiều.Ở đây tác giả nói về hai chị em , mỗi người đều mang một vẻ đẹp riêng .Thúy vân với vẻ đẹp đoan trang ,phúc hậu như dự báo tương lai sẽ có một cuộc sống êm đềm.Còn Thúy kiều với một vẻ đẹp sắc sảo cùng tài năng hiếm có khiến cho thiên nhiên phải gen ,hờn. Cuộc sống sau này của kiều sẽ gặp những khó khăn ,trắc trở

7 tháng 9 2018

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng.

Một người là Sơn Tinh – chúa vùng non cao. Một người là Thuỷ Tinh – chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện: "Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua.

Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng.

   Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người là Thuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện: "Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho".

   Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

~Hok tốt~

30 tháng 9 2018

Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một địa điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có: hai cô gái rất trẻ là Định và Nho, còn tổ trưởng là chị Thao lớn tuổi hơn một chút. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì luôn phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom và phải làm việc giữa ban ngày dưới bom đạn của quân thù trên một tuyến đường ác liệt. Tuy vậy, họ vẫn lạc quan yêu đời, vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt họ rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Cái hang đá dưới chân cao điểm là “ngôi nhà” của họ đã lưu giữ biết bao kỉ niệm đẹp của ba cô gái mở đường trong những tháng ngày gian khổ mà anh hùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

3 tháng 1 2018

Tóm tắ truyện Thánh Gióng

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

3 tháng 1 2018

Tóm tắt truyện Sơn Tinh,Thủy Tinh

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹpnhư hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứngđáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng

Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùngnước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

9 tháng 12 2018

9, Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi. Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sể… không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu. Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện thiếu tổng thể.

9 tháng 12 2018

1, 

Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung.

Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.

Qua câu chuyện nhân dân ta nhằm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang gọi là “Ếch ngồi đáy giếng”.

30 tháng 1

- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

Truyện Kiều kể về cuộc đời của Thúy Kiều - một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh. Trong một lần du xuân, Kiều vô tình gặp gỡ Kim Trọng và có một mối tình đẹp đẽ bên chàng Kim. Hai người chủ động gặp gỡ và đính ước với nhau.

- Phần 2. Gia biến và lưu lạc

Gia đình Kiều bị nghi oan, cha bị bắt, Kiều quyết định bán mình để chuộc cha. Trước khi bán mình, Kiều trao duyên cho em gái là Thúy Vân. Thúy Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa bán vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Những rồi Kiều lại bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh ghen tuông, đày đọa. Nàng một lần nữa bị rơi vào chốn thanh lâu. Ở đây, Kiều gặp được Từ Hải - một “anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều và giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa tổng đốc Hồ Tôn Hiến, Kiều vô tình đẩy Từ Hải vào chỗ chết. Đau đớn, nàng trẫm mình xuống sông thì được sư Giác Duyên cứu.

- Phần 3. Đoàn tụ

Lại nói Kim Trọng khi từ Liêu Dương chịu tang chú xong quay về, biết Thúy Kiều gặp phải biến cố thì đau lòng. Chàng kết hôn cùng Thúy Vân nhưng vẫn ngày nhớ đêm mong gặp lại Kiều. Chàng liền quyết tâm đi tìm nàng, gia đình đoàn tụ. Túy Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai đã nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

6 tháng 8 2018

truyện kiều là j

6 tháng 8 2018

Là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên - một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Mối tình đầu chớm nở. Nhân nhặt được chiếc thoa rơi của Thuý Kiều, Kim Trọng bày tỏ nỗi lòng với Kiều và hai bên đính ước.

Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải bán mình chuộc cha.

Lần lượt bọn buôn người Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, dồn Thuý Kiều vào cuộc sống ô nhục. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ nàng. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, nàng gặp người anh hùng Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ. Khi sự nghiệp thành, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, tên đại thần tráo trở, Từ Hải bị giết. Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.

Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin thảm khốc, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ " danh tiết" và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.

11 tháng 8 2021

Hoàng tử bé cho thấy sự vô minh đi kèm với góc nhìn không đầy đủ và hạn hẹp. Ví dụ, trong chương 4, khi nhà thiên viên học người Thổ Nhĩ Kì lần đầu tiên trình bày khám phá của mình về Tiểu Hành Tinh B-612, không ai thèm quan tâm bởi vì ông mặc một bộ đồ người Thổ truyền thống. Nhiều năm sau, ông diễn thuyết tương tự nhưng mặc Âu phục và nhận được lời nhiều lời khen tấm tắc. Bởi vì bông hoa 3 cánh miêu tả trong chương 16 đã dành cả đời mình ở sa mạc, nó sai lầm khi kết luận rằng Trái Đất chỉ có một vài mống người và họ không có rễ, luôn trôi nổi.

Kể cả các nhân vật chính trong Hoàng tử bé cũng có lúc suy nghĩ hạn hẹp. Trong chương 17, người kể thừa nhận rằng mô tả trước đây của anh về Trái Đất tập trung quá nhiều vào loài người. Trong chương 19, ông hoàng nhỏ nhầm lẫn tiếng vọng của mình thành tiếng nói của loài người và buộc tội con người chỉ biết lặp đi lặp lại. Câu chuyện cho thấy, những phán xét vội vàng này dẫn đến sự phát triển các mẫu hình và định kiến nguy hiểm. Chúng cũng cản đường lối tư duy phản biện và cởi mở, điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống cân bằng và hạnh phúc.

Phần lớn nội dung cuốn Hoàng tử bé coi hạn hẹp là một phẩm chất của người lớn. Ngay trong chương đầu, người kể đã phân minh rõ ràng giữa thế giới quan của người lớn và trẻ em. Ông mô tả người lớn không biết tưởng tượng, nhàm chán, bề nổi, và ngoan cố khẳng định rằng quan điểm giới hạn của họ là đúng sự thật. Mặt khác, với ông, trẻ em biết mộng mơ, suy nghĩ cởi mở, và ý thức được cũng như nhạy cảm trước bí ẩn và vẻ đẹp của thế giới.

11 tháng 8 2021

help me

11 tháng 8 2021

Hoàng tử bé cho thấy sự vô minh đi kèm với góc nhìn không đầy đủ và hạn hẹp. Ví dụ, trong chương 4, khi nhà thiên văn học người Thổ Nhĩ Kì lần đầu tiên trình bày khám phá của mình về Tiểu Hành Tinh B-612, không ai thèm quan tâm bởi vì ông mặc một bộ đồ người Thổ truyền thống. Nhiều năm sau, ông diễn thuyết tương tự nhưng mặc Âu phục và nhận được lời nhiều lời khen tấm tắc. Bởi vì bông hoa 3 cánh miêu tả trong chương 16 đã dành cả đời mình ở sa mạc, nó sai lầm khi kết luận rằng Trái Đất chỉ có một vài mống người và họ không có rễ, luôn trôi nổi.

Kể cả các nhân vật chính trong Hoàng tử bé cũng có lúc suy nghĩ hạn hẹp. Trong chương 17, người kể thừa nhận rằng mô tả trước đây của anh về Trái Đất tập trung quá nhiều vào loài người. Trong chương 19, ông hoàng nhỏ nhầm lẫn tiếng vọng của mình thành tiếng nói của loài người và buộc tội con người chỉ biết lặp đi lặp lại. Câu chuyện cho thấy, những phán xét vội vàng này dẫn đến sự phát triển các mẫu hình và định kiến nguy hiểm. Chúng cũng cản đường lối tư duy phản biện và cởi mở, điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống cân bằng và hạnh phúc.

Phần lớn nội dung cuốn Hoàng tử bé coi hạn hẹp là một phẩm chất của người lớn. Ngay trong chương đầu, người kể đã phân minh rõ ràng giữa thế giới quan của người lớn và trẻ em. Ông mô tả người lớn không biết tưởng tượng, nhàm chán, bề nổi, và ngoan cố khẳng định rằng quan điểm giới hạn của họ là đúng sự thật. Mặt khác, với ông, trẻ em biết mộng mơ, suy nghĩ cởi mở, và ý thức được cũng như nhạy cảm trước bí ẩn và vẻ đẹp của thế giới.

22 tháng 12 2023

Tóm tắt truyện “Cây khế” : 

Ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm để lại cho một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một gian nhà lụp xụp, trước cửa có một cây khế ngọt. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Vợ chồng người em than thở và chim lạ liền bảo người em may túi ba gang để chim trả ơn. Hôm sau, chim đưa người em ra đảo lấy vàng và trở về. Từ đó, người em trở nên giàu có. Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy túp lều cùng cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để dựng được nhiều vàng. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết.

27 tháng 10 2021

undefined

(Tham khảo)