K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2017

Trung Thu là Tết thiếu nhi ...

Cho đến bây giờ, cái định nghĩa về Tết Trung Thu trong tôi vẫn là thế, đó là một dịp để chúng ta được sum vầy bên gia đình, vui đùa với đám bạn, khoe nhau những chiếc đèn lồng trước đó ta dày công chuẩn bị...

Quê tôi là một thôn nhỏ, cứ mỗi dịp Trung Thu đến thì điều háo hức đầu tiên của đám nhỏ chúng tôi là những túi bánh kẹo sẽ được phát vào sáng ngày 15 tháng 8 âm lịch. Cứ là trẻ em (tôi nhớ lúc tôi học đến lớp 9 ở quê thì tôi vẫn được xếp vào ...trẻ em), dịp này nếu không thể tự tay mình làm một chiếc lồng đèn thật đẹp thì phải cố gắng nhờ bố mẹ, anh chị "hỗ trợ" phụ giúp làm một chiếc đèn lồng cho đêm ấy...

Đơn giản nhất là chiếc lồng đèn bánh ú, chỉ cần 2 thanh tre, một ít giấy kính (nếu tốt nhất thì mỗi mặt là một màu), bạn đã có cho mình một chiếc đèn lồng thật lung linh, tự tin xách đi với đám bạn mà không sợ gió sẽ làm tắt đèn bên trong. Tôi còn nhớ lúc đó chúng tôi đã không dùng đèn cầy để đốt, bọn tôi hay tự "chế" cho mình những chiếc đèn dầu, chỉ bằng những lon sơn nhỏ, chân vanh xe đạp, một ít vải, và dĩ nhiên, dầu hỏa được chiết ra từ những cây đèn một cách lén lút ^^... Cứ như vậy, với cái lồng đèn đúng nghĩa là "lồng chứa đèn", bọn chúng tôi đi từ nhà mình, dạo tít lên đầu xóm, xong bắt đầu đi dần xuống phía ủy ban xã, từng tốp từng tốp trên tay là những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc mà không cần phải dừng lại để thay nến, vui đùa tung tăng...

Cũng không quên nhắc đến đèn ngôi sao. Việc làm một chiếc lồng đèn ngôi sao không khó, nhưng nó đòi hỏi hơn về kỹ thuật làm, về chất lượng giấy kính, và đặc biệt là thẫm mỹ khi bắt tay vào làm. Đám bạn chúng tôi cũng thích làm lồng đèn ngôi sao, nhưng đó là lúc đầu, sau một thời gian, khi nhận ra rằng lồng đèn ngôi sao rất dễ cháy, đặt đèn cầy bên trong thì hay bị gió thổi tắt,... thì chúng lại bày ra trò mới, trò thổi đèn của nhau :)

Ngoài những chiếc đèn lồng, mùa Trung Thu lại là mùa của những chiếc "ống thụt" bằng tre hay trúc. Nếu bạn ở quê, chắc cũng một lần nhớ đến trò chơi này. Mùa bời lời xanh cây là mùa đầy ắp "đạn dược" cho những xạ thủ chúng tôi ^^. Buổi chiều, sau khi leo lên núi hái cho mình một ít "đạn dược", tập trung lại ngồi lặt ra từng trái, bỏ vào túi nhỏ, giắt "súng" vào túi quần, đeo mặt nạ, cầm lồng đèn, chúng tôi lên đường...

Nói tôi nghịch ngợm cũng đúng, vì tuổi thơ mà, sao lại nỡ để vô tình trôi qua một cách nhàm chán như vậy được. Lúc nào đi cùng tôi cũng là đám em nhỏ, nhiệm vụ của nó là cầm lồng đèn, tôi đi bên cạnh "hộ tống", theo đúng kiểu là "bảo vệ", từ việc cản mấy thằng nhóc bên cạnh cố ý thổi tắt đèn của chúng tôi đến việc dùng "súng" của mình "chống lại" đám xóm dưới "tập kích"... Có lần tôi nhớ chúng tôi đã đuổi đám nhóc xóm dưới chạy tít vô trong xóm, chiếm lợi phẩm giành được chỉ là...một chiếc áo đầy mũ bời lời :( Hic... Bạn biết đó, mũ bời lời rất độc, quần áo đã dính mũ thì khó mà giặt ra được. Nên gọi là "Tết Trung Thu", nhưng chúng tôi toàn...mặc đồ xấu đi chơi cũng vì lý do như vậy đó ^^ Đôi khi đó lại là một điểm nhấn đặc biệt của mùa Trung Thu quê tôi thì sao...

ஜ۩۞۩ஜ

Trung Thu là những chuyến đi...

Tôi có những mùa Trung Thu thật khác...

Những năm Tiểu học tôi đi rất nhiều nơi, mỗi năm tôi lại có cho mình một kỷ niệm khác nhau về mùa Trung Thu thật nhớ. Năm tôi học lớp 1, Trung Thu với tôi chỉ là thời gian ở nhà, người lớn tập trung lại, tổ chức cho bọn trẻ chúng tôi cái gọi là "Mâm cỗ Trăng Rằm", có lẽ đây là thời gian mà chúng tôi...được là trẻ con nhất (chứ không phải là ngày Quốc Tế Thiếu Nhi 1-6 ^^).

Khi tôi học lớp 2, tôi đã được dạy làm một chiếc lồng đèn ngôi sao bởi các anh chị... dân tộc trên rẫy. Mùa thu đó tôi nhớ rất rõ, sau khi làm xong cho mình khung đèn, tôi cẩn thận buộc chặt vào một cây tre dài (lúc đó lồng đèn không được xách, mà là được buộc trên một cây, cầm lồng đèn đưa lên cao như vậy mà đi...), quan trọng là sau khi xong hết, tôi "tạo dáng" bằng cách dậm thật mạnh chiếc lồng đèn của mình xuống đất, thay vì cười, mẹ tôi hớt hải lo sợ khi thấy máu chảy đầy chân tôi :( Sự là thay vì cắm xuống đất, cây tre cắm thăng vào bàn chân tôi, chảy máu, kết quả nghỉ học nguyên một tuần vì cái tội "tạo dáng" :(

Lớp 3, tôi ở với dì tôi, mẹ tôi đi làm xa, năm đó tôi phải ở nhà vì trời mưa, nước ngập đường xá, không thể đi đâu được. Đó là năm đầu tiên tôi ở TPHCM lâu đến vậy. Cũng xem như mình đã từng là học sinh giỏi Thành phố rồi đấy ^^ Nhớ một năm lớp 3 "oai hùng"...

Khi lớp 4, kinh nghiệm làm lồng đèn từ lúc bị "tai nạn" tới giờ của tôi mới được phát huy. Tôi đã cùng mẹ tôi làm một chiếc lồng đèn ngôi sao nhiều màu sắc và rất to. Năm đó trường tôi (trường tiểu học Ngãi Giao - Bà Rịa) có tổ chức thi làm lồng đèn, thành quả sau bao đêm cố gắng của mẹ con tôi dù không đạt được giải thưởng gì, nhưng một lần được đứng giữa một "rừng lồng đèn" vào ban ngày như hôm đó thật sự rất ấn tượng với tôi...

Đêm Trung Thu năm đó là Trung Thu giữa xóm Đạo, ngoài những tiếng hò reo ý ới, vui đùa chọc ghẹo nhau là tiếng chuông nhà thờ, giọng Thánh Ca hát vang một góc đường... Sau Trung Thu năm đó, tôi chuyển trường về lại quê nhà, một sự ra đi với kỷ niệm buồn, tôi chưa chào bất cứ một người bạn trong lớp nào khi ra đi...

Đó là những mùa Trung Thu tuổi thơ xa nhà, mỗi năm lại khác, nhưng mỗi năm đôi khi lại chỉ mang đến cho tôi một kỷ niệm duy nhất, đó là sự tiếc nuối... Nếu nói hết ra, tôi không biết mình sẽ đi xa đến bao nhiêu với cái đề tài Trung Thu này, nên có lẽ sẽ quay lại, Trung Thu là tết Thiếu Nhi...

ஜ۩۞۩ஜ

Có lẽ, khi lớn hơn một chút, khi tôi không còn đúng nghĩa là "thiếu nhi" nữa thì tôi mới có được những cái Tết Thiếu Nhi như vậy. Ngày tháng ở quê thật sự đã mang đến cho tôi những kỷ niệm hoàn chỉnh hơn cho tuổi thơ của mình...

Khi tôi bước chân ra Thị xã (bây giờ đã là Thành Phố) Quảng Ngãi hay lên đường vào Sài Gòn, những dư vị mùa Trung Thu chợt tan biến, đơn giản, mỗi độ Thu về, chỉ là sự tập trung đám bạn đến xem các đoàn lân tại những khu chợ buôn bán biểu diễn. Trong đám đông ấy, có mấy ai là "trẻ em", có mấy ai thật sự thấy được cho mình giá trị của một ngày Tết Trung Thu... Tôi không nói trẻ em thị thành không có mùa Trung Thu đúng nghĩa, tôi chỉ nghĩ rằng mỗi hoàn cảnh sống khác nhau nên cách tiếp cận ở mỗi nơi là khác nhau. Được cái này nhưng lại mất cái kia, có niềm vui, sự nhộn nhịp thì vô tình làm nhạt đi sự yên bình ấm áp, sự trọn vẹn vật chất sẽ giành chỗ cho đời sống tình cảm đơn sơ... Không phải Trung Thu ở đâu cũng như thế...

Trung Thu có còn là tết của Thiếu Nhi nữa hay không?

Câu trả lời có hay không đâu phải chỉ một người trả lời...

Tôi muốn trả lời là có, nhưng có phải tôi cũng đang tự đánh lừa mình? Chỉ dám quay lại nhìn vào tuổi thơ mà không thực tế nhìn vào hiện tại. Dẫu như thế nào, tôi chỉ có thể tự thử cho mình một câu trả lời, mỗi chúng ta đều có, đã có, rồi sẽ có ít nhất một mùa Trung Thu trọn vẹn, nếu ngày đó, ta thật sự sống đúng nghĩa là trẻ thơ...

Trên đây là những kỷ niệm, những cảm nhận và suy nghĩ của bản thân tôi, mỗi chúng ta ai cũng sẽ có cho mình những mùa Trung Thu thật khác, nhưng có chăng ta có nhớ và nuối tiếc gì hay chăng...

Chúc các bạn một mùa Trung Thu thật ấm áp và vui vẻ bên người thân, bạn bè...

CUỘC THI " vẽ tranh về trung thu" ------------------------------------------------------------------------- Cũng đã sắp đến ngày lễ trung thu rồi, chắc hẳn ai trong mỗi các em cũng rất háo hức phải không? Để tăng phần hấp dẫn hơn thì hôm nay cô sẽ tổ chức cuộc vẽ tranh về đề tài trung thu nhé! 1. THÔNG TIN CUỘC THI * Đối tượng tham gia: các bạn học sinh trong cộng đồng học olm.vn * Nội dung cuộc thi: vẽ tranh...
Đọc tiếp

CUỘC THI " vẽ tranh về trung thu"

-------------------------------------------------------------------------

Cũng đã sắp đến ngày lễ trung thu rồi, chắc hẳn ai trong mỗi các em cũng rất háo hức phải không? Để tăng phần hấp dẫn hơn thì hôm nay cô sẽ tổ chức cuộc vẽ tranh về đề tài trung thu nhé!

1. THÔNG TIN CUỘC THI

* Đối tượng tham gia: các bạn học sinh trong cộng đồng học olm.vn

* Nội dung cuộc thi: vẽ tranh về ngày trung thu của em

* Hình thức làm bài: vẽ xong chụp lên gửi vào tcn của cô

LƯU Ý: nếu các em tham gia thì hãy nhắn là: EM ĐỒNG Ý THAM GIA NHÉ ...

 

II. THỜI GIAN TỔ CHỨC

* 21/9/2023: thông báo tổ chức cuộc thi và chính thức nhận bài làm

* 5/10/2023: kết thúc nhận bài thi

III. GIẢI THƯỞNG

    +  1 giải nhất: 100.000đ + 8GP

    +  2 giải nhì: 50.000đ + 5GP

    +  3 giải ba: 20.000đ+ 3GP

    +  5 giải KK: 10 coin+ 1 GP

CUỐI CÙNG KÍNH CHÚC TOÀN THỂ CÁC BẠN CÓ 1 NGÀY LỄ TRUNG THU THẬT VUI VÀ Ý NGHĨA NHA 

 

 

7
21 tháng 9 2023

Cô còn có thể tích cả được gp nữa cơ ạ. Cô full ngầu thế.Em làm hơn 10 000 câu rồi mà chả được gp là mấy, em có chút xúi thôi cô ạ, em nghèo gp quá.

Cô có thể bớt chút thời gian chấm bài cho em với. Chứ trả lời câu hỏi suốt ngày mà chả lên tí gp nào, cũng thấy hơi buồn cô ạ. Cảm ơn tấm lòng của cô. Em muốn có tí gp vào bảng xếp hạng lấy chút phần thưởng của olm chứ em chả có xu nào trong ví olm, càng chẳng có coin luôn ý cô. Nhìn bạn bè rủng rỉnh coin và xu trong ví em ngưỡng mộ quá cơ, cô tick được gp thì tạo cho em chút cô hội bằng cách chấm bài cho em đi cô. chứng minh cô có siêu năng lực tick gp ạ

21 tháng 9 2023

 Chào cô giáo, cô có thể cho em đăng ký dự thi không ạ, em vẽ tranh không đẹp lắm, nhưng chắc cũng sẽ cố gắng. 

  Xin cô cho biết thành phần ban tổ chức cuộc thi gồm những ai vậy ạ?????

Em cảm ơn cô rất nhiều!

10 tháng 9 2016

Mk chưa lm bao h nên cx hk bik nx, pn lên mạq xem có ko

10 tháng 9 2016

mk chưa nghe cái zụ này bao jo

có thể bn hỏi ng` thân hoặc bn trai google

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 10 2023

1. Các bạn tham gia Vui tết Trung thu, Hội khoẻ Phù Đổng, Ngày hội Đọc sách rất nhiệt tình, sôi nổi, tạo nên một không khí rất vui vẻ, náo nhiệt.

2. 

- Em đã tham gia hoạt động làm bánh Trung thu trong sự kiện Vui tết Trung thu.

- Em cảm thấy rất vui và hào hứng khi được tham gia hoạt động đó. 

29 tháng 10 2023
2.1. Tư tưởng - tôn giáo
  • Nho giáo: hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc.
  • Phật giáo: phát triển và thịnh hành nhất dưới thời Đường, nhiều chùa chiền, tượng phật được xây dựng.
2.2. Sử học, văn học
  • Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như Minh sử, Thanh thực sử, Tứ khố toàn thư,…
  • Nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Thể thơ nổi tiếng nhất đó chính là thơ “Đường luật”.
  • Tiểu thuyết chương hồi: Thủy hử (Thi Nại Am), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần),…
2.3. Kiến trúc, điêu khắc
  • Nhiều cung điện cổ kính như Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành.
  • Nhiều bức họa đạt tới đỉnh cao, những bức tượng Phật tinh xảo, sinh động,…
2.4. Khoa học kĩ thuật
  • Tứ đại phát minh: thuốc súng, kỹ thuật in, la bàn và giấy.
  • Các ngành khoa học khác: Cửu chương toán thuật, phép tính lịch, thuật phẫu thuật và châm cứu trong y học.
29 tháng 10 2023

Xíu quên

30 tháng 3 2017

Quang Trung - Nguyễn Huệ là một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hiện nay, chúng ta biết khá rõ về sự nghiệp của Quang Trung; nhưng hình dáng, tướng mạo, tính tình vua Quang Trung như thế nào lại rất ít khi được nhắc đến.

Theo Hoa Bằng trong Quang Trung – Anh hùng dân tộc thì “Nguyễn Huệ tóc quăn, da sần”.

Theo Đại Nam chính biên liệt truyện thì “Nguyễn Huệ tiếng nói sang sảng như tiếng chuông, cặp mắt sáng như chớp”.

Theo một cung nhân cũ nói với bà Thái Hậu, mẹ vua Lê Chiêu Thống lúc quân Thanh đang chiếm đóng Thăng Long thì “Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn siêu, sợ hơn sợ sấm sét…”.

Theo các tài liệu lịch sử cũ thì Nguyễn Huệ còn nhanh nhẹn, khỏe mạnh và can đảm nữa.

Căn cứ như trên, chúng ta có thể thấy rằng Nguyễn Huệ có một thanh âm, một vẻ mặt, đôi mắt làm cho mọi người phải kính trọng. Sở dĩ người cung nhân của nhà Lê cho rằng Nguyễn Huệ có vẻ mặt hung dữ làm cho mọi người phải khiếp sợ vì người cung nhân ấy tuy không phải là kẻ thù, nhưng đã phục vụ những kẻ thù bại trận, vốn đã khiếp đảm về các việc làm của Nguyễn Huệ.

Lẽ đương nhiên là vẻ mặt Nguyễn Huệ có cái gì khiến cho người ta phải sợ thật, nhưng đó chỉ là đối với kẻ thù của ông mà thôi. Còn đối với bạn bè, đối với nhân dân, vẻ mặt của ông chỉ gây ra cái gì làm cho người ta phải tin phục. Chứng cớ là Giáo Hiến chỉ thấy “Nguyễn Huệ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, can đảm, mắt như chớp sáng, tiếng như chuông vang” và biết ngay Nguyễn Huệ “là một thanh niên lỗi lạc có tương lai phi thường”.

Sử sách cũ nói Nguyễn Huệ nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Điều này, chúng ta có thể tin là đúng sự thật. Với phương tiện giao thông vận tải hồi thế kỉ XVIII, Nguyễn Huệ đã mang quân tiến vào Nam đánh quân chúa Nguyễn năm lần, mang quân ra Bắc ba lần. Không nhanh nhẹn cả về cách đi lại lẫn phép hành quân và không khỏe mạnh thì không thể đi Nam về Bắc luôn luôn và nhanh chóng như vậy. Sự đi lại của Nguyễn Huệ nhanh chóng nổi tiếng trong lịch sử. Người cung nhân của vua Lê đã phải than: “Xem hắn (Nguyễn Huệ) ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết”.

Nguyễn Huệ là một người rất can đảm. Để động viên tướng sĩ, mỗi khi ra trận, Nguyễn Huệ thường đi đầu. Sáng ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789), trong trận Ngọc Hồi, ông đã thân chinh đốc chiến. Sự can đảm của ông làm nức lòng tướng sĩ, khiến cho tướng sĩ hăng hái, ồ ạt tiến vào diệt quân Thanh ở Ngọc Hồi.

Trong cuộc sống và đấu tranh, Quang Trung - Nguyễn Huệ biểu thị nhiều phong cách, cá tính độc đáo.

Nguyễn Huệ rất ham học, học thầy, học trong cuộc sống và thực tiễn đấu tranh. Trong một bức thư gửi Nguyễn Thiếp, ông nói: “Quả đức học ở một sự nghe trông”. Ngô Thì Nhậm là người cộng tác gần gũi của Nguyễn Huệ đã nhận xét: “Quang Trung là người vốn tính ham học, dẫu trong can qua bận rộn cũng không quên giảng đạo lí. Ngày thường thì nghị luận, ý tứ rành mạch, khai mở được nhiều điều mà sách vở ngày xưa chưa từng biết”. Nhờ tinh thần ham học đó, Nguyễn Huệ đã trau dồi một nhận thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và đạt đến một trình độ văn hóa khá cao.

Trong đấu tranh, Nguyễn Huệ là người cương nghị và quyết đoán nhưng trong cuộc sống và quan hệ bình thường lại rất vui tính, thích hài hước. Ông mê hát tuồng, hát trống quân và thích lối nói vần vè của dân gian.

Có một lần, vua Càn Long nhà Thanh gửi thư sang xin Quang Trung một đôi voi chiến. Tương truyền Quang Trung đã phê vào thư: "Thằng Kiền Long nó xin một đôi voi, chọn con nào cụt vòi cho nó một con".

Đối với kẻ thù của dân tộc, Quang Trung đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng, nhưng mỗi khi kẻ thù đã đầu hàng hoặc bị bắt làm tù binh thì lại được Quang Trung đối xử khoan dung, độ lượng.

Quang Trung Nguyễn Huệ là một anh hùng bách chiến bách thắng, một người táo bạo, quyết đoán nhưng cũng rất nhân ái, độ lượng, biểu thị ý chí và mơ ước lớn nhất của dân tộc ta là được sống trong độc lập, thanh bình, trong quan hệ hòa hiếu với lân bang.

Con người và sự nghiệp Quang Trung Nguyễn Huệ kết tinh và biểu thị tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Sự nghiệp Quang Trung Nguyễn Huệ là một bản anh hùng ca của thế kỉ áo vải cờ đào, một thời đầy biến động và bão táp của đất nước. Sự nghiệp ấy cùng với con người ấy sống mãi trong lịch sử quang vinh của dân tộc và trong tình cảm, kí ức bất diệt của nhân dân.

Chúc bn hx tốt!

26 tháng 9 2015

uk tôi cũng chúc bạn một trung thu vui vẻ

26 tháng 9 2015

thank you very much

 

4 tháng 3 2023

 Mùa thu của khổ 1 và 2 là hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm với tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: "sáng mát trong" và "gió", "hương cốm mới", đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

     Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội => Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết

=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

     Mùa thu của khổ 3 là mùa thu của cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn với tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc.

- Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).

=> Niềm tự hào về đất nước.

     Sự thay đổi khác nhau của cảm nhận mùa thu bởi đó là do tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).

7 tháng 2 2022

Chúc mừng bạn đã là CTV nhé 

1  . Cảm thấy sau khi học on là dễ bị hổng kiến thức , dễ bị mạng gây ảnh hưởng đến quá trình học

2 . Được gặp bạn bè , thầy cô , như một làn gió mới

Nếu mà quay trở lại trường thì ....

      Chắc chắn sẽ rất zui vì sau bao ngày xa cách, gặp lại bạn bè, thầy cô rồi :> Sẽ không còn phải học on khổ sở hại mắt, hại não nữa. Có thể vui đùa, nói chuyện cùng bạn bè chứ ko cần chat trên mess hay zalo:))

      Nhưng điều buồn với mình là sẽ tạm biệt hoc24 :))

      Tuy mai phải tạm biệt nhưng hnay mình sẽ cừi z :>