Nêu cảm nghĩ của em về 1 tấm gương người tốt, việc tốt trong xã hội
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em muốn kể về một người hàng xóm của em, bà Nguyệt, một người phụ nữ ở tuổi 60, luôn chăm sóc cho những người già và bệnh tật trong khu vực của chúng tôi. Bà đã giúp đỡ rất nhiều người bằng cách mua thuốc, cung cấp thức ăn và chăm sóc những người bệnh, đặc biệt là những người không có ai để chăm sóc cho họ. Bà Nguyệt là một tấm gương sáng của lòng nhân ái và tình người. Bà đã dành hết thời gian và sức lực của mình để giúp đỡ những người khác, đặc biệt là những người già, tuy không nhận được bất kỳ khoản tiền nào nhưng bà luôn vui vẻ, tươi cười và hết mình trong công việc của mình. Tấm gương của bà Nguyệt đã giúp em thấu hiểu được ý nghĩa của sự giúp đỡ người khác. Nếu ai đó cứ mãi sống cho riêng mình, thì cuộc sống của họ sẽ không bao giờ đạt đến sự trọn vẹn. Họ sẽ luôn cảm thấy thiếu vắng và hư vô. Tuy nhiên, nếu chúng ta dành thời gian và nỗ lực để giúp đỡ những người khác, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Với tấm lòng nhân ái, chúng ta có thể làm được nhiều điều tốt đẹp cho xã hội. Việc giúp đỡ người khác không chỉ là một hành động đơn giản, mà còn là một việc làm có ý nghĩa lớn lao, giúp cho cuộc sống của mọi người trở nên đẹp hơn, yêu thương hơn và hạnh phúc hơn.
refer
Trước đây, em thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày, không phải ai cũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng rồi một chuyện xảy ra tuần trước đã khiến em hiểu là không phải như vậy. Em đã được chứng kiến một tấm gương người tốt việc tốt ngay trên đường phố.
Hôm ấy, trên đường đi học về, ngang qua một ngã tư, em đứng chờ ở phần đường dành cho người đi bộ. Vừa đói, vừa mệt, em chỉ mong đèn đỏ bật lên cho dòng xe cộ dừng lại để qua đường. Chăm chú nhìn vào cột đèn tín hiệu, em chẳng để ý gì đến những người xung quanh. Bỗng có tiếng: Bà ơi, khoan đã, chưa sang được đâu bà ạ! Em quay lại thì thấy một bà cụ đang định bước xuống lòng đường. Dòng xe cộ vẫn ào ào lướt tới. May quá, một bàn tay đã kịp kéo bà đứng lại. Đèn đỏ bật lên, em bước nhanh qua.
Ngoái lại, em thấy một bạn thiếu niên đang dắt bà cụ qua đường. Sang đến nơi, bạn ấy chỉ đường cho bà cụ đi xuôi xuống cuối phố. Bà cụ chống gậy dò dẫm từng bước. Còn bạn thiếu niên ấy đã hòa lẫn trong dòng người đông đúc.
Việc làm của bạn ấy đã đánh thức trong em sự quan tâm đến mọi người, dù là những người mình thoáng gặp trên đường. Em chợt hiểu ra rằng ai cũng có cơ hội để làm việc tốt, chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu.
Bạn có thể tham khảo lập dàn ý bài văn sau đây:
Mở bài:
– Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.
– Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.
Thân bài:
– Kể những điểm nội bật về người bạn của em.
+ Hoàn cảnh gia đình.
+ Thành tích học tập.
+ Lối sống.
+ Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?
– Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.
– Học được điều gì kho chơi với người bạn đó?
Kết bài:
– Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).
– Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
Một trong những điều có giá trị và giúp gắn kết cuộc sống này đó chính là lòng tốt. Lòng tốt là sự tốt bụng, bao dung, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác mỗi khi khó khăn. Lòng tốt rất quan trọng vì trước hết với mỗi các nhân, nó giúp rèn luyện một phẩm chất tốt đẹp. Khi ta biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với người khác, đó là lúc ta đã ý thức rõ được giá trị của cuộc sống, quan tâm đến người xung quanh hơn và dần dần hình thành được một thói quen tốt đẹp, có ý nghĩa cho xã hội. Bên cạnh đó, ta cũng sẽ nhận lại được sự cảm kích, yêu quý của mọi người. Lòng tốt, đối với xã hội nói chung, là một sợi dây gắn kết con người ta lại với nhau. Một tập thể, rộng ra là một dân tộc, một quốc gia, nếu ai cũng có lòng tốt thì xã hội ấy sẽ ngày càng phát triển, giảm thiểu được những tệ nạn, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng đất nước. Đó là lý do mà vì sao ngày càng có nhiều những tấm lòng thiện nguyện, những tổ chức thiện tâm xuất hiện và thực hiện những chiến dịch, những hành động cao đẹp nhằm giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh. Vậy nên, mỗi người chúng ta cần ý thức được vai trò quan trọng của lòng tốt và biết yêu thương, sẻ chia nhiều hơn.
Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người. Minh chứng cho điều này, ta có thể kể đến những tấm gương nhân ái như các danh nhân văn hóa: Lê – nin, chủ tịch Hồ Chí Minh,…, những nhà văn của thế giới như: Sê – khốp, Nguyễn Du,… và còn đó những con người của cuộc sống đời thường chan chứa lòng thương người cao cả. Lòng nhân ái sẽ mang đến cho xã hội sự gắn kết chặt chẽ giữa người với người, từ đó tạo nên cơ sở nhân văn vững chắc để phát triển các giá trị sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và biết ơn. Ngược lại, những người giữ cho mình thái độ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ sẽ bị xa lánh và cô lập. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tự rèn luyện đạo đức của bản thân, đề cao tinh thần tương thân tương ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào để xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.
Một trong những điều có giá trị và giúp gắn kết cuộc sống này đó chính là lòng tốt. Lòng tốt là sự tốt bụng, bao dung, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác mỗi khi khó khăn. Lòng tốt rất quan trọng vì trước hết với mỗi các nhân, nó giúp rèn luyện một phẩm chất tốt đẹp. Khi ta biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với người khác, đó là lúc ta đã ý thức rõ được giá trị của cuộc sống, quan tâm đến người xung quanh hơn và dần dần hình thành được một thói quen tốt đẹp, có ý nghĩa cho xã hội. Bên cạnh đó, ta cũng sẽ nhận lại được sự cảm kích, yêu quý của mọi người. Lòng tốt, đối với xã hội nói chung, là một sợi dây gắn kết con người ta lại với nhau. Một tập thể, rộng ra là một dân tộc, một quốc gia, nếu ai cũng có lòng tốt thì xã hội ấy sẽ ngày càng phát triển, giảm thiểu được những tệ nạn, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng đất nước. Đó là lý do mà vì sao ngày càng có nhiều những tấm lòng thiện nguyện, những tổ chức thiện tâm xuất hiện và thực hiện những chiến dịch, những hành động cao đẹp nhằm giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh. Vậy nên, mỗi người chúng ta cần ý thức được vai trò quan trọng của lòng tốt và biết yêu thương, sẻ chia nhiều hơn.
Một trong những vị anh hùng của đất nước ta mà em luôn kính mến đó là cụ Nguyễn Công Trứ. Cụ sinh năm 1778 và mất năm 1858. Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm và chính trực. Cụ không bao giờ nhận tiền hối lộ mà sống một cuộc sống thanh bạch. Trong thời gian làm quan, số tiền và gạo cụ nhận được từ triều đình cụ đều cấp cho dân nghèo, số còn dư lại cụ đem nộp lại cho quốc khố. Gần cuối đời, dù đã 80 tuổi nhưng cụ vẫn một lòng yêu nước mà anh dũng xin xung trận khi nghe tin Pháp sang xâm lược nước ta. Giờ đây dù cụ đã không còn nhưng những gì về cuộc đời thanh cao, một đời vì nước vì dân của cụ vẫn sẽ mãi được lưu truyền cho những thế hệ sau này như chúng em biết ơn và noi theo.
mọi người giúp em với .Pls
Tham khảo:
Sáng ra bờ suối tối vào hang,Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang. (Tức cảnh Pắc Bó - Hồ Chí Minh)
Bác Hồ, một con người giản dị nhưng ẩn chứa tư tưởng vĩ đại. Lề lối làm việc va tư tưởng của con người đã mang lại thành quả to lớn cho nhân dân ta, và làm theo tư tưởng Bác, học theo tư tưởng Bác la điều nên làm.
“Thế xe tôi còn chạy được không?”. Bác đã hỏi khi được thay chiếc xe cũ vẫn thường ngày chở Bác đến nơi làm việc, và Bác trả lời xe Bác vẫn còn chạy được thì Bác vẫn cứ sử dụng. Một người đứng đầu nhà nước, tiếp xúc rất nhiều quan khách cả trong và ngoài nước nhưng tính tiết kiệm vẫn thể hiện một cách mộc mạc như con người của Bác. Xe cũ nhưng vẫn chạy được thì công dụng của xe vẫn còn, vì sao lại đổi. Vì hình thức bên ngoài mà bỏ đi một vật vẫn còn công dụng thì thật là lãng phí. Khía cạnh thẩm mĩ cũng quan trọng, nhưng với Bác, hoàn cảnh khó khăn của đất nước thì điều đó là không quan trọng và cái gì còn mục đích sử dụng là còn tốt.
Trái ngược với nhu cầu của một bộ phận thanh niên hiện nay lại xem trọng về hình thức hơn là về công năng. Vẫn là xe đó nhưng phải là xe xịn, xe “mắc” tiền, bắt mắt mới sử dụng. Và đây là sự hoang phí rất lớn trong xã hội.
Chuyện nhỏ thôi bạn ơi, chỉ nhỏ như vậy thôi nhưng nếu chúng ta chung tay nhau thực hành tiết kiệm thì kết quả đạt được sẽ rất cao. Bác đã bỏ công xây dựng đất nước và chúng ta chung tay nhau phát triển đất nước, chỉ bắt đầu từ những việc nhỏ nhất bạn có thể làm. Hãy thực hành tiết kiệm ngay hôm nay!
Trong tình hình hiện nay, trước tác động của mặt trái cơ chế thị trường, nhiều giá trị, chuẩn mực đạo đức bị phai nhạt. Một bộ phận cán bộ, đảng viên tha hóa, biến chất, tham nhũng, lãng phí, ăn chơi hưởng lạc…Nhưng cũng có rất nhiều gương người tốt việc tốt, những tấm gương sáng trong mọi lĩnh vực hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ những người đang ngày đêm giữ chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, những Lục Vân Tiên thời nay trên đường phố đang âm thầm lặng lẽ giữ gìn an ninh của Tổ quốc và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân, gương chống tham nhũng đến những việc làm sáng tạo có ích lợi với cộng đồng của người nông dân, công nhân, của các em thiếu niên, nhi đồng…Những việc làm tốt từ lớn đến nhỏ, dù rất nhỏ, phạm vi ảnh hưởng không lớn, song chúng ta cần biết nâng niu, trân trọng, động viên kịp thời. Thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ đưa tin mà ít thấy các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan hữu quan khen thưởng, biểu dương kịp thời, khuyến khích và từ đó vận động mọi người học tập, làm theo. Sinh thời, khi đọc báo, nghe đài, thấy gương người tốt việc tốt, Bác Hồ đã kịp thời có thư động viên, gửi quà tặng và phát động phong trào học tập. Trong việc thực hiện cuộc vận động này, các cấp ủy đảng, chính quyền từ cơ sở tiếp thu và học tập tư tưởng Bác về việc trân trọng và phát huy những tấm gương người tốt, việc tốt trên tất cả các lĩnh vực, đồng thời xử lý nghiêm kẻ vi phạm để răn đe.
Trong mọi lĩnh vực, đặc biệt đạo đức, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân mỗi người và có tác dụng đối với người khác. Nếu nói nhiều, làm ít, nói không làm, hoặc nói một đằng làm một nẻo thì chỉ đem lại những hậu quả xấu.
Nêu gương là một vấn đề rất quan trọng trong xây dựng đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên, nhất là việc nêu gương những người cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy trong từng cơ quan, đơn vị. Cán bộ giữ cương vị càng cao, càng phải nghiêm khắc với bản thân, càng phải nêu gương. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Trước mặt quần chúng, không phải cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi “đảng viên đi trước” cán bộ đảng viên phải là người đảng viên cộng sản giúp đỡ quần chúng cùng tiến bộ. Trong điều kiện hiện nay, sự gương mẫu của cán bộ các cấp không chỉ thể hiện ở hiệu quả thực hiện chức trách nhiệm vụ, có lối sống trong sạch, không tham nhũng, mắc vào các tệ nạn xã hội, mà phải gương mẫu đi đầu trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác ở chính ngay cơ quan, đơn vị mình. Nguyên tắc “làm gương”, “lời nói đi đôi với việc làm” cần được cán bộ, đảng viên ghi nhớ và thực hiện trong từng công việc hằng ngày, từ những việc rất nhỏ.