-Tình hình tăng GDP/người ở một số quốc gia từ năm 1960 đến năm 2013
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
GDP/người ở một số quốc gia (USD) từ năm 1960 → 2013.
Quốc gia | Năm 1960 | Năm 2013 |
Ca-na-đa | 2294 | 52305 |
Ô-xtrây- li-a | 1806 | 67627 |
Nhật Bản | 478 | 38633 |
Thái Lan | 100 | 6226 |
-Chỉ tiêu:
+Thu nhập bình quân một người
+Chỉ số thông minh
+Tỉ lệ tử vong trẻ em
- Dựa vào 3 chỉ tiêu để phân biệt nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển:
+ GDP/người ( thu nhập bình quân đầu người)
+ Chỉ số HDI ( chỉ số phát triển con người)
+ Tỉ lệ tử vong trẻ em.
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NỀN KINH TẾ
1. Tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (viết tắt tiếng Anh là GDP) là tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm ra, ở một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
GDP thường được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, trình độ phát triển và mức sống của con người.
2. Tổng thu nhập quốc gia
Tổng thu nhập quốc gia (viết tắt tiếng Anh là GNI) bằng GDP cộng chênh lệch giữa thu nhập nhân tố sản xuất từ nước ngoài với thu nhập nhân tố sản xuất cho nước ngoài, trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
GNI lớn hơn hay nhỏ hơn GDP tuỳ thuộc mối quan hệ kinh tế (đầu tư vốn, lao động…) giữa một nước với nhiều nước khác. Nhìn chung, những nước có vốn đầu tư nước ngoài cao thì GNI lớn hơn GDP. Ngược lại, những nước đang tiếp nhận đầu tư nhiều hơn là đầu tư ra nước ngoài sẽ có GDP lớn hơn GNI.
Trên phạm vi toàn thế giới, GDP tăng nhanh qua các năm (tốc độ tăng trưởng bình quân năm khoảng 3,6%) và đạt tới gần 40,9 nghìn tỉ USD năm 2004, gấp 16 lần năm 1900. Trong đó các nước có nền kinh tế phát triển chiếm 2/3 tổng GDP của toàn cầu.
3. GNI và GDP bình quân đầu người
Để so sánh mức sống của dân cư ở các nước khác nhau, người ta thường dùng các chỉ số GDP và GNI bình quân đầu người. GNI/đầu người và GDP/đầu người được tính bằng GNI và GDP chia cho tổng số dân ở một thời điểm nhất định.
Chỉ số thu nhập theo đầu người phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia và được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống.
4. Cơ cấu ngành trong GDP
Để đánh giá nền kinh tế của một nước, người ta còn căn cứ vào cơ cấu ngành trong GDP. Số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới (WB) chỉ rõ sự khác nhau về cơ cấu ngành giữa các nhóm nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Các nước kinh tế phát triển thường có tỉ trọng dịch vụ rất lớn. Ngược lại, các nước đang phát triển có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì phần đóng góp của dịch vụ trong cơ cấu GDP thường từ 20 – 30%.
Xu thế chung khi chuyển từ một nền kinh tế kém phát triển sang một nền kinh tế phát triển là giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp cả trong cơ cấu lao động lẫn cơ cấu GDP, đồng thời tăng tương ứng trong cơ cấu GDP và lao động của khu vực công nghiệp ở giai đoạn đầu và tăng cơ cấu lao động, cơ cấu GDP của khu vực dịch vụ ở giai đoạn sau.
Chúc bạn học tốt!
- Chỉ tiêu:
+ Thu nhập bình quân một người
+ Chỉ số thông minh
+ Tỉ lệ tử vong trẻ em
- Tình hình GDP ở một số nước :
+ Ca-na-đa : 50011 dô la
+ Ô-xtrây-li-a : 65821 đô la
+ Nhật Bản : 38155 đô la
+ Thái Lan: 6126 đô la
Nguyên nhân:
_Chiến tranh giành độc lâp sớm
_tỉ lệ tử giẳm tỉ lệ sinh tăng
nguyên nhân tỉ lệ sinh nhiều hơn tỉ lệ tử
phương hướng giải quyết: mỗi gia đình nên dừng lại ở 2 con
Nguyên nhân:
- Chiến tranh dành động lập sớm.
- Tỉ lệ tử giảm, tỉ lệ sinh tăng.
Phần này mình có học rồi, bạn xem tham khảo nha:
Tình hình gia tăng dân số trên thế giới:
-Thời gian: dân số thế giới tăng nhanh và đột ngột từ những năm 50 của thế kỉ XX.
-Nguyên nhân: các nước châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện, tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.
-Hậu quả: dân số gia tăng vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm,... trở thành gánh ngặng của nền kinh tế chậm phát triển.
-Biện pháp: bằng các chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội, nước ta đã đạt được tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hợp lí.
Chúc bạn học tốt!