K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2017

bạn vào phần lựa chọn môn học ở phía trên sau đó nhấn vô Sinh học rồi chọn sinh học 6. Bạn muốn soạn thì chọn soạn sinh học 6 bài mở đầu.

Chúc bạn học tốt.vui

22 tháng 8 2017

thanks

16 tháng 3 2018
Soạn bài: Luyện tập lập luận giải thích

Đề bài: Một nhà văn có nói "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Hãy giải thích nội dung câu nói đó.

A. Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Đề yêu cầu giải thích vấn đề: Sách mãi mãi là nơi lưu giữ trí tuệ con người.

- Các từ then chốt cần giải thích:

- Sách là gì?

+ Hình thức của nó.

+ Nội dung của nó.

- Ngọn đèn sáng bất diệt: Soi ánh sáng mãi mãi cho trí tuệ con người.

- Trí tuệ là gì?

B. Lập dàn bài:

I. Mở bài:

- Loài người phát triển gắn với những thành tựu trí tuệ.

- Sách là nơi lưu giữ những thành tựu đó.

- Vì thế có nhà văn nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".

II. Thân bài:

(1) Hình ảnh ngọn đèn sáng bất diệt là ánh sáng soi rọi mãi mãi. Vì thế sách mãi mãi làm cho trí tuệ con người được soi rọi sáng sủa.

(2) Nói tới sách là nói tới trí tuệ con người.

- Đây là hình thức lưu giữ tri thức từ xưa tới nay.

- Nội dung của nó là tri thức phong phú và sâu sắc của con người.

(3) Những dẫn chứng cho thấy sách là trí tuệ bất diệt:

- Những tác phẩm ghi lại truyện ở dân gian, ca dao dân ca của nhân dân ta.

- Những tác phẩm khoa học vô giá của các nhà khoa học, những tác phẩm căn chương của các nhà văn.

- Sách giáo khoa là sự kết tinh những cuốn sách mang trì tuệ con người.

(4) Hiểu sâu thêm câu nói thông qua những câu nói khác về sách.

Chẳng hạn:"Sách mở ra những chân trời mới cho mọi người".

III. Kết bài:

- Khẳng định lại tác dụng to lớn của việc đọc sách

- Nếu phương hướng hành động cá nhân.

16 tháng 3 2018

Cho đề văn : Một nhà văn có nói : “Sách là ngọn đénáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích cau nói đó.

Chuẩn bị ở nhà

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

- Vấn đề cần giải thích : “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

- Tìm ý :

+ Ngọn đèn sáng bất diệt ?

+ Vì sao nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người ?

+ Câu nói tôn vinh, ca ngợi giá trị của sách.

2. Lập dàn bài

a. Mở bài : Giới thiệu câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

b. Thân bài :

- Giải thích ý nghĩa câu nói :

+ Sách chứa đựng trí tuệ con người.

+ Sách là ngọn đèn sáng : khai sáng tri thức cho con người.

+ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt : mãi mãi.

- Tóm lại ý nghĩa của cả câu nói.

- Tính đúng đắn của câu nói : Sách là sản phẩm trí tuệ, ghi lại, lưu giữ những gì tinh túy nhất từ xưa cho đến nay.

- Dẫn chứng :

+ Các câu danh ngôn : “Sách mở rộng ra trước mát tôi những chân trời mới”, “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú tiến gần tới con người” (Macxim Gorki)

+ Trong thực tế : sự vận dụng kiến thức sách vở trong thực tế.

- Phương pháp : Chăm đọc sách, biết chọn sách phù hợp để đọc.

c. Kết bài : Khẳng định lại nội dung câu nói và liên hệ.

3. Viết bài

Mở bài :

Chúng ta đều biết sách đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Sách ghi lại sự việc, lưu giữ, truyền tải tri thức các nền văn minh đến thế giới con người. Một nhà văn cũng từng nói : “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

Kết bài :

Câu nói của nhà văn quả thực không sai. Sách vốn dĩ đã là kho tàng tri thức vô hạn, lại là nguồn khơi gợi trí tuệ mãnh liệt. Mỗi người chúng ta, hãy hạn chế thời gian cho những trò chơi game thủ, thay vào đó hãy đọc sách để nâng cao hiểu biết.

20 tháng 9 2016

là bài j bn

nói kĩ 1 chút đihumhaha

20 tháng 9 2016

Soa van ak bn

25 tháng 11 2016
1. Cụm động từ là gì?a) Các từ ngữ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào?Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.(Em bé thông minh)Gợi ý:Các từ ngữ in đậm là phụ ngữ của các động từ đi, ra: đã, nhiều nơi bổ sung ý nghĩa cho động từ đi; cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người bổ sung ý nghĩa cho động từ ra.b) Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm nói trên rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng.Lược bỏ các phụ ngữ, câu trên sẽ thành: Viên quan đi, đến đâu cũng ra. Với hình thức câu như thế, người đọc sẽ không thể hiểu được nội dung ý nghĩa mà người kể muốn biểu đạt. Như vậy, các từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ có một vai trò quan trọng, giúp biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa.c) Với cụm động từ "đã đi nhiều nơi", hãy:- Đặt một câu có cụm từ này làm vị ngữ;- Đặt một câu có cụm từ này làm chủ ngữ.Ví dụ:Hồi còn trẻ, ông nội tôi đã đi nhiều nơi. (cụm động từ làm vị ngữ, giống như động từ đây là chức vụ ngữ điển hình của cụm động từ).Đi nhiều nơi là đặc điểm của nghề phóng viên. (cụm động từ làm chủ ngữ; khi đảm nhiệm chức vụ này trong câu, cụm động từ không kèm theo phụ ngữ trước).1. Tìm các cụm động từ trong các câu sau:a) Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.(Em bé thông minh)b) Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)c) Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.(Em bé thông minh)Gợi ý: Xác định động từ trung tâm trước, sau đó mới xác định các từ ngữ phụ trước và sau. Các cụm động từ là: còn đang đùa nghịch ở sau nhà; yêu thương Mị Nương hết mực;muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng; đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.3. a) Xác định cụm động từ có phụ ngữ được in đậm sau:Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan [...]. Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công.(Em bé thông minh)Gợi ý: chưa, không là phụ ngữ trước của các động từ biết trả lời, biết đáp.b) Việc sử dụng các phụ ngữ chưa, không trong đoạn văn trên có tác dụng gì?Gợi ý: Tra từ điển để biết nghĩa của các từ chưa và không. Cả hai từ này đều mang nghĩa phủ định, chỉ khác nhau về mức độ: chưa có ý nghĩa phủ định điều gì đó tính đến thời điểm hiện tại, không hàm nghĩa phủ định hoàn toàn. Hai từ này có tác dụng tô đậm sự thông minh, nhanh trí của em bé: cha còn chưa nghĩ ra thì em đã đáp khiến viên quankhông biết trả lời thế nào.4. Viết một câu trình bày ý nghĩa của truyện Treo biển. Chỉ ra các cụm động từ có trong đoạn văn đó.Gợi ý: có thể viết câu văn sau.Treo biển mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến của bên ngoài. - Cụm động từ chính trong câu văn trên là: mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng. Trong đó phê phán là động từ trung tâm.
24 tháng 11 2016

bài này dài lắm bn ạ soạn mệt lắm

16 tháng 1 2018

Câu 1: Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh.

a. Trẻ em như búp trên cành.

b. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Câu 2:

- Trẻ em được so sánh với búp trên cành. Bởi vì búp trên cành nhỏ nhoi, tươi non và cần được chăm sóc. Và trẻ em là thế hệ nhỏ của đất nước, cần được chăm sóc, cần được học tập.

- Rừng đước có thể so sánh với hai dãy trường thành vô tận. Vì rừng đước và dãy trường thành đều có nét giống nhau ở chỗ: dựng lên cao, thẳng đứng, dài dặc, …

Câu 3:

   Trong câu văn của Tạ Duy Anh, so sánh để phân biệt đặc điểm khác nhau giữa các sự vật, sự việc. So sánh kiểu này không phải là phép so sánh – biện pháp tu từ.

II. Cấu tạo của phép so sánh

Câu 1: Điền các ví dụ trên.

Soạn bài: So sánh | Soạn văn lớp 6

Câu 2: Nêu thêm một số từ so sánh

(1) Từ hô ứng: Bao nhiêu sợi bún, bấy nhiêu sợi tình

(2) Từ là: Tre là cánh tay của người nông dân

(3) Từ tựa thể: Miệng cười tựa thể hoa cau.

Câu 3: Cấu tạo của phép so sánh ở những câu dưới đặc biệt ở chỗ:

a. Dùng dấu hai chấm (:) để thay cho từ so sánh.

b. Đảo vị trí của hai vế. Ví dụ "Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục".

III. Luyện tập

Câu 1:

a. So sánh đồng loại

- So sánh người với người:

Cô giáo như mẹ hiền.

- So sánh vật với vật:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa. (Hồ Chí Minh)

b. So sánh khác loại

- So sánh vật với người:

Cá nước bơi hàng đàn đen trũ nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa đầu sóng trắng.

- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

hoặc:

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa)

Câu 2: Viết tiếp:

- Khỏe như voi

- Đen như than

- Trắng như tuyết

- Cao như núi

Câu 3:

- Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

- Càng đổ dẫn về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.

--> Tương tự, bạn tìm thêm một vài câu khác nhé.

17 tháng 1 2018

cam on nhe 

12 tháng 4 2016
a. Dấu chấm dùng để kết thúc câu trần thuậtVí dụ: ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.b. Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn và thường biểu thị ý nghĩa nghi vấnVí dụ: - Có đồng nào, cụ nhặt nhanh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?(Nam Cao)c. Dấu chấm than đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị cảm xúc. Khi đọc phải ngừng ngắt và có thể lên giọng, xuống giọng tuỳ theo từng hoàn cảnh.Ví dụ: Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.(Nam Cao)d. Dấu phẩy được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói. Ví dụ:Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai con mắt long sòng sọc.(Nam Cao)e. Dấu chấm phẩu dùng để đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê phức tạp, đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.Ví dụ: Văn học dân gian thể hiện tâm lý gắn bó sâu nặng với nơi chôn rau cắt rốn; tâm lý hướng về cội nguồn dân tộc; đề cao lối sống trách nhiệm với cộng đồng; đề cao lối sống trọng nghĩa, quý tài; tự hào về quê hương bản quán.g. Dấu chấm lửng được dùng ở giữa câu, cuối câu hay đầu câu để biểu thị mục đích của người viết như: tỏ ý chưa liệt kê hết, thể hiện lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng, biểu thị chỗ ngắt dài giọng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt…Ví dụ:      Tre xanh,Xanh tự bao giờ?Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh(Nguyễn Duy)h. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu, đặt trước những lời đối thoại, đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên sốVí dụ: Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên và cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?i. Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần có chức năng giải thích, bổ sung, thuyết minh thêmVí dụ: Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do".(Nguyễn Ái Quốc)k. Dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó, báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).Ví dụ:      + Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang!- Bác trai khá rồi chứ?(Ngô Tất Tố)+ Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắng lại, khóc mắt tôi đã cay cay.(Nguyên Hồng)e. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.Ví dụ:Hai tiếng "em bé" mà cô tôi ngâm dài ra thật ngọt, thật rõ quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.(Nguyên Hồng)2. Các lỗi thường gặp về dấu câuTrong khi viết, ta thường mắc một số lỗi về dấu cau như sau:- Không có dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.Ví dụ: Tác phẩm "Tắt đèn" làm chúng ta vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao gia đình nông dân phải sống những ngày khốn cùng trong mùa sưu thuế.- Dùng dấu ngắt khi câu khi câu chưa kết thúc.Ví dụ: Qua tác phẩm này. Tác giả cho người đọc cảm nhận về một thành phố Huế đẹp, thơ mộng nhưng rất anh hùng.- Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.Ví dụ: Giọng nói của bà tôi khắc sâu vào trí nhớ mọi người dễ dàng như những đoá hoa và cũng dịu dàng, rực rỡ đầy nhựa sống.- Lẫn lộn cung dụng của các dấu câu:Ví dụ: Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này bắt đâu? Anh hãy có thể cho tôi một lời khuyên được không! Đừng bỏ mặc tôi lúc này.II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG1. Hãy chép đoạn văn dưới đây và điều dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn:Cai lệ không để cho chị nói hết câu ( ) trợn ngược hai mắt ( ) hắn quát ().( ) Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ( ) sưu của nhà nước mà dám mở mồn xin khuất ( ).Chị Dậu vẫn thiết tha ( )( ) Khốn nạn ( ) nhà cháu đã không có ( ) dẫu ông có chửa mắng cũng đến thế thôi ( ) Xin ông trông lại ( )Cai lệ vẫn giọng hầm hè ( )( ) Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ ( ) thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi ( ) chửi mắng thôi à ( )Rồi hắn quay sang bảo anh người nhà lý trưởng ( )( ) Không hơi đâu mà nói với nó ( ) trói cổ thằng chồng nó lại ( ) điệu ra đình kia ( )(Ngô Tất Tố)Gợi ý:Mẫu: Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:-  Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu cho nhà nước mà dám mở mồn  xin khất!…2. Viết một đoạn văn hội thoại ghi lại cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con, trong đó có sử dụng các dấu câu đã học.Gợi ý: Yêu cầu: Đúng chủ đề, sử dụng thích hợp các loại dấu câu.  
22 tháng 8 2017

hở???? mk chưa nghe thấy từ soạn toán bao h, mới chỉ nghe từ soạn văn thui,thật đó

12 tháng 10 2017

thì như kiểu là đọc bài trong sách, giải thích và làm vào vở. Ghi những nội dung quan trọng

de hok dc tot vs gioi la ca 1 van de ?! bn co nghi nhu vay ko ?! tat nhien trong moi suy nghi cua ca nhan cac bn hoc sinh noi chung va y kien cua moi nguoi noi rieng ta deu cho ra nhung y nghi ve van de nay 1 cach rat da dang va phuc tap , 1 trong nhung yeu to lam nen thanh cong trong su ngiep hok tap cua bn co la 1 trong so cac van de dang gay tranh luan do, cung tui kt xem THOI GIAN HOK TAP HANG NGAY CUA BN NHE !!!!!+mk nghi da so cac bn hok sinh deu phu thuoc vao hok tren lop , di hok them ,...
Đọc tiếp

de hok dc tot vs gioi la ca 1 van de ?! bn co nghi nhu vay ko ?! tat nhien trong moi suy nghi cua ca nhan cac bn hoc sinh noi chung va y kien cua moi nguoi noi rieng ta deu cho ra nhung y nghi ve van de nay 1 cach rat da dang va phuc tap , 1 trong nhung yeu to lam nen thanh cong trong su ngiep hok tap cua bn co la 1 trong so cac van de dang gay tranh luan do, cung tui kt xem THOI GIAN HOK TAP HANG NGAY CUA BN NHE !!!!!

+mk nghi da so cac bn hok sinh deu phu thuoc vao hok tren lop , di hok them , hok tren mang va nhieu kieu hok khac .....nhung co bao gio bn thac mac hok bao lau la du , can hok ntn va thoi gian thik hop danh cho tung bai hok?! day la chu de chinh cua hom nay ....

ukm.....mk nghi la bn nen danh 2,3h hok ben ngoai =cach doc sach hay di thu vien ...

lam 1 bai tap don gian thi chi ton 20'=>30'

de hoan thanh bai tap tren lop thi can tu 3h=>4h ( cac bn phai biet sap xep thoi gian nghi ngoi trong tam dok nhe !!!!)

tuy theo muc do cua bai tap de chon thoi gian thik hop VD : do kho cao:3h;do kho vua:2h;ko kho lam:1h

CAM ON cac bn da doc bai dang cua mk , mong cac bn se hok tap va co nhung kq tuyet voi nhu mk mong doii

0