NGỮ LIỆU 2: ĐÊM CÔN SƠNTiếng chim vách núi nhỏ dầnRì rầm tiếng suối khi gần, khi xaNgoài thềm rơi cái lá đaTiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêngMờ mờ ông bụt ngồi nghiêmNghĩ gì, ông vẫn ngôi yên lưng đền……Bỗng đâu vang tiếng sấm rền Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hươngNgang trời kêu một tiếng chuôngRừng xưa nổi gió, suối tuôn ào àoĐồi thông sáng dưới trăng caoNhư hồn Nguyễn Trãi năm nào về...
Đọc tiếp
NGỮ LIỆU 2:
ĐÊM CÔN SƠN
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm
Nghĩ gì, ông vẫn ngôi yên lưng đền…
…Bỗng đâu vang tiếng sấm rền
Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương
Ngang trời kêu một tiếng chuông
Rừng xưa nổi gió, suối tuôn ào ào
Đồi thông sáng dưới trăng cao
Như hồn Nguyễn Trãi năm nào về thăm
Em nghe có tiếng thơ ngâm
Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya…
(Nguồn: Góc sân và khoảng trời - Trần Đăng Khoa)
Câu 1: Xác định đề tài, thể thơ và những dấu hiệu nhận biết thể thơ của ngữ liệu trên ?
Câu 2: Xác định yếu tố tự sự và miêu tả trong ngữ liệu, chỉ ra biểu hiện cụ thể đó.
Câu 3: Đọc kỹ bài thơ và xác định những biện pháp nghệ thuật?
Câu 4: Nêu cảm xúc của tác giả trong ngữ liệu trên?
Câu 5: Qua ngữ liệu trên đã khơi gợi ở em tình cảm gì với các vùng miền trên quê hương đất nước?
Tham khảo í trộn lẫn a và b r nha
“ Tiếng chim vách núi nhỏ dần,
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ ở câu thơ đầu :
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
“Vách núi” đã đặt lên trước “nhỏ dần” để làm tăng thêm vẻ gợi cảm cho câu thơ, gợi cảm giác về tiếng chim lẻ loi trên vách núi sừng sững. Tiếng chim nhỏ dần xuống tạo thành một sự mơ hồ, thơ mộng. Đọc câu thơ ta cảm nhận được sự nhỏ bé, vi vu của tiếng chim hót trên sự hùng vĩ của vách núi cao.
- Đến câu thơ thứ hai :
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Âm thanh của tiếng suối rất phù hợp với tiếng chim ở câu thơ thứ nhất . Tác giả đảo ngữ đưa “rì rầm” lên đầu câu để nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần lúc xa. Câu thơ tạo cảm giác rất êm ái, tiếp tục nhân lên cái ấn tượng dịu dàng mà tiếng chim trên vách núi đã để lại, nhằm khắc họa thật rõ nét quang cảnh huyền ảo thơ mộng của đêm Côn Sơn. Cũng có thể hiểu”rì rầm tiếng suối” như là một cách nhân hóa: suối tâm sự, suối trò chuyện… Tiếng chim nhỏ dần, tiếng suối xa dần tạo sự yên tĩnh làm ta có thể nghe tiếng rơi rất mỏng của cái lá đa ở ngay ngoài thềm.
- Câu thơ thứ ba:
Ngoài thêm rơi cái lá đa
Vẫn là âm thanh nhẹ nhàng, thật khẽ. Tác giả đưa từ “rơi” lên trước “cái lá đa” mà không làm giảm đi sự khẽ khàng đó. Một hình ảnh gợi cảm, sinh động, là động từ “rơi” gợi cảm giác rõ ràng về một sự vận động tuy chỉ là cái lá đa nhưng thật nhẹ.
- Ở câu cuối :
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Tác giả đã tạo cho sự rơi xuống của chiếc lá đa một sức sống, một tính từ “mỏng” được dùng như hỗ trợ động từ "rơi". Chiếc lá đa trở nên có hồn, biết rơi thật nhẹ, thật mỏng để không làm xao động cái cảm giác êm dịu ở các câu trên . “Như là rơi nghiêng”, biện pháp so sánh bình thường nhưng từ “rơi nghiêng” thật độc đáo và chính xác. Chúng ta hình dung ngay cảnh một chiếc lá đa chao nhẹ trong không khí, rơi xuống thật nhẹ nhàng.
Tóm lại với những biện pháp tu từ : đảo ngữ, so sánh, nhân hóa được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện, nên đoạn thơ có tính biểu cảm rất cao.
“ Tiếng chim vách núi nhỏ dần,
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ ở câu thơ đầu :
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
“Vách núi” đã đặt lên trước “nhỏ dần” để làm tăng thêm vẻ gợi cảm cho câu thơ, gợi cảm giác về tiếng chim lẻ loi trên vách núi sừng sững. Tiếng chim nhỏ dần xuống tạo thành một sự mơ hồ, thơ mộng. Đọc câu thơ ta cảm nhận được sự nhỏ bé, vi vu của tiếng chim hót trên sự hùng vĩ của vách núi cao.
- Đến câu thơ thứ hai :
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Âm thanh của tiếng suối rất phù hợp với tiếng chim ở câu thơ thứ nhất . Tác giả đảo ngữ đưa “rì rầm” lên đầu câu để nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần lúc xa. Câu thơ tạo cảm giác rất êm ái, tiếp tục nhân lên cái ấn tượng dịu dàng mà tiếng chim trên vách núi đã để lại, nhằm khắc họa thật rõ nét quang cảnh huyền ảo thơ mộng của đêm Côn Sơn. Cũng có thể hiểu”rì rầm tiếng suối” như là một cách nhân hóa: suối tâm sự, suối trò chuyện… Tiếng chim nhỏ dần, tiếng suối xa dần tạo sự yên tĩnh làm ta có thể nghe tiếng rơi rất mỏng của cái lá đa ở ngay ngoài thềm.
- Câu thơ thứ ba:
Ngoài thêm rơi cái lá đa
Vẫn là âm thanh nhẹ nhàng, thật khẽ. Tác giả đưa từ “rơi” lên trước “cái lá đa” mà không làm giảm đi sự khẽ khàng đó. Một hình ảnh gợi cảm, sinh động, là động từ “rơi” gợi cảm giác rõ ràng về một sự vận động tuy chỉ là cái lá đa nhưng thật nhẹ.
- Ở câu cuối :
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Tác giả đã tạo cho sự rơi xuống của chiếc lá đa một sức sống, một tính từ “mỏng” được dùng như hỗ trợ động từ "rơi". Chiếc lá đa trở nên có hồn, biết rơi thật nhẹ, thật mỏng để không làm xao động cái cảm giác êm dịu ở các câu trên . “Như là rơi nghiêng”, biện pháp so sánh bình thường nhưng từ “rơi nghiêng” thật độc đáo và chính xác. Chúng ta hình dung ngay cảnh một chiếc lá đa chao nhẹ trong không khí, rơi xuống thật nhẹ nhàng.
Tóm lại với những biện pháp tu từ : đảo ngữ, so sánh, nhân hóa được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện, nên đoạn thơ có tính biểu cảm rất cao.