1) Khi quả cầu , một bằng sắt, một bằng nhôm, có cf khối lượng m được treo vào 2 dĩa của một cân đòn. Khi nhúng quả cầu sắt vào nước , cân mất thăng bằng. Để cân thăng bằng trở lại ta phải đặt vào dĩa cân có treo quả cầu sắt một quả cân có kl m1=36 g thì cân mới thăng bằng . Tìm kl của quả cân m2 cần đặt vào để khôi phục sự thăng bằng khi quả cầu nhôm được nhúng vào trong nước . Cho klr của sắt, nhôm và nc lần lượt là :
D1= 7,82 g/cm^3 ; D2 = 2,7 g/cm&3 ; D0 = 1 g/cm^3
Bạn nào học đc một lí giúp mk giải bài này nhanh nhé!!!
1) a) Khi quả cầu sắt được thả vào nước, ngoài trọng lượng của quả cầu còn có lực đẩy Acsimets tác dụng vào quả cầu. Do có thêm quả cân khối lượng \(m_1\) và cân thăng bằng, Gọi m là khối lượng mỗi quả cầu . \(V_1,V_2\) là thể tích tương ứng của quả cầu sắt và nhôm .
Ta có : P - \(F_A+P_1=P\) hay \(F_A=P_1\)
=> 10. \(D_0.V_1=10m_1\)
Từ đó : \(V_1=\dfrac{m_1}{D_0}=\dfrac{36}{1}=36cm^3\)
Mặt khác , khi ngoài không khí cân vẫn thăng bằng nên :
10 . \(D_1.V_1=10.D_2.V_2\)
=> \(\dfrac{V_2}{V_1}=\dfrac{D_1}{D_2}=\dfrac{7,83}{2,7}=2,9\)
=>\(V_2=2,9.V_1=2,9.3,6\)
\(V_2=104,4cm^3\)
Tương tự , khi nhúng quả cầu nhôm vào nước ta có :
\(10.D_0.V_2=10.m_2\)
=> \(m_2=D_0.V_2=1.104,4=104,4g\)
Vậy khối lượng của quả cân m2 cần đặt vào để khôi phục sự thăng bằng khi quả cầu nhôm được nhúng vào trong nước là 104,4 g.
P/S : Mà bạn khối lượng riêng của \(D_1\) là 7,83 g/cm^3 nha bạn!
Cảm ơn bạn nhiều!