Trên hai đĩa cân để hai cốc: Cốc A đựng nước cất, cốc B dung dịch axit H 2 SO 4 loãng.
Điều chỉnh lượng chất lỏng ở hai cốc để cân ở vị trí thăng bằng. Cho 15,6g kim loại kali vào
cốc A, cho ag kim loại nhôm vào cốc B đến khi hai kim loại ở hai cốc đều tan hết cân vẫn ở vị
trí thăng bằng. Tìm a?
PTHH :
2K + 2H2O -> 2KOH + H2
0,4...................................0,2 (mol)
2Al + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2
\(\dfrac{a}{27}\)..............................................\(\dfrac{a}{18}\) (mol)
nK =\(\dfrac{15,6}{39}=0,4\left(mol\right)\)
nAl = \(\dfrac{a}{27}\left(mol\right)\)
Gọi mA = mB = m (g) , m > 0
* Cốc A ( côc nước cất )
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng =>khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là :
mdung dịch sau = mK + mA - mH2 = 15,6 + m - 0,2.2 =15,2+ m (1)
* Cốc B ( cốc dung dịch H2SO4 loãng )
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng =>khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là :
mdung dịch sau = mAl + mB - mH2 = a + m - \(\dfrac{2a}{18}\)= \(\dfrac{8a}{9}+m\) (2)
Vì sau phản ứng , cân vẫn ở vị trí thăng bằng nên , từ (1) và (2) , ta suy ra :
15,2 + m = \(\dfrac{8a}{9}+m\)
<=> 15,2 = \(\dfrac{8a}{9}\)
<=> a= 17,1 (g)
===============
Theo đề ta có các PTHH:
2K + 2H2O\(\xrightarrow[]{}\) 2KOH + H2 (1)
2Al + 3H2SO4 \(\xrightarrow[]{}\) Al2(SO4)3 + 3H2 (2)
Theo đề:
nK=\(\dfrac{15,6}{39}=0,4\left(mol\right)\)
Theo PTHH (1):
\(n_{H_2}=\dfrac{1}{2}n_K=\dfrac{0,4}{2}=0,2\left(mol\right)\)
=> \(m_{H_2}=0,2\times2=0,4\left(g\right)\)
Khối lượng cốc A tăng thêm sau khi cho Kali vào là:
15,6-0,4=15,2 (g)
Theo đề: nAl=\(\dfrac{a}{27}\left(mol\right)\)
Theo PTHH (2): \(n_{H_2}=\dfrac{3}{2}n_{Al}=\dfrac{3}{2}\times\dfrac{a}{27}=\dfrac{a}{18}\left(mol\right)\)
=> \(m_{H_2}=\dfrac{a}{18}\times2=\dfrac{a}{9}\left(g\right)\)
Theo đề, sau khi kim loại ở hai cốc tan hết thì khối lượng hai cốc bằng nhau => Khối lượng tăng thêm ở cốc B=Khối lượng tăng thêm ở cốc A=15,2 (g)
Ta có: \(a-\dfrac{a}{9}=15,2\left(g\right)\)
\(\Rightarrow a=17,1\left(g\right)\)