Phân tích 2 hình ảnh:
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những người lính không chỉ chia sẻ nỗi nhớ nhà nói chung, nỗi nhớ quê hương mà còn là sự chia sẻ những thiếu thốn của cuộc đời người lính.
+ Họ thấu hiểu, chia sẻ cùng đối mặt, cùng chịu bệnh tật, những cơn sốt rét ghê gớm, cái lạnh nơi rừng thiêng nước độc mà hầu như người lính nào cũng phải trải qua.
+ Những người lính phải vượt qua cả sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất thông qua cặp câu sóng đôi, đối ứng nhau trong từng cặp câu và từng cặp câu.
- Người lính bao giờ cũng nhìn và nói về bạn trước khi nói về mình, cách nói ấy thể hiện nét đẹp trong tình cảm thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình.
→ Chính tình đồng đội, đồng chí làm ấm lòng những người lính để họ vẫn cười trong buốt giá nhưng vượt lên trên buốt giá, thiếu thốn.
Câu thơ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” thể hiện sức mạnh gắn bó sâu nặng của tình đồng chí.
+ Cử chỉ cảm động chứa chan tình cảm chân thành, sự cảm thông giữa những người lính.
+ Cái bắt tay không phải thông thường mà là những bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để cùng vượt qua giá lạnh, buốt giá.
- Phản ánh tình đồng chí sâu đậm, có chiều sâu, để đi tới chiều cao cùng sống chết cho lí tưởng.
→ Tình thương, sự đoàn kết, chia sẻ thông qua “tay nắm bàn tay”.
+ Từ vai được dùng theo nghĩa chuyển, phương thức hoán dụ (vai người - vai áo).
+ Từ đầu được dùng theo nghĩa chuyển, phương thức ẩn dụ (đầu người - đầu súng).
+ Từ miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc.
- “Giếng nước gốc đa” là hình ảnh hoán dụ về quê hương cũng như người thân nơi hậu phương của người lính.
- Câu thơ có nỗi nhớ hai chiều da diết: quê hương nhớ người lính và người lính nhớ gia đình, quê nhà.
→ Những người lính chia sẻ nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ nhà cùng với nhau. Họ sống với nhau trong tình thương nỗi nhớ, và cùng nhau vượt qua nỗi nhớ để tiếp tục chiến đấu.
Từ “mặc kệ” được đặt giữa câu thơ có những hình ảnh của làng quê quen thuộc không phải để nói về sự thờ ơ, vô tình của những người lính trước gia đình, quê hương.
Đối với những người lính thì ruộng nương, căn nhà là cơ nghiệp, ước muốn, nguyện vọng gắn bó cả đời của họ.
Nhưng vì nhiệm vụ, vì nền hòa bình độc lập của đất nước họ phải gác lại tình riêng lên đường vào mặt trận.
Câu thơ chứa từ “mặc kệ”: “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” giàu sức biểu cảm và gợi hình:
- Để lại cả cơ nghiệp hoang trống ra đi, người thân ở lại đó là sự hi sinh lớn lao hạnh phúc cá nhân vì mục tiêu, lý tưởng của cách mạng.
- Những người lính phải nén lại nỗi nhớ mong quê hương để tiếp tục chiến đấu.
Bạn lọc từ khổ này ra nhé!
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”
Với một loạt câu thơ có hình ảnh sóng đôi đã thể hiện sự chịu đựng gian khổ của người lính. Những người chiến sĩ ấy phải vượt qua những lần “sốt run người” hay “từng cơn ớn lạnh” của căn bệnh sốt rét ác tính. “Anh với tôi” như hình ảnh những người lính cùng nhau san sẻ với nhau những bệnh tật, thiếu thuốc men, thiếu quân trang, quân dụng. Từ “biết” thể hiện sự đồng cảm, cho thấy họ luôn cảm nhận được nỗi đau bệnh tật của nhau và nhận ra hình ảnh mình trong bạn. Hình ảnh sóng đôi “áo anh rách vai”, “quần tôi có vài mảnh vá” đã nói lên sự gian khó trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tuy thiếu thốn, “chân không giày” và phải đương đầu với cái chết nhưng họ vẫn “miệng cười buốt giá”, lạc quan, cùng nhau vượt qua những khó khăn. Nụ cười ấy là nụ cười lạc quan, yêu đời tuy là trong mùa đông giá lạnh, trong gian khổ, khó khăn, một nụ cười gợi lên sự cảm động và thán phục của những con người xem thường cực nhọc, nguy hiểm. Với âm điệu dàn trải theo mạch cảm xúc, tá giả đã cho thấy sức mạnh, động lực để họ có thể lạc quan, vượt qua gian khổ thiếu thốn chính là tình cảm của họ. Họ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”, bàn tay nóng ấm tình người sưởi ấm họ trong đêm giá rét. Bàn tay ấy không chỉ biểu hiện cho sự yêu thương, đoàn kết và cảm thông mà còn là những lời động viên nhau vượt qua thử thách, niềm tin vào tương lại độc lập, tự do.
Chúc bạn học tốt! ~~
em tham khảo nhé:
Hai hình ảnh "Miệng cười buốt giá/Chân không giày" và "Thương nhau tay năm lấy bàn tay" gần như đã đúc kết trọn vẹn tư tưởng của toàn bộ bài thơ.
Hình ảnh thơ đã lột tả những thiếu thốn " chân không giày" và những gian khổ mà các anh bộ đội phải trải qua khi ở chiến trường trong thời kì kháng chiến chống Pháp.Đó là những khó khăn chung của tình hình nước ta lúc bấy giờ.Nhà thơ đã nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh nó một cách chân thực chứ không hề né tránh.Nhưng khắc họa những khó khăn, gian khổ ấy không phải để làm nhụt chí, làm nản lòng quân, mà qua đó để làm nổi bật lên tinh thần kiên cường, bất khuất trước khó khăn gian khổ của người lính trong bài thơ nói riêng và toàn thể dân tộc ta nói chung.Đối mặt với những khó khăn ấy, sự chịu đựng nó và kiên cường trước nó đã là rất khó, nhưng cái cách mà những người lính trong bài thơ dùng để ứng phó với hoàn cảnh thật đặc biệt. Các anh vẫn mỉm "cười".Sự mỉm cười xua tan đi những khó khăn gian khổ, sự mỉm cười như tiếp thêm tinh thần chiến đấu cho các anh.Đặc biệt hơn, nó phản ánh một truyền thống. một tinh thần của dân tộc đó là "sự lạc quan", luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, dù có ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Sự thiếu thốn ấy, tinh thần lạc quan ấy chính là điểm chung gắn kết những con người lại với nhau.Tinh thần lạc quan tiếp thêm động lực chiến đấu cho họ, để họ vững tin mà chắc tay súng. Còn những khó khăn, gian khổ đã kéo họ đến gần bên nhau hơn.Hình ảnh "Tay nắm lấy bàn tay" là một hình ảnh hoán dụ để chỉ sự xích lại gần nhau, trao cho nhau hơi ấm của tình đồng chí, truyền cho nhau sức mạnh trước những khó khăn, khốc liệt của cuộc chiến.Họ "thương nhau" và sẵn sàng cùng nhau vào sinh ra tử.Thật hiếm có một đội quân nào mà những người lính lại có thể gắn bó, thắm thiết, chứa chan tình nghĩa đến vậy.Và nếu có, thì quả thực đội quân ấy mang trong nó một sức mạnh vô giá.Sự khó khăn, thiếu thốn và gian khổ của cuộc chiến dường như làm tỏa sáng lên tình đồng chí, đồng đội và tinh thần lạc quan chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù.
Đấy là vài ý kiến của cô.Em có thể tham khảo những chỗ khác nữa nhé
Chúc các em thi tốt