K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2017

Lễ hội Lồng Tồng

- Thời gian tổ chức: Tùy theo từng nơi, ấn định cho phù hợp với địa hình. Các địa phương gần nhau thì có thể thỏa thuận chọn ngày khác nhau để có điều kiện giao lưu, trao đổi.

-Hình thức lễ hội:

Thông thường địa phương nào mở hội cũng đều tiến hành theo ba bước sau:

Chuẩn bị: Chuẩn bị lễ hội được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị cho mùa lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần. Chuẩn bị cho mùa lễ hội sau được tiến hành ngay sau khi mùa hội trước kết thúc, mọi khâu chuẩn bị đã có sự phân công, cắt cử mọi việc để đón mùa lễ hội năm sau. Khi ngày hội sắp diễn ra, công việc kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục, quét dọn, mở cửa di tích, rước nước làm lễ tắm tượng (mộc dục) cùng các đồ tế tự, thay trang phục mũ cho thần...

Vào hội: nhiều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là các nghi thức tế lễ, lễ rước, dâng hương, tổ chức các trò vui. Đây là toàn bộ những hoạt động chính có ý nghĩa nhất của một lễ hội. Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay ít khách đến với lễ hội, diễn ra trong nhiều ngày hay một ngày hoàn toàn chi phối bởi các hoạt động trong những ngày này.

Kết thúc hội (xuất tịch, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ tạ, đóng cửa di tích.

- Ý nghĩa lễ hội:

Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc... Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc.

Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người.

Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là quốc gia dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí...

Lễ hội là dịp con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che đặng vượt qua những thử thách đến với ngày mai tươi sáng hơn.

Mình làm xí lụi. Mình nghĩ chắc ko đúng đâubucminh

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Lễ hội Chùa Hương:

- Bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hàng năm

- Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,.. Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,...

Hội Lim:

- Được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 14 tháng giêng âm lịch hàng năm, trong đó ngày 13 là ngày hội chính.

- Trong phần lễ, người ta thực hiện các nghi thức rước, tế lễ Thành hoàng các làng, các vị anh hùng của quê hương, dâng hương cúng Phật,... Sau phần lễ, hội Lim còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, đấu cờ, đánh đu, thi dệt vải,... Đặc sắc nhất là phần hát Quan họ với những tiết mục biểu diễn trên thuyền rồng.

19 tháng 9 2021

Giải giúp mình vx mình đang cần gấp

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

22 tháng 2 2017

The Songkran festival is the Thai New Year's festival. The Thai New Year's Day is 13 April every year, but the holiday period includes 14–15 April as well. The term was borrowed from Makar Sankranti, the name of a Hindu harvest festival celebrated in India in January to mark the arrival of spring. It coincides with the rising of Aries on the astrological chart, the New Year of many calendars of South and Southeast Asia. The festive occasion is in keeping with the Buddhist/Hindu solar calendar.

12 tháng 1 2019

Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu. Để cầu cho một năm mới mạnh khỏe, mùa màng bội thu. Trong lễ hội tổ chức tế lễ, hoạt động vui chơi giả trí như đấu cờ người, thi nấu cơm, giã gạo, hát trao duyên,…

13 tháng 3 2022

Tham khảo:

Ý nghĩa của việc tổ chức Lễ hội Đền Hùng vào ngày 10/3 âm lịch hằng năm:

+ Tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng; thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, hướng về nguồn cội của dân tộc Việt Nam

13 tháng 3 2022

REFER

Lễ hội diễn ra từ ngày 01đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của Nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất.

VIẾT BÀI VĂN VĂN TẢ LỄ HỘI CHÀO XUÂN Ở TRƯỜNG EMDÀN Ý:1.     Câu mở đầu:-Giới thiệu tên lễ hội, thời gian ở trường em: ...............................................................-Cảm nhận chung về lễ hội:...................................................................................................2.     Thân đoạn:-         Tả cảnh bao quát:+ Lễ hội như thế...
Đọc tiếp

VIẾT BÀI VĂN VĂN TẢ LỄ HỘI CHÀO XUÂN Ở TRƯỜNG EM
DÀN Ý:

1.     Câu mở đầu:

-Giới thiệu tên lễ hội, thời gian ở trường em: ...............................................................

-Cảm nhận chung về lễ hội:...................................................................................................

2.     Thân đoạn:

-         Tả cảnh bao quát:

+ Lễ hội như thế nào?...........................................................................................................

+ Mọi người chuẩn bị ra sao?....................................................................

-         Tả cảnh chi tiết

+ Sân trường: ....................................................................................... 

+ Bầu trời............................................................................................ 

+Mây..........................................................................................................

+ Nắng:................................................................................................

+ Gió:................................................................................................

+ Mặt trời:.................................................................................................

+ Tiếng chim:..................................................................................

+ Cây lá:................................................................................................

+ Các lớp học.................................................................................

+ Những đồ trang trí:...............................

+ Nhạc:.................................................................................................

+ Màu sắc:....................................................................................................

-         Hoạt động của người: (Lưu ý tả điệu bộ, cử chỉ, nét mặt,giọng nói, dáng người… lựa chọn các chi tiết linh hoạt khi vận dụng vào viết bài văn)

+ Cô giáo làm những gì?:..................................................................

+ Các bạn trong lớp làm những gì?:............................................................

+ Em làm những gì khi tham gia lễ hội?.............................................................

3.Câu kết đoạn:

- Cảm xúc của em:....................................................................................

- Lợi ích của lễ hội:

0

-Bảo tồn được các lễ hội

-Đưa các lễ hội đến gần hơn với thế hệ trẻ

-Tôn vinh được các truyền thống quý báu của cha ông ta

-Giúp các lễ hội phát triển hơn, có ý nghĩa hơn trong mắt nhân dân

-Đưa các lễ hội đến được với bạn bè năm châu, du khách quốc tế

...............

20 tháng 3 2022

Việc tổ chức các lễ hội tại địa phương mang ý nghĩa:

+Quảng bá lễ hội văn hóa truyền thống tới các du khách trong và ngoài nước

+Tuyên truyền, vận động giáo dục mọi người về các đạo lý trong cuộc sống

+Tôn vinh công lao của những vị anh hùng của dân tộc, những người có công xây dựng đất nước

+Quảng bá mọi người cùng tham gia lễ hội

...

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…

+ Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).

+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)

- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:

+ Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.

+ Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

30 tháng 1 2024

*Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…

+ Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).

+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)

- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:

+ Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

16 tháng 3 2022

ngày 1-3/4 âm lịch hàng năm

16 tháng 3 2022

Lễ hội truyền thống Thái Bình diễn ra vào các ngày 1-3/4 âm lịch hàng năm