Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vũ Thị Quỳnh Liên
Nội dung tìm kiếm |
Người tìm kiếm |
Địa chỉ tìm kiếm |
Cách tìm kiếm |
Kết quả cần đạt |
1.Xã Quảng Lãng có những lịch sử và di tích văn hóa nào? |
- Bình Hồ – xã Quảng Lãng - Nguyễn Lệ, người xã Quảng Lãng, đỗ Hoàng giáp năm 1487 - Nguyễn Châu Chu (Nguyễn Thù), người xã Quảng Lãng, đỗ Tiến sĩ năm 1487. - Nguyễn Kiều, người xã Quảng Lãng, đỗ Tiến sĩ năm 1511. - Đặng Cơ, người xã Quảng Lãng, đỗ Tiến sĩ năm 1556. - Di tích kiến trúc nghệ thuật: Đình Lưu Xá, xã Quảng Lãng, huyện Ân Thi. |
Bác trưởng thôn (bạn cứ nói vậy nhưng thật ra mình tìm trên Facebook) |
Hỏi bác trưởng thôn về các nội dung cần tìm ở địa phương. |
-Kể tên và mô tả được các di tích lịch sử và di tích văn hóa. ( Di tích đó nằm ở đâu? Mô tả bên trong và bên ngoài). -Đề xuất giải pháp của các em để bảo tồn và phát triển di tích lịch sử và di tích văn hóa. |
2. Xã Quảng Lãng có những phong tục gì? |
Không biết |
Bác trưởng thôn (bạn cứ nói vậy nhưng thật ra mình tìm trên Facebook) |
Hỏi bác trưởng thôn về các nội dung cần tìm ở địa phương. |
-Kể tên một số phong tục (cưới xin, tang lễ,...), lễ hội. Mô tả phong tục và lễ hội đó ( thời gian tổ chức lễ hội, hình thức lễ hội, ý nghĩa của lễ hội). -Đề xuất giải pháp của các em để bảo tồn và pháp triển phong tục, lễ hội nơi em sống. |
Nội dung tìm kiếm |
Người tìm kiếm |
Địa chỉ tìm kiếm |
Cách tìm kiếm |
Kết quả cần đạt |
1.Xã Quảng Lãng có những lịch sử và di tích văn hóa nào? |
- Bình Hồ – xã Quảng Lãng - Nguyễn Lệ, người xã Quảng Lãng, đỗ Hoàng giáp năm 1487 - Nguyễn Châu Chu (Nguyễn Thù), người xã Quảng Lãng, đỗ Tiến sĩ năm 1487. - Nguyễn Kiều, người xã Quảng Lãng, đỗ Tiến sĩ năm 1511. - Đặng Cơ, người xã Quảng Lãng, đỗ Tiến sĩ năm 1556. - Di tích kiến trúc nghệ thuật: Đình Lưu Xá, xã Quảng Lãng, huyện Ân Thi. |
Bác trưởng thôn (bạn cứ nói vậy nhưng thật ra mình tìm trên Facebook) |
Hỏi bác trưởng thôn về các nội dung cần tìm ở địa phương. |
-Kể tên và mô tả được các di tích lịch sử và di tích văn hóa. ( Di tích đó nằm ở đâu? Mô tả bên trong và bên ngoài). -Đề xuất giải pháp của các em để bảo tồn và phát triển di tích lịch sử và di tích văn hóa. |
2. Xã Quảng Lãng có những phong tục gì? |
Không biết |
Bác trưởng thôn (bạn cứ nói vậy nhưng thật ra mình tìm trên Facebook) |
Hỏi bác trưởng thôn về các nội dung cần tìm ở địa phương. |
-Kể tên một số phong tục (cưới xin, tang lễ,...), lễ hội. Mô tả phong tục và lễ hội đó ( thời gian tổ chức lễ hội, hình thức lễ hội, ý nghĩa của lễ hội). -Đề xuất giải pháp của các em để bảo tồn và pháp triển phong tục, lễ hội nơi em sống. |
tham khảo
Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác
Tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng đã có công đựng nước và giữ nước.
Tham khảo
Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác.
HT
Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức hằng năm là một lễ hội lớn, nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng - những vị vua đầu tiên trong lịch sử của dân tộc.
có ý nghĩa là: nhằm mục đích tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua hùng - những vị vua đầu tiên của dân tộc ta
Tham khảo:
Đã trở thành nét truyền thống, những ngày đầu xuân, những người con của Nam Đàn cũng như du khách thập phương lại nô nức tìm về với Lễ hội Đền Vua Mai (Nam Đàn–Nghệ An) để tưởng nhớ công đức Vua Mai Hắc Đế cùng với các tướng lĩnh của ông, ôn lại khí thế hào hùng của cuộc khởi nghĩa đánh bại quân xâm lược phương Bắc, xây dựng nước Vạn An độc lập (722-726).
Tham khảo:
Đã trở thành nét truyền thống, những ngày đầu xuân, những người con của Nam Đàn cũng như du khách thập phương lại nô nức tìm về với Lễ hội Đền Vua Mai (Nam Đàn–Nghệ An) để tưởng nhớ công đức Vua Mai Hắc Đế cùng với các tướng lĩnh của ông, ôn lại khí thế hào hùng của cuộc khởi nghĩa đánh bại quân xâm lược phương Bắc, xây dựng nước Vạn An độc lập (722-726).
Mong mỏi mãi, năm nay em mới được cha mẹ cho đi một chuyến hành hương về cội nguồn. Đi thăm đền Hùng vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Qua cầu Bạch Hạc, thuộc đất Vĩnh Phú, đã thấy ngọn núi Hùng cao lồng lộng in lên trên nền trời. Xung quanh là một dãy núi hùng vĩ, theo truyền thuyết thì đó là đàn voi quy phục về đất Tổ, nhưng có một con quay đuôi lại bị nhát dao chém vào đuôi đến nay còn dấu tích.
Đúng là một ngày hội, các cụ, các bà thì khăn đóng, áo dài, các anh các chị thì mặc những bộ quần áo nẹp đỏ cổ kính thời xưa rước kiệu ở các nơi về đền chính. Trời tháng ba mát mẻ, vầng dương chiếu xuống cây côi um tùm, rừng sơn, rừng cọ sum suê, xanh mướt như ngọn núi Nghĩa Lĩnh vẫn ngạo nghễ uy nghi một cách khác thường. Mỗi đám rước đi theo kiệu sơn son thiếp vàng, là đoàn người chiêng, trống âm vang cả một vùng. Cổng đền Hùng ở chân núi phía tây, muốn thăm các đền phải leo rất cao, cả thảy 495 bậc đá ong, uốn lượn theo triền núi.
Đền Hùng có mấy bậc cấp. Dưới cùng là đền Giếng có hai giếng nước tương truyền là giếng tắm của công chúa Mị Nương, con gái vua Hùng Vương đời thứ 18. Lên cao nữa là đền Hạ, theo cô thuyết minh, nơi đây là nơi bà Âu Cơ sinh trăm người con, chia nhau đi làm chủ các vùng, người con cả ở lại làm vua Hùng.
Lên cao gần 200 bậc nữa thì đến đền Trung, tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng với các Lạc hầu, Lạc tướng bàn việc nước hệ trọng. Đến đền Hùng Vương thứ 6 còn thờ Phù Đổng nữa. Rồi lên cao hơn 100 bậc nữa là ngọn núi Hùng nơi thờ trời đất…
Giỗ Tổ vào mùa xuân, cho nên người ta còn sắm lễ bánh chưng, bánh giầy, xôi, gà, hoa quả và còn cả cái không khí mùa xuân hội hè tấp nập. Người ta đi thăm đất Tổ để nhớ lại cội nguồn, và dâng lên tổ tiên tấm lòng thành kính của mình bằng nén hương, lễ vật theo tục lệ, bất cứ ai, dù theo đạo Phật, đạo Gia tô, người Mường hay người Kinh, người Thổ v.v... đều về đây với một tâm niệm về với cội nguồn dân tộc.
Bởi vậy, sau lời phát biểu của Bộ trưởng Văn hóa Trần Hoàn nói về ý nghĩa cội nguồn dân tộc là các cuộc vui mở ra nhiều hình, nhiều vẻ... Các cô gái Mường thì lấy chày như cây gậy sơn đỏ xanh gõ xuống mặt trống xen lẫn với đoàn người đánh chiêng cồng theo một nhịp điệu nghe lạ tai, hay hay. Lại có cả đám nam nữ thanh niên lấy chày gõ xuống cái máng gỗ nhịp nhàng, rồi múa lân, múa sư tử, nhảy sạp rất vui.
Đến dây cha mẹ em và bao nhiêu người khác ai cũng có nét mặt rạng rỡ, vui vẻ và những câu chuyện thường hay nói đến cái thời ấy “xã tắc vững bền, vua tôi hòa thuận”, còn biết bao nhiêu truyền thuyết thú vị nữa không sao nhớ hết.
Như câu chuyện dưới chân núi làng Thậm Thình có một truyền thuyết viết lại bằng thơ mà em chỉ thuộc được mấy câu:
Vua Hùng một sớm đi săn
Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này.
Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.
Buổi tối, pháo hoa rực rỡ in lên nền trời nhưng cuộc vui vẫn chưa kết thúc. Hát hò, nhảy múa, lễ bái vẫn tấp nập ồn ào.
Ra về mà lòng em còn nhớ mãi một chuyến đi thú vị. Em thật sự trông thấy được đất Tổ dã có từ mấy nghìn năm. Ở đây hầu như là đồi núi nhưng cũng có đồng lúa bát ngát và dòng sông mênh mông... Núi non hùng vĩ, đường đi uốn khúc quanh co, xứng đáng là một thủ đô của thời xa xưa
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...
Cư dân mong muốn có một năm tốt lành, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc.
Lễ hội Lồng Tồng
- Thời gian tổ chức: Tùy theo từng nơi, ấn định cho phù hợp với địa hình. Các địa phương gần nhau thì có thể thỏa thuận chọn ngày khác nhau để có điều kiện giao lưu, trao đổi.
-Hình thức lễ hội:
Thông thường địa phương nào mở hội cũng đều tiến hành theo ba bước sau:
Chuẩn bị: Chuẩn bị lễ hội được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị cho mùa lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần. Chuẩn bị cho mùa lễ hội sau được tiến hành ngay sau khi mùa hội trước kết thúc, mọi khâu chuẩn bị đã có sự phân công, cắt cử mọi việc để đón mùa lễ hội năm sau. Khi ngày hội sắp diễn ra, công việc kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục, quét dọn, mở cửa di tích, rước nước làm lễ tắm tượng (mộc dục) cùng các đồ tế tự, thay trang phục mũ cho thần...
Vào hội: nhiều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là các nghi thức tế lễ, lễ rước, dâng hương, tổ chức các trò vui. Đây là toàn bộ những hoạt động chính có ý nghĩa nhất của một lễ hội. Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay ít khách đến với lễ hội, diễn ra trong nhiều ngày hay một ngày hoàn toàn chi phối bởi các hoạt động trong những ngày này.
Kết thúc hội (xuất tịch, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ tạ, đóng cửa di tích.
- Ý nghĩa lễ hội:
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc... Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc.
Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người.
Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là quốc gia dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí...
Lễ hội là dịp con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che đặng vượt qua những thử thách đến với ngày mai tươi sáng hơn.
Mình làm xí lụi. Mình nghĩ chắc ko đúng đâu