Giups mình với cần gấp.
Vẻ đẹp tâm hồn của hình tượng người chiến sĩ qua bài thơ ' Khi con tu hú' và 'Ngắm trăng'.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.
Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.
“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.
Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho thiên nhiên một vị trí đặc biệt trong tâm hồn mình. Tình yêu thiên nhiên chân thành đã được Người thể hiện qua những vần thơ giản dị, tươi sáng. “Cảnh khuya” và “Rằm tháng Giêng” là hai bài thơ nằm trong số đó.
Trong bài thơ “Cảnh khuya” thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh, huyền ảo biết bao:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trong bước đường hoạt động cách mạng đang bị địch bắt giam tại lao Thừa Phủ - Huế. Bài thơ phản ánh tâm trạng ngột ngạt của một người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức xúc khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài. Đặc biệt giữa không gian tự do ấy bỗng vang ngân tiếng chim tu hú gọi bầy. Với âm thanh da diết đó, nỗi ngột ngạt, u uất còn dồn nén và biến thành niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm hãm nổi.Tác động của âm thanh này đặt vào tâm cảnh của nhà thơ càng trở nên tha thiết và thôi thúc hướng đến tự do.Bài thơ có 10 câu, câu mở đầu và câu kết thúc là tiếng kêu của con tu hú. Âm hưởng tiếng kêu xuyên suốt toàn bài, tiếng kêu liên hồi, khắc khoải và da diết. Tiếng kêu vang vào thế giới chật chội, tăm tối của nhà lao và tâm trạng nhà thơ trở nên bựBài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi...Phải chăng bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi? Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng ,bực bội, ngột ngạt, đến nỗi phải kêu lên.
Câu nghi vấn : Bôi đậm
I. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề
- Giới thiệu nhận định
Vd: hình ảnh người lính luôn là đề tài quen thuộc trong các tác phẩm văn chương của các tác giả. Hình ảnh người lính trong các tác phẩm văn chương ấy luôn hiện lên với nhiều những phẩm chất cao quý, tinh thần lạc quan vui vẻ, không quản ngại khó khăn gian khổ nơi chiến trường. Nhưng tác phẩm đã để lại ấn tượng khó phai nhất trong lòng người đọc phải kể đến hai tác phẩm: Cảnh khuya, Rằm tháng riêng. Có ý kiến cho rằng : " Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác,đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách người chiến sĩ".
II. Thân bài:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2. Giải thích:
+ Tâm hồn nghệ sĩ: là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
+ Cốt cách chiến sĩ: là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ.
-> hai bài thơ đã thể hiện rõ tài năng cùng phong cách của Hồ Chí Minh: sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách người chiến sĩ.
3. Chứng minh:
a. Cốt cách của người chiến sĩ:
- Luôn có lòng yêu nước nồng nàn, hi sinh tuổi thanh xuân của bản thân vì lý tưởng, độc lập, tự do của quê hương, đất nước.
- sự ung dung, lạc quan, luôn tin vào một tương lai tốt đẹp của bác.
+ Dù trong cuộc sống chiến đấu đầy khó khăn, dù phải nhiều đêm thức trắng nhưng người vẫn có khoảng thời gian cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời, sự rung cảm trước thiên nhiên tươi đẹp của Bác.
+ Sự ung dung, bình tĩnh của Bác trong cảnh trăng rằm. Phong thái ung dung lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn việc quân trở về lướt đi phơi phới chở dầy ánh trăng. Đặc biệt với chủ thể trữ tình, từ tâm thế của một chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút đã trở thành một thi sĩ-một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.
b. Tâm hồn nghệ sĩ:
- Sự say mê, đắm chìm trong cảnh thiên nhiên, đất nước.
- Sự rung cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên, khắc hoạ thiên nhiên qua ngòi bút, câu từ mộc mạc, giản dị, quen thuộc.
4. Đánh giá:
- Hai yếu tố trên hoà quyện, phối hợp hài hoà trong con người của Bác tạo nên một vẻ đẹp nhất quán.
III. Kết bài: Suy nghĩ chung của bản thâ
Những người yêu thơ của tác giả Hồ Chí Minh có thể dễ dàng nhận thấy: Trăng là một đề tài rất đẹp trong thơ của Người. Từ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, trăng đã là bạn tri âm, hay khi trở thành người lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trăng vẫn đồng hành san sẻ tâm sự. Những năm 1947, 1948, khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra khốc liệt, việc nước bộn bề, Bác vẫn tranh thủ lúc nghỉ ngơi, viết lên những vần thơ đặc sắc, mà ở đó, trăng vẫn hiện diện hiền hoà và thơ mộng. Ta có thể kể tên bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".
Bài thơ "Cảnh khuya" là một tác phẩm mà người viết khi ở chiến khu Việt Bắc. Đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt rất súc tích, như phong cách thường thấy của Bác. Bốn câu thơ chia làm hai phần: nửa đầu tả cảnh, nửa sau tả tâm sự của nhà thơ. Hai dòng thơ ngắn gọn mà cảnh vật hiện ra sinh động lạ lùng, có đủ cả âm thanh và hình ảnh để giúp người đọc hình dung ra một không gian thơ mộng của đêm trăng Việt Bắc. Giữa sự tĩnh lặng đó, tiếng suối rì rầm như một khúc nhạc thanh tao. Cách sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối như thể tiếng hát khiến cho ý thơ trở nên sinh động. Âm thanh của thiên nhiên được so sánh với khúc hát của con người nên thật ấm cúng và gần gũi. Giọng thơ vút cao, ngân nga thật độc đáo, lay động lòng người. Ta lại càng yêu thích cảnh thiên nhiên trong thơ Bác, bởi vạn vật sao mà hoà quyện, quấn quýt, hữu tình đến thế. Điệp từ "lồng" khiến cho trăng, cổ thụ và bông hoa như giao hoà, để cùng nhau điểm xuyết một bức tranh tuyệt vời, tràn đầy cảm xúc. Người đọc thực sự nhận thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác, và cũng cảm nhận tình yêu đó trong tâm hồn mình. Hai câu sau, thi sĩ đột nhiên như ngỏ lời tâm sự, có thể thấy cái tứ thơ bất ngờ thú vị ở đây. Bác so sánh "cảnh khuya như vẽ" để cùng ta ngợi ca cảnh đẹp, cứ tưởng rằng vẻ đẹp đó là nguyên nhân khiến tâm hồn nghệ sĩ thao thức, "người chưa ngủ". Thì điệp khúc "người chưa ngủ" lặp thêm một lần và thêm lời lý giải rằng đêm nay mất ngủ là do "lo nỗi nước nhà". Đến đây, ta đã cảm thông tâm trạng của Người. Trong cái đêm đẹp như tranh vẽ này, Bác vẫn đầy nỗi trăn trở bởi lo âu vận mệnh nước nhà. Trái tim vĩ đại của Người từng nhịp đập, đều đập vì quê hương đất nước. Đọc bài thơ ngắn gọn, ta cảm nhận được bao điều lớn lao đến vậy!
Đến với bài thơ "Rằm tháng giêng", ta một lần nữa cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, và còn thấy được cả những nét độc đáo khác trong thơ Bác. Ý thơ, thi liệu đều rất cổ điển, cách giới thiệu thời gian "nguyên tiêu" (Rằm tháng giêng) và sự miêu tả cái tròn đầy của "nguyệt chính viên" đem lại cho người đọc một cảm xúc yêu mến trước vầng trăng tròn vạnh tỏa sáng cả đêm xuân, và thấy trước mắt mình một "rằm xuân lồng lộng trăng soi". Đêm rằm có gì độc đáo, ấy là điệp từ "xuân" khiến câu thơ chan hoà sắc xuân: sông xuân, nước xuân và cả một trời xuân lai láng. Phải chăng ánh trăng chính là ánh xuân bao phủ khắp thế gian... Thật đúng là "Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"! Có thể nói, tư thế của nhà thơ có nét đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại. Cổ điển bởi tình yêu và sự đắm say nét đẹp thiên nhiên, và hiện đại bởi bên cạnh tư thế của một thi sĩ là hình ảnh một người chiến sĩ lúc nào cũng canh cánh việc dân việc nước (đàm quân sự). Người chiến sĩ cách mạng ấy làm việc không quản ngày đêm, mà vẫn giữ được một tâm hồn dạt dào xúc cảm khi "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Cuộc sống vất vả và hiểm nguy trong kháng chiến bỗng chốc nhẹ tênh bởi câu thơ đẹp, trăng và người lại một lần nữa gắn bó với nhau như bạn bè tri kỷ.
Chất "Tình" và chất "Thép" hoà quyện cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Đặt hai bài thơ trong sự so sánh, nét chung giữa chúng là ở chất cổ điển thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh cổ điển mang vẻ đẹp độc đáo, bộc lộ tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước. Bên cạnh đó, hai bài thơ cũng có những nét độc đáo riêng.
Bài thơ Cảnh khuya thể hiện sự giao hoà của vạn vật và nỗi trăn trở việc nước của Bác. Còn bài thơ Rằm tháng giêng là bức tranh đẹp đầy sắc xuân và tâm trạng say mê, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ. Mỗi bài thơ là một vẻ đẹp riêng trong phong cách tài hoa của nhà thơ Hồ Chí Minh. Có thể nói, đọc thơ Bác là đi tới một thế giới nghệ thuật bình dị mà sâu sắc.
Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm như thế, ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.
Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.
“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.
Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.
tham khảo
Những người yêu thơ của tác giả Hồ Chí Minh có thể dễ dàng nhận thấy: Trăng là một đề tài rất đẹp trong thơ của Người. Từ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, trăng đã là bạn tri âm, hay khi trở thành người lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trăng vẫn đồng hành san sẻ tâm sự. Những năm 1947, 1948, khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra khốc liệt, việc nước bộn bề, Bác vẫn tranh thủ lúc nghỉ ngơi, viết lên những vần thơ đặc sắc, mà ở đó, trăng vẫn hiện diện hiền hoà và thơ mộng. Ta có thể kể tên bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".
Bài thơ "Cảnh khuya" là một tác phẩm mà người viết khi ở chiến khu Việt Bắc. Đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt rất súc tích, như phong cách thường thấy của Bác. Bốn câu thơ chia làm hai phần: nửa đầu tả cảnh, nửa sau tả tâm sự của nhà thơ. Hai dòng thơ ngắn gọn mà cảnh vật hiện ra sinh động lạ lùng, có đủ cả âm thanh và hình ảnh để giúp người đọc hình dung ra một không gian thơ mộng của đêm trăng Việt Bắc. Giữa sự tĩnh lặng đó, tiếng suối rì rầm như một khúc nhạc thanh tao. Cách sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối như thể tiếng hát khiến cho ý thơ trở nên sinh động. Âm thanh của thiên nhiên được so sánh với khúc hát của con người nên thật ấm cúng và gần gũi. Giọng thơ vút cao, ngân nga thật độc đáo, lay động lòng người. Ta lại càng yêu thích cảnh thiên nhiên trong thơ Bác, bởi vạn vật sao mà hoà quyện, quấn quýt, hữu tình đến thế. Điệp từ "lồng" khiến cho trăng, cổ thụ và bông hoa như giao hoà, để cùng nhau điểm xuyết một bức tranh tuyệt vời, tràn đầy cảm xúc. Người đọc thực sự nhận thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác, và cũng cảm nhận tình yêu đó trong tâm hồn mình. Hai câu sau, thi sĩ đột nhiên như ngỏ lời tâm sự, có thể thấy cái tứ thơ bất ngờ thú vị ở đây. Bác so sánh "cảnh khuya như vẽ" để cùng ta ngợi ca cảnh đẹp, cứ tưởng rằng vẻ đẹp đó là nguyên nhân khiến tâm hồn nghệ sĩ thao thức, "người chưa ngủ". Thì điệp khúc "người chưa ngủ" lặp thêm một lần và thêm lời lý giải rằng đêm nay mất ngủ là do "lo nỗi nước nhà". Đến đây, ta đã cảm thông tâm trạng của Người. Trong cái đêm đẹp như tranh vẽ này, Bác vẫn đầy nỗi trăn trở bởi lo âu vận mệnh nước nhà. Trái tim vĩ đại của Người từng nhịp đập, đều đập vì quê hương đất nước. Đọc bài thơ ngắn gọn, ta cảm nhận được bao điều lớn lao đến vậy!
Đến với bài thơ "Rằm tháng giêng", ta một lần nữa cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, và còn thấy được cả những nét độc đáo khác trong thơ Bác. Ý thơ, thi liệu đều rất cổ điển, cách giới thiệu thời gian "nguyên tiêu" (Rằm tháng giêng) và sự miêu tả cái tròn đầy của "nguyệt chính viên" đem lại cho người đọc một cảm xúc yêu mến trước vầng trăng tròn vạnh tỏa sáng cả đêm xuân, và thấy trước mắt mình một "rằm xuân lồng lộng trăng soi". Đêm rằm có gì độc đáo, ấy là điệp từ "xuân" khiến câu thơ chan hoà sắc xuân: sông xuân, nước xuân và cả một trời xuân lai láng. Phải chăng ánh trăng chính là ánh xuân bao phủ khắp thế gian... Thật đúng là "Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"! Có thể nói, tư thế của nhà thơ có nét đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại. Cổ điển bởi tình yêu và sự đắm say nét đẹp thiên nhiên, và hiện đại bởi bên cạnh tư thế của một thi sĩ là hình ảnh một người chiến sĩ lúc nào cũng canh cánh việc dân việc nước (đàm quân sự). Người chiến sĩ cách mạng ấy làm việc không quản ngày đêm, mà vẫn giữ được một tâm hồn dạt dào xúc cảm khi "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Cuộc sống vất vả và hiểm nguy trong kháng chiến bỗng chốc nhẹ tênh bởi câu thơ đẹp, trăng và người lại một lần nữa gắn bó với nhau như bạn bè tri kỷ.
Chất "Tình" và chất "Thép" hoà quyện cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Đặt hai bài thơ trong sự so sánh, nét chung giữa chúng là ở chất cổ điển thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh cổ điển mang vẻ đẹp độc đáo, bộc lộ tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước. Bên cạnh đó, hai bài thơ cũng có những nét độc đáo riêng.
Bài thơ Cảnh khuya thể hiện sự giao hoà của vạn vật và nỗi trăn trở việc nước của Bác. Còn bài thơ Rằm tháng giêng là bức tranh đẹp đầy sắc xuân và tâm trạng say mê, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ. Mỗi bài thơ là một vẻ đẹp riêng trong phong cách tài hoa của nhà thơ Hồ Chí Minh. Có thể nói, đọc thơ Bác là đi tới một thế giới nghệ thuật bình dị mà sâu sắc.
Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm như thế, ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
tham khảo
tham khảo
Những người yêu thơ của tác giả Hồ Chí Minh có thể dễ dàng nhận thấy: Trăng là một đề tài rất đẹp trong thơ của Người. Từ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, trăng đã là bạn tri âm, hay khi trở thành người lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trăng vẫn đồng hành san sẻ tâm sự. Những năm 1947, 1948, khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra khốc liệt, việc nước bộn bề, Bác vẫn tranh thủ lúc nghỉ ngơi, viết lên những vần thơ đặc sắc, mà ở đó, trăng vẫn hiện diện hiền hoà và thơ mộng. Ta có thể kể tên bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".
Bài thơ "Cảnh khuya" là một tác phẩm mà người viết khi ở chiến khu Việt Bắc. Đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt rất súc tích, như phong cách thường thấy của Bác. Bốn câu thơ chia làm hai phần: nửa đầu tả cảnh, nửa sau tả tâm sự của nhà thơ. Hai dòng thơ ngắn gọn mà cảnh vật hiện ra sinh động lạ lùng, có đủ cả âm thanh và hình ảnh để giúp người đọc hình dung ra một không gian thơ mộng của đêm trăng Việt Bắc. Giữa sự tĩnh lặng đó, tiếng suối rì rầm như một khúc nhạc thanh tao. Cách sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối như thể tiếng hát khiến cho ý thơ trở nên sinh động. Âm thanh của thiên nhiên được so sánh với khúc hát của con người nên thật ấm cúng và gần gũi. Giọng thơ vút cao, ngân nga thật độc đáo, lay động lòng người. Ta lại càng yêu thích cảnh thiên nhiên trong thơ Bác, bởi vạn vật sao mà hoà quyện, quấn quýt, hữu tình đến thế. Điệp từ "lồng" khiến cho trăng, cổ thụ và bông hoa như giao hoà, để cùng nhau điểm xuyết một bức tranh tuyệt vời, tràn đầy cảm xúc. Người đọc thực sự nhận thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác, và cũng cảm nhận tình yêu đó trong tâm hồn mình. Hai câu sau, thi sĩ đột nhiên như ngỏ lời tâm sự, có thể thấy cái tứ thơ bất ngờ thú vị ở đây. Bác so sánh "cảnh khuya như vẽ" để cùng ta ngợi ca cảnh đẹp, cứ tưởng rằng vẻ đẹp đó là nguyên nhân khiến tâm hồn nghệ sĩ thao thức, "người chưa ngủ". Thì điệp khúc "người chưa ngủ" lặp thêm một lần và thêm lời lý giải rằng đêm nay mất ngủ là do "lo nỗi nước nhà". Đến đây, ta đã cảm thông tâm trạng của Người. Trong cái đêm đẹp như tranh vẽ này, Bác vẫn đầy nỗi trăn trở bởi lo âu vận mệnh nước nhà. Trái tim vĩ đại của Người từng nhịp đập, đều đập vì quê hương đất nước. Đọc bài thơ ngắn gọn, ta cảm nhận được bao điều lớn lao đến vậy!
Đến với bài thơ "Rằm tháng giêng", ta một lần nữa cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, và còn thấy được cả những nét độc đáo khác trong thơ Bác. Ý thơ, thi liệu đều rất cổ điển, cách giới thiệu thời gian "nguyên tiêu" (Rằm tháng giêng) và sự miêu tả cái tròn đầy của "nguyệt chính viên" đem lại cho người đọc một cảm xúc yêu mến trước vầng trăng tròn vạnh tỏa sáng cả đêm xuân, và thấy trước mắt mình một "rằm xuân lồng lộng trăng soi". Đêm rằm có gì độc đáo, ấy là điệp từ "xuân" khiến câu thơ chan hoà sắc xuân: sông xuân, nước xuân và cả một trời xuân lai láng. Phải chăng ánh trăng chính là ánh xuân bao phủ khắp thế gian... Thật đúng là "Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"! Có thể nói, tư thế của nhà thơ có nét đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại. Cổ điển bởi tình yêu và sự đắm say nét đẹp thiên nhiên, và hiện đại bởi bên cạnh tư thế của một thi sĩ là hình ảnh một người chiến sĩ lúc nào cũng canh cánh việc dân việc nước (đàm quân sự). Người chiến sĩ cách mạng ấy làm việc không quản ngày đêm, mà vẫn giữ được một tâm hồn dạt dào xúc cảm khi "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Cuộc sống vất vả và hiểm nguy trong kháng chiến bỗng chốc nhẹ tênh bởi câu thơ đẹp, trăng và người lại một lần nữa gắn bó với nhau như bạn bè tri kỷ.
Chất "Tình" và chất "Thép" hoà quyện cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Đặt hai bài thơ trong sự so sánh, nét chung giữa chúng là ở chất cổ điển thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh cổ điển mang vẻ đẹp độc đáo, bộc lộ tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước. Bên cạnh đó, hai bài thơ cũng có những nét độc đáo riêng.
Bài thơ Cảnh khuya thể hiện sự giao hoà của vạn vật và nỗi trăn trở việc nước của Bác. Còn bài thơ Rằm tháng giêng là bức tranh đẹp đầy sắc xuân và tâm trạng say mê, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ. Mỗi bài thơ là một vẻ đẹp riêng trong phong cách tài hoa của nhà thơ Hồ Chí Minh. Có thể nói, đọc thơ Bác là đi tới một thế giới nghệ thuật bình dị mà sâu sắc.
Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm như thế, ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
* Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ, trích dẫn nhận định.
* Giải thích:Vì Đây là 1 cụm từ khó hiểu
- Tâm hồn nghệ sĩ: Là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Cốt cách chiến sĩ: Là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ.
* Chứng minh:
Qua hai luận điểm cơ bản sau:
1. Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ
- Đó là rung cảm về âm thanh của tiếng suối từ xa vọng lại.
- Là sự say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng
+ Trong bài Cảnh khuya: Đêm trăng giữa rừng Việt Bắc, ánh trăng tỏa xuống vòm cây cổ thụ, bóng cây in xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa lung linh huyền ảo, điệp từ “lồng” tạo cho bức tranh như có thần bậc, giao hòa quấn quýt.
+ Trong bài Rằm tháng giêng: Vầng trăng đêm rằm sáng vằng vặc, soi tỏ khắp không gian. Điệp từ “xuân” được lặp lại ba lần tạo nên một vũ trụ tràn đầy sức xuân.
HS lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ luận điểm
-> Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp là tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm tinh tế của thi sĩ Hồ Chí Minh.
2. Cốt cách chiến sĩ
- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở lòng yêu nước:
+ Nỗi niềm băn khoăn trăn trở cho vận mệnh của đất nước, thức tới canh khuya lo việc nước. (HS lấy dẫn chứng, phân tích, làm rõ luận điểm)
- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác:
+ Cả hai bài thơ đều được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng trong cả hai bài ta đều bắt gặp hình ảnh của Bác với phong thái thật ung dung
+ Thể hiện ở những rung cảm tinh tế trước thiên nhiên đất nước. Mặc dù ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng tâm hồn Người vẫn hướng lòng mình về vẻ đẹp đêm trăng.
+ Đêm trăng rằm tháng giêng đầy sức sống, trong trẻo, tươi sáng, rộng lớn. Đằng sau bức tranh ấy là tinh thần lạc quan, phong thái bình tĩnh ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng.
+ Niềm lạc quan cách mạng còn được thể hiện ở hình ảnh con thuyền lướt phơi phới trên dòng sông, chở đầy ánh trăng -> Vẻ đẹp của tạo vật còn là một ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đồng thời thể hiện hình ảnh của người chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút trở thành thi sĩ – một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.
* Đánh giá: Hai biểu hiện trong vẻ đẹp tâm hồn của Bác có sự hòa hợp thống nhất một cách tự nhiên, không tách rời. Đây là vẻ đẹp trong thơ người cũng là vẻ đẹp nhất quán trong con người Bác: Tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách người chiến sĩ
Kết lại:KĐ lại vấn đề
Qua 2 bài thớ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản
Tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết:
Tình yêu thiên nhiên: yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim. Vẻ đẹp đêm trăng đã khiến người chiến sĩ cộng sản băn khoăn, bối rối
Trước vẻ đẹp đêm trăng, tâm hồn của người chiến sĩ đã thăng hoa và trở thành một thi gia giao hòa, giao cảm đặc biệt với trăng
- Tâm hồn nghệ sĩ với phong thái ung dung tự tại, lạc quan cách mạng và khát khao tự do cháy bỏng.
Vượt lên trên mọi gian khổ, giam cầm, tra tấn của nơi lao tù, không hề bi quan, ngược lại vẫn thanh thản, ung dung, tự tại, hướng tới vẻ đẹp vầng trăng.
Song sắt nhà tù không giam hãm được khát khao tự do mãnh liệt của người
=> Chất thép bản lĩnh người chiến sĩ . Đó chính là xuất phát từ lòng yêu nước thương dân sâu nặng.
=> Vẻ đẹp tâm hồn của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa con người chiến sĩ và con người thi sĩ.
Mở bài.
Học sinh cần giới thiệu được :
Những nét thật cơ bản về hai tác giả,hai tác phẩm và khẳng định được
đây là hai sáng tác đặc săc nhất về hìnhảnh người tù cách mạng trong các sáng
tác thuộc dòng văn học cách mạng Việt Nam trước cách mạng nói riêng và thơ
ca cách mạng nói chung.
Thân bài.
Xuất phát từ nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ ,học sinh có thể làm nổi bật
vẻ đẹp tâm hồn của những người tùcách mạng qua hai bài thơ như sau:
- Tình yêu thiên nhiênđất nước ,yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim
những người tù mà ở đây là ( Hồ Chí Minh,Tố Hữu ) .Có lẽ bởi trước hết họ là
nhà thơ ,là những người nghệ sỹ biết trân trọng và sáng tạo nên cái đẹp.
+ Ở bài thơ “ Khi con tu hú” là bức tranh thiên nhiên đồng quê vô cùng khoáng
đạt ,thanh bình ,nên thơ.Có bầu trời xanh lồng lộng.Có sắc vàng của bắp ,sắc đào
của nắng.Có cánh chim tu hú chao liệng….
+Ở bài thơ “ Ngắm trăng” lại là vẻ đẹp của đem trăng,của vầng trăng- người
bạn cố tri với nhà thơ,người tù Hồ Chí Minh từ thuở nào.Đêm trăng đẹp đến
“khó hững hờ’’.Đó cũng là một lý do khiến nhà thơ – người tù không ngủ
được.Đó cũng là vẻ đẹp của một con người thi sỹ nhưng lại là chiến sỹ.
- Vẻ đẹp thứ haiđó là khát vọng tự do.
Đúng như Hồ Chí Minh từng nói “ Thân thể ở trong lao-Tinh thần ở ngoài
lao”.Sống trong giam hãm ,ngục tù nhưng tâm hồn luôn hướng ngoại ,luôn muốn
“vượt ngục”, “đạp tan phòng” để đến với tự do,đến với con đường cách mạng
còn dang dở.
- Thứ ba đó là vẻ đẹp của ý chí cách mạng,tinh thần lạc quan yêu đời.
Vượt qua mọikhó nhăn gian khổ ,thiếu thốn,giam cầm,tra tấn của trốn lao
tù,người tù cách mạng không hề bi quan thoái bộ .Ngược lại họ luôn nghĩ về ,tìm
về với cuộc sống ,với cái đẹp,đến với con đường cách mạng mà họ đã lựa
chọn.Con đường ấy đầy gian khổ hy sinh nhưng là con đường chính nghĩa ,con
đường vinh quang.Với Hồ Chí Minh ,ở trong tù nhưng người luôn tin tưởng vào
tương lai tốt đẹp,cách mạng sẽ thành công.Với Tố Hữu“Tiếng chim tu hú
ngoài trời cứ kêu” như một lời thúc giục tranh đấu khát vọng tranh đấu.
Kết bài
Khẳng định được hình tượng người tù cách mạng ,với những vẻ đẹp tầm
hồn của họ luôn là hìnhảnh đẹp nhất ,đáng ngợi ca nhất cho thế hệ trẻ đương
thời và cả thế hệ trẻ hôm nay.Vì thế ,những bài thơ như vây khiến những ai đã
từng đọc một lần không thể nào quên ,không thể không tự hào và ngưỡng mộ.
MB: Những nét thật cơ bản về hai tác giả,hai tác phẩm và khẳng định được đây là hai sáng tác đặc săc nhất về hình ảnh người tù cách mạng trong các sáng tác thuộc dòng văn học cách mạng Việt Nam trước cách mạng nói riêng và thơ ca cách mạng nói chung.
TB:Xuất phát từ nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ ,học sinh có thể làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của những người tù cách mạng qua hai bài thơ như sau:- Tình yêu thiên nhiên đất nước ,yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim những người tù mà ở đây là ( Hồ Chí Minh,Tố Hữu ) .Có lẽ bởi trước hết họ là nhà thơ ,là những người nghệ sỹ biết trân trọng và sáng tạo nên cái đẹp. + Ở bài thơ “ Khi con tu hú” là bức tranh thiên nhiên đồng quê vô cùng khoángđạt ,thanh bình ,nên thơ.Có bầu trời xanh lồng lộng.Có sắc vàng của bắp ,sắc đào của nắng.Có cánh chim tu hú chao liệng…. + Ở bài thơ “ Ngắm trăng” lại là vẻ đẹp của đem trăng,của vầng trăng- người bạn cố tri với nhà thơ,người tù Hồ Chí Minh từ thuở nào.Đêm trăng đẹp đến “khó hững hờ’’.Đó cũng là một lý do khiến nhà thơ – người tù không ngủ được.Đó cũng là vẻ đẹp của một con người thi sỹ nhưng lại là chiến sỹ. - Vẻ đẹp thứ hai đó là khát vọng tự do. Đúng như Hồ Chí Minh từng nói “ Thân thể ở trong lao -Tinh thần ở ngoài lao”.Sống trong giam hãm ,ngục tù nhưng tâm hồn luôn hướng ngoại ,luôn muốn“vượt ngục”, “đạp tan phòng” để đến với tự do,đến với con đường cách mạng còn dang dở. - Thứ ba đó là vẻ đẹp của ý chí cách mạng,tinh thần lạc quan yêu đời. Vượt qua mọi khó nhăn gian khổ ,thiếu thốn,giam cầm,tra tấn của trốn lao tù,người tù cách mạng không hề bi quan thoái bộ .Ngược lại họ luôn nghĩ về ,tìmvề với cuộc sống ,với cái đẹp,đến với con đường cách mạng mà họ đã lựa chọn.Con đường ấy đầy gian khổ hy sinh nhưng là con đường chính nghĩa ,con đường vinh quang. Với Hồ Chí Minh ,ở trong tù nhưng người luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp,cách mạng sẽ thành công.Với Tố Hữu “Tiếng chim tu hú ngoài trời cứ kêu” như một lời thúc giục tranh đấu khát vọng tranh đấu.
KB:Khẳng định được hình tượng người tù cách mạng ,với những vẻ đẹp tầm hồn của họ luôn là hình ảnh đẹp nhất ,đáng ngợi ca nhất cho thế hệ trẻ đương thời và cả thế hệ trẻ hôm nay.Vì thế ,những bài thơ như vây khiến những ai đã từng đọc một lần không thể nào quên ,không thể không tự hào và ngưỡng mộ