đối tượng miêu tả |
tăng cấp | nhận xét |
cảnh thiên nhiên và nguy cơ đê vỡ | ||
sự vật vã căng thẳng của người dân hộ đê | ||
mức độ ham mê cờ bạc của quan phủ |
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:
- Cảnh hộ đê của dân: tăng cấp theo mức độ nguy cấp: mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá
- Cảnh quan lại nhàn hạ, sa hoa trên đình đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng chống chọi với mưa lũ
- Phép tăng cấp dùng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng dạ lang thú của viên quan:
+ Quan ngồi nơi vững chãi, an toàn, có kẻ hầu người hạ xung quanh
+ Quan la mắng, dọa dẫm đám người bẩm báo đê vỡ
+ Mức độ vô trách nhiệm, cáu gắt vô lí của quan được thể hiện rõ nét
c, Sự kết hợp của nghệ thuật tăng cấp đã tố cáo, phê phán sự thờ ơ, tắc trách của quan hộ đê.
+ Y vui mừng, sung sướng khi thắng ván bài trong khi dân khốn cùng, khổ cực.
→ Nghệ thuật đối làm tăng cao khả năng tố cáo, phê phán sâu sắc kẻ lòng lang dạ thú
Đối tượng miêu tả | Tăng cấp | Nhận xét |
Cảnh thiên nhiên và nguy cơ đê vỡ | mưa mồi lúc một tăng -> mức nước sông mồi lúc một cao -> âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ |
|
Sự vất vả, căng thẳng của người dân hộ đê | sức người mỗi lúc một đuối -> nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần | phép tăng cấp đã nhấn mạnh, khắc sâu tình trạng khẩn cấp của việc hộ đê lên đên đỉnh điếm, nhân dân lầm than đau khố đến cực độ |
Mức độ đam mê cờ bạc của quan phủ | Quan phụ mầu là người có trách nhiệm cao nhất trong việc hộ đê, song ngài lại ngồi nhàn nhã đánh tổ tôm trong khi dân chúng đang vật lộn với nước ông đế cứu đê. -Mưa mỗi lúc một tăng, nước sông lên cao, khúc đê có nguy cơ bị vỡ, âm thanh mỗi lúc một dồn dập. Thế mà quan phụ mẫu còn dở ván bài nên dù trời long, đất lở ngài cũng mặc kệ: “ Này, này, đê vỡ mặc đê, nước sông dù có nguy, không bằng nước bài cao thấp”. - Khi có tin đê vờ thật, ai nấy đều hoang mang lo sợ, vậy mà quan vần thờ ơ, quát mắng người báo tin. Sau đó lại lao vào chơi bài cho đến lúc: “Ù! Thông tôm... Chi chi nảy! ... Điếu, mày!” - Quan ù được ván bài lớn trong niềm vui sướng cực độ | nhấn mạnh, khắc sâu mức độ đam mê bài bạc gắn với thái độ vô trách nhiêm, vô'lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng. |
mk ko biết nhưng bạn có thể tham khảo địa chỉ này nhé:
Câu hỏi của Nguyễn Phương Thảo - Ngữ văn lớp 7 | Học trực ... - Hoc24
chúc bạn học tốt!
Đối tượng miêu tả | Tăng cấp | Nhận xét |
Cảnh thiên nhiên và nguy cơ đê vỡ | trời mưa tầm tã -> nước sông lên cao quá -> trời mưa tầm tã trút xuống -> nước sông cuồn cuộn bốc lên | Nguy cơ đê vỡ đã đến gần |
Sự vất vả ,căng thẳng của người dân hộ đê | Người dân kẻ thì thuồng .. -> Trống đánh liên thanh , ốc thổi vô hồi , người người xao xát , ai cũng mệt lử , sức người khó lòng địch nổi với sức trời | Sự lo sợ , sự vất vả của người dân hộ đê dâng lên |
Mức độ đâm mê cờ bạc của quan phủ | Trước sân đình , mưa đổ xuống , quan phủ vẫn không hay biết , Khi có người báo tin đê sắp vỡ mặc kệ vẫn đánh bài , Khi đê vỡ thì quan ù | Để làm rõ sự hưởng lạc , ăn chơi của quan phủ |
GOOD LUCK <3 <3
Nhớ ấn đúng nhaaaaaa :)
tham khảo
Về kĩ năng
- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học. Bố cục bài viết sáng rõ, các luận điểm liên kết mạch lạc, liên kết chặt chẽ; văn phong trong sáng, có cảm xúc,…
- Biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức tập làm văn và năng lực cảm thụ văn học.
Về kiến thức: Thí sinh có thể sắp xếp các luận điểm trong bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:
a. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần chứng minh.
b. Thân bài: Làm rõ được các ý sau:
* Quan vô trách nhiệm:
- Đê sắp vỡ. Cảnh ngoài đê vô cùng nguy ngập. Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân….
- Quan không đốc thúc hộ đê mà “cùng với đám nha lại vui cuộc tổ tôm ở trong đình”….
- Đi hộ đê mà quan “uy nghi chễm chện ngồi”, trong đình đèn thắp sáp choang, kẻ hầu người hạ, đồ dùng sang trọng “ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà…”, ăn của ngon vật lạ “yến hấp đường phèn…”
* Quan hống hách:
- Bắt bọn người nhà, lính hầu quan, đứa thì gãi, đứa thì quạt, đứa thì chực hầu điếu đóm…
- Bắt bọn tay chân hầu bài “không ai dám to tiếng”.
- Khi có người bẩm báo việc đê, quan gắt, quát, sai lính đuổi đi.
- Nghe tin đê vỡ, đoạ cách cổ, bỏ tù…
* Quan mải mê bài bạc, bỏ mặc đê vỡ làm cho dân chúng khổ:
- Cuộc chơi bài tổ tôm của quan diễn ra rất trang nghiêm, nhàn nhã trong khi quan đang đi hộ đê.
- Quan đang đi hộ đê, mà đê thì sắp vỡ, việc mà tâm trí của quan dồn cả vào là ván bài tổ tôm “Ngài mà còn dở ván bài hoặc chưa hết hội thì dẫu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi ngày cũng thấy kệ”.
- Mưa mỗi lúc một tăng, nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần “mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít” quan vẫn coi như không biết gì, vẫn thản nhiên ung dung đánh bài “đê vỡ mặc kệ, nước sống dầu nguy không bằng nước bài cao thấp”, “Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ…”
- Có người bẩm “có khi đê vỡ”, quan gắt: “Mặc kệ!”.Quan ù thông, xơi yến, mắt trông dĩa nọc….
- Mọi người đều giật nảy mình khi nghe tiếng kêu trời dậy đất ngoài xa, chỉ quan là vẫn điềm nhiên.
- Có tin đê vỡ, quan vẫn thờ ơ, quát nạt bọn chân tay rồi lại tiếp tục đánh bài cho đến lúc “ù! Thông tôm, chi chi nảy…”
- Khi quan ù ván bài to với niềm vui sướng cực độ thì “khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng , xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”. …
=> Tác giả đã sử dụng thủ pháp tăng cấp, đối lập tương phản để vạch trần thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, thói hống hách của tên quan phụ mẫu trong khi đi hộ đê, bộc lộ niềm xót xa, thương cảm trước cảnh muôn sầu nghìn thảm của nhân dân…
c. Kết bài: Khẳng định tên quan phụ mẫu là kẻ lòng lang dạ thú, đáng bị lên án.
tham khảo
Về kĩ năng
- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học. Bố cục bài viết sáng rõ, các luận điểm liên kết mạch lạc, liên kết chặt chẽ; văn phong trong sáng, có cảm xúc,…
- Biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức tập làm văn và năng lực cảm thụ văn học.
Về kiến thức: Thí sinh có thể sắp xếp các luận điểm trong bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:
a. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần chứng minh.
b. Thân bài: Làm rõ được các ý sau:
* Quan vô trách nhiệm:
- Đê sắp vỡ. Cảnh ngoài đê vô cùng nguy ngập. Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân….
- Quan không đốc thúc hộ đê mà “cùng với đám nha lại vui cuộc tổ tôm ở trong đình”….
- Đi hộ đê mà quan “uy nghi chễm chện ngồi”, trong đình đèn thắp sáp choang, kẻ hầu người hạ, đồ dùng sang trọng “ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà…”, ăn của ngon vật lạ “yến hấp đường phèn…”
* Quan hống hách:
- Bắt bọn người nhà, lính hầu quan, đứa thì gãi, đứa thì quạt, đứa thì chực hầu điếu đóm…
- Bắt bọn tay chân hầu bài “không ai dám to tiếng”.
- Khi có người bẩm báo việc đê, quan gắt, quát, sai lính đuổi đi.
- Nghe tin đê vỡ, đoạ cách cổ, bỏ tù…
* Quan mải mê bài bạc, bỏ mặc đê vỡ làm cho dân chúng khổ:
- Cuộc chơi bài tổ tôm của quan diễn ra rất trang nghiêm, nhàn nhã trong khi quan đang đi hộ đê.
- Quan đang đi hộ đê, mà đê thì sắp vỡ, việc mà tâm trí của quan dồn cả vào là ván bài tổ tôm “Ngài mà còn dở ván bài hoặc chưa hết hội thì dẫu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi ngày cũng thấy kệ”.
- Mưa mỗi lúc một tăng, nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần “mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít” quan vẫn coi như không biết gì, vẫn thản nhiên ung dung đánh bài “đê vỡ mặc kệ, nước sống dầu nguy không bằng nước bài cao thấp”, “Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ…”
- Có người bẩm “có khi đê vỡ”, quan gắt: “Mặc kệ!”.Quan ù thông, xơi yến, mắt trông dĩa nọc….
- Mọi người đều giật nảy mình khi nghe tiếng kêu trời dậy đất ngoài xa, chỉ quan là vẫn điềm nhiên.
- Có tin đê vỡ, quan vẫn thờ ơ, quát nạt bọn chân tay rồi lại tiếp tục đánh bài cho đến lúc “ù! Thông tôm, chi chi nảy…”
- Khi quan ù ván bài to với niềm vui sướng cực độ thì “khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng , xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”. …
=> Tác giả đã sử dụng thủ pháp tăng cấp, đối lập tương phản để vạch trần thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, thói hống hách của tên quan phụ mẫu trong khi đi hộ đê, bộc lộ niềm xót xa, thương cảm trước cảnh muôn sầu nghìn thảm của nhân dân…
c. Kết bài: Khẳng định tên quan phụ mẫu là kẻ lòng lang dạ thú, đáng bị lên án
Cảnh thiên nhiên và nguy cơ đê vỡ :
+Mưa mỗi lúc một nhiều: Trời mưa tầm tã
+Nước sông mỗi lúc một dâng cao : Nước sông Nhị Hà lên to quá, nước cứ cuòn cuộn bốc lên
Nhận xét :Thể hiện thời tiết sự mưa gió, lũ lụt khó khăn do thiên nhiên gây ra
Sự vất vả căng thẳng của người dân đi hộ đê :
+Âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ: Tiếng trống, tiếng tù và, tiếng ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ
+Sức người mỗi lúc một đuối: Tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi.
Nhận xét: Thể hiện sự nhốn nháo, ầm ĩ, sự khó khăn mệt nhọc, sức chống chọi vủa người dân vật lộn với cơn lũ
Mức độ đam mê cờ bạc của quan phủ :
+Mê bài bạc bỏ ban trách nhiệm của mình
+mê đến mức bên ngoài ầm ĩ mà vẫn ung dung, thản nhiên +Có tin đê vỡ còn thoè ơ quát nạt.
+Khi quan ù ván bài to, nhân dân lâm vào cánh lũ lụt thảm thê ngàn sầu
Nhận xét : Thể hiện sự vô trách nhiệm của quan dân thời bấy giờ. Những kẻ lòng lang dạ thú coi thường sinh mạng người dân
*Cảnh thiên nhiên và nguy cơ đê vỡ:
+Tăng cấp: Trời mưa tầm tả, nước sông Nhị hà lên to, khúc đê núng thế hai ba đoạn thảm lậu, nguy cơ đê vỡ. Trên trời, mưa vẫn tầm tả trút xuống, dưới sông nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Thế đê không cự lại được với thế nước
**Nhận xét: Nguy cơ đê vỡ ngày một tăng. Tác giả tạo tình huống có vấn đề để từ đó các sự việc kế tiếp sẽ xảy ra.
* Sự vất vả, căng thẳng của người dân hộ đê:
+Tăng cấp: Hàng trăm nghìn con người lo đắp đê ai nấy cũng mệt lử, xao xác gọi nhau, lo sợ đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to gió lớn, rối rít, vất vả, lấm láp, gội gió tắm mưa, sức người khó lòng địch nổi với sức trời
**Nhận xét: Gợi cảnh tượng nhốn nháo, hối hả, chen chúc, căng thẳng , cơ cực và hiểm nguy
*Mức độ đam mê cờ bạc của quan phủ:
+Tăng cấp: Khi đó ván bài quan đã chờ rồi. Tiếng thầy đề hỏi tiếng quan lớn truyền, có người khẽ nói, ngài cau mặt gắt rằng " Mặc kệ ". Ngài mà còn dở ván bài hoặc chưa hết hội thì dầu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi, ngài cx mặc kệ. Đê vỡ mặt đê, không bằng nước bài cao thấp, bốc nọc người chia bài, nhìu đường thú vị
**Nhận xét: Sự máu mê cờ bạc làm cho quan phủ không quan tâm gì đến thảm cảnh của người dân. Nỗi đau khổ của người dân càng đến gần thì tên quan càng vui vẻ và khi tính mạng của cải của dân bị chôn vùi dưới dòng nước xiết thì cũng là lúc tên quan sung sướng cực độ vì ù ván bài to
Chúc bn hok tốt !!!
( Tick nếu thấy đúng )
Đối tượng miêu tả | Tăng cấp | Nhận xét |
Cảnh thiên nhiên và nguy cơ đê vỡ | Mưa mỗi lúc một tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Đê càng ngày càng yếu. | Thiên tai đang từng lúc từng lúc đe dọa cuộc sống của con người. |
Sự vất vả, căng thẳng của người dân hộ đê | Nỗi sợ hãi càng tăng, sức lực càng giảm do đuối sức, mệt lử. | Sức người khó địch nổi với sức trời. |
Mức độ đam mê cờ bạc của quan phủ | Quan choi bài nhàn nhã ung dung. Quan gắt khi có người quấy rầy. Quan quát mắng, đòi cắt cổ bỏ tù người dân báo đê vỡ. Quan sung sướng vì ván bài ù. | Thái độ vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của quan phụ mẫu. |
*Tác dụng của phép tăng cấp: nhấn mạnh, khắc sâu tăng sự kịch tính, vạch trần, sự vô trách nhiệm trước sinh mạng của người dân và bản chất lòng lang dạ thú của tên quan phủ.
Phép tăng cấp được sử dụng :
- Cảnh trời mưa : trời mưa tầm tã -> trời vẫn mưa tầm tã trút xuống -> mưa gió ầm ầm.
- Nguy cơ đê vỡ : khúc đê xem chừng núng thế, hai ba đoạn đã thẩm lậu -> thế đê sao cự lại với thế nước, khúc đê hỏng mất -> đê vỡ.
- Thế nước : nước dưới sông cuồn cuộn bốc lê -> tiếng ào ào như thác chảy xiết -> nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu…
- Cảnh hộ đê : dân phu hàng trăm nghìn con người bì bõm lội bùn từ chiều đến 1 giờ đêm hộ đê, tiếng trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau hộ đê => con dân chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem tính mạng ra hộ đê -> mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít -> tiếng người kêu rầm rĩ, tiếng trâu bò kêu vang tứ phía => đê vỡ, người bị cuốn trôi, lênh đênh mặt nước, tình cảnh thê thảm.
b. Sự tăng cấp trong việc miêu tả thái độ ham mê bài bạc của quan :
Viên quan đi hộ đê ngồi trong đình đánh bạc, bao nhiêu người hầu hạ -> quan chơi nhàn nhã, ung dung -> quan gắt khi có người quấy rầy -> quan quát mắng, đòi cách cổ, bỏ tù khi có người báo đê vỡ => quan sung sướng vì ván bài ù.
=> Nhận xét : việc kết hợp 2 nghệ thuật trên đã bóc trần mạnh mẽ bản chất tàn nhẫn, vô tình, mặt người dạ thú của tên “ quan phụ mẫu”. Ham đánh bạc là sở thích cá nhân nhưng lại thực hiện nó khi đi hộ đê, khi mà tính mạng, tài sản dân chúng đang bị đe dọa thì đó là sự vô trách nhiệm. Khi đê vỡ, quan vẫn sung sướng vì ù thì sự sung sướng đó là biểu hiện của sự phi nhân tính, lòng lang dạ thú. Nhờ sự kết hợp mà sự phê phán và tố cáo càng thêm sâu sắc.