1.Mong ước gửi thầy cô.
2.Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con( con cò- chế lan viên). Từ 2 câu thơ trên em hãy nêu suy nghĩ của mình về tình mẹ trong c/s.
3. Suy nghĩ của em về đức hi sinh.
4. Cảm nhận cái hay trong cách diễn đạt của đoạn văn sau: " ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh... uyên ương đứng cạnh"( mùa xuân của tôi- vũ bằng).
5. Cánh diều tuổi thơ.
6. Chia tay bố và anh thủy theo mẹ về quê. Nên em rất nhớ bố, thủy đã viết 1 bức thư cho bố. Em nhập vai thủy viết bức thư đó.
1)
MONG ƯỚC GỬI THẦY CÔĐể chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20- 11, vào hồi 7h 30 phút, ngày 19 tháng 11 năm 2011, tại trường trung học phổ thông Nga Sơn, thầy và trò nhà trường đã tiến hành buổi lễ kỉ niệm mang tên“Mong ước gửi thầy cô”.
Tới dự buổi lễ trang trọng và nhiều ý nghĩa này, có sự tham dự của Ban giám hiệu trường THPT Nga Sơn, đại diện của huyện ủy Nga Sơn, hội cha mẹ học sinh cùng toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường.
Mở đầu buổi lễ, các em học sinh đã dành tặng thầy cô giáo những bó hoa tươi thắm như một nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Tiếp theo, đại diện hội cha mẹ học sinh đã lên chúc mừng các thầy cô với lời phát biểu khá bao quát và ấn tượng: “Nếu con cái là hy vọng của cha mẹ thì thầy cô chính là niềm tin của phụ huynh” .
Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, trước đó thầy và trò trường THPT Nga Sơn đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực như: thi đua dạy tốt học tốt và đặc biệt là hưởng ứng cuộc thi sáng tác văn học mang đậm giá trị nhân văn tiến bộ, gợi nhiều suy nghĩ qua “mong ước gửi thầy cô” của các em học sinh. Trong buổi lễ, thầy và trò không chỉ ôn lại lịch sử của ngày hiến chương nhà giáo mà nhiều thành tích học tập cũng như kết quả cuộc thi sáng tác văn học cũng được khẳng định, đánh giá cao. Đây được coi như những món quà vô giá, là lời tri ân sâu sắc học sinh gửi tặng thầy cô giáo của mình. Tuy bài thơ, câu văn của các em đôi chỗ còn những vụng về, sai sót nhưng vượt lên tất cả những hạn chế ấy là tình cảm, mong ước rất chân thành, trong sáng, đáng quí của các em. Đúng như một học sinh đã chia sẻ: “ Thầy cô không chỉ mang lại kiến thức, sự hiểu biết, mà quan trọng hơn thầy cô đã dạy chúng em cách làm người”. Bởi vậy các em cũng rất mong khi chấm bài “thầy cô không chỉ chấm điểm về kiến thức mà xin thầy cô hãy chấm điểm cho ý chí, cho cố gắng, cho sự tiến bộ dù rất nhỏ của chúng em”. Kết quả cuộc thi được thể hiện qua con số các giải thưởng: ba giải khuyến khích, hai giải ba, một giải nhì và một giải nhất.
Xen kẽ trong chương trình kỉ niệm là những tiết mục văn nghệ mang lời ca tiếng hát, điệu múa, mang tấm lòng của biết bao thế hệ học trò dâng tặng cho thầy cô kính yêu như: Những điều thầy chưa kể, Thứ ba học trò, Em chọn lối này, Tri ân người thầy… Không những thế, hội cha mẹ học sinh cũng dành một tiết mục hát múa đặc sắc, góp phần làm cho không khí buổi lễ thêm tưng bừng, mang màu sắc riêng của trường THPT Nga Sơn, mặt khác còn cho thấy sự quan tâm đúng mức của các bậc cha mẹ đối với con em mình.
Thay mặt huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Nga Sơn, đồng chí đại biểu đại diện cũng dành tặng thầy cô lẵng hoa chúc mừng và gửi gắm niềm tin lớn đối với thầy và trò nhà trường, hi vọng nhà trường sẽ có những bước phát triển mới vững mạnh hơn.
Cuối cùng, cô giáo Nguyễn Thị Mai, phó hiệu trưởng nhà trường- một người có rất nhiều ý tưởng độc đáo, mới mẻ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh đã khẳng định quyết tâm của những người cùng chung trên một chuyến đò: thầy cô sẽ đưa học trò qua sông, cập bến an toàn bằng ngọn lửa yêu nghề, yêu người, bằng tâm huyết, ý thức tự học, tự nghiên cứu, bằng niềm tin, khát vọng để cho những cánh chim sẽ bay cao, bay xa, bay ra biển lớn của tri thức, của tình yêu con người. Buổi lễ kết thúc trong dư âm của niềm vui, trong tình nghĩa của thầy trò, trong hương sắc của những bông hoa đất trời và những bông hoa điểm mười…
2)
Trong mỗi chúng ta người quan trọng nhất trong cuộc đời đó là Mẹ, mẹ đã vất vả sinh ra ta, cho ta uống những giọt sữa mát lành, ngọt ngào, và nuôi ta trưởng thành lớn khôn, dù ta có lớn đến đâu thì trong mắt mẹ ta mãi là người con bé bỏng, mẹ vẫn luôn dõi theo và lo lắng quan tâm tới ta, đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
” Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Câu thơ mang ý nghĩa triết lý sâu sắc nhất trong bài thơ ” Con cò” của Chế Lan Viên, tác giả khẳng định tình mẹ là bao la và bất diệt. Đứng trước người mẹ kính yêu con dù lớn khôn đến đâu hay trưởng thành như thế nào đi nữa thì vẫn là đứa con bé thơ của mẹ, rất cần mẹ và luôn được yêu thương che chở rất nhiều.
Trong cuộc sống ta không thể thiếu tình mẹ vì mẹ là người đã sinh ra ta, chín tháng mẹ mang nặng đẻ đau, mẹ nuôi nấng chăm sóc dạy dỗ chúng ta mẹ mang đến cho con biết bao nhiêu điều tuyệt vời nhất, nguồn sữa trong mát, câu hát thiết tha, những nâng đỡ, chở che, những yêu thương, vỗ về. Mẹ là bến đỗ bình yên của cuộc đời con, là niềm tin, là sức mạnh nâng bước chân con trên đường đời… Công lao của mẹ như nước trong nguồn, nước biển đông vô tận, mẹ luôn là người nâng đỡ ta khi vấp ngã, bên ta khi ta buồn, tha thứ cho ta mỗi khi ta mắc lỗi .
Với những công lao to lớn như vậy mỗi chúng ta cần làm gì để đáp đền công ơn của mẹ? cuộc đời mẹ không gì vui hơn khi thấy con mình khỏe mạnh, chăm ngoan, học giỏi và hiếu thảo. Mỗi chúng ta cần rèn luyện học tập chăm ngoan để mẹ vui lòng luôn vâng lời, chăm chỉ giúp mẹ những công việc phù hợp với sức lao động của mình, đặc biệt phấn đấu học giỏi, động viên mẹ bằng những điểm 10.
Khi lớn lên công thành danh toại cũng là lúc mẹ chúng ta đứng tuổi thì chúng ta cần biết chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ chu đáo. Khi ta biết công lao của mẹ và biết trân trọng mẹ cũng có nghĩa là ta đang trân trọng tình cảm trong gia đình, tình cha con, tình cảm ông bà, tình cảm anh chị em…. Đây là những thứ tình cảm bền vững trong đời sống, tinh thần của mỗi người. Tuy nhiên bên cạnh nhiều người biết đề cao trân trọng mẹ của mình thì còn có những người con cãi lại cha mẹ, ham chơi, làm những việc vi phạm pháp luật để mẹ lo lắng, đau lòng, rồi có những người con khi mẹ về già không lo phụng dưỡng mà chỉ biết kể công ” cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể – con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”. Bên cạnh những người mẹ yêu thương con cái thì cũng có những người mẹ ruồng rẫy, vứt bỏ đứa con của mình đó là hành vi xấu đáng nên án.
Tóm lại câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên hoàn toàn đúng,mẹ là người rất quan trọng với tất cả chúng ta, chúng ta hãy biết quan tâm, chăm sóc và luôn làm cho mẹ vui, chúng ta còn đang là những học sinh thì hãy chăm chỉ học tập thật tốt, về nhà giúp đỡ bố mẹ những việc trong khả năng của mình.
3)
Đức hy sinh là một đức tính rất tốt, cần được phát huy. Đức hy sinh có nghĩa là sự cống hiến quên mình vì một sự nghiệp cao cả chung của đất nước, sẵn sàng xả thân vì người khác mà không màng đến lợi ích của mình, luôn đứng lên đấu tranh vì cái chung. Trong cuộc sống đã có rất nhiều sự hy sinh thầm lăng, các chiến sỹ hải đảo đang phải ở nơi biển đảo xa xôi, xa người thân để giữ chắc tay súng vì hòa bình của đất nước, những người mẹ hàng ngày tảo tần để kiếm miếng cơm manh áo nuôi con ăn học, những người cha lao động miệt mài để làm tròn trách nhiệm là trụ cột gia đình. Tuy nhiên trong một số trường hợp hy sinh lại thành mù quáng. Ví dụ một người mẹ cứ hy sinh cả cuộc đời, tảo tần vì một người con hư hỏng, bất hiếu với cha mẹ, một người vợ hy sinh cả tuổi thanh xuân vì một người chồng không ra gì, cặp bồ, ruồng rẫy vợ con. Đức hy sinh là một đức tính cao quý, nhưng hãy hy sinh vì những thứ đáng được hy sinh.
4)
+ Biểu đạt tình cảm, tư tưởng, cảm xúc.
+ Sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh.
+ Khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc.
Bài văn trên được viết theo
- Thể loại trữ tình. Nó có thể là:
+ Thơ trữ tình.
+ Ca dao trữ tình.
+ Tùy bút.
- Tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm thường là:
+ Tình cảm đẹp.
+ Gợi tình yêu thương con người, thiên nhiên, yêu quê hường, Tổ quốc.
+ Ghét những thói tầm thường, độc ác, ghét kẻ thù...
- Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả.
Đọc Mùa xuân của tôi ta thấy tác giả nhiều lúc trực tiếp biểu lộ tình cảm.
“Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi. nó muốn cho người ta muốn phát điên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. ”
[...] “Đẹp quá đi mùa xuân ơi"
5) mình chưa hiểu đề nhé .
6) Link : https://hoc24.vn/hoi-dap/question/83152.html