K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

làm giúp mình nha ❤                                                       Đề 41. Tại sao nói nước Đại Việt dưới thời Trần phát triển hơn thời Lý?A. Thời Trần sửa đổi và bổ sung thêm luật pháp.B. Thời Trần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng.C. Thời Trần phục hồi và phát triển kinh tế.D. Thời Trần sửa đổi, bổ sung thêm luật pháp, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển kinh...
Đọc tiếp

làm giúp mình nha ❤

                                                       Đề 4

1. Tại sao nói nước Đại Việt dưới thời Trần phát triển hơn thời Lý?

A. Thời Trần sửa đổi và bổ sung thêm luật pháp.

B. Thời Trần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng.

C. Thời Trần phục hồi và phát triển kinh tế.

D. Thời Trần sửa đổi, bổ sung thêm luật pháp, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển kinh tế.

2. Việc tuyển chọn Cấm quân trong quân đội nhà Trần có điểm gì khác so với nhà Lý?

A. Nhà Trần chỉ tuyển chọn những thanh niên khoẻ mạnh ở quê hương họ Trần.

B. Nhà Trần chỉ tuyển chọn những thanh niên khoẻ mạnh trong cả nước

C. Việc tuyển trọn cấm quân của nhà Trần và nhà Lý đều giống nhau.

D. Tuyển chọn quân ở một số đại phương nhất định.

3. Cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất diễn ra năm nào?

A. Năm 1258.               B. Năm 1279.                 C. Năm 1285.        D. Năm 1287.

4. Số quân Nguyên sang xâm lược nước ta năm 1285 là:

    A. 3 vạn.               B. 15 vạn.                    C. 20 vạn.                       D. 50 vạn.

5. Tướng giặc chỉ huy đạo quân Nguyên sang xâm lược nước ta năm 1283 là ai?

A. Liễu Thăng       B. Toa Đô               C. Quách Quỳ                     D. Mộc Thạch

6. Chiến thắng lẫy lừng lần thứ ba trên sông Bạch Đằng diễn ra năm nào:

A. Năm 938.          B. Năm 1288.         C. Năm 981.                    D. Năm 1277.

7.  Địa điểm Đông Bộ Đầu thuộc nơi nào ngày nay?

A. Hà Nam    B. Vĩnh Phúc      C. Bến sông Hồng - Hàng Than (Hà Nội)    D. Lào Cai

8.  Khi quân Mông Cổ kéo vào Thăng Long, vua Trần đã lãnh đạo nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương gì?

A. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.

B. “Vườn không nhà trống”

C. Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán.

D. Xây dựng phòng tuyến ngăn cản bước tiến quân xâm lược.

 9. Tên tướng giặc chỉ huy quân thuỷ bị nhà Trần bắt sống tại sông Bạch Đằng năm 1288?

 A. Ô Mã Nhi     B. Trương Văn Hổ           C.Hầu Nhân Bảo        D.Hốt Tất Liệt

10. Người có công chỉ huy quân tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ là ai?

   A.Trần Khánh Dư         B.Trần Quốc Tuấn       C.Trần Quốc Toản       D.Yết Kiêu

11. Tên tướng giặc nào chỉ huy quân thuỷ của nhà Nguyên bị bắt sống tại Sông Bạch Đằng năm 1288?

   A. Ô Mã Nhi     B. Trương Văn Hổ            C. Hầu Nhân Bảo        D. Hốt Tất Liệt

12. Hội nghị Diên Hồng được tổ chức vào năm nào?

A. Năm 1279.             B. Năm 1285.                 C. Năm 1287.               D. Năm 1288.

13. Vì sao vua Trần triệu tập hội nghị Bình Than?

A. Bàn cách kế đánh giặc.                   B. Bàn cách phát triển kinh tế.

C. Bàn cách đóng cọc tại trận địa.       D. Bàn cách ban cấp ruộng đất cho dân.

14. Người được vua Trần giao cho trọng trách chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ 2 là ai?

A. Trần Quang Khải      B. Nguyễn Trãi      C. Trần Quốc Tuấn            D. Lê Lợi

15. Tại sao quân Nguyên đánh Cham – pa trước khi đánh Đại Việt?

A. Cham – pa không có quân đội hung mạnh như Đại Việt.

B. Đại Việt gần với nhà Nguyên.

C. Cham - pa rất dễ dàng thỏa hiệp.

D. Đánh Cham – pa để làm bàn đạp tấn công Đại Việt.

16. Điểm giống nhau trong cả ba lần kháng chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần là gì?

A. Kiên quyết bảo vệ kinh thành Thăng Long.

B. Chỉ cho già, trẻ em, phụ nữ đi sơ tán.

C. Thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”

D. Lấy sông Bạch Đằng làm nơi phản công.

17.Nhà Trần tổ chức mấy năm một khoa thi?

A. 5 năm.                                               C. 3 năm.

B. 7 năm.                                                D. 4 năm.

18. Nguyên nhân nền nông nghiệp nhà Trần có thể phục hồi và phát triển nhanh chóng sau chiến tranh?

A. Vì có chức quan Hà đê sứ.

B. Vì có thu thuế nông nghiệp.

C. Vì các vương hầu, quý tộc ngày càng nhiều ruộng đất tư hữu.

D. Vì thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt.

19. Ruộng đất của quý tộc, vương hầu do vua Trần ban cấp gọi là gì?

A. Thái ấp             B. Điền trang            C. Tịch điền              D. Trang viên

20. Dưới thời Trần, ai là thầy giáo, nhà nho được triều đình trọng dụng nhất?

A. Trương Hán Siêu    B. Chu Văn An       C. Nguyễn Trãi           D. Phạm Sư Mạnh

2
22 tháng 12 2021

Câu 1: D

Câu 2: D

Câu 3: A

22 tháng 12 2021

1D                                                                             11A

2A                                                                              12B

3A                                                                              13A

4D                                                                              14C

5B                                                                               15D

6B                                                                                16C

7C                                                                                 17B

8B                                                                                 18D

9A                                                                                 19A

10A                                                                               20B

3 tháng 1 2022

D)Thời Trần sửa đổi, bổ sung thêm pháp luật, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển kinh tế.

Nước Đại Việt ở thời Trần phát triển hơn thời Lí vì :

+) Nhà Trần đã sửa đổi ,bổ sung thêm pháp luật ,xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng.

+) Quân đội nhà Trần được xây dựng mạnh mẽ, quốc phòng được củng cố, tiến quân xâm chiến nhiều tiểu quốc xung quanh.

+) Nhà Trần khôi phục và phát triển kinh tế nhanh chóng. 

29 tháng 7 2017

Đáp án D

22 tháng 12 2020

Ruộng đất thuộc sở hữu của Nhà vua trong thực tế giao cho các công xã nông thôn quản lý, các thành viên chia nhau cày cấy và làm nghĩa vụ tô thuế không còn phù hợp nữa, do nhu cầu phải nâng cao hiệu suất nông nghiệp, do phương thức tổ chức quản lý canh tác, do phân hoá xã hội...dẫn đến sự giải thể của các công xã nông thôn và đi liền với nó là sự xuất hiện của sở hữu tư nhân, ghi dấu một bước phát triển của xã hội. Có thể nhận thấy rằng, chính nhà nước quân chủ đã tạo điều kiện và khẳng định quyền tư hữu ruộng đất. Năm 1135, Lý Thần Tông đã xuống chiếu: "Những người bán ruộng ao không được bội tiền lên mà chuộc lại, làm trái thì phải tội". Quyền tư hữu ruộng đất qua lệ này được khẳng định, thừa nhận.Nhà nước Lý- Trần tạo điều kiện để sở hữu tư nhân về ruộng đất phát triển bằng nhiều cách: cho phép mua bán, chuộc theo luật lệ, bán ruộng công cho dân, cho phép vương hầu, quí tộc, phò mã lập điền trang...Rõ ràng, trên lý thuyết, ruộng đất là của nhà vua, nhưng trên, thực tế người dân có quyền sở hữu bao gồm: sử dụng, hưởng hoa lợi, mua bán, cầm nhượng, thừa kế, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ - đây là điều đặc biệt trong chính sách ruộng đất của nhà nước Lý- Trần. Với chính sách này, người nông dân là chủ nhân phần ruộng đất của mình (ruộng tư). Nhưng nó cũng dẫn đến những phân hoá xã hội làm một bộ phận nông dân biến thành nô tì và sự thu hẹp của ruộng đất công do làng xã quản lý- chỗ dựa của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Trên đại thể thì chính sách này mang nội dung tích cực, tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác, năng xuất cao hơn, do đó sản lượng nông nghiệp toàn xã hội tăng.Một điều nữa cần lưu ý: tuy ruộng đất tư hữu là ruộng đất trong tay tư nhân, có quyền đem nhượng bán và xét về mặt chiếm hữu địa tô thì kẻ sở hữu ruộng đất cũng là kẻ chiếm hữu toàn bộ địa tô, nhưng trong điều kiện nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung, thì nhà nước đóng vai trò quan trọng trong sở hữu ruộng đất và địa tô, mỗi cá nhân đều phải tuân phục nó. Do vậy, mọi thứ ruộng đất (trừ các biệt lệ) đều phải nộp thuế cho nhà nước, nên chắc chắn nhà nước chiếm hữu một phần địa tô. Vì lẽ đó, quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất trong khuôn khổ nhà nước quân chủ có sự giới hạn vê mặt thuế lệ. Đây là sự chiếm hữu không phải toàn bộ địa tô mà chỉ đại bộ phận địa tô mà thôi.Nói chung, vấn đề ruộng đất tư dưới thời Lý-Trần bao hàm những điều kiện về mua bán, về chiếm hữu đại bộ phận địa tô, để khẳng định quyền tư hữu về mặt thuế lệ, về giới hạn trong khuôn khổ của sở hữu nhà nước về mặt ruộng đất.Một trong những hình thức sở hữu trong ruộng đất tư nhân là điền trang. Người được phép lập điền trang là vương hầu hoặc tôn thất, tiến hành khai hoang bằng lực lượng nô tì, khẩn hoang ở cả miền biển lẫn miền sông. Đây là ruộng đất thực sự của các vương hầu, quí tộc, tôn thất được nhà nước cho phép thành lập lần đâu tiên vào năm 1226. Khu vực lập điền trang không hạn chế diện tích, lực lượng sản xuất trong điền trang là tư nô của các chủ điền trang. Thời Trần, cùng với quyền hạn về tính độc lập của các vương hầu ở từng địa phương, sự hình thành điền trang tư nhân của quí tộc Trần cho thấy rõ khuynh hướng muốn vươn tới sở hữu phong kiến trong khuôn khổ một nhà nước tập quyền.3. Ruộng đất nhà Chùa (ruộng tam bảo)Sở dĩ phải đặt ruộng chùa thành một mục riêng vì ruộng đất của nhà chùa thuộc cả hai loại hình sở hữu trên.Phật giáo là tôn giáo phát triển thịnh hành nhất ở thời Lý- Trần. Để sống và tiến hành các nghi thức tôn giáo, nhà Chùa thường có trong tay ruộng đất để sử dụng hoa lợi, ruộng đất có thể lên tới hàng mấy trăm mẫu, hàng nghìn mẫu, không nhất thiết phải tập trung quanh chùa. Ruộng đất nhà chùa do nhiều nguồn đưa lại: do tư nhân cúng, vua ban cấp hay do làng xã góp vào, trích từ ruộng công của làng, hoặc có thể do bản thân nhà chùa mang tiền bạc quyên góp được, tậu ruộng cho mình. Ruộng chùa có thể thuộc những loại sở hữu khác nhau: từ ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý được vua ban tặng (nhà chùa chỉ là người chiếm hữu), ruộng chùa thuộc đất công làng xã và ruộng chùa thuộc sở hữu tư của chùa (cá nhân cúng, chùa tự mua). Ruộng nhà chùa là một loại ruộngrất đa dạng, thực tiễn có bao nhiêu hình thái sở hữu, bao nhiêu quan hệ sản xuất thì ruộng chùa cũng có bấy nhiêu hình thức và quan hệ sản xuất. Ruộng đất nhà chùa biểu hiện chằng chéo nhiều hình thức sở hữu và quan hệ sản xuất trong thiết chế kinh tế xã hội thời Lý- Ttrần. Nó cũng đánh dấu sự hưng thịnh của Phật giáo gắn liền với chính quyền quân chủ tập trung và cuối cùng nó bao hàm những nét đổi mới trong quan hệ sản xuất. Tính chất đa dạng và nhiều chiều đó của ruộng nhà Chùa có tác dụng lâu dài duy trì các chùa ở các làng xã, trải qua bao thay đổi về chính trị, tôn giáo.

23 tháng 2 2021

1)

* Thời Đinh, Tiền Lê:

- Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.

- Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.

* Thời Lý, Trần, Hồ:

- Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức để phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử được các triều đại coi trọng.

- Nhà Lý:

+ Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long.

+ Năm 1075, mở khoa thi quốc gia đầu tiên.

+ Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.

- Nhà Trần:

+ Giáo dục ngày càng mở rộng.

+ Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).

- Nhà Hồ: ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa toán vào thi cử.

* Thời Lê sơ: phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

- Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.

- Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.

- Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.

- Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.

=> Ý nghĩa: Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.

 

23 tháng 2 2021

* Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần vì:

- Phật giáo vốn được du nhập vào nước ta từ lâu, đã ăn sâu trong tâm thức người Việt.

- Nhà Lý, Trần tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển. Vua, quan thời Lý, Trần nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật. Chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. Các nhà sư được triều đình tôn trọng, được tham gia vào bàn bạc các công việc của đất nước.

* Đến thời Lê sơ lại không phát triển vì:

- Cùng với việc hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế thì những tư tưởng của Nho giáo đã trở thành công cụ để duy trì và bảo vệ trật tự của xã hội phong kiến. Vì vậy, Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội.

- Nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu.